Đây là một thuật ngữ rất thông dụng để chỉ một tập hợp người có những
quan hệ kinh tế, chính trị , văn hóa , xã hội chặt chẽ với nhau. Nhưng cho đến
nay một định nghĩa được mọi người thừa nhận không phải là điều dễ dàng . những
nhà mác-xít lấy hình thái kinh tế-xã hội làm nội dung cơ bản của khái niệm xã hội
. Những nhà nghiên cứu khác dùng thuật ngữ “xã hội” với nghĩa là “các tổng thể
xã hội” , “các quan hệ xã hội” .v.v với cách hiểu có khác nhau.Nói chung là xét
chúng về mặt thể chế hoặc về mặt quan hệ do đó có nhiều cách phân loại khác
nhau. Nhiều nhà xã hội học đã dành công sức lớn vào sự phân loại này.
Ở nước ta, đã có những nghiên cứu xã hội học từ lâu ,nhưng chính thức
thành tổ chức thì năm 1977 có Ban xã hội học thuộc Uy ban khoa học xã hội . Đến
năm 1983 thì thành lập viện xã hội học .Viện này đã nghiên cứu các vấn đề về cơ
cấu xã hội và chính sách xã hội ,những vấnđề về xã hội dân số, vấn đề di chuyển
dân cư trên các vùng lãnh thổ , những vấn đề văn hóa xã hội ở Tây nguyên, các
vấn đề về gia đình và hôn nhân, vấn đề xã hội hóa nhân cách văn hóa và lối sống
.v.v Việc giảng dạy xã hội học đã được đưa vào chương trình chính thức của một
số trường Đại học .Đã có các sách chuyên khảo, giáo trình, tạp chí .v.v về xã hội
học.
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Môn học: Xã hội học giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC
GVHD: PGS.TS.LÊÂ SƠN
HVTH : NGUYỄN HỒNG SƠN
- TP.HCM 2006 –
MỤC LỤC
I.XÃ HỘI LÀ GÌ Trang 1
1.Khái niệm
2.Cách nhìn từ góc độ xã hội học đối với các hiện tượng tệ nạn xã hội
a.Từ nguyên lý chạy theo lợi nhuận : 2
b.Coi trọng phát triển kinh tế coi nhẹ con người :
c.Con người bị bức ra khỏi quan niệm đạo đức truyền thống :
d.Pháp luật thiếu hiểu lực, chính quyền không trong sạch :
e.Tội lỗi của thông tin đại chúng :
f. Phải chăng bần hàn sinh đạo tặc : 3
3.Kết luận :
II.XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN LÀ GÌ : 4
1.Khái niệm:
2.Vai trò của truyền thông đại chúng: 5
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội học có phạm vi rất rộng từ những vấn đề vĩ mô đến vi mô. Hệ thống
tri thức xã hội giáo dục rất phong phú ,mang nhiều màu sắc khác nhau của xã hội
đa dạng.Môn học này giúp chúng ta phát triển tư duy xã hội học giáo dục, hình
thành và phát triển cách nhìn nhận,phân tích và sử lý vấn đề bằng con mắt xã hội
học giáo dục thông qua một số khái niệm phạm trù xã hội học giáo dục.Ngoài ra
môn học này còn nghiên cứu về một số những vấn đề trong thực tế xã hội,phân
tích và đưa ra những hướng giải quyết nhằm góp phần vào sự phát triển của xã
hội.
I.XÃ HỘI LÀ GÌ :
1.Khái niệm:
Đây là một thuật ngữ rất thông dụng để chỉ một tập hợp người có những
quan hệ kinh tế, chính trị , văn hóa , xã hội … chặt chẽ với nhau. Nhưng cho đến
nay một định nghĩa được mọi người thừa nhận không phải là điều dễ dàng . những
nhà mác-xít lấy hình thái kinh tế-xã hội làm nội dung cơ bản của khái niệm xã hội
. Những nhà nghiên cứu khác dùng thuật ngữ “xã hội” với nghĩa là “các tổng thể
xã hội” , “các quan hệ xã hội” .v.v…với cách hiểu có khác nhau.Nói chung là xét
chúng về mặt thể chế hoặc về mặt quan hệ … do đó có nhiều cách phân loại khác
nhau. Nhiều nhà xã hội học đã dành công sức lớn vào sự phân loại này.
