Tiểu luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở từng bộ phận sản xuất tại Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội

Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay cùng với quá trình mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt. Sức ép của thị trường, của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các nhà kinh doanh và các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây chính là chìa khoá quan trọng góp phần nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp trươc tiên phải có một hệ thống quản lý tốt, có khả năng thích nghi cao với sự biến động của thị trường. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9000 hiện đang là mô hình quản lý được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới do những lợi ích thiết thực mà nó đem lại cho các doanh nghiệp áp dụng. Việc áp dụng hệ thống này chính là một hướng đi quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường tìm kiếm một hệ thống quản lý phù hợp với điều kiện và trình độ của mình nhằm đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp mình nats là trong thị trường đầy biến động hiện nay. Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm Sứ xây dựng - Bộ xây dựng, là một doanh nghiệp hoạt động khá tốt trong những năm gần đây. Công ty đã nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ tống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9002 và đã đạt được một số thành công nhất định trong việc đảm bảo nâng cao và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm của mình đem lại sự thoả mãn cho khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường.

pdf14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở từng bộ phận sản xuất tại Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở từng bộ phận sản xuất tại Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội Lời nói đầu Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay cùng với quá trình mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt. Sức ép của thị trường, của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng trong và ngoài nước buộc các nhà kinh doanh và các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây chính là chìa khoá quan trọng góp phần nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp trươc tiên phải có một hệ thống quản lý tốt, có khả năng thích nghi cao với sự biến động của thị trường. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9000 hiện đang là mô hình quản lý được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới do những lợi ích thiết thực mà nó đem lại cho các doanh nghiệp áp dụng. Việc áp dụng hệ thống này chính là một hướng đi quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường tìm kiếm một hệ thống quản lý phù hợp với điều kiện và trình độ của mình nhằm đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp mình nats là trong thị trường đầy biến động hiện nay. Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm Sứ xây dựng - Bộ xây dựng, là một doanh nghiệp hoạt động khá tốt trong những năm gần đây. Công ty đã nghiên cứu xây dựng và áp dụng hệ tống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9002 và đã đạt được một số thành công nhất định trong việc đảm bảo nâng cao và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm của mình đem lại sự thoả mãn cho khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thành công bước đầu. Để hệ thống này thực sự có hiệu lực và tiếp tục phát huy hiệu quả thì công tác duy trì, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống chất lượng đang áp dụng là đòi hỏi thiết yếu đặt ra với Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội. Vì vậy qua thời gian tập sự tại Công ty em có một số ý kiến nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm trong chuyên đề này. * Chuyên đề này gồm hai chương: Chương I : Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay Chương II: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở từng bộ phận sản xuất Chương I: thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Sứ Thanh Trì (tên giao dịch: Thanh Trì Sanitary Wase Company) là một doanh nghiệp Nhà nước có trụ sở tại xã Thanh Trì - huyện Thanh Trì - Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất vật liệu xây dựng. Công ty có nguồn gốc sơ khai từ một cơ sở sản xuất bát của tư nhân. Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh, Công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm để có được sự phát triển như ngày nay. - Giai đoạn 1961 - 1987: Tháng 3 - 1961, xưởng gạch Thanh Trì được thành lập, sau đó đổi tên thành xí nghiệp gạch Thanh Trì, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp sành sứ Thuỷ Tinh. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất các loại gạch lá nem, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè, ống máng thoát nước...Sản lượng sản xuất trong giai đoạn này rất nhỏ, chỉ khoảng vài trăm viên mỗi loại. Năm 1980, xí nghiệp lại đổi tên thành Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì và bắt đầu sản xuất các loại sản phẩm sứ có tráng men. - Giai đoạn 1988 - 1991: Trong khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang cơ chế thị trường thì nhà máy vẫn quen cách làm ăn cũ. Sản phẩm làm ra có chất lượng kém, mấu mã đơn điệu, chi phí sản xuất lại quá cao, do đó đã không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại ở trong nước cũng như của nước ngoài. Nhà máy đứng bên bờ của sự phá sản. - Giai đoạn 1992 - đến nay: Được sự giúp đỡ của Lãnh đạo Bộ xây dựng và Liên hiệp các xí nghiệp Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (nay là Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng). Nhà máy đã vượt qua thời kỳ khó khăn. Bên cạnh việc bố trí lại tổ chức nhân sự, Tổng Công ty đã quyết định đặt nhà máy dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. Nhận thức rõ vai trò của công nghệ trong quyết định chất lượng sản phẩm, Tổng giám đốc đã chỉ đạo nhà máy ngừng sản xuất để tập trung nghiên cứu công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc, sắp xếp lại mặt bằng và dây chuyền sản xuất. Thực tế đã chứng minh đây là quyết định táo bạo nhưng đúng đắn. Sau 11 tháng ngừng sản xuất, tháng 11 - 1992, Nhà máy đã đi vào tư thế sẵn sàng sản xuất. Chỉ trong vòng 46 ngày cuối năm 1992, sau khi được phép hoạt động trở lại, nhà máy đã sản xuất được 20.400 sản phẩm với chất lượng cao hơn hẳn các năm trước, sản lượng gấp 3,4 lần sản lượng của cả hai năm 1990, 1991. Từ đó cho đến nay sản lượng cũng như doanh thu của Nhà máy đã tăng trưởng không ngừng qua mỗi năm sản xuất. Ngày 24/3/1993 Nhà máy được nhận quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước (QĐ076A/BXD - TCLĐ) Ngày 30//9/1994 để phù hợp với tình hình mới nhà máy đổi lên thành Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (QĐ484/BXD - TCLĐ) và duy trì từ đó đến nay. II. Những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của Công ty 1. Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất Trong các doanh nghiệp, công nghệ sản xuất là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Quy trình công nghệ của Công ty Sứ Thanh Trì có thể khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Quy trình công nghệ của Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội Bộ phận khuôn Mẫu Khuôn mẹ Khuôn sản xuất Sấy khuôn Bộ phận hồ Nguyên liệu Cân định lượng Nghiền bi Sàng và khử từ Bộ phận men Nguyên liệu Cân định lượng Nghiền bi Sàng và khử từ 2. Đặc điểm về cơ cấu sản phẩm của Công ty. Hiện nay Công ty vào nhóm sản phẩm sứ cao cấp sau: + Nhóm chậu rửa mặt, chân chậu gồm các sản phẩm sau: CVTL2, CVTL3, CV3, CV3N, CVI9, CVI2, CVDL2.... + Nhóm tiểu treo, bide gồm các sản phẩm sau: TT1, TT3, TT5, TT7, bide1, bide3... + Nhóm thân bệt gồm các sản phẩm sau: BVI1, BVI1T, BV1TP, BVI3, BVI3P, BVI5, BVI16,VC11, BVI19, BVI23, BVI28, BVI29... + Nhóm két + xí xổm gồm các sản phẩm sau: KVI1, KVI5, KV15, KVI16, KVI19, KVI28, KVI29, KVI23, ST4, ST7, ST8.... - Như vậy sản phẩm của Công ty đa dạng về kiểu dáng, Công ty đang không ngừng cải tiến tăng thêm mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhằm thoả mãn sự hài lòng của người tiêu dùng. - Về mầu sắc trước kia Công ty chỉ sản xuất một vài mẫu chính thì nay Công ty đã cải tiến kỹ thuật mạnh dạn đưa ra các gam màu mới và đã được thị trường hào hứng đón nhận. Do vậy bảng mẫu của Công ty hiện nay rất phong phú về màu sắc như: trắng, ngà, xanh nhạt, xanh đậm, hồng nhạt, hồng đậm, mận, cốm, đen.. => Sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp của Công ty đa dạng về mẫu mã và màu sắc có sức cạnh tranh cao, nhưng để tồn tại và phát triển hơn nữa Công ty phải không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm. 3. Đặc điểm vể máy móc thiết bị Hiện nay Công ty có máy móc thiết bị thuộc loại