Tiểu luận Một mô hình đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc

Với tư cách là một nhà đầu tư quốc tế, có một số vốn lớn trong tay chắc hẳn bạn sẽ luôn cảm thấy đắn đo rằng mình nên đầu tư vào quốc gia nào trên thế giới? Liệu chiến lược đầu tư vào quốc gia đó có hiệu quả không, có tiềm ẩn rủi ro không? Câu trả lời của bạn sẽ được giải đáp phần nào nhờ những công ty, những tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Chính họ là n gười tạo ra một cơ sở dữ liệu so sánh tổng thể nhất những rủi ro tiềm ẩn trong mỗi quốc gia thông qua cấp bậc xếp hạng mà họ đánh giá dành cho mỗi quốc gia đó. Kết quả xếp hạng này đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, nếu được đánh giá tốt thì tất yếu đây sẽ là một thị trường tốt thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng thêm nhiều quan hệ ngoại giao quốc tế, thị trường tài chính sẽ có cơ sở để phát triển mạnh hơn. và ngược lại. Vậy họ dựa vào những yếu tố nào để đo lường, đánh giá rủi ro quốc gia đối với một nước? Bài viết này của nhóm chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó thông qua mô hình xếp hạng tín nhiệm đối với Trun g Quốc của Công ty A.M.Best thuộc Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ.

pdf24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một mô hình đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 1 Tiểu luận MỘT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC GVHD: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................3 NỘI DUNG........................................................................................................................................4 I. KHÁI NIỆM XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TRÊN THẾ GIỚI: .................................................................................................................4 1. Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm quốc gia: ...................................................................................4 2. Giới thiệu về một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới:........................................................4 2.1. Standard & Poor’s:................................................................................................................4 2.2. Moody's Investors Service: ....................................................................................................6 2.3. Fitch Group: .........................................................................................................................9 II. Một mô hình xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Trung Quốc được thực hiện bởi Công ty dịch vụ đa quốc gia A.M.Best: ........................................................................................................................... 11 1. Giới thiệu sơ lược về đất nước Trung Quốc: ................................................................................ 11 1.1. Địa lý: ................................................................................................................................ 11 1.2. Kinh tế: .............................................................................................................................. 12 1.3. Con người: ......................................................................................................................... 13 1.4. Chính trị:............................................................................................................................ 14 1.5. Quan hệ ngoại giao: ............................................................................................................ 14 2.Mô hình xếp hạng tín nhiệm Trung Quốc của A.M.Best:............................................................... 15 2.1. Giới thiệu sơ lược về A.M.Best:........................................................................................... 15 2.2. Giới thiệu về chỉ số xếp hạng tín nhiệm CRT (Country Risk Tier) của A.M.Best: .................... 