Ở nước ta, đã có những nghiên cứu xã hội học từ lâu ,nhưng chính thức
thành tổ chức thì năm 1977 có Ban xã hội học thuộc Uûy ban khoa học xã hội . Đến
năm 1983 thì thành lập viện xã hội học .Viện này đã nghiên cứu các vấn đề về cơ
cấu xã hội và chính sách xã hội ,những vấn đề về xã hội dân số, vấn đề di chuyển
dân cư trên các vùng lãnh thổ , những vấn đề văn hóa xã hội ở Tây nguyên, các
vấn đề về gia đình và hôn nhân, vấn đề xã hội hóa nhân cách văn hóa và lối sống
.v.v…Việc giảng dạy xã hội học đã được đưa vào chương trình chính thức của một
số trường Đại học .Đã có các sách chuyên khảo, giáo trình, tạp chí .v.v…về xã hội
học.
2.Cách nhìn từ góc độ xã hội học đối với các hiện tượng tệ nạn xã hội :
Tệ nạn xã hội là hiện tượng có từ lâu trong xã hội loài người. Song trong từng thời
kỳ lịch sử, ở một khu vực mỗi giai đoạn phát triển khác nhau nó biểu hiện với những đặc
trưng khác nhau. Đó là vấn đề không đơn giản, càng không thể chỉ quy về chiều suy thoái
đạo đức hay do nghèo đói. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chuyên gia đã cố gắng lý giải vấn
đề song cũng mới ở mức độ bàn cải chưa hoàn toàn thống nhất.
a.Từ nguyên lý chạy theo lợi nhuận :
Nạn làm hàng giả đã cho thấy đó là hiện tượng có nguyên nhân từ bản thân
cơ chế kinh doanh và cạnh tranh. Người ta đang đô xô đi kiếm lợi nhuận trong một
thế giới đang bị biến dạng vì chạy theo thói thời thượng với sự sùng bái các nhã
hiệu.
b.Coi trọng phát triển kinh tế coi nhẹ con người :
Tình trạng tệ nạn xã hội hiện nay một phần chính là do người ta đã không
hiểu ra rằng phát triển kinh tế không đồng nghĩa với phát triển xã hội, và thậm chí
bây giờ phải chứng kiến một hậu qủa ngược lại : sự phát triển kinh tế kèm theo sự
suy thoái xã hội.
c.Con người bị bức ra khỏi quan niệm đạo đức truyền thống :
Ở những nước đang phát triển qúa trình đô thị hóa, đó là “một qúa trình
phức tạp, gồm những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của
toàn bộ hệ thống dân cư trên cơ sở phát triển công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, vận
tải xây dựng nhà ở, các phương tiện thông tin đại chúng và phục vụ đời sống, phân
chia lao động theo vùng”.
d.Pháp luật thiếu hiểu lực, chính quyền không trong sạch :
Phẩm chất của chính quyền và tư cách là những con người cụ thể, trong
những trường hợp nhẹ nhất thì làm ngơ hoặc không trừng trị thích đáng tội phạm,
hoặc do sự lôi cuốn và một sức ép nào đó, hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm
hoặc do tập trung sức giải quyết những vấn đề chính trị được coi là to tát hơn.
e.Tội lỗi của thông tin đại chúng :
Những phương tiện thông tin đại chúng đã làm hư hỏng cả một thế hệ thanh
niên bằng những buổi phát thanh, phát hình, những loại báo, sách bỏ túi đầy
những hình ảnh, tin tức, câu chuyện kích thích bạo lực, tội ác, phá hoại…không ít
những trẻ em giết người do bị nhiểm một bộ phim nào đấy.
f. Phải chăng bần hàn sinh đạo tặc :
Trong rất nhiều trường hợp, sự nghèo khổ chính là bối cảnh, là mảnh đất thuận lợi
để nảy sinh tệ nạn xã hội, mà trước hết là những hành động nhằm nhất thời đối phó với
sự nghèo khổ bằng bất cứ giá nào “đói ăn vụng, túng làm càn”.
3.Kết luận :
Tệ nạn xã hội ngày nay đang là vấn đề nhức nhối lo âu của nhân loại và ở
Việt Nam. Tiếc thay với sự tiến hóa của nền văn minh, tội phạm và TNXH có xu
hướng ngày càng gia tăng.
Đấu tranh chống TNXH như thực tiển đã cho thấy là cuộc đấu tranh toàn
diện, đồng bộ, lâu dài, phức tạp, quyết liệt, cả về kinh tế, chính trị, pháp luật, y tế,
xã hội, giáo dục. Đồng thời với sự phát triển kinh tế, phải quan tâm đến phát triển
con người, đến sự công bằng xã hội, sức mạnh của chính quyền, nhà nước, sức
mạnh toàn xã hội và cả của cộng đồng quốc tế. Vai trò giáo dục luôn luôn có tầm
quan trọng trong việc xây dựng phẩm chất của con người một cách bền vững, lâu
dài từ trong việc xây dựng phẩm chất con người một cách bền vững, lâu dài từ
trong chiều sâu của tâm thức cá nhân. Cuộc đấu tranh phòng chóng TNXH không
thể như một trận đánh quân sự, mặt đối mặt với quân thù, ồ ạt tấn công, ra quân,
mà từ cội nguồn, gốc rễ là xây dựng con người.
II.XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN LÀ GÌ :
1.Khái niệm:
Thường thấy có hiện tượng “giao thoa” giữa các khái niệm khoa học và sự dịch
chuyển cả một khái niệm khoa học trong qúa trình vận dụng vào thực tế. Người ta
có thể chỉ nói “xã hội hóa” là đủ nếu được hiểu rằng “xã hội hóa” ở đây XHH cá
nhân và cá thể hóa như một phạm trù không chia cắt, không tách rời. Việc tách ra
từng vế ở đây chỉ là sự tách bạch tạm thời để phân tích trong phạm vi một bài
giảng.
Thuật ngữ :
Xã hội hóa là qúa trình con người tiếp thu nền văn hóa của xã hội trong đó con
người được sinh ra, qúa trình mà nhờ nó có người đạt được những đặc trưng xã hội
của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội.
Đó cũng gọi là qúa trình học hỏi xã hội, tiếp thu xã hội, thích ứng xã hội. Xã hội
hóa là quá trình liên tục diễn ra suốt đời người.
Ngay trong phạm vi xã hội học, người ta có thể đứng từ góc độ khác nhau, mặc
dù không mâu thuẩn với nhau, từ ý muốn nhấn mạnh khía cạnh này hoặc khía cạnh
khác…mà có những định nghĩa không hoàn toàn giống nhau khi nói về xã hội hóa
cá nhân.
Có người đưa ra một hình ảnh đơn giản để nói về xã hội hóa cá nhân như sau :
xã hội như một con tàu, cá nhân phải bước lên được con tàu xã hội, mới trở thành
con người xã hội nếu không thì cứ đứng ở bên tàu. Hình ảnh ấy cũng cho thấy
phần nào ý nghĩa của xã hội hóa đối với con người.
Nói một cách hành lâm hơn thì người ta gọi đó là qúa trình tương tác giữa cá
nhân và xã hội (tập thể) trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức, kỹ
năng, những phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội.
