Tiểu luận Môi trường maketing công ty Kinh Đô

Môi trường Marketing bao gồm những lĩnh vực mà ở đó công ty cần phỉa tìm cho mình những khả năng mới và theo dõi sự xuất hiện của những mối đe dọa tiềm ẩn. Nó bao gồm tất cả những lực lượng có ảnh hưởng đến khả năng công ty thiết lập và duy trì sự tiếp xúc với thị trường mục tiêu. Môi trường Marketing của công ty có môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Lực lượng thứ nhất tác động trong môi trường vi mô là bản thân công ty – các đơn vị của công ty và đôi j ngủ quản lý có ảnh hưởng đến việc thông qua các quyết định của ban lãnh đạo bộ phận Marketing. Lực lượng thứ hai là các công ty và các cá nhân sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho công ty, trước hết là những người cung ứng chúng. Thứ ba là những trung gian môi giới Marketing (những người mô giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, các công ty làm dịch vụ Marketing, và các cơ quan tài chính tín dụng). Lực lượng thứ tư là năm loại thị trường khách hàng, thị trường tiêu thụ, thị trường người sản xuất, thị trường người buôn bán trung gian, thị trường các cơ quan Nhà Nước, thị trường quốc tế. Lực lượng thứ năm là các đối thủ cạnh tranh mà công ty gặp phải. Các đối thủ cạnh tranh về những mong muốn, cạnh tranh về loại hàng, về kiểu mẫu hàng, về nhãn hiệu. Lực lượng thứ sáu là các nhóm công chúng trực tiếp có quan tâm đến công ty hoặc có ảnh hưởng đến khả năng công ty đạt đến những mục tiêu đã đề ra: giới tài chính, các phương tiện thông tin, các cơ quan Nhà Nước, các nhóm hành động của công dân, công chúng trực tiếp địa phương, quản đại quần chúng, công chúng trực tiếp nội bộ. Môi trường vĩ mô bao gồm những lực lượng cơ bản xung đột với lợi ích của công ty: các yếu tố nhân khẩu, tự nhiên, kinh tế, khoa học kĩ thuật, chính trị và các yếu tố củ môi trường văn hóa. Môi trường nhân khẩu có những đặc trưng sau: bùng nổ dân số, di cư, nâng cai trình độ văn hóa và lớn mạnh số người làm dịch vụ. Còn đối với môi trường kinh tế đang khó khăn hiện nay cho nên người dân đã dè chừng với việc mua hàng hóa. Môi trường tự nhiên có những đặc điểm là: khan hiếm một số loại nguyên liệu, năng lượng đắt đỏ, ô nhiễm môi trường gia tăng, Nhà Nước can thiệp vào quá trình sử dụng hợp lý và tái phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên. Môi trường khoa học kĩ thuật có việc đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, gia tăng dân trí vào phát minh và khoa học, tăng cường chú ý đến việc hàng hóa đã có sẵn, Nhà Nước sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn tính an toàn và chất lượng của hàng hóa. Môi trường chính trị có nhưng đặc điểm là luật pháp điều chỉnh các hoạt động thương mại, các cơ quan Nhà Nước tăng cường dòi hỏi việc chấp hành pháp luật và các nhóm bảo vệ quyền lợi xã hội ngày càng gia tăng. Môi trường văn hóa có những đặc trưng sau: xu hướng lâu dài về đảm bảo tự phục vụ, thỏa mãn mong muốn nhanh chóng, cuộc sống dễ dàng, quan hệ không hình thức và định hướng trí tuệ.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7859 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môi trường maketing công ty Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔI TRƯỜNG MARKETING. MỤC LỤC LỜI NGỎ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐẶT VẤN ĐỀ CÁC KHÁI NIỆM NỘI DUNG Ảnh hưởng chung của môi trường marketing đến các doanh nghiệp Những yếu tố cơ bản của môi trường nội bộ Những yếu tố cơ bản của môi trường vi mô Những yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô TÓM TẮT BÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐÁNH GIÁ NHÓM LÀM VIỆC Lời ngỏ: Trong đời sống có rất nhiều điều ta cần được biết, cấn học hỏi. Trong kinh doanh cũng thế, muốn thành công thì sản phẩn bạn làm ra không phải chỉ chú trọng tới chất lượng tốt, giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, … Mà còn phải quan tâm