Ngày nay, toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở
thành xu thế của sự phát triển kinh tế thế giới, song song với việc tăng trưởng về
kinh tế l à sự gia tăng về dân số, theo thống kê vào ngày 31 tháng 10 năm 2011,
dân số thế giới bước đã sang con số l à 7 tỷ người. Trước tình hình đó, để đáp ứng
nhu cầu về kinh tế v à đời sống của con người luôn được đảm bảo , con người
không ngừng tác động vào tài nguyên thiên nhiên, biến chúng trở thành các sản
ph ẩm cần thiết sử dụng cho các hoạt động kinh tế và cuộc sống. Điều này không
tránh khỏi việc thải bỏ các chất độc hại vào môi trường, làm cho môi trường ngày
càng trở nên ô nhiễm , làm biến đổi nhanh chóng và sâu s ắc bộ mặt của môi trường
t ự nhiên như: Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đối khí hậu toàn cầu, tầng
ozon bị phá hủy nghi êm trọng , sa mạc hóa đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc
màu, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, số chủng loại động thực vật đe dọa, bị tiêu diệt
đang gia tăng và đặc biệt là vấn đề r ừng suy thoái – lá phổi xanh của nhân loại
đang d ần thu nhỏ lại
Những vấn đề trên đã đặt ra cho con người câu hỏi: môi trường hiện giờ
ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng và thế hệ t ương lai – buộc chúng ta phải xem
xét lại thước đo cho sự phát tr iển c ủa nền kinh tế toàn cầu để góp phần đảm bảo
chất lượng cuộc sống của mỗi người, giữa lợi ích mà nền kinh tế mang lại v à đi
đôi với nó l à việc d ùng chính sự phát triển của kinh tế để bù vào các khoảng phí
như phí môi trường, phí bảo vệ thực vật.Và t hời gian mà để giải quyết hậu quả
môi trường là một dấu chấm hỏi lớn?
Trước tình hình đó, đ ể góp phần cải thiện môi trường, nhiều nước đang
hướng tới sự phát tri ển bền vững, sự phát triển của nền kinh tế xanh , để làm được
điều đó thế giới đang dần chú trọng đ ến các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, và
một trong các nguồn tài nguyên đó là tài nguyên rừng. Vì vậy, nhiều chính sách và
chi ến lược phát triển đã được đưa ra và thực thi nhằm quản lý bảo v ệ v à phát tri ển
tài nguyên r ừng , giảm suy thoái rừng.
22 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5997 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng cuộc sống con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
MÔI TRƯỜNG
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
(Bài tiểu luận kết thúc học phần)
Học phần : MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Giảng viên phụ trách : PGS.TS NGUYỄN TẤN LÊ
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Sương
Mã phách : …………………………
Đà Nẵng, tháng……năm……..
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở
thành xu thế của sự phát triển kinh tế thế giới, song song với việc tăng trưởng về
kinh tế là sự gia tăng về dân số, theo thống kê vào ngày 31 tháng 10 năm 2011,
dân số thế giới bước đã sang con số là 7 tỷ người. Trước tình hình đó, để đáp ứng
nhu cầu về kinh tế và đời sống của con người luôn được đảm bảo , con người
không ngừng tác động vào tài nguyên thiên nhiên, biến chúng trở thành các sản
phẩm cần thiết sử dụng cho các hoạt động kinh tế và cuộc sống. Điều này không
tránh khỏi việc thải bỏ các chất độc hại vào môi trường, làm cho môi trường ngày
càng trở nên ô nhiễm , làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của môi trường
tự nhiên như: Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đối khí hậu toàn cầu, tầng
ozon bị phá hủy nghiêm trọng , sa mạc hóa đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc
màu, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, số chủng loại động thực vật đe dọa, bị tiêu diệt
đang gia tăng… và đặc biệt là vấn đề rừng suy thoái – lá phổi xanh của nhân loại
đang dần thu nhỏ lại
Những vấn đề trên đã đặt ra cho con người câu hỏi: môi trường hiện giờ
ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng và thế hệ tương lai – buộc chúng ta phải xem
xét lại thước đo cho sự phát tr iển của nền kinh tế toàn cầu để góp phần đảm bảo
chất lượng cuộc sống của mỗi người, giữa lợi ích mà nền kinh tế mang lại và đi
đôi với nó là việc dùng chính sự phát triển của kinh tế để bù vào các khoảng phí
như phí môi trường, phí bảo vệ thực vật...Và thời gian mà để giải quyết hậu quả
môi trường là một dấu chấm hỏi lớn?
