Công cụ của chính sách tiền tệ là hệ thống các biện pháp mà NHNN có thể sử dụng để điều chỉnh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất của CSTT đã đề ra.
Theo quy định của luật NHNN 2010, Thống đốc NHNN có quyền quyết định lựa chọn sử dụng công cụ điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ đã được Chính phủ đề ra.
Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ đã được NHNN sử dụng chủ yếu trong thời gian qua bao gồm: lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát hạn mức tín dụng, .
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3407 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số định hướng, khuyến nghị cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam đến năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiỂU LUẬN
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015MỤC LỤC
NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ GIAI ĐOẠN 2011 – NỬA ĐẦU 2013
Tổng quan chính sách tiền tệ giai đoạn 2011 – 2013
Công cụ của chính sách tiền tệ là hệ thống các biện pháp mà NHNN có thể sử dụng để điều chỉnh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất của CSTT đã đề ra.
Theo quy định của luật NHNN 2010, Thống đốc NHNN có quyền quyết định lựa chọn sử dụng công cụ điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ đã được Chính phủ đề ra.
Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ đã được NHNN sử dụng chủ yếu trong thời gian qua bao gồm: lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát hạn mức tín dụng, ..
Công cụ lãi suất
Lãi suất là một trong những công cụ gián tiếp để điều hành CSTT, NHN thông qua công cụ này để điều khiển mức cung tiền cho nền kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia.
Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN từ 2011 đến 2013:
Năm 2011
Các lãi suất chủ chốt của NHNN được điều hành theo cơ chế: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “Sàn” là lãi suất chiết khấu, biên độ giao động +/- 2% để điều tiết thị trường, lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường mở được ấn định biến động trong biên độ giữa lãi suất tái cấp vốn (trần) và lãi suất chiết khấu (sàn).
Từ tháng 6/2011: Mối quan hệ giữa các loại lãi suất được điều chỉnh hợp lý hơn thời kỳ trước đó, theo nguyên tắc:
Lãi suất tái chiết khấu < lãi suất huy động vốn dưới 12 tháng < lãi suất tái cấp vốn.
Năm 2012
Từ tháng 1/2011-4/2012, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động cố định theo xu hướng giảm dần (14%/năm, 13%/năm, 12%/năm, 11%/năm) và lãi suất cho vay thỏa thuận ở tất cả các đối tượng và kỳ hạn vay vốn của khách hàng.
Tháng 5/2012, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động (11%/năm) và “trần” lãi suất cho vay ngắn hạn theo biên độ (lãi suất cho vay = lãi suất huy động + 3%/năm) với 4 đối tượng cho vay ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ), còn các đối tượng cho vay khác và cho vay trung dài hạn đều lãi suất thỏa thuận.
Tháng 6/2012, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động cố định (9%/ năm) và “trần” lãi suất cho vay cố định(13%/ năm) với 4 đối tượng sản xuất kinh doanh ưu tiên còn các đối tượng khác đều cho vay theo lãi suất thỏa thuận.
Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh:
Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 7%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/ năm xuống 9%/năm.
Lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Lãi suất cao nhất chỉ còn 15%/năm.
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh 8-9%/năm so với đầu năm 2012, thị trường tiền tệ đã có sự cải thiện tích cực hơn nhiều so với năm 2011
6 tháng đầu năm 2013
Lãi suất huy động và cho vay đều ở xu hướng giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm, NHNN có 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất:
Ngày 26/3, NHNN giảm 1% các lãi suất chủ chốt gồm tái cấp vốn (còn 8%), tái chiết khấu (6%), cho vay qua đêm trong thanh toán liên ngân hàng (9%), lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên (10%/năm). Trần lãi suất huy động giảm từ 8% xuống 7,5%/năm.
Ngày 10/5, NHNN giảm tiếp 1% các lãi suất chủ chốt. Lãi suất tái cấp vốn còn 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu còn 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng còn 8%/năm. Lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên giảm còn 10%/năm.
