Tiểu luận Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Phong Thổ, Phong Thổ, Lai Châu trong giai đoạn hiện nay

Trong những năm gần đây,Đảng và Nhà nước luôn quan tâm,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy phát triển giáo dục là một trong những động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước cũng hết sức quan tâm đến quyền và nghĩa vụ học tập của nhân dân như Nghị quyết TW II khoá VIII, luật giáo dục, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã đề cập đến. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa là xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh:“ Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Hiến pháp năm 1992 tại điều 35 quy định: “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Tại điều 2 của Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để giáo dục giữ được vai trò đó Nghị quyết TW II khoá VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển biến nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học – giáo dục trong các trường”. Hội nghị lần thứ VI khoá IX đã đặc biệt nhấn mạnh: “Phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn vậy trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thực hiện giáo dục toàn diện”. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục phổ thông có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng như Bác Hồ đã dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.Nhiệm vụ đó là trách nhiệm của gia đình, của nhà trường và của xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò then chốt. Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước – xã hội – sư phạm trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Để làm tốt việc đó, một trong những vấn đề mấu chốt của nhà trường là làm tốt công tác tổ chức vì tổ chức là khâu quyết định đối với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Một nhà trường dù có giáo viên dạy tốt , nhiều học sinh có học lực khá giỏi , hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm đầy đủ mà không làm tốt công tác tổ chức các lớp thì kết quả giáo dục sẽ không được toàn diện. Công tác tổ chức các lớp học phần lớn là do đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và biện pháp quản lý của nhà trường tạo lập. Chính cung cách quản lý giáo viên chủ nhiệm tạo ra bộ mặt văn hoá của trường, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng, nghĩa là tạo ra khung cảnh sư phạm. Khung cảnh sư phạm là một trong những yếu tố quyết định sự thành đạt của nhà trường. Phong Thổ là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu .Tỉnh Lai Châu mới được chia tách từ tỉnh Lai Châu cũ bao gồm Lai Châu và Điện Biên từ ngày 01/01/2004. Về vị trí địa lý , phía bắc huyện giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, phía Đông giáp huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Than Uyên; giao thông đi lại khó khăn, kinh tế, văn hoá xã hội chậm phát triển.Huyện có 17 xã và 1 thị trấn với diện tích 1.674 km2 , dân số trên 95000 người gồm các dân tộc: Kinh, Thái, Hmông, Hà Nhì, Dao, Lự, Lô Lô, Giấy . Để thoát khỏi tình trạng trên, trong Nghị quyết của Huyện uỷ đã chỉ rõ “Phải đào tạo nguồn lực con người - đáp ứng với yêu cầu trước mắt và lâu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội”. Trường THPT Phong Thổ được thành lập ngày 28/7/2003 trờn một địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, sản xuất theo phương thức tự cung tự cấp. Trình độ dân trí thấp, học sinh phần đa chưa xác định được động cơ học tập, giáo viên hầu hết đều trẻ và mới ra trường, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh, ngôn ngữ bất đồng, chất lượng và hiệu quả giáo dục thấp. Trước những thực trạng trên Ban giám hiệu đã có những định hướng nhất định nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên trường còn nhiều hạn chế về tư tưởng đổi mới, công tác chủ nhiệm còn chậm, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thiếu chưa đồng bộ tham gia giảng dạy nhiều, một số giáo viên chưa thấy hết vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm, năng lực tổ chức, cách thức thực hiện công tác chủ nhiệm còn yếu, chưa đồng bộ giữa các lớp.

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Phong Thổ, Phong Thổ, Lai Châu trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan