Tiểu luận Môi trường pháp luật ( bộ môn môi trường kinh doanh)

Pháp luật, về bản chất nguyên gốc, là mối tương quan giữa con người với con người, giữa con người với tập thể, lâu dần trở thành quy tắc xử sự, mỗi người phải tuân thủ khi giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với xã hội, sau này trở thành một định chế, trở thành khoa học được mọi người tuân hành, được bảo đảm thực hiện và có chế tài khi có sự vi phạm. Pháp luật, dưới góc độ luật học, được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội .

docx21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môi trường pháp luật ( bộ môn môi trường kinh doanh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH @&? TIỂU LUẬN MÔN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Đề tài: MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT GVHD: Trịnh Quốc Trung Lớp: T01 Danh sách nhóm 6: Họ và tên MSSV Trần Thị Hương Giang 030325090016 Lê Phùng Quang 030325090191 Trần Bảo Trâm 030325090122 Trần Nhã Uyên 030325090395 Nguyễn Lê Hoàng Yến 030325090402 Tp.HCM, tháng 10 năm 2011. MỤC LỤC Pháp luật là gì? 3 Khái niệm 3 Bản chất 3 Thực thi pháp luật 3 Nguồn gốc pháp luật 3 Pháp luật kinh tế 4 Hệ thống tòa án 4 Chế độ xét xử hai cấp 4 Thành phần hội đồng xét xử 5 Nguyên tắc xét xử 5 Hệ thống tòa án các cấp 5 Luật hợp đồng và đại lý 6 Các đặc trưng cơ bản của luật hợp đồng 6 Đại lí 15 Một số nguyên nhân cho thấy sự cần thiết phải có sự can thiệp của luật pháp để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng 16 Thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam 16 Hệ thống quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều bất cập 17 Nội dung chính của luật pháp trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng 19 Các hành vi bị cấm trong lĩch vực bảo vệ quyền lợi NTD 19 Trách nhiệm của bên thứ ba đối với NTD 19 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dung 20 Vai trò của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD 20 Giải quyết tranh chấp giữa NTD và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ 20 Về việc miễn nghĩa vụ chứng minh lỗi và miễn tạm án phí 20 I. Pháp luật là gì? Khái niệm Pháp luật, về bản chất nguyên gốc, là mối tương quan giữa con người với con người, giữa con người với tập thể, lâu dần trở thành quy tắc xử sự, mỗi người phải tuân thủ khi giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với xã hội, sau này trở thành một định chế, trở thành khoa học được mọi người tuân hành, được bảo đảm thực hiện và có chế tài khi có sự vi phạm. Pháp luật, dưới góc độ luật học, được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội . Bản chất Về bản chất của pháp luật, pháp luật phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Hay nói cách khác, Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Lịch sử xã hội loài người đã có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, pháp luật có tính chất giai cấp. Pháp luật còn có tính xã hội, vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không pháp luật sẽ bị chống đối. Pháp luật có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép pháp luật gần gũi với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội. Pháp luật có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, có khả năng hội nhập với pháp luật quốc tế. Thực thi pháp luật Pháp luật thông thường được thực thi thông qua một hệ thống các cơ quan thực thi, bao gồm các cơ quan như Công an (hay cảnh sát), tòa án, Viện kiểm sát, thi hành án... Tuy nhiên phải hiểu rằng không phải tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều bị đưa ra tòa án, chỉ những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội đến mức độ cần thiết mới bị đưa ra xét xử ở tòa án. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có hai phương thức thực thi pháp luật là theo con đường hành chính và con đường hình sự. Hành chính và hình sự là hai cấp độ khác nhau và không thể đồng thời áp dụng lên một hành vi vi phạm. Nguồn gốc của pháp luật Có thể phân thành hai loại chính là quan điểm phi mác xít và quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Theo quan điểm phi mác xít, thuyết thần học cho rằng thượng đế là người sắp đặt tất cả, nên pháp luật do đấng tối cao, chúa trời tạo ra; thuyết pháp luật tự nhiên coi pháp luật là tổng thể quyền con người tự nhiên sinh ra mà có; thuyết pháp luật linh cảm xem pháp luật là những linh cảm của con người về cách cư xử hợp lí, vv... Những quan điểm trên có cùng chung là giải thích nguồn gốc pháp luật một cách duy tâm, thần bí, thiếu cơ sở khoa học. Theo quan điểm Mác-Lênin, thì những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của pháp luật. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, chưa có nhà nước và pháp luật. Các quy tắc xã hội chủ yếu dựa trên tập quán và tín điều tôn giáo trên được mọi người chấp hành một cách tự giác trên cơ sở thói quen, niềm tin, nếu ai vi phạm thì sẽ bị cộng đồng xử lí. Phương pháp cơ bản áp dụng đối với người vi phạm là tự nguyện và thuyết phục, nhưng khi làm những việc mà cả thị tộc lên án thì những người vi phạm cũng sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Do sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Công cụ ngày càng được cải tiến, con người được phát triển về thể lực, ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về thế giới và trong lao động sản xuất ngày càng phát triển... Những yếu tố đó đã tạo tiền đề cho sự phân công lao động. Chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội có sự phân hóa giai cấp sâu sắc và luôn đấu tranh gay gắt để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình nên pháp luật được hình thành nhằm điều hòa những mâu thuẫn đó. Mặt khác, nhà nước hình thành nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nên pháp luật ra đời là công cụ để nhà nước thực hiện những công việc quản lí xã hội. Nhà nước ban hành và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Cũng như nhà nước, pháp luật là sản phẩm của xã hội phát triển tới một trình độ nhất định. Pháp luật kinh tế Pháp luật kinh tế là một hỗn hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế trong xã hội, bao gồm quy phạm pháp luật của của các ngành luật có liên quan đến các đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế liên quan chặt chẽ với nhau trong các tổ chức, quản lý kinh tế và các hoạt động kinh doanh. Pháp luật kinh tế bao gồm các ngành luật sau: luật kinh tế, luật tài chính-ngân hàng, luật lao động, luật đất đai và môi trường. II. Hệ thống tòa án Chế độ xét xử hai cấp  Tại Việt Nam, việc xét xử của tòa án thực hiện qua hai cấp: sơ thẩm (là xử lần 1) và phúc thẩm (xử lần 2). Tòa án khi xét xử sẽ đưa ra phán quyết của mình, gọi chung là “bản án”. Bản án của tòa án xử sơ thẩm gọi là Bản án sơ thẩm. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo (hay còn gọi là chống án) bởi các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan …) – trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án.  Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay và nếu không bị kháng cáo thì sau 15 ngày được xem là có hiệu lực pháp luật. Tức là có tính bắt buộc phải thi hành. Ví dụ: ông A kiện đòi ông B 100 triệu đồng. Tòa án Quận 10 xử sơ thẩm xử tuyên ông B phải trả cho ông A 100 triệu đồng. Ông B thấy tòa xử đúng nên không kháng cáo bản án sơ thẩm. Sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, bản án sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật. Nghĩa là từ lúc này, việc phải trả 100 triệu cho ông A là “bắt buộc” đối với ông B.  Bản án sơ thẩm bị kháng cáo sẽ được xét xử phúc thẩm. Bản án của tòa phúc thẩm gọi là Bản án phúc thẩm, có hiệu lực pháp luật ngay (chung thẩm), không ai được kháng cáo nữa. Tuy nhiên, bất kỳ bản án nào - dù đã có hiệu lực pháp luật, mà sau đó phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Thành phần Hội đồng xét xử   Việc xét xử một vụ án được thực hiện bởi một Hội đồng xét xử. Hội đồng xét xử tùy theo cấp xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm mà có số lượng như sau: Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm: 3 vị, gồm 1 thẩm phán và 2 vị hội thẩm nhân dân Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm: gồm 3 vị thẩm phán. Trong những vụ án lớn hoặc có tính chất đặc biệt, thành phần của Hội đồng xét xử có thể được bổ sung nhiều vị hơn.  