Ngày 28/6, NHNN giảm 0,5% trần lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống 7%/năm, kỳ hạn 6 tháng trở lên được thả nổi, trần lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng còn 1,2%/năm. Trần lãi suất USD cũng giảm 0,75% xuống còn 1,25%/năm.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009)
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng:
- Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNN & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính : 3%
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : 1%
- NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương : 1%
- TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội : 0%
Từ 12 tháng trở lên:
- Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính : 1%
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : 1%
- NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương : 1%
- TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội : 0%
Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
Trong thời gian 2011-2013, NHNN điều hành công cụ Nghiệp vụ Thị trường mở theo Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN và Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung QĐ 01/2007/QĐ-NHNN.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng. Các loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở hiện nay là:Tín phiếu NHNN, tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu địa phương do UBND thành phố Hà nội, UBNN thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
Năm 2011
Tháng 5/2011, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất thị trường mở (OMO) từ 13%/năm lên 14%/năm rồi tiếp tục đã tăng lên 15%/năm.
Như vậy, lãi suất trên thị trường mở đã tăng 2% sau hai lần điều chỉnh trong tháng 5 và tăng 8% kể từ tháng 11/2010.
Đến tháng 7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định giảm lãi suất thị trường mở (OMO) về mức 14%/năm sau một thời gian duy trì trên mức 15%/năm. Việc NHNN giảm lãi suất OMO ở một khía cạnh sẽ trợ giúp các NH thương mại hạ nhiệt lãi suất huy động và cho vay
Tháng 12, NHNN đã bơm ròng khoảng 16.428 tỷ đồng qua thị trường mở. Kỳ hạn giao dịch bao gồm 7 ngày và 14 ngày. Lãi suất giao dịch tiếp tục được duy trì ở mức 14%/năm.
Đầu năm 2012
Tháng 3/2012 NHNN hút ròng gần 15.000 tỷ đồng, trong đó thực hiện qua giao dịch “outright” (bán đứt) là 14.363 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 3, NHNN bơm ra thị trường 28.276 tỷ đồng, hút ròng về 35.189 tỷ
Đầu năm 2013
Tổng cộng trong 6 tháng, NHNN hút ròng 8.836 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO), giảm mạnh so với lượng hút hơn 60.500 tỷ cùng kỳ năm 2012.
Tính đến 25/6, trạng thái mua kỳ hạn trên OMO âm 21.186 tỷ đồng, trong đó lượng trúng thầu là 91.847 tỷ và đến hạn thanh toán 113.033 tỷ đồng. Trạng thái bán tín phiếu là dương 12.350 tỷ đồng, trong đó trúng thầu 132.491 tỷ đồng và đến hạn thanh toán 144.841 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng
Năm 2011
Hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu triển khai luật NHNN và luật các TCTD mới đây là cột mốc quan trọng nhằm đẩy nhanh hơn nữa quá trình đổi mới ngành ngân hàng theo cơ chế thị trường.
Huy động nguồn vốn từ các TCTD nước ngoài phải tăng và dư nợ cho vay khách hàng cũng phải tăng. Cơ cấu tín dụng tập trung đầu tư cho lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, cho vay kinh doanh bất động sản và kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng thấp.
Theo báo cáo tổng kết ngành ngân hàng năm 2011, cả năm tổng phương tiện thanh toán tăng 10%, tín dụng tăng 12-13%, trong đó tín dụng VND tăng 10,2%, tín dụng ngoại tệ tăng 18,7%.
Năm 2012
NHNN đã kiểm soát cung tiền ở mức hợp lí, mà nhất là tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chia thành 4 nhóm, tương ứng với các mức là 17%, 15%, 8% và 0%, quy định tỉ trọng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích là 16%.
Năm 2013
Tín dụng toàn hệ thống đến cuối tháng 6 ước tăng 4,5% so với cuối năm 2012, trong đó tín dụng bằng VND tăng 7,55%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 9,4%.
Tại Hà Nội, tín dụng tại thời điểm cuối tháng 6 ước tăng 1,7% so cuối năm 2012, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,3%, dư nợ trung và dài hạn tăng 2,3%.
Tại TP.Hồ Chí Minh, tín dụng đến cuối tháng 6 ước tăng 3,1% so với cuối năm 2012.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến hết tháng 5, nợ xấu của toàn hệ thống giảm xuống 4,65% trên tổng dư nợ, thay vì 6% vào khoảng tháng 2 và 8,6% -10% hồi tháng 10/2012. Nợ xấu của các TCTD tại T.P Hồ Chí Minh là 5,91%, nợ xấu của các TCTD tại Hà Nội là 6,58%
Đánh giá chính sách tiền tệ giai đoạn 2011 – nửa đầu 2013
Những kết quả tích cực
Năm 2011
Các mức lãi suất trên thị trường đã được điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của chính phủ.
