Tiểu luận Môi trường trầm tích tầng miocene hạ mỏ tê giác bồn trũng cửu long - Liên hệ môi trường trầm tích đồng bằng sông cửu long
Việc khôi phục môi trường trầm tích không chỉ là nghiên cứu cơ bản mà còn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng nhất là công tác tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên như dầu, than, phosphat phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Trong thăm dò và khai thác dầu khí, một trong những mục tiêu quan trọng là đánh giá được môi trường trầm tích, lịch sử phát triển bồn trầm tích, giúp ta xác định điều kiện tích tụ và tiềm năng dầu khí của cấu tạo bồn trầm tích. Điều đó đòi hỏi phải xác định được chất lượng (bề dày và phân bố) của các tầng sinh, chứa và chắn. Trong nghiên cứu đá chứa, việc khôi phục môi trường trầm tích cho phép xây dựng những mô hình về sự phát triển của tướng đá cổ địa lý. Qua đó, xác định đặc điểm thạch học, cho phép dự đoán sự hiện diện, bản chất, tầm quan trọng và sự phân bố của tầng chứa. Những thông tin này đóng vai trò quan trọng trong đánh giá điều kiện tích tụ và tiềm năng dầu khí của một khu vực, nhằm xác định vị trí tối ưu các giếng khoan thăm dò để đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nhận diện tướng trầm tích là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, yêu cầu phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau như cổ sinh, địa tầng, thạch học, địa vật lý, Việc nghiên cứu này, đòi hỏi chí phí rất nhiều do phải tiến hành ở nhiều giếng khoan, nhiều khu vực khác nhau có độ sâu lớn. Trong khi đó, việc nghiên cứu chi tiết môi trường trầm tích trên mặt thường có chi phí thấp hơn và việc lấy mẫu nghiên cứu cũng thuận tiện hơn. Trong những năm gần đây, nghiên cứu chi tiết môi trường trầm tích trên bề mặt đã góp phần quan trọng cho nghiên cứu môi trường trầm tích sâu trong lòng đất. “Hiện tại là chìa khóa của quá khứ” đã được các nhà địa chất dầu khí ứng dụng khôi phục quá trình thành tạo và phát triển bồn trầm tích. Từ việc nghiên cứu môi trường trầm tích trên mặt này chúng ta có thể liên hệ với môi trường trầm tích dưới sâu, để tìm ra các quy luật tích tụ dầu khí, các tầng sản phẩm. Trong phạm vi tài liệu được tham khảo, tôi đã chọn giếng khoan TG-2X của lô 16.1 thuộc bồn trũng Cửu Long và lỗ khoan BT2 tại Bến Tre của đồng bằng sông Cửu Long để thực hiện tiểu luận tốt nghiệp của mình. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Môi trường trầm tích tầng Miocene hạ mỏ Tê Giác bồn trũng Cửu Long – Liên hệ môi trường trầm tích đồng bằng sông Cửu Long”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan tong hop 18-01-2007.doc
- Bia lot.doc
- Muc luc.doc