Có tác giả coi xã hội hóa cá nhân là một diễn tiến ảnh hưởng tương hỗ giữa
một người và một người khác. Kết qủa là sự chấp nhận những khuôn mẫu tác
phong xã hội và thích nghi với những khuôn mẫu đó. Có thể mô tả xã hội hóa theo
hai quan niệm : quan niệm khách quan theo đó xã hội ảnh hưởng đến cá nhân và
quan điểm chủ quan theo đó cá nhân đáp ứng lại xã hội.v.v
Có cuốn từ điển xã hội học nhấn mạnh xã hội hóa là qúa trình hình thành nhân
cách được diễn ra bằng con đường vượt qua những mâu thuẩn giữa những giá trị cá
nhân và giá trị xã hội. Phương thức khắc phục những mâu thuẩn trên là sự chiếm
lĩnh các yếu tố văn hóa và nắm vững các giá trị xã hội do cá nhân thực hiện. Xã
hội hóa thực hiện như là qúa trình ảnh hưởng của xã hội đến nhân cách(ví dụ như
trong học tập) trong đó, về phần nhân cách cũng thể hiện mức độ tích cực nhất
định.
Giáo dục là bộ phận của qúa trình xã hội hình thành và phát triển nhân cách,
nó nhấn mạnh những nhân tố tác động có mục đích, có tổ chức. Việc tổ chức qúa
trình đó chủ yếu do những người có kinh nghiệm, có chuyên môn gọi là những nhà
giáo dục, nhà sư phạm đảm nhiệm. Nơi tổ chức qúa trình đó một cách có hệ
thống, có kế hoạch nhất là nhà trường.
Như vậy, xã hội hóa được hiểu với nghĩa rộng nhất, nó bao hàm cả những yếu
tố ngẫu nhiên và tự phát về mặt xã hội, về giáo dục.
2.Vai trò của truyền thông đại chúng:
Những phương tiện thông tin đại chúng đã làm hư hỏng cả một thế hệ thanh
niên bằng những buổi phát thanh, phát hình, những loại báo, sách bỏ túi đầy
những hình ảnh, tin tức, câu chuyện kích thích bạo lực, tội ác, phá hoại…không ít
những trẻ em giết người do bị nhiểm một bộ phim nào đấy.
Hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới, người ta chỉ mới bàn đến một
cách sơ lược sự phối hợp giáo dục giữa các phương tiện thông tin đại chúng và nhà
trường. Nhiều nhà đạo đức học đã kêu lên rằng : những bộ phim bạo lựïc, khiêu
dâm…chiếu bừa bãi trên truyền hình đã đập tan không thương tiết những bài học
vốn đã rất mong manh ở nhà trường.
Mọi người đều biết rằng truyền thông đại chúng là một trong những cách tốt
nhất để truyền đạt tri thức, kiến thức nhanh nhất và tốt nhất cho mọi người, mọi
lứa tuổi.Chính vì vậy mà những người có trách nhiệm về lĩnh vực này phải hết sức
nỗ lực để quản lý, chắt lọc những thông tin cần thiết và có ích cho xã hội. Bên
cạnh đó cần phải linh động , nắm bắt kịp thời nhu cầu và sự phát triển của xã hội
để có thể truyền đạt cho mọi người,mọi lứa tuổi những kiến thức bổ ích nhằm phục
vụ cho bản thân mình và góp phần vào sự phát triển của đất nước nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xã hội học giáo dục Tác giả : PGS Võ Tấn Quang
PGS.TS Lê Sơn
2. Tìm hiểu giới tính tuổi học trò NXB : Nhà xuất bản trẻ Hà Nội
3. Từ điển xã hội học Tác giả : Nguyễn Hữu Tâm
Nguyễn Hoài Bão
4. Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu
thế kỷ thứ XXI: Chiến lược phát triển NXB : Nhà xuất bản giáo dục