GDP tăng 5.89%
Lạm phát so với cùng kỳ năm trước bắt đầu có dấu hiệu chững lại và giảm dần từ mức 22% trong tháng 10/2011 xuống 20% trong tháng 11 và 18.13% trong tháng 12
Thanh khoản VND toàn hệ thống về cơ bản được đảm bảo.
Dự trữ ngoại hối được bổ sung.
Với thị trường vàng: Giá vàng trong nước bám sát với giá vàng thế giới. Giới đầu cơ không còn khả năng thao túng thị trường.
Năm 2012
Kiềm chế lạm phát ở mức thấp: 6.8%
Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng
Lãi suất cho vay giảm mạnh: từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011.
Chính sách chống đôla hóa, vàng hóa được thực hiện triệt để.
Nửa đầu 2013
Tổng phương tiện thanh toán tăng 9.16% so với cuối năm 2012, thanh khoản của hệ thống ngân hang được đảm bảo.
Lãi suất giảm, góp phần tháo gỡ khó khan cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.
Tín dụng bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc: tín dụng cho nền kinh tế đã tang 6.45% so với đầu năm và tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Thị trường ngoại tệ ổn định. Những biến động bất thường trong một số thời điểm đã được NHNN can thiệp kịp thời nên thị trường và tỷ giá đã nhanh chóng ổn định trở lại.
Với thị trường vàng: Việc chấm dứt huy động cho vay vốn bằng vàng của các TCTD về cơ bản đã kết thúc, chấm dứt tình trạng “vàng hóa” trong hệ thống TCTD, chuyển quan hệ huy động, cho vay vàng sang quan hệ mua-bán vàng. Việc thị trường vàng dần đi vào ổn định hơn cũng giúp loại trừ các tác động tiêu cực của thị trường này tới tỷ giá và thị trường ngoại hối.
Tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 là 86.3/138.98 nghìn tỷ đồng.
Một số vấn đề hạn chế
Năm 2011
Trong những tháng đầu năm, hoạt động thanh tra, giám sát chưa quyết liệt, chế tài xử lý các vi phạm chưa nghiêm dẫn tới hiện tượng các TCTD sử dụng các biện pháp kỹ thuật để “lách” các quy định của NHNN, tạo ra sự méo mó trong số liệu về huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, gây khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ, mặc dù, gần đây hiện tượng này đã giảm nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trên thị trường ngoại hối, mặc dù niềm tin vào đồng Việt Nam được củng cố nhưng tình trạng đô-la hóa vẫn chưa được giải quyết triệt để; tín dụng ngoại tệ tăng cao, một số TCTD có hệ số sử dụng vốn vượt 100%, một số TCTD huy động vốn nước ngoài để tăng trưởng tín dụng cao, tiềm ẩn rủi ro khi các nguồn vốn nước ngoài bị rút đột ngột. Trên thị trường vẫn còn tình trạng các TCTD lách các quy định về tỷ giá làm tăng bất ổn trên thị trường ngoại hối.
Một số hạn chế của hệ thống ngân hàng về thanh khoản, nợ xấu đang ngày càng bộc lộ rõ khi NHNN triển khai các biện pháp nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng.
Năm 2012
Vẫn chưa xác định được số nợ xấu trong hệ thống ngân hang.
Căn bệnh thanh khoản vẫn còn: Cụ thể: Việc sử dụng các khoản vay ngắn hạn cho mục đích trung, dài hạn.
Nửa đầu năm 2013
Tốc độ tăng trưởng tín dụng chưa được như kỳ vọng của nền kinh tế với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cuối năm 2013: 12%
Thị trường chứng khoán tiếp tục trì trệ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng tiếp tục đối diện với những nút thắt về nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách DNNN, quản lý đầu tư công và nợ công, hâm nóng trở lại thị truờng bất động sản, trong khi nhu cầu về nguồn lực để đáp ứng các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp thiết về quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... ngày càng nhiều và cấp thiết.
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015.