15 2.3. Cách xếp hạng tin nhiệm rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc của A.M.Best:........................... 17 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 24 Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 3 LỜI MỞ ĐẦU Với tư cách là một nhà đầu tư quốc tế, có một số vốn lớn trong tay chắc hẳn bạn sẽ luôn cảm thấy đắn đo rằng mình nên đầu tư vào quốc gia nào trên thế giới? Liệu chiến lược đầu tư vào quốc gia đó có hiệu quả không, có tiềm ẩn rủi ro không? Câu trả lời của bạn sẽ được giải đáp phần nào nhờ những công ty, những tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới. Chính họ là người tạo ra một cơ sở dữ liệu so sánh tổng thể nhất những rủi ro tiềm ẩn trong mỗi quốc gia thông qua cấp bậc xếp hạng mà họ đánh giá dành cho mỗi quốc gia đó. Kết quả xếp hạng này đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, nếu được đánh giá tốt thì tất yếu đây sẽ là một thị trường tốt thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng thêm nhiều quan hệ ngoại giao quốc tế, thị trường tài chính sẽ có cơ sở để phát triển mạnh hơn... và ngược lại. Vậy họ dựa vào những yếu tố nào để đo lường, đánh giá rủi ro quốc gia đối với một nước? Bài viết này của nhóm chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều đó thông qua mô hình xếp hạng tín nhiệm đối với Trung Quốc của Công ty A.M.Best thuộc Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 4 NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TRÊN THẾ GIỚI: 1. Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm quốc gia: - Hệ số tín nhiệm của quốc gia là chỉ số đánh giá về khả năng về tài chính cũng như khả năng hoàn trả đúng hạn tiền gốc và lãi các khoản nợ của một quốc gia. Hệ số tín nhiệm quốc gia được xem như là một yếu tố để xác định mức độ rủi ro của quốc gia đó. Hệ số tín nhiệm càng thấp thì mức độ rủi ro về khả năng không thanh toán được các khoản nợ càng cao. Hệ số tín nhiệm quốc gia được công bố bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. - Xếp hạng tín nhiệm quốc gia là việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện việc phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia để đưa ra mức xếp hạng tín nhiệm cho quốc gia đó - Tổ chức xếp hạng tín nhiệm là các tổ chức độc lập chuyên thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới như Standard & Poor's (S&P), Moody's, A. M. Best, Fitch Ratings… 2. Giới thiệu về một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới: 2.1. Standard & Poor’s: - Là một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Mỹ. Đây là công ty con của McGraw-Hill. Standard & Poor's là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới (hai công ty còn lại là Moody's và Fitch Ratings). Standard & Poor's đưa ra các đánh giá tín dụng cả dài hạn và ngắn hạn cho các tổ chức công và tổ chức tư. Đánh giá về quốc gia thì hơn hẳn Fitch và Moody’s, năm 2011 lần đầu tiên trong lịch sử hạ bậc tín nhiệm đối với Mỹ xuống AA+ trong khi 2 hãng còn lại giữ nguyên xếp hạng AAA. - S&P đánh giá người vay từ từ mức AAA cho tới D. Các mức ở giữa có từ AA và CCC (ví dụ BBB+, BBB và BBB-). Với một vài người vay, S&P có thể đưa ra các hướng dẫn liệu người vay đó có khả năng được nâng bậc nâng bậc (tích cực), hạ bậc (tiêu cực) hoặc không chắc chắn (trung gian) Đánh giá đầu tư  AAA: những người vay tốt nhất, đáng tin cậy và ổn định.  AA: những người vay tốt, có độ rủi ro cao hơn AAA một chút, bao gồm: Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 5  AA+ : tương ứng với bậc Aa1 của Moody's và Fitch  AA: tương ứng bậc Aa2  AA- : tương ứng bậc Aa3  A: những người vay tốt nhưng độ ổn định tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi những hoàn cảnh kinh tế nhất định  A+: tương ứng bậc A1  A: tương ứng bậc A2  BBB: những người vay ở bậc tầm trung, nhưng trong điều kiện kinh tế bất lợi hay hoàn cảnh thay đổi có thể làm giảm khả năng trả nợ. Đánh giá phi đầu tư  BB: ít bị ảnh hưởng trong ngắn hạn nhưng khi đối diện với vấn đề bất ổn và kinh doanh không thuận lợi, điều kiện tài chính, kinh tế có thể dẫn tới khả năng không trả được nợ.  