Tiểu luận Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú-Chiêm Hoá-Tuyên Quang

Thế kỷ XXI khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Theo dự báo của các nhà tương lai học thì thế kỷ XXI là thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài người. ở những thập niên đầu của thế kỷ XXI, giáo dục (GD) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhất là khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của những thập niên đầu thế kỷ, thích ứng được sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Nghị quyết TƯ IV khoáVII (1/1993) đã nhấn mạnh: "Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả đào tạo con người lao động tự chủ năng động sáng tạo" Nghị quyết TƯ II Khoá VIII cũng xác định: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của Giáo dục và Đào tạo là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, và XHCN. Có đạo đức trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tiến lên Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy hiệu quả giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân. Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên như lời Bác dặn". Trong chiến lược giáo dục đào tạo 2001 - 2010 cũng chỉ rõ: “ Mục tiêu và nhiệm vụ của GD và ĐT là đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu giáo dục và đào tạo là thực hiện giáo dục toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh. Giúp học sinh tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học hỏi, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống". Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “ Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước đất nước”. ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia-năm 2006) Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020 của Chính phủ nêu: “ Để đi tắt, đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học - công nghệ lại càng có tính chất quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ”. (Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020. Bộ GD&ĐT, NXBGD-Hà nội 2000) Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV đã nêu rõ: "Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong các trường học đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp". "Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục-đào tạo, phân công, phân cấp rõ trách nhiệm giữa ngành và cấp; lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm". Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Chiêm Hoá lần thứ XIX đã nêu rõ: " Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục . Nâng cao một bước rõ rệt hơn về chất lượng GD&ĐT theo hướng phát huy tốt nhất năng lực trí tuệ của HS. Phấn đấu hàng năm có 35% giáo viên đạt khá, giỏi ". Hiện nay, đất nước ta đang trên đường đổi mới, sự nghiệp GD&ĐT đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đúng mức và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì sự nghiệp Giáo dục và đào tạo cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, đào tạo ra những con người toàn diện để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước vững bước tiến lên sánh vai cùng với bè bạn năm châu . Như vậy đào tạo con người phát triển toàn diện đã được cụ thể hoá trong các Nghị quyết và Chiến lược phát triển của Đảng cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để làm được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức hàn lâm còn có các hoạt động bổ trợ, trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng, là sự tiếp cận nối tiếp hoạt động văn hoá bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ, phát triển tính đoàn kết của học sinh. Hoạt động giáo dục ngoái giờ lên lớp còn là 1 hoạt động phù hợp với yêu cầu của các em như: vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Hiện nay hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông nhằm góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục; đặc biệt là đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cấu đa dạng của đời sống xã hội. Thông qua hoạt động này, học sinh hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THPT. Tuy nhiên nhiều trường vẫn chưa chú trọng đầu tư đúng mức, tổ chức còn tạn mạn, mang tính hình thức đã dẫn đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học còn hạn chế. Năm thứ hai thực hiện theo chương trình phân ban kết hợp với học tự chọn theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường THPT Hoà Phú đã xác định đúng đắn vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc. Tuy vậy trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn, tồn tại. Xuất phát từ lý do khách quan và lý do chủ quan như đã trình bày ở trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú-Chiêm Hoá-Tuyên Quang" làm đề tài tiểu luận cuối khoá của mình. Qua đề tài bản thân mong tìm ra được cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tiễn, đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã được đề ra.

doc36 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú-Chiêm Hoá-Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan HD NGLL.doc
  • docGD Dao duc HS.doc
  • docNang cao chat luong doi ngu.doc
Luận văn liên quan