Tại mỗi phiên tòa, trong Hội đồng xét xử sẽ có một vị thẩm phán nắm quyền điều hành phiên tòa gọi là “Chủ tọa” Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Luật qui định các vị này độc lập với nhau (tức không ai có quyền chỉ đạo ai) và chỉ tuân theo pháp luật. Việc nghị án (tức là trao đổi và quyết định về mức án hay phán quyết có liên quan đến nội dung khởi kiện của các đương sự ) thực hiện theo chế độ tập thể. Phán quyết của Hội đồng xét xử được thông qua bằng cách lấy biểu quyết - theo đa số. Ví dụ: cũng vụ án ông A kiện ông B nói trên, sau khi tiến hành xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử sẽ vào nghị án. Trong Hội đồng xét xử (gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm có ý kiến khác nhau. Chẳng hạn vị thẩm phán thì cho rằng nội dung kiện của ông A là không có căn cứ, còn hai vị hội thẩm thì lại nói ông A kiện là đúng. Khi đó, với số phiếu đa số 2/1, xem như tòa sẽ xử tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A. Như vậy, có thể thấy Hội đồng xét xử ở Việt Nam khá khác do với các nước tư bản. Tại những nước này (chẳng hạn như Hoa Kỳ), Hội đồng xét xử gồm vị thẩm phán nắm quyền chủ trì và một đoàn bồi thẩm (Bồi thẩm đoàn) gồm 15 vị. Nguyên tắc xét xử  Tại Việt Nam, việc xử án phải bảo đảm những nguyên tắc cơ bản sau:  Xét xử công khai (trường hợp đặc biệt có thể xử kín, để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục hoặc để giữ bí mật của các đương sự).  Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Hướng dẫn các Tòa án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật. Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tức là được thuê luật sư. Hệ thống tòa án các cấp Tại Việt Nam, cơ quan xét xử được gọi là “Tòa án nhân dân” (TAND). Gọi tắt là “tòa án”. Tòa án xét xử các vụ án thuộc mọi lĩnh vực trong xã hội: hình sự (xử về tội phạm), dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế và hành chính.  Hệ thống tòa án tại Việt Nam được tổ chức gồm các tòa án sau: Tòa án nhân dân tối cao Tòa án nhân dân tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương) Mỗi tỉnh có một tòa án. Ví dụ: TP. HCM có TAND TP.HCM, tỉnh Vĩnh Long có TAND tỉnh Vĩnh Long Tòa án nhân dân quận, huyện thuộc tỉnh Mỗi huyện có một tòa án. Ví dụ: Quận 10 thuộc TP.HCM có TAND Quận 10, TP. Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai có TAND TP. Biên Hòa. Như vậy, trong một tỉnh sẽ có nhiều tòa án cấp quận, huyện. Các Tòa án quân sự (chia theo quân khu – khu vực). III. Luật hợp đồng và đại lý Các đặc trưng cơ bản của luật hợp đồng: Khái niệm Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự[1]. Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi và chấm dứt. Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủ thể khác. Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản, hàng hoá hoặc dịch vụ. Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không phân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêu dùng. Hình thức Về nguyên tắc, các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng. Hình thức hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ một số trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức nhất định nhằm đảm bảo trật tự công, ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản. Để phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, pháp luật cũng ghi nhận hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu và hình thức này được coi là hợp đồng bằng văn bản[2]. Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì nhìn chung, hợp đồng không bị coi là vô hiệu nếu có vi phạm về hình thức. Ký kết hợp đồng và việc uỷ quyền ký kết hợp đồng BLDS xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thoả thuận của các bên, không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng. Do đó, về mặt nguyên tắc, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết của bên được đề nghị. Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu các bên có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Trên cơ sở hình thức của hợp đồng, pháp luật cũng quy định cụ thể đối với từng trường hợp, ví dụ, đối với hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng; đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản[3]. Về mặt nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểm giao kết, tuy nhiên vẫn có các ngoại lệ đó là khi các bên có thoả thuận khác, ví dụ hợp đồng được các bên ký vào ngày 01/01/2009 nhưng các bên thoả thuận là hợp đồng được coi là ký kết vào ngày 01/02/2009 hoặc khi pháp luật có quy định khác, ví dụ theo pháp luật về đất đai thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp là thời điểm đăng ký. Vấn đề uỷ quyền ký kết hợp đồng không được BLDS quy định cụ thể, tuy nhiên, vì hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự cho nên có thể áp dụng các quy định về việc uỷ quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự[4]. Theo đó cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện hợp đồng theo chế định người đại diện. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Theo quy định của Điều 405 BLDS thì hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ trường có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, BLDS lại không quy định thế nào là "được giao kết hợp pháp", do đó phải áp dụng Điều 122 BLDS về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự vì hợp đồng là một trong những hình thức giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện Ngoài các điều kiện trên đây, nếu pháp luật quy định giao dịch phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể, ví dụ phải thể hiện bằng văn bản, thì hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Như vậy, khi hợp đồng có đủ 3 điều kiện trên thì sẽ có hiệu lực trừ một số trường hợp mà pháp luật yêu cầu hợp đồng phải tuân theo một hình thức nhất định. Điều kiện vô hiệu của hợp đồng Theo quy định của Điều 410 BLDS thì vấn đề hợp đồng vô hiệu sẽ được áp dụng theo các quy định từ Điều 127 đến Điều 138 BLDS bao gồm các trường hợp sau: Giao dịch bị vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của BLDS bao gồm: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Ngoài ra, nếu pháp luật yêu cầu giao dịch phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đó thì hình thức của giao dịch cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội[5]. Điều này có nghĩa rằng nếu giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu. Vi phạm điều cấm của pháp luật có nghĩa là vi phạm những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, ví dụ như hành vi buôn bán chất ma tuý. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo[6]. Nếu một giao dịch dân sự được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo đó bị vô hiệu, tuy nhiên giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ khi nó cũng bị vô hiệu theo các quy định khác của BLDS. Ví dụ, A bán tài sản cho B nhưng lại làm hợp đồng giả tạo là hợp đồng tặng cho để không phải đóng thuế cho nhà nước, khi đó hợp đồng tặng cho bị coi là vô hiệu còn hợp đồng bán tài sản vẫn có hiệu lực. Luật cũng quy định trường hợp giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó cũng bị vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện[7]. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, toà án có thể tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện, ví dụ một người bị tâm thần, không có khả năng nhận thức được hành vi của mình đã kí hợp đồng để bán nhà cho một người khác, giao dịch này bị coi là vô hiệu vì trong trường hợp này người bị tâm thần không thể tự mình giao dịch được mà cần phải có người đại diện của họ. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn[8]. Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Ví dụ, A bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho B biết rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy. B yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc xe đó hoặc thay thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận. B có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch mua bán đó vô hiệu. Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì sẽ áp dụng các quy định tại Điều 132 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ. Trong ví dụ trên đây, nếu A cố tình che giấu, không thông báo cho B biết về hệ thống đèn bị hỏng và nói với B rằng hệ thống đèn vẫn tốt thì trường hợp này bị coi là giao dịch bị lừa dối. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ[9]. Theo quy định của BLDS thì lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Đe doạ trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thịêt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con mình. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe doạ thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình[10]. Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu, ví dụ, một người có năng lực hành vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp đồng mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của họ thì trong trường hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu người đó yêu cầu toà án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức[11]. Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì khi có yêu cầu, toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thờ
Luận văn liên quan