tiên tiến hiện đại, có tính tự động hoá cao như: + Bên nguyên liệu có máy nghiền bi, hệ thống bơm hồ đổ rót, hệ thống sàng khử từ đều đạt tiêu chuẩn Châu Âu. + Bên tạo hình có các hãng két MCO28E2, hãng chậu LVA110V2, băng ASTB, băng bệt LBRE3, băng BCC60, băng ĐRBCC59 đều được nhập từ Italy. + Bên lò nung có hai loại lò nung hiện đại. - Lò Tuynel là lò nung kín được nhập từ Italy tương đối hiện đại công suất thiết kế của dây chuyền là 75.000sản phẩm/năm. Nhưng với sự sáng tạo trên cơ sở khoa học của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đã đưa công suất dây truyền lên 100.0000sản phẩm/năm. - Lò nung Shuttel là lò nung liên hoàn được nhập từ Mỹ có tính tự động hoá cao có công suất 7.400.000sản phẩm/năm. Hiện nay năng lực sản xuất của Công ty là 500.000 - 600.000sản phẩm/năm đứng đầu so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. 4. Đặc điểm về lao động - Do tính đặc thù của công việc nên cán bộ công nhân viên của Công ty chủ yếu là nam giới, Công ty cơ sở học lượng lao động tuổi trung bình tương đối trẻ. Cán bộ của Công ty hiện nay đa số đã có bằng đại học, công nhân có tay nghề cao làm việc có trách nhiệm, gắn bó với Công ty. - Hiện nay Công ty có khoảng 700 cán bộ công nhân viên, lương bình quân trên 1 triệu đồng/tháng. - Công ty kết hợp hài oà giữa lao động thủ công và máy móc thiết bị do vậy chất lượng sản phẩm và năng suất lao động ngày càng được nâng cao. 5. Đặc điểm về tổ chức quản lý Công ty. - Mặc dù doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn nhưng Công ty Sứ Thanh Trì lại có bộ máy quản lý rất gọn nhẹ theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo đó mọi thông tin đều được tập trung tại Phòng giám đốc và các quyết định quản lý cũng được xuất phát từ đây. Theo chức năng các phòng được chia ra. + Phòng hành chính nhân sự: đảm nhiệm các khâu hành chính, tổ chức tuyển người, sa thải, đào tạo, quản lý nhân viên, y tế... + Phòng tài chính kế toán: phụ trách mặt tài chính, hạch toán kế toán, kiểm kê tài sản... + Phòng kế hoạch: lập kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, định mức sản xuất lập kế hoạch tiêu thụ, lập các dự án đầu tư, kế hoạch nhập xuất vật tư... + Phòng kỹ thuật - KCS: đảm nhiệm mặt kỹ thuật sản xuất, kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm... + Phòng kinh doanh: quản lý kho thành phẩm và các cửa hàng tiêu thụ, trực tiếp theo dõi việc tiêu thụ hàng hoá, triển khai kế hoạch tiêu thụ... chương II: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty sứ thanh trì Hà Nội tại các khâu sản xuất I. Bộ phận nguyên liệu. - Nguyên vật liệu làm hồ đổ rót bao gồm: đất sét, Feldspar, Quarta... - Nguyên liên men bao gồm: Feldspar, Quartz, Cao lanh, thuỷ tinh lỏng, CaCO3, Mầu, CMC... Hiện nay nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho Công ty chủ yếu là trong nước, qua quá trình nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm Công ty đã có những bài hồ đổ rót và men tương đối chuẩn. Nhưng hiện nay vẫn còn xảy ra hiện tượng một số mẻ hồ và men chất lượng không được tốt dẫn đến chất lượng sản phẩm cuối lò không được tốt, thành phẩm sản phẩm A các ngày day động lớn gây tiệt hại cho Công ty. * Nguyên nhân khách quan: do nhà cung cấp nguyên liệu cho Công ty không đảm bảo chất lượng đồng đều. Để khắc phục tình trạng này Phòng kỹ thuật cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguyên vật liệu về và Công ty nên đầu tư mở rộng kho nguyên vật liệu để nguyên vật liệu cùng một lô hàng cung cấp cho sản xuất trong một thời gian dài hơn. Như vậy thì sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh các bài hồ và men. * Nguyên nhân chủ quan: do cán bộ quản lý ở bộ phận này còn xao nhãng trong việc quản lý công nhân dẫn đến tình trạng này cán bộ quản lý cần tăng cường đôn đốc, động viên hướng dẫn công nhân đẻ mọi người thấy rõ được tầm quan trọng ở khâu này nó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cuối lò ra sao, có như vậy chất lượng sản phẩm mới được nâng cao và thu nhập của mọi người được tăng lên và ổn định lâu dài. II. Bộ phận tạo hình sản phẩm. Hiện nay tại bộ phận này sản phẩm được tạo hình bởi khuôn thử công và các băng máy. Sản phẩm hiện nay của Công ty đa dạng về mẫu mã, phức tạp về kiểu dáng do đó đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao, sức khoẻ tốt thì mới tạo ra được các sản phẩm như ý. Tại khâu này hiện nay tình hình lao động sản xuất của