Trước tình hình đó, để góp phần cải thiện môi trường, nhiều nước đang
hướng tới sự phát triển bền vững, sự phát triển của nền kinh tế xanh, để làm được
điều đó thế giới đang dần chú trọng đến các nguồn tài nguyên có thể tái tạo, và
một trong các nguồn tài nguyên đó là tài nguyên rừng. Vì vậy, nhiều chính sách và
chiến lược phát triển đã được đưa ra và thực thi nhằm quản lý bảo v ệ và phát triển
tài nguyên rừng , giảm suy thoái rừng.
I. Tổng quan về tài nguyên rừng
1. Tài nguyên rừng
- Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng nhiệt
đới. Rừng hay quần xã những cây than gỗ trong lớp thực vật trên bề mặt trái đất là
bộ phận hết sức quan trọng của sinh quyển và có nghĩa to lớn trong sự phát triễn
kinh tế - xã hội, sinh thái và môi trường.
- Rừng cung cấp cho con người những vật liệu cần thiết tác động trực tiếp
đến sự tồn tại và chất lượng của các tài nguyên khác như đất, nước và tạo ra điều
kiện thuận lợi cho đời sống và hoạt đông sản xuất của con người.
2. Vai trò của rừng
Rừng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa
về tài nguyên động thực vật, rừng còn có vai trò quan trọng là tạo nên cảnh quan
và có tác động mạnh mẽ đến các yêu tố khí hậu, đất đ ai. Chính vì vậy mà rừng
không chỉ có chức năng trong phát triền kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt
trong bảo vệ môi trường.
- Trước hết rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần
khí quyển và có ý nghĩa điều hòa khí hậu. Rừng điều h òa khí hậu do lớp thực vật
nhiều tầng tiếp nhận bức xạ mặt trời, ngăn cản việc hun nóng mặt đất, tạo nên vi
khí hậu dưới tán lá rừng điều hòa hơn. Rừng ngăn cản các luồng gió, bão, bảo vệ
các khu dân cư hoặc nông nghiệp. Rừng là vật cản đường di chuyển của gió và có
ảnh hưởng đến tốc độ cũng như làm thay đổi hướng gió và thông qua đó làm thay
đổi các nhân tố khác của hoàn cảnh sinh thái.
- Rừng không chỉ chắn gió mà còn làm sạch không khí và có ảnh hưởng đến
vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên. Trên thực tế, rừng được xem như những
nhà máy lọc bụi khổng lồ. Trung bình 1 năm, 1 ha rừng thông có khả năn hút 36,4
tấn bụi từ không khí. Bên cạnh đó rừng cũng góp phần đáng kể làm giảm tiếng ồn.
Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng O 2 và CO2. Hằng năm có
khoảng 100 tỷ tấn CO2 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh và một
lượng tương tự được trả lại cho khí quyển do quá trình khác nhau trong tự nhiên.
Với tốc độ phá rừng như hiện nay thì vào khoảng năm 2050 nồng độ CO 2 trong
khí quyển sẽ tăng gấp đôi và nhiệt độ trái đất sẽ tăng khoảng 2oC.
- Hiện tượng bốc hơi sinh lý (bốc thoát hơi nước từ sinh vật) có tác dụng điề
tiết khí hậu, tạo mây mưa. Lượng nước thoát ra từ thực vật là rất lớn và phụ thuộc
vào độ ẩm của đất. Nhìn chung, lượng nước thoát ra từ thực vật ở rừng lá kim
trung bình 2 – 3 ngàn tấn/ha/năm, ở rừng thường xanh có thể đạt 4 – 6 ngàn
tấn/ha/năm. Sự bốc hơi vật lý xảy ra dưới tán rừng ít hơn nhiều so với nơi đất
trống.
- Rừng còn tạo ra tiểu khí hậu có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Rừng
làm giảm nhiệt độ và làm tăng độ ẩm không khí. Đặc biệt nhiều loại cây có khả
năng tiết ra chất phitonxit có tác dụng diệt khuẩn như thông, long não, bạc đàn,
quế.
- Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn. Thảm thực
vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống
đất và phân phối lại lượng nước này. Các nghiên cứu cho thấy nước mưa được
thực vật rừng giữ lại là 25% tổng lượng nước mưa. Tán rùng có khả năng làm
giảm sức công phá của nước mưa đối với đất mặt. Rừng cồn làm tăng khả năng
thấm và giữ nước của đất và hạn chế dòng chảy mặt. Tầng thảm mục có khả năng
giữ lại lượng nước bằng 100% - 900% trộng lượng của nó. Chính vì vậy đã làm
giảm đáng kể lượng đất bị sói mòn.
- Rừng có tác dụng điều tiết dòng chảy sông ngoài với việc lưu giữ nước trên
lưu vực trong mùa mưa lũ và cung cấp lại trong mùa khô kiệt. Rừng làm hco mưa
lũ hạn hán đều bớt nghiêm trọng chế độ thủy văn trên lưu vực có rừng trở nên điều
hòa hơn. Rừng bảo vệ đất, chống sói mòn do mưa. Trên đất rừng bị khai thác
trắng, lượng sói mòn có thể lên tới 100 – 200 tấn/ năm/ 1km2.
- Thảm mục rừng là kho chứa chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng
đến độ phì nhiêu của đất. Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất là cơ sở
ban đầu hình thành tầng thảm mục rừng và mùn của đất. Trung bình hằng năm vật
rơi rụng ở rung tự nhiên là 11 -17 tấn/ha, còn ở rừng trồng là 9 – 10 tấn/ha.
- Đất rừng hầu như tự bón phân, cành lá rơi rụng từ cây tạo thành mùn, được
các vi sinh vật phân hủy đưa trở về dạng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cần
thiết cho cây hấp phụ để tiếp tục sinh trưởng. Dưới tán rừng thuần loại, lượng mùn
này có thể lên tới 5 – 10 tấn/ha/năm, chứa khoảng 80 – 90 kg đạm, 8 kg photpho
và 8 kg kali.
- Rừng nhiệt đới ẩm chứa một sinh khối rất lớn 5.000 ha/ năm với mức tăng
trưởng 300 – 500 tạ/ ha/ năm. Trong đó, có khoảng 75% các chất cacbon hữu cơ
và đạm thực vật. Cành lá rơi rụng ở nhiệt đới gấp 5 lần rừng ôn đới, quá trình mùa
hóa, phân hủy nhanh chu trình trả lại dinh dưỡng cho cây vòng quanh nhanh hơn,
độ phì của đất cùng với rung tồn tại lâu dài, tạo nên hệ sinh thái bền vững. Đất
nông nghiệp luân canh, cứ 4 năm mỗi hecta mất đi 2.4 tấn Ca, 7.4 tấn P và 1 tấn K.
Rừng cây gỗ lớn chỉ mất khoảng 0.5 tấn Ca. 0.2 tấn Ca, 0.05 tấn P tức là ít hơn 5 –
40 lần. Hàng năm qua các phản ứng quang hợp 1 ha rừng đưa vào khí quyển
khoảng 16 tấn oxi tự do. Rừng cũng là nguồn tiêu thụ CO 2 được thải ra trong quá
trình hô hấp của thực vật, động vật và các hoạt động của con người hoặc thiên
nhiên, nhưng chỉ có thực vật, trong đó rung chiếm phần lớn là có khả năng hấp thụ
CO2 trong quá trình quang hợp.
- Các chất khoáng được cây rừng hút từ đất đẻ xây dụng cơ thể. Mặt khác
rừng không ngừng trả lại vật chất cho đất dưới dạng hợp chất hữu cơ bằng các sản
phẩm rơi rụng và trao đổi qua rễ. Các chất hữu cơ khi rơi vào đất bị phân hủy và
khoáng hóa trả lại chất vô cơ cho đất. Qúa trình này tạo điều kiện làm khép kín
vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng trong rừng.
- Tronh hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng
diễn ra với cương độ lớn. Các chất dinh dưỡng bị phân hủy nhanh, quá trình xói
mòn và rửa trôi xảy ra mạnh làm cho đất bị cạn kiệt. Nhờ có thảm thực vật phong
phú mới có khả năng chống lại xu thế nghèo kiệt của đất rừng . Chính vì vậy làm
suuy giảm thảm thực vật nhiệt đới sẽ dẫn đến phá hủy toàn bộ cân bằng vật chất
trong hệ sinh thái rừng.
- Rừng cũng là nơi cư trú và cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều laoij
côn trùng và đọng thực vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động thực vật và vi
sinh vật đất phát triễn. Hệ rễ cây có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất hóa học của
đất rừng. Hệ rễ ăn sâu vào trong đất làm cho đất trở nên tơi xốp tăng khả năng
thấm nước và chống xói mòn.
- Rừng có giá trị du lịch, phong cảnh, thể thao. Rừng là nơi tang giữ tài
nguyên sinh vật hoang dại.
- Trong các nền kinh tế sơ khai thực vật, động vật hoang giã là nguồn cung
cấp lương thực chính cho con người. Trong nền văn minh nông nghiệp tài nguyên
sinh vật rừng vẫn góp phần nhất định vào nguồn lương thực, thực phẩm có vai trò
quan trọng trong các công dụng và phẩm chất đặc biệt của các sản phẩm sinh vật
từ rừng. Ở các nước công nghiệp hóa nguồn gen từ các vi sinh vật từ rừng. Ở các
nước công nghiệp hóa nguồn gen từ các sinh vật hiếm có giá trị đặc biệt trong
chăn nuôi, trồng trọt và công ngiệp hóa dược.
3. Phân loại rừng
- Phân loại rừng không chỉ dựa vào một thành phần riêng biệt như chỉ dựa
vào các tầng cây gỗ, lớp thảm thực vật của rừng mà còn phải đề cập đến các yếu tố
môi trường và những ảnh hưởng tương hỗ giữa rừng với môi trường.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng có thể được phân thành các
loại sau đây:
+ Rừng phòng hộ : được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất
chống sói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn,
rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, rừng phòng
hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái của quốc, nguồn gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa học,
bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa danh lam, thắng cảnh phụa vị nghỉ ngơi, du lịch.
Rừng dặc dụng được chia thành các loại: vườn quốc gia, khu bảo tồn htieen nhiên,
khu rừng văn hóa – xã hội, nghiên cứu th í nghiệm.
+ Rừng sản xuất: Được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh danh gỗ, các lâm
sản khác, đặc sản rừng kết hợp phồng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng sản
xuất được nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có đủ
điều kiện quy định để sản xuất, kinh danh theo hướng thâm canh, nông – lâm
nghiệp kết hợp.
- Căn cứ vào vành đai khí khí hậu ở từng vùng người ta phân thành các loại
như: Rừng nhiệt đới, rừng ôn đới, rừng Bắc Cực …
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có rừng tự nhiên (rừng nguyên sinh, rừng
thứ sinh), rừng trồng….
- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh sinh học có các loại rừng: rừng kín vung
thấp, các kiểu rừng thưa, các kiểu rừng trảng, r ừng truông, các kiểu rừng kín vùng
cao, các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao…
- Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các
thảm thực vật tự nhiên với các vùng địa l ý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu
rừng được hình thành thì khí hậu và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm
năng phát triển của thảm thực vật rừng.
