1. Pháp luật:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật xuất hiện từ khi chế độ tư hữu về tài sản và sự phân hóa xã hội thành giai cấp xuất hiện, giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng không thể điều hòa được. Trong khi giai cấp thống trị bao giờ cũng muốn hướng hành vi của mọi người vào lợi ích riêng của họ. Do đó khi nắm trong tay các phương tiện quyền lực, giai cấp thống trị chọn lọc giữ lại, thừa nhận các trật tự chuẩn mực phù hợp với lợi ích của họ và biến chúng thành các trật tự xã hội, các quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo nhằm phục vụ lợi ích riêng của giai cấp thống trị.
2. Kinh tế:
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Nguyên nghĩa của khái niệm này là "kinh bang tế thế" là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. KINH trong KINH BANG- trị nước và TẾ trong TẾ THẾ- giúp đời! (do vua Minh Trị của Nhật đã yêu cầu dịch ra từ tiếng Latinh, nhờ chữ này mà Minh Hoàng lôi kéo được tầng lớp tri thức Nho giáo đi kinh doanh, buôn bán và làm giàu)
Nghĩa hẹp của từ này chỉ "hoạt động sản xuất và làm ăn của cá nhân hay hộ gia đình" như trọng câu: Gia đình tôi chuyển đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Nghĩa rộng của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Thí dụ câu: Kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức độ tăng trưởng là 8,2% năm 2006.
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 24417 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN
Đề tài: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
/
Học sinh: Nguyễn Thị Bích Trâm
Trần Thị Lành
Phan Thị Yến Nhi
Phan Thị Thuận
Giáo viên hướng dẫn:
Lời mở đầu
PLĐC là một môn học rất có ích cho các sinh viên khối ngành Kinh Tế-Tài Chính-Ngân hàng. Đến với bộ môn này chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa pháp luật với các lĩnh vực xã hội: mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước,….
Trong các mối quan hệ trên thì nhóm chúng tôi đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế nhằm làm rõ sự tác đông qua lại giữa kinh tế với pháp luật đặc biệt trong thực tiễn nước ta.Đồng thời hiều rõ về vai trò và sức ảnh hưởng của các chình sách của pháp luật trong nền kinh tế Việt Nam.
Nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện bài tiểu luận này.Trong quá trình làm bài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Mong quý thầy cô thông cảm đề nhóm có thể làm bài lần sau tốt hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn
Mục lục:
Khái quát về pháp luật và kinh tế 4
Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế 4
Sự tác động qua lại của kinh tế và pháp luật
Sự tác động của pháp luật với kinh tế 7
Sự tác động của kinh tế đối với pháp luật 8
Mối liên hệ thực tế giữa pháp luật với kinh tế nước ta 9
Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế nước ta
Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa 10
Những chính sách pháp luật trong nền kinh tế 13
Kết luận 15
Khái quát về pháp luật và kinh tế:
Pháp luật:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật xuất hiện từ khi chế độ tư hữu về tài sản và sự phân hóa xã hội thành giai cấp xuất hiện, giữa các giai cấp có lợi ích đối kháng không thể điều hòa được. Trong khi giai cấp thống trị bao giờ cũng muốn hướng hành vi của mọi người vào lợi ích riêng của họ. Do đó khi nắm trong tay các phương tiện quyền lực, giai cấp thống trị chọn lọc giữ lại, thừa nhận các trật tự chuẩn mực phù hợp với lợi ích của họ và biến chúng thành các trật tự xã hội, các quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo nhằm phục vụ lợi ích riêng của giai cấp thống trị.
Kinh tế:
Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Nguyên nghĩa của khái niệm này là "kinh bang tế thế" là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. KINH trong KINH BANG- trị nước và TẾ trong TẾ THẾ- giúp đời! (do vua Minh Trị của Nhật đã yêu cầu dịch ra từ tiếng Latinh, nhờ chữ này mà Minh Hoàng lôi kéo được tầng lớp tri thức Nho giáo đi kinh doanh, buôn bán và làm giàu)
Nghĩa hẹp của từ này chỉ "hoạt động sản xuất và làm ăn của cá nhân hay hộ gia đình" như trọng câu: Gia đình tôi chuyển đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Nghĩa rộng của từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian, thường là một năm. Thí dụ câu: Kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức độ tăng trưởng là 8,2% năm 2006.
Khái niệm kinh tế đề cập đế các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế. Nói đơn giản kinh tế có nghĩa là:" Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời 3 câu hỏi:" Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và Sản xuất cho ai?"
Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:
Pháp luật là yếu tố thượng tầng xã hội, còn kinh tế thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng.
Pháp luật sinh ra trên cơ sở hạ tầng và bị quy định bởi cơ sở hạ tầng của pháp luật. Cơ sở hạ tầng là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của phTrong mối liên hệ với kinh tế, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác động ngược trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế.
Trước hết, các quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của nó. Như Mác đã viết : “ Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa lại ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được. Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế”.
Sự lệ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất: cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định thành phần cơ cấu hệ thống các ngành luật.
Thứ hai: tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất, nội dung của các quan hệ pháp luật, tính chất phương pháp điều chỉnh cua pháp luật.
Thứ ba: chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác động quyết định tới sự hình thành, tồn tại các cơ quan, tổ chức và thể chế pháp lý, phương thức hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và thủ tục pháp lý.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng có tác động trở lại đối với kinh tế theo những xu hướng tích cực hoặc tiêu cực khác nhau:
Tác động tích cực: nếu pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hội thì nó tác động tích cực đến sự phát triển các quá trình kinh tế, cũng như cơ cấu của nền kinh tế, ở đây, sự tác động cùng chiều giữa pháp luật và các quá trình kinh tế xã hội (chẳng hạn khi pháp luật thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lí của nhà nước tạo điều kiện giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội…).
Khi pháp luật thề hiện phù hợp với nền kinh tế: Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ kinh tế dẫn tới kinh tế phát triển, pháp luật tạo hành lang tốt cho kinh tế phát triển
Ví Dụ: Pháp luật tư sản thời kì đầu, sau thắng lợi của cách mạng tư sản đã thể hiện rõ nội dung tiến bộ so với pháp luật phong kiến và có tác động tích cực góp phần xóa bỏ những quan hệ kinh tế - xã hội lỗi thời lạc hậu, cũng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ kinh tế - xã hội mới hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhưng đến thời kì đế quốc chủ nghĩa nó đã tác động tiêu cực đến các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội gây nhiều phản ứng mạnh mẽ, đe dọa trật tự xã hội tư bản. Để khắc phục nhược điểm đó các nhà nước tư bản đã nhiều lần điều chỉnh, phải thay đổi đường lối để pháp luật thích ứng được tình hình. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động dưới sự lảnh đạo của Đảng cộng sản, phản ánh đúng đắn trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung tiến bộ và giữ vai trò tích cực trong việc tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tác động tiêu cực: khi pháp luật không phù hợp với các quy luật pháp triển kinh tế - xã hội được ban hành do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kinh tế.,hoặc một bộ phận của nền kinh tế (cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, bằng các mệnh lệnh, quy định hành chính đối với các hoạt động kinh tế, đã làm nền kinh tế bị trì trệ dẩn đến khủng hoảng)
Tuy nhiên; trong bước quá độ chuyển từ cơ chế kinh tế này sang cơ cấu kinh tế khác, các quan hệ kinh tế cũ chưa hoàn toàn mất đi, quan hệ kinh tế mới đang hình thành và phát triển nhưng chưa ổn định thì pháp luật có thể tác động kích thích sự phát triển kinh tế ở những mặt, lỉnh vực này nhưng lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở những mặt, lỉnh vực khác.
Ví Dụ: pháp luật của xã hội phong kiến trong thời kì cuối lạc hậu, không phù hợp với nền sản xuất công nghiệp
Sự tác động qua lại giữa kinh tế và pháp luật:
Giữa pháp luật và kinh tế có mối liên hệ thưc tế với nhau, chúng tác động lẫn nhau. Pháp luật thể hiện vai trò của mình lên kinh tế và ngược lại.