tới việc Marketing. Vì không có chiến lược marketing hợp lý bạn sẽ không được biết đến, không thu hút được công chúng chú ý tới sản phẩm của bạn,… Vì vậy, hôm nay nhóm chúng tôi sẽ giới thiệu qua về môi trường marketing, để mọi người có thể hiểu và lắm một phần nào đó về Marketing. Trong quá trình thực hiện, không thể không có thiếu sót, nhóm chúng tôi rất trân trọng và biết ơn các bạn có những ý kiến đóng góp cho bài tiểu luận được tốt hơn. Mọi trao đổi góp ý xin vui lòng gởi về nhóm Grow up, lớp 09TN2, phòng 105, Trường ĐH Hùng Vương, 342bis nguyễn Trọng Tuyển, F2, Q. Tân Bình, TP.HCM. Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn! NHÓM THỰC HIỆN 06/11/2009 Mục đích: Nghiên cứu môi trường bên trong doanh nghiệp (môi trường nội bộ) giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi “doanh nghiệp hiện nay ra sao?” Nghiên cứu môi trường bên ngoài giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi “tương lai doanh nghiệp ra sao?”, đồng thời giúp doanh nghiệp biết được những cơ hội, thách thức và nguy cơ. Đặt vấn đề: Những yếu tố cơ bản của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào? Giai thích vì sao các nhà hoạt động thị trường lại phản ứng với những biến động nhân khẩu? Những điều tiết hoạt động trong lĩnh vực Marketing là gì? Môi trường văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến thói quen mua hàng của con người? Các khái niêm: Môi trường Marketing là gì? Môi trường Marketing là tập hợp những chủ thể tích cực và những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến chức năng quản trị Marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng. Môi trường Marketing bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô có thể tạo ra cơ hội hoặc đe dọa cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Môi trường vi mô là gì? Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả nawg phục vụ khách hàng của nó, tức là những nhà cung ứng, những trung gian Marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Môi trường vĩ mô là gì? Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kĩ thuật, chính trị và văn hóa. Nội dung: Ảnh hưởng chung của môi trường Marketing đến các doanh nghiêp: Mục tiêu cơ bản của mọi công ty là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản trị Marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với các thị trường mục tiêu. Nhưng thành công của sự chỉ đạo Marketing còn phụ thuộc vào cả hoạt đông của các đơn vị khác trong công ty, và vào sự tác động của những người môi giới, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Những người quản trị Marketing không thể tự giới hạn mình trong những nhu cầu của thị trường mục tiêu. Họ phải chú ý đến tất cả những yếu tố của môi trường vi mô. Những yếu tố cơ bản của môi trường nội bộ: Máy móc thiết bị: Tính hiện đại Công suất Hiệu quả VD: Cụ thể trong vụ việc công ty Kinh Đô muốn mua lại dây chuyền công nghệ sản xuất kem đá của tập đoàn Unilever. Công ty Kinh Đô đã xem xét số tiền của mình có đủ để mua công nghệ kem đó hay không? Và sau khi mua thì nó sẽ mang đến cho công ty những lợi nhuận gì? Lời hay lỗ? Và sau khi xác định được tình hình vốn của công ty thì Kinh Đô đã quyết định mua dây chuyền công nghệ đó. Nguyên nhiên vật liệu: Đánh giá chất lượng nguyên vật liệu Hiệu quả sử dụng % phế thải VD: Vì Unilever là một tập đoàn nước ngoài lớn và đã thành công trên thị trường kem ở Việt Nam. Và Unilever chỉ mới đầu tư vào lĩnh vực kem ở Việt Nam được vài năm tính tới thời điểm lúc bấy giờ nên dây chuyền công nghệ sản xuất kem vẫn còn phát huy được hết năng suất, hoạt động hiệu quả. Và do đây là dây chuyền công nghệ được nhập từ nước ngoài nên bảo đảm tính hiện đại của máy móc. Vốn: Tỉ lệ vốn tự có và vốn vay Tình hình công nợ của doanh nghiệp (nợ ai – ai nợ) Lời - lỗ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp (nhanh – chậm) VD:Do Unilever đã đưa ra