Định hướng mục tiêu việc điều hành chính sách tiền tệ đến năm 2015
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, việc hoạch định mục tiêu chính sách tiền tệ phải thận trọng, hiệu quả, cần nhất quán và kiên định quan điểm ưu tiên kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng bền vững, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ mặc dù đã điều hành nới lỏng đáng kể từ năm 2012 nhưng đến giữa năm 2013, tín dụng tăng thấp so với định hướng. Mặc dù mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ đã được xác định khá rõ trong Luật NHNN 2010 nhưng thực tế điều hành đã cho thấy chính sách tiền tệ vẫn phải quan tâm đến những mục tiêu khác như bảo đảm an toàn hệ thống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống đô la hóa. Điều này làm phức tạp quá trình điều hành chính sách tiền tệ. Hiện tại, các điều kiện cần cho một chính sách tiền tệ mục tiêu lạm phát chưa đầy đủ thì mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ từ nay đến năm 2015 vẫn nên là đa mục tiêu trong đó chú trọng mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ là khối lượng cung ứng tiền (M2).
Kiểm soát chỉ tiêu lạm phát mục tiêu 2013-1015 từ: 8 % - 9%/năm
Trong giai đoạn cuối năm 2013, lạm phát sẽ hầu như không chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa mà phụ thuộc nhiều vào chính sách diều hành giá cả hàng hóa cơ bản và dịch vụ công, nên lạm phát năm 2013 dự kiến sẽ giao động quanh mức 8 - 9%, cao hơn mức 7% kế hoạch từ đầu năm.
Trong giai đoạn 2014 – 2015, cần điều hành chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa nhằm đưa lạm phát ở mức 8 - < 10%/năm. Nếu điều hành lạm phát trong giai đoạn này ở mức < 8%/năm, thì phải thực hiện giải pháp: tăng cường thắt chặt tiền tệ, tài khóa trong khi tổng cầu đang suy kiệt, hoặc phải kiểm soát chặt lạm phát chi phí đẩy bằng cách hạn chế nhập khẩu và giản lộ trình điều chỉnh giá bao cấp sang giá thị trường của các ngành hàng nhà nước đang quản lý giá. Các giải pháp nêu trên đều tác động tiêu cực đến mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, sẽ đạt được hiệu quả bền vững và cao hơn, nếu lạm phát mục tiêu trong giai đoạn 2014 - 2015 được điều hành trong khoảng 8% - 9%.
Kiểm soát tổng phương tiện thanh toán và tín dụng 2013-2015:
Quan điểm điều hành tăng trưởng M2 và tín dụng nên theo hướng nới rộng tín dụng và M2 so với mức thực hiện 2011-2012 ở mức hợp lý; hỗtrợ kích cầu bằng lãi suất thấp một số lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu( nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình;…) và các ngành hàng sản xuất không đủ sản lượng đang phải nhập khẩu trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, nguyên liệu.
Tính đến hết tháng 8/2013 tổng phương tiện thanh toán tăng 9,16% so với cuối băn 2012, con số này phù hợp với mục định hướng tăng trưởng M2 14 - 16% cho cả năm 2013. Vì vậy mục tiêu của chính sách tiền tệ đến hết năm 2013 là đạt mức tăng trưởng M2 phải đạt mức dự kiến và cao nhất có thể nhằm hỗ trợ cho suy giảm tổng cầu của nền kinh tế chưa được phục hồi.
Trong giai đoạn 2014 – 2015, theo nghiên cứu mô hình hàm cầu tiền của các chuyên gia cho thấy để đạt được tốc độ tăng trưởng khoảng 5,5%/năm và tỷ lệ lạm phát khoảng 8 - 9% bình quân thời kỳ 2013 - 2015 thì cung ứng tiền tệ cần tăng bình quân khoảng 17%/năm.
Một số vấn đề cần xử lý
Hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc góp phần cải thiện kinh tế và tăng mức sống của xã hội. Do đó, việc tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ luôn được các nước đặc biệt quan tâm. Để hoàn thiện đồng thoài nhiều giải pháp và ta có thể chia thành hai nhóm sau:
Nhóm giải pháp liên quan đến thể chế
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng:
Việc hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt nam trong giai đoạn tới không thể tách rời quá trình hoàn thiện hệ thống ngân hàng nói chung và bộ máy tổ chức, điều hành của ngân hàng nhà nước nói riêng. Bởi lẽ, hệ thống ngân hàng - trước hết là bộ máy tổ chức ngân hàng trung ương tương đối độc lập, lành mạnh và vững chắc- là yếu tố đầu tiên đảm bảo tính hiệu lực của chính sách tiền tệ.
Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng nhà nước cần tìm ra điểm dung hòa giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ, để đi đến việc kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Sử dụng linh hoạt mềm dẻo các công cụ điều tiết của chính sách tiền tệ: lãi suất, cho vay chiết khấu, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở. Các công cụ của chính sách tiền tệ thường được sử dụng là: duy trì nguyên tắc lãi suất thực dương, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp với các tổ chức tín dụng, duy trì chế độ tỷ giá hối đoái ổn định.
Nâng cao hơn nữa tính độc lập tương đối của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.
Thể hiện ở sự thống nhất và đồng bộ của các bộ luật, văn bản pháp quy có liên quan mà chính phủ đã ban hành, từ đó đảm bảo tính hiệu lực của hai Bộ luật ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy của ngành.
Việc xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật bổ sung cho hai luật cần được thực hiện nhanh chóng và kịp thời.
Nhóm giải pháp liên quan đến việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ
Theo dõi, bám sát diễn biến thị trường để có sự điều chỉnh lãi suấ cơ bản và biên độ phù hợp làm cho lãi suất cơ bản thực sự đóng vai trò là tín hiệu để điều tiết lãi suất thị trường. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bỏ biên độ của lãi suất cơ bản, tiến tới tự do hóa lãi suất đồng Việt Nam.
Thực hiện điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn phù hợp với diễn biến thị trường. Bên cạnh đó cần sử dụng linh hoạt lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất đấu thầu trái phiếu và tín phiếu.
Cần sử dụng một cách linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo tín hiệu thị trường nhằm tác động tới việc gia tăng tổng phương tiện thanh toán và kích thích tăng trưởng điều hành chính sách tiền tệ.
Cần hoàn thiệ nghiệp vụ thị trường mở bằng việc rà soát lại quy chế về nghiệp vụ thị trường mở nhằm mở rộng thời hạn còn lại của các chứng từ có giá, từ đó tạo điều kiện để cung ứng vốn cho các tổ chức tín dụng, qua đó các tổ chức tín dụng có điều kiện can thiệp tốt hơn vào thị trường để ổn định tỷ giá.
Theo dõi sát các diễn biến trên thị trường tiền tệ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Xử lý nợ xấu, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.
Xử lý nợ xấu
Quan điểm chính sách và trích lập dự phòng để xử lí nợ xấu:
- Những khoản nợ xấu phát sinh do Ngân hàng tự thẩm định và cho vay theo nguyên tắc thương mại thị trường thì Ngân hàng phải tự xử lí theo nguyên tắc thị trường.
- Nguồn xử lí từ quỹ phòng rủi ro từ chi phí kinh doanh. Mức trích lập rủi ro phải đảm bảo đủ bù đắp rủi ro đã xảy ra, phải trích đầy đủ theo thực tế phân loại nợ xấu hàng quý, không được kéo dài dây dưa.
- Ngân hàng phải cắt giảm chi phí, cắt giảm lao động, cắt giảm tiền lương, không được đầu tư mua sắm tài sản cố định cho đến khi chưa đủ nguồn dự phòng rủi ro, không được chi tài trợ quảng cáo, tài trợ các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật khác khi chưa trích đủ nguồn xử lí rủi ro.
Các NHTM nợ xấu cao phải có phương án kinh doanh chấp nhận lỗ trong 1-2 năm để trích đủ dự phòng rủi ro.
Tái cơ cấu, tăng vốn chủ sở hữu, chứng khoán hóa nợ xấu
- Các NHTM không chịu nổi thua lỗ phải bắt buộc tái cơ cấu hoặc tăng vốn chủ sở hữu để bù đắp thua lỗ, đảm bảo an toàn hoạt động.
- Những khoản nợ xấu ngân hàng cho vay do chỉ định, bảo lãnh gián tiếp hoặc trực tiếp của Chính phủ thì đề nghị Bộ tài chính xây dựng phương án trả nợ theo hướng “chứng khoán hóa các khoản nợ vay, bảo lãnh” .
Phát hành tín phiếu kỳ hạn 364 ngày để thanh toán cho ngân hàng, chuyển đổi nợ vay thành nợ trái phiếu kho bạc, chuyển thành cổ phần góp vốn của nhà nước vào ngân hàng.
Những khoản nợ xấu của các doanh nghiệp vay để thực hiện các dự án của nhà nước mà nguồn trả nợ là nguồn vốn thanh