- Sự phân bố của thảm thực vật rừng là sự đồng nhất tương đối về địa l ý, sinh
thái và được hiểu như là một đơn vị địa l ý thực vật độc lập, chúng kết hợp với
nhau theo vĩ độ và theo độ cao thành các vành đai rừng lớn trên Trái Đất. Sự phân
bố các đai rừng về cơ bản không chụi ảnh hưởng tác động của con người.
II. Tình hình khai thác và hiện trạng tài rừng
1. Tình hình khai thác và hiện trang tài nguyên rừng trên thế giới
1.1 Sự phân bố rừng trên thế giới
- Trong lịch sử trái đất, khi con người xuất hiện thì rừng tự nhiên hay rừng
nguyên thủy đã chiếm lĩnh tất cả mặt đất, trừ vùng cực có rêu, địa y và vùng xa
mạc ở Châu Phi, Châu Úc và Trung Á. Ở vùng ôn đới phổ biến là rừng tai gai với
các loài cây lá kim rụng lá hoặc không rụng lá và các loại cây lá bản rộng, rụn g về
màu lạnh. Ở vùng xích đạo và nhiệt đới là rừng mưa nhiệt đới, có cấu trúc nhiều
tầng, có trở thành phức tạp, nhưng trong đó vẫn có những họ ưu thế và những đám
cây thuần loại mọc tập trung.
- Nhìn chung tài nguyên rừng trên thế giới phân bố không đồng đ ều. Đã có
thời, rừng chiếm diện tích 60 km2 ở trên lục địa. Vào năm 1958, rừng bị thu hẹp
xuống còn 44 ,05 triệu km2, vào năm 1973 còn 37,37 triệu km2 và hiện nay còn 29
triệu km2. Hiện nay, diện tích rừng khép kín chỉ còn lại khoảng 23triệu km 2
(1995).
- Theo đánh giá mới đây, năng suất trung bình của rừng trên toàn thế giới đạt
đến 5 tấn chất khô trên mỗi km2 mỗi năm. Tuy nhiên con số này rất khác tùy theo
lọai rừng và sự phân bố của chúng.
- Phần lớn diện tích rừng kín phân bố ở vùng nhiệt đới ( 60% diện tích rùng
kín trên thế giới). Trong các loại rừng nhiệt đới thì rừng mưa nhiệt đới với các loài
cây rộng thường xanh có vai trò quan trọng nhất. Khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất
là rừng Amazon có diện tích 330 triệu ha. Các rừng mưa nhiệt đới phân bố thành
một vành đai không liên tục xung quanh đường xích đạo trong phạm vi 23,5o B –
N, chủ yếu là giữa 10 o B –N. Những vùng có rừng mưa nhiệt đới lớn là Châu Mỹ
Latinh, Tây Phi và Đông Nam Á. Ngoài ra, rừng mưa còn có ở Trung Mỹ, Bắc
Oxtraylia, Nam Trung Quốc.
- Rừng lá kim ( tai ga) ở vùng ôn đới nơi có thời gian sinh trưởng ngắn nên
năng xuất thấp hơn nhiều so với rừng ẩm nhiệt đới. Rưng này chiếm diện tích rộng
lớn ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Nga, Bắc Trung Quốc và các vung cao nhiệt đới. Cây chủ
yếu của rừng là thông, linh sam...Rừng lá kim phát triễn theo các dãy núi từ Bắc
Mỹ xuống Mehico bao gồm nhiều thông đỏ, thông núi, những cây cổ thụ...
- Rừng lá rụng ôn đới phân bố thấp hơn, gần vùng nhiệt đới hơn và đã có một
thời kỳ phủ kín vùng Đông Bắc Mỹ, khắp Châu Âu, một phần N am Mỹ và Một
phần cuat Trung Quốc, Nhật Bản, Úc…. Có lẽ nền văn minh đạt được cực thịnh.
1.2 Tình hình khai thác và hiện trạng
- Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng, trong đó 95% là
rừng tự nhiên và 5% rừng trồng. Phá rừng nhiệt đới và suy thoái rừng ở nhiều
vùng trên thế giới đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các loại hàng hóa và
các dịch vụ từ rừng.
- Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng.
+ Đầu thế kỷ 20 diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha
+ Năm 1958: 4,4 tỷ ha
+ Năm 1973: 3,8 tỷ ha
+ Năm 1995: 2,3 tỷ ha
- Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị tàn phá nặng nề, nhất là rừng mưa nhiệt
đới, tốc độ mất rừng mỗi năm trên thế giới trung bình từ 16 - 20 triệu ha. Nói một
cách khác đi, mỗi phút đi qua có 1 ha rừng nhiệt đới bị xóa đi trên bản đồ thế giới.
+ Vào đầu thập kỉ 90 rừng mưa nhiệt đới chỉ còn 50% diện tích trước đây và
chiếm 8 – 9% diện tích lục địa thế giới. Năm 1990, một số nước còn giữ lại được
một tỉ lệ nhất định rừng nhiệt đới như Colombia, Peru , Brazil, Venezuela, Surinam
ở Mỹ la tinh và Liberia, Cộng hòa Dân chủ Công Gô ở Châu Phi còn 75% diện
tích rừng nhiệt đới . Ở Châu Á có Malayxia. Mianma, Indonexia còn khoảng trên
40%. Theo dư báo đến năm 2010 rừng nhiệt đới chỉ còn 20 – 25% ở một số nước
ở Châu Phi, Châu Mỹ la tinh và Đông Nam Á.
+ Rừng Bắc Cực và ôn đới không giảm về diện tích nhưng chất lượng và
trữ lượng gỗ bị suy giảm đáng kể do ô nhiễm không khí , có sự thay đổi nhiều về
thành phần và nơi phân bố do diện tích của rừng già bị thu hẹp v à chia cắt thành
nhiều mảnh. Theo tính toán giá trị kinh tế rừng ở Châu Âu giảm 30 tỷ USD/năm.
1.3 Nguyên nhân làm giảm diện tích và suy thoái rừng trên thế giới
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ
yếu ở các nhóm nguyên nhân sau:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực,
trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe
(1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hằng năm là do nguyên
nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang
xảy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ la tinh.
- Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng do nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân
quan trọng làm cạn tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt
trên thế gii đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm
1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn,
sưởi ấm. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun.
- Chăn thả gia súc: sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở
rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La
Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ.
Phần còn lại chủ yếu là do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việ c mở rộng diện
tích các đồng cỏ do chăn nuôi với tốc độ 20 nghìn km2/ năm trong giai đoạn 1950
– 1980. Còn ở Braxin, khoảng ¾ diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazon đến
1980 có lien quan trực tiếp đến việc chăn nuôi bò.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như
các nguồi tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên
nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ
xảy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên
thế giới. Ví dụ, ở Malayxia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước
vào năm 1900, đến năm 1960 đã có trên một nữa diện tích rừng bị khai thác gỗ
cho xuất khẩu. Còn ở Philippin, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện
tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: nhiều diện tích rừng trên
thế giới đã bị chặt phá lấy đất để trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục
vụ cho việc kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan
tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để
trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng coca để sản xuất Socola. Ở Peru, nhân dân phá
rừng để trồng coca; diện tích trồng coca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của
Peru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng
nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malysia và nhiều nước khác.
- Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế
giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, như năm 1997 đã
xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, chỉ tính riêng
ở Indonexia trong một đợt cháy rừng (năm 1997) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng.
Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã cí 2,16 triệu ha rừng bị cháy.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm
tăng quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính
sách đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác.
Các dự án phát triển kinh tế xã hộ như xây dựng đường giao thông, các công trình
thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm tăng đáng kể tốc độ mất
rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
2. Tài nguyên rừng của Việt Nam
a. Sự phân bố rừng ở Việt Nam
- Đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác
nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét
độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng
già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi
và đặc biệt là rừng ngập mặn...
- Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. Có thể nói nước ta là
trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động vật từ phía bắc xuống, phía tây qua,
phía nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác trong vùng.
- Ðồng thời, nước ta có độ cao ngang từ mực nước biển đến trên 3.000 m