Sự tác động của pháp luật đối với kinh tế:
Trong mối liên hệ với kinh tế pháp luật có vai trò chung nhất là sự biểu hiện về mặt pháp lí các mối quan hệ sản xuất thành một hệ thống các quan hệ pháp luật tạo nên trật tự pháp luật về kinh tế cho một nhà nước.
Nhìn lại pháp luật trong cơ chế hành chính quan liêu bao cấp, có thể thấy rằng sự tồn tại của pháp luật như một nhu cầu chủ quan bắt nguồn trực tiếp từ những đòi hỏi của các quan hệ kinh tế. Pháp luật lúc đó được quan niệm như là phương tiện trong tay nhà nước nhằm để đẩy nhanh hay kìm hảm xóa bỏ một quan hệ kinh tế nào đó một cách duy ý chí. Ngược lại, trong cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, pháp luật trước hết tồn tại vì kinh tế, sinh ra trực tiếp từ những đòi hỏi của các quan hệ ki nh tế. Chỉ trong mối quan hệ không tách rời khỏi đòi hỏi và nhu cầu của kinh tế, pháp luật đến lượt mình trở thành phương tiện hàng đầu trong quản lí nhà nước về kinh tế, pháp luật trước hết tạo lập các khung hay còn gọi là hành lang pháp lí cho người quan xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trong cách chơi, đồng thời Nhà nước là chủ thể quản lí cũng dựa vào chuẩn mực đó điều khiển cách chơi.
Các quan hệ kinh tế thị trướng rát đa dạng phong phú, năng động và phức tạp nhưng trong điều kiện nước ta lịa phải định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó lại cành nảy sinh nhu cầu điều chỉnh để loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, tùy tiện ngăn ngừa rối loạn, khủng hoảng, thiết lập trật tự ổn định. Chính vì thế Mac đã viết: “Tính được điều chỉnh và trật tự chính là hình thức cũng cố về mặt xã hội một phương thức sản xuất nhất định và do đó có sư giải phóng tương đối phương thức sản xuất đó khỏi sự ngẫu nhiên và tùy tiện thuần túy”. Một trong những phương tiện điều chỉnh hữu hiệu là pháp luật. Bằng sự điều chỉnh pháp luật mà tạo ra môi trương thuận lợi tin cậy và chính thức cho sự tồn tại và phát triển các quan hệ kinh tế.
Tron thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khi mà của cải vật chất chưa thực sự dồi dào, pháp luật chính là phương tiện thực hiện tốt nhất nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động. Cùng với điều kiện đó, pháp luật là phương tiện thể chế hóa các quan hệ tiền - hàng, hoạch toán kinh tế, hợp đồng kinh tế, các quan hệ về lợi ích và đặc biệt là thể chế hóa và hoàn thiện cơ chế quản lí về mặt tổ chức và hoạt động, làm cho nó có hiệu lực thực thi trong quy mô toàn xã hội.
Sự tác động của kinh tế đối với pháp luật:
Trước tiên, phải khẳng định kinh tế là yếu tố quyết định pháp luật. Trong quá trình phát triển của xã hội, lực lượng sản xuất dư thừa lam cho năng suất lao đông tăng lên, xã hội co cua cải dư thừa hình thành giai cấp, các tập quán trở nên bất lực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp không điều hòa được thì cùng với nhà nước pháp luật cũng ra đời. Như vậy, hình thái kinh tế thay đổi dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Theo Anghen chỉ đến một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội, do sự phát triển của lực lượng sản xuất của của phân công lao động va năng suất lao động mà đã:…phát sinh nhu cầu phải tập hợp, dưới những quy tắc chung hành vi sản xuất, phân phối và trao đổi sản phẩm, những hành vi này tái diễn hang ngày và phải làm sao để mọi người phải phục tùng những quy định chung của sản xuất và trao đổi. Quy tắc đó thoạt nhiên là thói quen, sau thành pháp luật. Mặt khác, cũng từ những nguyên nhân kinh tế mà sự phát triển của nó đến một điều kiện nhất định đã phá vở những cơ sở tồn tại của chế độ thị tộc, làm cho chế độ nguyên thủy từ chổ không có mâu thuẫn dẫn đến một xã hội đầy tính đối kháng.