B: bị ảnh hưởng nhiều hơn BB nhưng hiện tại vẫn có khả năng trả nợ.  CCC: hiện tại dễ bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế thuận lợi để thực hiện được cam kết trả nợ.  CC: độ ảnh hưởng cao, trái phiếu đầu cơ.  C: độ ảnh hưởng cao, có khả năng bị vỡ nợ hoặc đang bị truy thu nhưng vẫn trả tiền theo giao ước.  CI: quá hạn chưa trả.  R: chịu sự kiểm soát theo quy định do hoàn cảnh tài chính.  SD: đã vỡ nợ có đối với vài giao ước.  D: đã vỡ nợ với các giao ước và sẽ vỡ nợ với phần lớn hoặc tất cả các giao ước.  NR: không đánh giá Đánh giá ngắn hạn  A-1: khả năng thực hiện trả nợ rất cao. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 6  A-2: nhạy cảm với các hoàn cảnh tài chính bất lợi nhưng khả năng đáp ứng các giao ước tài chính của người vay là thõa đáng.  A-3: những hoàn cảnh tài chính bất lợi có thể làm yếu khả năng đáp ứng cam kết tài chính của người vay  B: có những đặc điểm đầu cơ rõ nét. Người vay hiện vẫn có khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính nhưng đối mặt với những vấn đề không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới cam kết tài chính theo giao ước.  C: hiện có khả năng không thanh toán và người vay phải phu thuộc vào những yếu tố kinh tế, tài chính, kinh doanh thuận lợi để đáp ứng cam kết tài chính theo giao ước.  D: không có khả năng trả nợ (vỡ nợ với các khoản phải trả). Giao ước không được thực thi đúng thời hạn và thời gian ân hạn đã hết. Mức độ này cũng được dùng khi nộp đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp Kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia của S&P tính đến tháng 7/2012 2.2. Moody's Investors Service: - Moody’s Corporation là công ty chủ quản của các công ty dịch vụ đầu tư thuộc tập đoàn Moody's, thực hiện các nghiên cứu và phân tích tài chính cho các doanh nghiệp và các thể chế. Công ty còn đánh giá xếp hạng tín dụng cho những nhà đầu tư bằng cách sử dụng một tiêu chuẩn Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 7 đánh giá có quy mô. Moody’s Investors Service là công ty đánh giá thuộc tập đoàn Moody’s Corporation., được thành lập năm 1909 bởi John M oody. Một trong những chủ sở hữu lớn nhất của Moody’s là công ty Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffet. Hiện tại Moody’s chiếm 40% thị phần thị trường đánh giá tín dụng trên toàn thế giới. Hệ thống đánh giá các trái phiếu dài hạn của Moody’s - Moody's Investors Service, còn gọi là M oody’s, là tổ chức xếp hạng tín dụng trái phiếu của Moody’s Corporation. Moody's Investors Service cung cấp những nghiên cứu về tài chính quốc tế dựa trên những trái phiếu được phát hành bởi các tổ chức thương mại và cơ quan chính phủ, cùng với Standard & Poor's và Fitch Group, là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín trên thế giới. - Công ty xếp hạng uy tín tín dụng của người vay bằng cách sử dụng bảng đánh giá tiêu chuẩn dựa trên những mất mát dự kiến của nhà đầu tư t rong từng trường hợp. Moody's Investors Service đánh giá các chứng khoán nợ ở một số phân khúc thị trường có liên quan đến công chúng và chứng khoán thương mại trong thị trường trái phiếu. Bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu doanh nghiệp quản lý đầu tư như thị trường tiền tệ, quỹ có lợi tức cố định và quỹ đầu cơ, các tổ chức tài chính như ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng; và các nhóm tài sản trong tài chính phân lớp. Hệ thống xếp hạng của Moody's Investors Service được đánh giá từ mức Aaa tới mức C, Aaa là mức cao nhất và C là mức thấp nhất Đánh giá đầu tư Hạng trái phiếu nên đầu tư  Trong dài hạn  Aaa: Các trái phiếu có chất lượng cao nhất, độ rủi ro thấp nhất.  Aa1, Aa2, Aa3: Các trái phiếu có chất lượng cao, rủi ro thấp.  A1, A2, A3: Trái phiếu có chất lượng tốt, rủi ro thấp tuy nhiên vẫn tồn tại những yếu tố có khả năng dẫn đến sự suy yếu trong tương lai.  Baa1, Baa2, Baa3: Trái phiếu có rủi ro tương đối, được coi là các trái phiếu có chất lượng trung bình và có những yếu tố không đáng tin cậy.  Trong ngắn hạn  Từ Aaa đến A1 được xét là có khả năng trả nợ trong ngắn hạn.  Từ A2 đến A3 được xét là có khả năng hoặc có khả năng cao trả nợ ngắn hạn. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 8  Baa1 được xét có khả năng cao trả nợ ngắn hạn.  Baa2 có khả năng hoặc khả năng chấp nhận được để trả nợ ngắn hạn.  Baa3 khả năng chấp nhận được để trả nợ ngắn hạn. Hạng trái phiếu không nên đầu tư  Ba1, Ba2, Ba3: Các trái phiếu có chất lượng tín dụng không rõ ràng.  B1, B2, B3: Các trái phiếu có độ rủi ro tín dụng cao và chất lượng tín dụng khá thấp.  Caa1, Caa2, Caa3: Trái phiếu có chất lượng kém, rủi ro tín dụng rất cao. Các công ty phát hành trái phiếu này có thể đang mất khả năng trả nợ.  Ca: Trái phiếu có độ rủi ro rất cao, các công ty phát hành thường đang mất khả năng trả nợ.  C: Trái phiếu chất lượng thấp nhất trong bảng xếp hạng, các công ty phát hành thường không còn khả năng thanh toán và khả năng phục hồi thấp. Kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody tính đến tháng 7/2012 Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 9 2.3. Fitch Group: - Fitch Group thuộc sở hữu của Fimalac và Hearst Corporation. Ngày 12/04/2012, Hearst tăng cổ phần trong Fitch Group đến 50%. Fitch Rating và Fitch Solutions đều thuộc Fitch Group . Fitch Rating có trụ ở New York và Luân Đôn, là một trong ba Tổ chức Đánh giá Tín dụng được công nhận toàn quốc cùng với Moody’s và Standard & Poor’s. Đánh giá dài hạn Xếp hạng tín dụng trong dài hạn của Fitch Rating được phân theo thứ tự alphabetic từ “AAA” tới “D”, được sử dụng năm 1924 và sau đó được thông qua và cấp giấy phép bởi S&P (Moody’s cũng sử dụng tỉ lệ tương tự, nhưng tên từng loại thì khác.). Đánh giá đầu tư  AAA: Những công ty tốt nhất, đáng tin và ổn định.  AA: Những công ty tốt, rủi ro cao hơn AAA  A: Tình hình kinh tế có thể ảnh hưởng đến đầu tư.  BBB: Những công ty ở mức trung bình, đạt yêu cầu tại thời điểm hiện tại. Đánh giá phi đầu tư  BB: Dễ bị thay đổi theo nền kinh tế  B: Tình hình tài chính thay đổi rõ rệt.  CCC: Dễ bị ảnh hưởng và đáp ứng các cam kết với điều kiện kinh tế thuận lợi.  CC: Bị ảnh hưởng cao, đầu cơ trái phiếu.  C: Bị ảnh hưởng cao, có thể phá sản hoặc nợ nhưng phải tiếp tục trả nợ để hoàn thành nghĩa vụ.  D: Vỡ nợ và Fitch tin rằng công ty bị vỡ nợ hầu hết hoặc tất cả.  NR: Không công khai xếp hạng. Đánh giá ngắn hạn  F1+: Mức độ tốt nhất, cho thấy có khả năng rất tốt trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 10  F1: Mức độ tốt nhất, cho thấy có khả năng tốt trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính.  F2: Mức độ tốt, đáp ứng được các thõa thuận tài chính đã cam kết.  F3: Mức độ vừa phải có thể đáp ứng các nghĩa vụ đã cam kết nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi những điều kiện bất lợi.  B: Có tính đầu cơ và bên có nghĩa vụ gặp khó khăn trong việc thực thi các nghĩa vụ và dễ bị ảnh hưởng khi có những tác động trong kinh tế và tài chính.  C: Khả năng vỡ nợ cao và các cam kết tài chính phụ thuộc vào kinh doanh bền vững, thuận lợi và các điều kiện kinh tế.  D: Vỡ nợ và thất bại trong việc thực hiện các điều khoản cam kết Kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Fitch tính đến tháng 7/2012. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 11 II. Một mô hình xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Trung Quốc được thực hiện bởi Công ty dịch vụ đa quốc gia A.M.Best: 1. Giới thiệu sơ lược về đất nước Trung Quốc: Thủ đô: Bắc Kinh Diện tích: 9.596.960 km 2 Dân số: 1.339.724.852 Mật độ: 139,6 người /km 2 GDP (danh nghĩa): tổng số 7.260 tỷ $, bình quân đầu người 5.419 $ (tính đến hết năm 2011) Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index): 0,687 (hạng 105) 1.1. Địa lý: - Hiện nay, Trung Quốc có đường biên giới giáp 14 quốc gia khác ở châu Á. Phía bắc giáp Mông Cổ, Nga; phía tây giáp Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan; phía nam giáp Nepal, Bhutan, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam; phía đông giáp Bắc Triều Tiên và Biển Đông. Hiện nay, có thể coi rằng Trung Quốc là nước có đường biên giới tương đối dài trên