điều kiện là công ty Kinh Đô phải giữ nguyên công thức và chất lượng kem truyền thống nên Kinh Đô phải sử dụng những nguyên nhiên vật liệu mà Unilever đã sử dụng, mà chất lượng kem Wall’s đã được người tiêu dung khẳng định từ nhiều năm qua nên Kinh Đô không lo ngại về vấn đề này. Nhân sự: Cấp quản lý Nhân công Càng lên cao, khả năng quản lý càng cao, trình độ chuyên môn càng thấp và ngược lại vị trí càng thấp, khả năng quản lý càng thấp, chuyên môn ngày càng cao. VD:Kinh Đô đã thỏa thuận với Unilever là giữ nguyên đội ngũ công nhân viên ở đây chính vì vậy Kinh Đô không phải lo ngại về vấn đề phải vận hành máy móc đó ra sao? Và làm thế nào để máy hoạt động hết công suất? Hoạt động Marketing: (4P) Product: sản phẩm Price: giá Place: phân phối Promotion: chiêu thị VD:Nghiên cứu môi trường nội bộ bên trong đã giúp Kinh Đô đáng giá rằng mình có nên mua dây chuyền công nghệ đó hay không. Và sau khi nghiên cứu họ đã quyết định mua và đầu tư vào sản xuất kem. Quản trị: Quyết định của nhà quản trị phải kịp thời, chính xác. Nhà quản trị là người xây dựng đoàn kết nội bộ. Nghiên cứu môi trường nội bộ để ta nắm được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, tự so sánh với các doanh nghiệp đối thủ và tự điều chỉnh. Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp là các yếu tố chủ quan, doanh nghiệp có thể điều chỉnh. Những yếu tố cơ bản của môi trường vi mô:  Mọi doanh nghiệp khi muốn sản xuất sản phẩm và muốn đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng đều phải qua chu trình như hình vẽ trên. Công ty Kinh Đô cũng phải mua nguyên vật liệu từ nhà cung ứng để sản xuất, nhà cung ứng này cũng là người cung cấp nguyên vật liệu cho các đối thủ cạnh tranh. Qua quá trình sản xuất tất cả đều cho ra sản phẩm, sau đó chúng được phân phối đến các trung gian trước khi đến được tay khách hàng. Công chúng chính là người tác động trực tiếp đến những khâu này, chính vì vậy công chúng có ảnh hưởng rất lớn đến nhà cung ứng, chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh và quan trọng nhất chính là sản phẩm làm ra. Công chúng chính là người đánh giá xem chất lượng sản phẩm ra sao và họ cũng là người quyết định mua sản phẩm hay không? Công ty:  Những nhà cung ứng: Những nhà cung ứng là những công ty kinh doanh và những cá thể cung cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Những sự kiện xảy ra trong môi trường” nhà cung ứng” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động Marketing của công ty. Những người quản trị Marketing phải chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng bởi vì việc tăng giá vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá sản phẩm. Thiếu một chủng loại vật tư nào đó, bãi công và những sự kiện khác có thể làm rối loạn về cung ứng và lịch gửi sản phẩm cho các khách đặt hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty. Những trung gian Marketing: Những trung gian Marketing là những công ty hỗ trợ cho công ty khác đi lên, tiêu thụ và phổ biến hàng hóa của công ty trong giới khách hàng. Những trung gian Marketing này bao gồm những người mô giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, các tổ chức dịch vụ Marketing và các tổ chức tài chính tín dụng. Những người mô giới thương mại: Những người mô giới thương mại là những công ty kinh doanh hỗ trợ công ty tìm kiếm khách hàng và (hay) trực tiếp bán sản phẩm của mình cho họ. Tại sao một công ty lại phải cần đến những trung gian thương mại? Đó là vì các nguồn môi giới thương mại có thể đảm bảo cho người đặt hàng những điều kiện thuận tiện về địa điểm, thời gian và thủ tục mua hàng với chi phí ít hơn so với trường hợp nếu như công ty tự làm. Những người mô giới thương mại tạo được những điều kiện thuận tiện về đặc điểm bằng cách tích trữ sản phẩm ở những nơi có nhiều khách hàng. Điều kiện thuận tiện về thời gian được tạo ra nhờ trưng bày và đảm bảo luôn có sản phẩm