Mối liên hệ thực tế giữa pháp luật và kinh tế ở nước ta:
Ở nước XHCN trong đó có nước ta, hệ thống pháp luật được chia thành các ngành luật khác nhau trong đó có nganh luật kinh tế. Theo nghĩa truyền thống thì luật kinh tế là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước về quản lí kinh tế.
Trong khoa học pháp lí khái niệm trên được hiểu là khái niệm luật kinh tế theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa này thì luật kinh tế là một ngành luật có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.
Từ khi pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết hiệu lực và hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau như luật dân sự, luật thương mại, luật đầu tư…Do ngành luật kinh tế cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn là “pháp luật kinh tế”. Theo nghĩa này thì luật kinh tế bao gồm tất cả các ngành luật không những điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước mà còn điều chỉnh các quan hệ xã hội khác, liên quan mật thiết với kinh doanh, thương mại như luật thương mại, luật dân sự, luật đầu tư, luật phá sản…Mặt khác trong thời gian gần đây, để phù hợp với việc VN gia nhập WTO, tổ chức thương mại thế giới, thì pháp luật cho hoạt động kinh doanh, thương mại phải tiếp tục phát triển để phù hợp với pháp luật và thong lệ quốc tế. Với tinh than trên thì khái niệm kinh doanh va hoạt động thương mại được quy định trong luật kinh doanh và thương mại được hiểu theo nghĩa rộng: kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ/thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Về việc hình thành các tổ chức kinh tế đại diện cho các doanh nghiệp theo tưng giới, ngành là cần thiết, song do khâu quản lý nhà nước còn bất cập, chưa chặt chẽ nên nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh. Các hiện tượng tiêu cực như mạo đăng tài khoản, chiếm dụng trụ sở, chủ doanh nghiệp lợi dụng kẻ hở của pháp luật và những yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế để thao túng không phải là cá biệt. Có những tổ chức pháp nhân tự ý lập doanh nghiệp trái phép, thậm chí lập ra các doanh nghiệp “ma”. Một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước, sau khi chạy được tư cách pháp nhân hoàn chỉnh thì lại không kinh doanh theo đăng kí pháp nhân, “vượt rào” trong sản xuất kinh doanh, hoặc thiếu năng động, tự chủ trong hoạch toán kinh tế, tổ chức sản xuất kinh doanh theo kiểu “lãi thì hưởng, lỗ thì nhà nước chịu”.
Hoạt dộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp do tách rời sự quản lý của pháp luật hoặc do sự phân định chức năng chưa rõ rang nên có những bước chệch choạng nhất định. Việc thực hiện dân chủ về kinh tế trong nội bộ từng doanh nghiệp còn nhiều mặt yếu lớn, bất cập như thiếu công bằng, không bằng phẳng trong ăn chia, nhập nhằng giữa nguyên tắc phân phối lao động với phân phố theo vốn đầu tư nên dẫn đến tình trạng người lao động thiếu quan tâm đến sản xuất kinh doanh, đến sự phát triển và vị thế doanh nghiệp.
Việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội còn nhiều mặt chưa hài hòa chưa thỏa đáng, nên chưa thực sự nâng cao tính tích cực, tự giác của chế định xã hội kinh tế nhằm xây dựng, bảo vệ tổ quốc nói chung và xây dựng hệ tống chính trị vững mạnh nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Trở ngại lớn nhất là vấn đề hoạch toán kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước tình trạng “lãi giả, lỗ thật” hoành hành, vì cơ chế tực hiện vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với cơ chế quan liêu bao cấp. Hơn nữa, hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này chưa thực sự định hình, nhất là các bộ luật đang hình thành hoặc mới hình thành như luật đầu tư chứng khoán, Luật phá sản, Luật đình công…đang là vấn đề nhạy cảm, chưa được hiểu và chấp hành nhất quán, đầy đủ. Đặc biệt, việc đăng kí tư cách pháp nhân và chịu sự kiểm soát của pháp nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một số tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước cũng có sự bất cập, thậm chí coi nhẹ.