thế giới. Ngày 12 tháng 1 năm 2011, Quốc hội Tajikistan đã bỏ phiếu đồng ý trao 1,000 km vuông (386,1 dặm vuông) lãnh thổ cho Trung Quốc, chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài nhiều thế kỷ giữa hai nước. - CHNDTH là nước lớn thứ tư t rên thế giới và có rất nhiều dạng khí hậu và địa dư khác nhau. Phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải Trung Quốc là các bình nguyên phù sa với mật độ dân cư rất dày đặc; dọc theo bờ Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) có nhiều núi non và miền nam đặc trưng bởi đồi và các dãy núi thấp. Trong vùng trung tâm của phía đông là các châu thổ của hai con sông chính Hoàng Hà và Dương Tử. Những con sông lớn khác gồm có Tây Giang, Lan Thương Giang (Mê Kông), Brahmaputra và Hắc Long Giang. Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 12 - Phía tây phần lớn là các dãy núi, đáng lưu ý nhất là dãy Hy Mã Lạp Sơn với đỉnh cao nhất của Trung Hoa cũng như của thế giới là đỉnh Everest, và các cao nguyên ở vị trí cao mà có đặc tính khô cằn của sa mạc như Takla-Makan và sa mạc Gobi. Do hạn hán kéo dài và có lẽ kỹ thuật canh tác nông nghiệp nghèo nàn, các cơn bão cát thường xuyên xảy ra vào mùa xuân ở Trung Quốc. Theo cơ quan Bảo vệ môi trường Trung Quốc, sa mạc Gobi đang mở rộng và trở thành khởi nguồn của những cơn bão cát ảnh hưởng đến Trung Quốc và các khu vực khác ở đông bắc Á như Đài Loan, Triều Tiên và Nhật. Cát bụi từ đồng bằng phía bắc Trung Quốc còn tìm thấy ở Bờ Tây nước Mỹ. Việc vứt chất thải tiêu dùng cũng như chất thải công nghiệp bừa bãi vào các con sông, việc sử dụng tài nguyên nước không hiệu quả cho tưới tiêu và tiêu dùng, việc xây dựng nhiều đập chứa nước, cũng như vấn đề sói mòn đất đai đang trở thành mối quan ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. 1.2. Kinh tế: - Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi nền kinh tế của Trung Quốc là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc. Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng. Theo mục tiêu này, chính quyền đã chuyển sang cơ chế khoán trong nông nghiệp thay cho hình thức hợp tác xã, tăng quyền hành đối với cán bộ địa phương và lãnh đạo các nhà máy trong công nghiệp, cho phép hoạt động đối với một loạt các doanh nghiệp cỡ nhỏ trong các ngành dịch vụ và sản xuất nhỏ, và mở cửa nền kinh tế cho ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Các chính sách kiểm soát giá cả cũng được nới lỏng. Kết quả là nền kinh tế Hoa Lục đã chuyển từ một nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản. - Chính phủ không còn nhấn mạnh đến sự công bằng mà chú trọng việc tăng thu nhập cũng như sức tiêu thụ cá nhân đồng thời áp dụng những hệ thống quản lý mới để tăng năng suất. Chính phủ cũng tập trung vào ngoại thương như một động cơ chính cho tăng trưởng kinh tế, theo đó 5 đặc khu kinh tế đã được thành lập với luật lệ đầu tư được nới lỏng để thu hút vốn nước ngoài. - Đại lục Trung Quốc còn nổi tiếng là nơi sản xuất hàng hóa giá thấp vì nguồn nhân công dồi đào, rẻ tiền. Một công nhân trong một xí nghiệp đặt tại nông thôn Trung Quốc thường được trả 50 xu tới 1 đô la Mỹ mỗi giờ (trung bình là 0,86 đô la), so với 2$ đến 2,50 đô la một giờ tại Mêhicô và 5,50 đô la tại Mỹ là mức lương tối thiểu. Thêm vào đó đa số công nhân Trung Quốc thường không thích tham gia công đoàn. Đây là một điểm lợi đối với giới chủ vì cho họ cơ hội tận dụng thoải mái nguồn lao động. Sự thiếu vắng công đoàn lao động tại Trung Quốc có thể được giải thích bởi sự e ngại rằng công đoàn là nơi để Đảng cộng sản Trung Quốc tìm những nhân vật bất đồng chính kiến. - Hơn hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đã đưa Trung Quốc vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có khả năng soán ngôi Mỹ vươn lên thành nền Đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc GVHD:PGS.TS Trương Quang Thông 13 kinh tế số một thế giới trong vòng hai thập kỷ tới hoặc thậm chí sớm hơn thế. Tuy nhiên những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại, trong khi nguy cơ lạm phát tăng
Luận văn liên quan