vào những thời kì mà người tiêu dùng muốn mua chúng. Điều kiện thuận lợi trong thủ tục mua hàng là khi bán hàng đồng thời chuyển giao quyền sở hữu cho họ. Nếu như một công ty muốn tự đảm bảo những điều kiện thuận tiện như trên thì nó phải đầu tư, tổ chức và đảm bảo việc làm cho một hệ thống điểm buôn bán đồ sộ trên quy mô cả nước. Cho nên những công ty thấy hợp lý nhất là duy trì sự hợp tác với một hệ thống những người mô giới thương mại độc lập. Nhưng việc lựa chọn những người mô giới thương mại và tổ chức làm việc với họ là một nhiệm vụ không đơn giản. Ngày nay các nhà sản xuất không còn làm việc nhiều với người mô giới thương mại độc lập nhỏ bé mà chỉ làm việc với những tổ chức mô giới lớn và không ngừng phát triển. Ngày càng có nhiều sản phẩm cùng loại được bán thông qua các doanh nghiệp thương mại trong mạng lưới của các công ty lớn, thông qua những tổ chức bán sĩ lớn, những người bán lẻ và những cửa hàng của những người được hưởng quyền ưu đãi thương mại. Tất cả những tập đoàn này đều có tiềm lực lớn và có thể áp đặt những điều kiện của mình và có khi hoàn toàn không cho người sản xuất thâm nhập vào một số thị trường có dung lượng lớn. Để giành được cho sản phẩm của mình” một chỗ trên giá trưng bày của cửa hàng”, người sản xuất phải mất không ít công sức. Ngoài ra để lựa chọn những người mô giới thương mại cần phải hết sức thận trọng, nếu không thì khi một số kênh lưu thông hàng hóa này bắt đầu hoạt động thì lại mất đi khả năng sử dụng của một số kênh khác. Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa: Các công ty chuyên tổ chức lưu thong hàng hóa giúp các công ty khác tạo ra những lượng dự trữ sản phẩm của mình và vận chuyển chúng từ nơi sản xuất đến nơi cần. Đó là những xí nghiệp đảm bảo tích trữ và bảo quản hàng hóa trên đường đưa chúng tới nơi cần thiết. Trong số các công ty vận tải có công ty đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy và các tổ chức khác chuyển hàng từ nơi này đến nơi khác. Công ty cần phải lựa chọn những phương pháp giữ hàng kinh tế nhất, sau khi cân nhắc kĩ những yếu tố như giá cả, khối lwowbgj và tốc độ cung ứng cũng như điều kiện an toàn cho hàng hóa. Các tổ chức dịch vụ Marketing: Các tổ chức dịch vụ Marketing là những công ty nghiên cứu Marketing, những công ty quảng cáo, những tổ chức của các phương tiện quảng cáo và các công ty tư vấn Marketing giúp cho công ty sản xuất định hưỡng chính xác hơn và đưa hàng của mình đến những thị trường thích hợp đối với họ. Công ty sản xuất phải quyết định xem mình có cần sử dụng dịch vụ của các tổ chức đó không hay tụ đảm nhiệm lấy tát cả các công việc cần thiết. Sauk hi quyết định sử dụng các dịch vụ này, công ty phải lựa chọn kĩ lưỡng những người cung ứng dịch vụ bởi vì các công ty chuyên kinh doanh lĩnh vực này sẽ khác nhau về chất lượng hoàn thành công việc, khối lượng dịch vụ cung ứng và giá cả. Cần phải định kì tiến hành đánh giá các hoạt động của các công ty này, suy nghĩ các phương án thay thế những công ty mà công việc làm của họ không còn đáp ứng được yêu cầu của mình. Các tổ chức tài chính – tín dụng: Các tổ chức tài chính tín dụng bao gồm các ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức khác hỗ trợ công ty đầu tư cho các thương vụ và bảo hiểm chống rủi ro liên quan đến việc mua hay bán hàng. Phần lớn các công ty và khách hàng không thể bỏ qua sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính – tín dụng khi đầu tư cho các thương vụ của mình. Việc tăng giá tín dụng và thu hẹp khả năng tín dụng có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động Marketing của công ty. Vì thế công ty cần thiết lập những mối quan hệ bền vững với những tổ chức tài chính – tín dụng quan trọng nhất đối với mình. Khách hàng:  Công ty cần phải nghiên cứu kĩ khách hàng của mình. Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng. Tát cả những thị trường này bao gồm: Thị trường người tiêu dùng – những hộ dân mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân. Thị trường các nhà sản xuất – các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất. Thị trường nhà buôn bán trung gian – tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời. Thị trường các cơ quan Nhà Nước – những tổ chức Nhà Nước mua hàng và dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao hành hóa và dịch vụ đó cho những người cần đến nó. Thị trường quốc tế - những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những người tiêu dùng, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà Nước ở ngoài nước. Công ty có thể bán sản phẩm của mình trên tất cả các thị trường này. Một phần sản phẩm được bán cho người tiêu dùng trực tiếp từ nhà máy hay thong qua các điểm bán lẻ. Công ty có thể bán sản phẩm của mình cho cả những người sản xuất sử dụng (ví dụ như công ty có thể sử dụng xe nâng do chính công ty mình sản xuất ra để giao hàng hay). Công ty cũng bán sản phẩm của mình cho những người bán sĩ và lẻ để họ bán lại sản phẩm của mình trên các thị trường người tiêu dùng và thị trường người sản xuất. Mỗi kiểu thị trường đều có những nét đặc thù riêng của nó mà người bán cần phải nghiên cứu kĩ. Đối thủ cạnh tranh: Mọi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Gỉa sử như nhà quản trị muốn biết hết tất cả các đối thủ cạnh tranh với công ty mình thì cách tốt nhất là tiến hành nghiên cứu xem người ta quyết định mua sản phẩm của mình và của đối thủ cạnh tranh ra sao. Hiểu được người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm đó như thế nào nhà quản trị có thể dễ dàng phát hiện tất cả các đối thủ cạnh tranh cản trở công ty mình.  Bốn kiểu đối thủ cạnh tranh cơ bản Vì công ty Kinh Đô sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau, đa dạng hóa sản phẩm nên đối thủ cạnh tranh của họ cũng rất nhiều. Ví dụ như mặt hàng bánh trung thu có các đối thủ cạnh tranh như : Cty Đồng Khánh, Như Lan, Bibica, Hữu Nghị,… Mặt hàng bánh mềm dẻo, có các đối thủ cạnh tranh như: Phạm Nguyên, Orion, Lotte,… Công chúng trực tiếp: Các loại công chúng trực tiếp của công ty. Công chúng trực tiếp là một nhóm bất kì tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những tổ chức hay có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của nó. Công chúng trực tiếp có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là chống lai những nỗ lực của công ty nhằm phục vụ thị trường. Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến công ty với thái độ thiện chí (ví dụ như những nhà hảo tâm). Công chúng tìm kiếm là nhóm mà công ty đang tìm kiếm sự quan tâm của họ, nhưng không phải bao giờ cũng tìm được (ví dụ như các phương tiện thông tin đại chúng). Công chúng không mong muốn là nhóm mà công ty đang cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện (ví dụ như nhóm người tiêu dùng tẩy chay). Công ty có thể xây dựng kế hoạch Marketing cho tát cả công chúng trực tiếp, cơ bản của mình, cũng như cho tất cả các thị trường khách hàng. Gỉa sủ rằng công ty muốn giành được từ một nhóm công chúng cụ thể nào đó thái độ phản ứng thiện cảm, những lời khen hay sự đóng góp về tiền bạc hay thời gian. Để làm được điều đó công ty cần phải thiết kế hàng hóa hấp dẫn đối với chính nhóm hàng hóa này. Bất kì công ty nào cũng hoạt động trong môi trường công chúng gồm bảy loại công chúng trực tiếp: Giới tài chính: Giới tài chính có ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm nguồn vốn của công ty. Công chúng trực tiếp cơ bản trong giới tài chính là ngân hàng, các công ty đầu tư, các công ty mô giới của sở giao dịch chứng khoán, các cổ đông. VD: Nguồn tài trợ chủ yếu của Công ty Kinh Đô là ngân hàng Eximbank vì Kinh Đô cũng là 1 cổ đông của Eximbank. Đồng thời nguồn vốn của họ cũng được gia tăng nhờ việc cổ phần hóa công ty. Cụ thể như gần đây Kinh Đô đang có kế hoạch bán 20 tỷ ra thị trường chứng khoán. Công chúng trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin: Công chúng thuộc các phượng tiện thong tin là những tổ chức phổ biến tin tức, những bài báo cáo và những xã luận. Trước hết đó là báo chí, đài phát thanh và truyền hình. VD: công ty Kinh Đô đã quản cáo sản phẩm kem Kido’s trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho người tiêu dung được biết đến các hình thức khuyến mãi và bao bì mới cho sản phẩm…. Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan Nhà Nước: Ban lãnh đạo nhất thiết phải chú ý đến tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực Nhà Nước. Ví dụ như các nhà quản trị phải hưởng ứng những vấn đề an toàn hàng hóa, quảng cáo trung thực, quyền hạn của những nhà kinh doanh, cần phải nghĩ đến chuyện tiếp xúc với những nhà sản xuất khác để cùng nhau đấu tranh để có được những luật lệ cạnh tranh tốt đẹp hơn. Các nhóm công dân hành động: Những quyết định Marketing được công ty thông qua có thể gây nên những điều nghi vấn từ phía các tổ chức người tiêu dùng, các nhóm bảo vệ môi trường, đại diện của các dân tộc ít người… Công chúng trực tiếp địa phương: Mọi công ty đều có quan hệ với công chúng trực tiếp địa phương như những người dân sống ở vùng xung quanh và các tổ chức địa phương. Để làm việc với nhân dân địa phương các công ty lớn thường cử một người chuyên trách về việc quan hệ với địa phương, tham dự các cuộc họp của hội đồng địa phương để trả lời những câu hỏi, đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề cấp thiết. Quần chúng đông đảo: Công ty cần phải theo dõi thái độ chặt chẽ của quần chúng với hàng hóa và hoạt động của mình. Và tuy rằng quần chung đông đảo không phải là một lực lượng có tổ chức đối với công ty, những hình ảnh của công ty dưới con mắt của quần chúng có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của nó. Để tạo cho mình một hình ảnh vững chắc, công ty cần phải cử người tham gia các chiến dịch quyên góp cho địa phương, cống hiến những đóng góp đáng kể vào mục đích từ thiện và soạn thảo quy định xem xét khiếu nại của người tiêu dùng. VD: Công ty Kinh Đô phải xem xét thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của mình ví dụ như: họ có do dự khi mua sản phẩm hay không? Nếu do dự thì vì sao? Họ có tiếc tiền khi mua sản phẩm hay không? Công chúng trực tiếp nội bộ: Công chúng trực tiếp nội bộ của công ty bao gồm công nhân viên chức, những người tình nguyện giúp đỡ các nhà quản trị, các ủy viên hội đồng giám đốc của công ty. Với mục đích thông tin và cổ vũ công chúng trực tiếp nội bộ các công ty lớn thường phát hành những tờ tin tức và sử dụng hình thức thông tin khác. Khi công nhân viên chức có thái độ tốt đối với công ty thì thái độ tốt của họ sẽ truyền lan ra nhóm các công chúng trực tiếp khác. Các yếu tố môi trường bên ngoài vi mô là những yếu tố vừa chủ quan vừa khách quan nên doanh nghiệp có thể điều chỉnh được ít hay nhiều. Những yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô: Những yếu tố cơ bản của môi trường vi mô. Công ty và các nhà cung ứng, những người mô giới Marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các nhóm công chúng trực tiếp hoạt động trong khuôn khổ môi trường vĩ mô rộng lớn hơn của các lực lượng hoặc là mở ra những khả năng mới, hoặc là gây ra những nguy hiểm mới cho công ty. Những lực lượng này chính là yếu tố “không khống chế được” mà công ty cần phải chú ý theo dõi và phản ứng kịp thời. Môi trường vĩ mô gồm sáu lực lượn cơ bản sau: Môi trường tự nhiên: Nạn khan hiếm một số loại nguyên liệu: Nước và không khí có thể tưởng như là những dạng tài nguyên thiên nhiên vô cùng tận, đã có một số dấu hiệu cho thấy mối đe dọa với chúng trong tương lai. Do vậy người ta chủ trương cấm bán một số thuốc dưới dạng bình xịt, bởi vì chúng có thể gây tổn hại cho tầng ozon cua khí quyển. Còn đối với nước thì hiện nay đã xuất hiện một số vấn đề trên
Luận văn liên quan