Vai trò của pháp luật trong nền kinh tế Việt Nam:
Vai trò của pháp luật đối với kinh tế xã hội chủ nghĩa:
Trước hết cần phải khẳng định bất cứ sự đánh giá thấp nào về vai trò pháp luật XHCN đều không những đối lập với kinh nghiệm lịch sử mà còn không phù hợp quan điểm chủ nghĩa Mac – Lê nin và quan điểm của Đảng ta. Dự báo khoa học về pháp luật xã hội chủ nghĩa đã được C.Mac đề cập trong tác phẩm phê phán cương lĩnh Gôta. Sau đó Lê nin trong tác phẩm Nhà Nước Cách mạng đã chứng minh rằng dưới chủ nghĩa xã hội đòi hỏi khách quan pháp luật trước hết trong chính đặc điểm của kinh tế. Người viết: “Nếu không muốn rơi vào không tưởng thì sau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản chớ nên nghĩ rằng người ta có thể tức khắc làm việc cho xã hội mà cần phải có một tiêu chuẩn pháp lí nào cả, vả chăng việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản không thể đem lại ngay lập tức cho những tiền đề kinh tế như vậy”. Pháp luật dưới chủ nghĩa xã hội với tư cách là người điều chỉnh việc phân phối sản phẩm và phân phối lao động giữa các thành viên trong xã hội. Như vậy theo V.I Lênin sự tồn tại của pháp luật xã hội chủ nghĩa do tính chất của lao động và phân phối sản phẩm. Chính vì thế Lênin viết tiếp: “ Ở giai đoạn đầu của mình chủ nghĩa cộng sản chưa thể chin muồi về mặt kinh tế”… do đó còn phải giữ lại chân trời hẹp của pháp luật tư sản, lấy trạng thái kinh tế để đi đến khẳng định nhu cầu phải có pháp luật và tính chất của nó. Pháp luật trong chủ nghĩa xã hội tồn tại trước hết vì đòi hỏi kinh tế đến lượt mình nó sẽ trở thành phương tiện quản lý Nhà nước, chỉ khi Nhà nước nhận thức được nhu cầu phải điều chỉnh bằng pháp luật, và ban hành pháp luật một cách khách quan phù hợp với nhu cầu phát triển tiến bộ của xã hội hoàn toàn không được quan điểm một cách đơn giản thuần túy pháp luật là phương tiện của Nhà nước trong tay Nhà nước có quyền ban hành theo ý chủ quan của mình.
Thực tiển xây dựng chủ nghĩa xã hội trong 70 năm qua ngày càng làm sáng rõ luận điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin. Đảng ta từng bước khắc phục những thiếu sót và sai lầm về việc thực hiện pháp luật và khẳng định quản lí đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lí.
Nước ta, trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trước bối cảnh lịch sử mới chúng ta có những thời cơ mới song phải đối mặt với những thách thức cực kì to lớn. Con đường phải vượt qua là phát huy sức mạnh toàn dân tộc; tiếp tục đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; lấy chủ nghĩa Mac – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nan cho hành động nâng cao hiệu lực quản lí của bộ máy nhà nước trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; tiếp tục bảo vệ các giá trị chuẩn mực và các giá trị văn hóa dân tộc
Pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lí kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Chức năng tổ chức và quản lí kinh tế có pham vi rộng và phức tạp bao gồm nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề mà Nhà nước cần xác lập, điều tiết và giải quyết như: hoạch định các chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch, quy định các chế độ tài chính, tiền tệ, giá cả…toàn bộ các quá trình tổ chức và quản lý từ hoạch định các chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch cho tới tổ chức thực hiện trên thực tế, kiểm tra giám sát tổng kết và đánh giá kết quả… đều đòi hỏi sự hoạt động tích cực của Nhà nước tạo ra một cơ chế đồng bộ, thúc đẩy quá trình phát triển đúng hướng của nền kinh tế và mang lại hiệu quả thiết thực. Do tính chất phức tạp (nhiều vấn đề, nhiều quan hệ cần giải quyết) và phạm vi rộng (trên quy mô toàn quốc) của chức năng quản lí