cán bộ công nhân viên là tương đối tốt, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, công nhân lành nghề. Tuy nhiên còn xảy ra một số vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như: tinh thần trách nhiệm của một số cong nhân chưa cao, chưa ý thức được chất lượng sản phẩm tại khâu này là rất quan trọng nên xảy ra một số hành động cẩu thả sau: cạo biva không kỹ, bóc khuôn nứt mộc thì hàn gắn qua loa dẫn đến nứt mộc và khuyết tật xương ở sản phẩm cuối lò. Để khắc phục tình trạng này thì cán bộ quản lý cần thường xuyên đôn đốc nhắc nhở, giảm sút thường xuyên hơn nữa, luôn có thưởng, phạt kịp thời chính xác, giác ngộ công nhân để họ thấy được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm ở khâu này. Nên điều động những người có tay nghề cao vào các khuôn mẫu phức tạp. + Phối hợp nhịp nhàng với phân xưởng khuôn và phòng kỹ thuật KCS để khắc phục kịp thời những sai hỏng. +Tạo phong trào thi đua trong lao động sản xuất (như thu tay nghề, tổng kết sản phẩm đạt cuối tháng của từng người và công bố, tuyên dương những người có kết quả cao). III. Bộ phận hoàn thiện mộc và phun men. ở tổ hoàn thiện mộc hiện nay công nhân còn có một số sai phạm dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như sau: - Cạo ba via không kỹ, thổi bụi không sạch nhất là các góc khuất đường hiện gây ra khuyết tật xương cuối lò. - Còn để xót sản phẩm nứt mộc, biến dạng - Đánh số hoàn thiện mộc không rõ hoặc không đánh số dẫn đến khó khăn trong tìm nguyên nhân, nguồn gốc hư hỏng của sản phẩm cuối lò. - Tạo ẩm chưa đều, chưa kỹ ở một số sản phẩm dẫn đến bong men, bỏ men. ở tổ phun men thì còn xảy ra hiện tượng. + Phun men không đều trên sản phẩm dẫn đến tình trạng có sản phẩm thì bị mỏng men, sản phẩm thì bị co men. + Sản phẩm bị lẫn màu do khi chuyển màu men phun nổi không làm cẩn thận. => Để khắc phục tình trạng này thì cán bộ lãnh đạo tại bộ phận này nên chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của công nhân viên, tạo môi trường thuận lợi, nhiệt tình khi làm việc. Chú trọng chất lượng cao nhất ở trong lòng si phông về bề mặt, vì sản phẩm cuối lò đòi hỏi chất lượng ở vị trí này rất cao. IV. Bộ phận lò nung. Hiện nay Công ty có 2 lò nung tương đối hiện đại và có tính tự động hoá cao. - Lò nung Tuynel sử dụng nhiên liệu dầu D.O dùng để nung lại sản phẩm loại (B) của lò nung Shuttel xen kẽ với nung mộc lò nung này có tỷ lệ đạt khá cao nhưng chi phí cao và công suất nhỏ. - Lò nung Shuttel sử dụng nhiêu liệu gas là lò nung liên hoàn tự động hoá cao dùng để nung sản phẩm mộc chi phí thấp hơn và có công suất lớn. Cả hai lò đều tương đối hiện đại nên sản phẩm hư hỏng do lò nung ít hơn các bộ phận khác. Tuy nhiên vẫn còn một số khuyết tật do lò nung như: Bụi lò, giọt lò, đính sứt, nứt vỡ di xếp goòng... Để khắc phục các khuyết tật này đòi hỏi phải có sự quản lý khoa học theo dõi thường xuyên liên tục các chỉ số, thông số kỹ thuật của lò. Điều chỉnh kịp thời các thông số đưa về quy chuẩn, đôn đốc khích lệ tinh thần trách nhiệm của công nhân lò tránh làm ẩm khi xếp goòng, dỡ goòng, quét chống dính.... Như vậy thì chất lượng sản phẩm tại bộ phận này ngày càng được cải thiện để đạt được mục đích của Công ty đề ra là tối thiểu đạt được 80% sản phẩm (A) ở cuối lò. V. Bộ phận phân loại - đóng gói. Tại bộ phận này cán bộ công nhân viên làm việc khá hiệu quả có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên ở bên đóng gói và phân loại đôi khi công nhân viên còn mất tập trung công việc để sản phẩm không đủ tiêu chuẩn lọt ra thị trường làm mất uy tín của Công ty. Tại bộ phận đóng gói tinh thần trách nhiệm chưa cao thường ỷ lại vào bên phân loại, chỉ biết công việc của mình là đóng gói sản phẩm chưa ý thức đầy đủ là chính mình là người kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối cùng trước khi sản phẩm được tung ra ngoài thị trường. * Biện pháp khắc phục. + Nên tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo giữa cán bộ và công nhân viên vè đề tài chất lượng sản phẩm để mọi người cùng nhau trau dồi kiến thức về chất lượng sản phẩm. + Các sản phẩm hư hỏng do khuyết tật ở bộ phận nào thì xếp riêng vào nơi quy định để cán bộ phân xưởng ấy dễ dàng tìm ra nguyên nhân hư hỏng để có những quyết định kịp thời ngăn ngừa, sửa chữa. Ví dụ: Nhóm sản phẩm hỏng do bộ phận nguyên liệu Nhóm sản phẩm hỏng do bộ phận tạo hình Nhóm sản phẩm hỏng do bộ phận kiểm tra mộc Nhóm sản phẩm hỏng do bộ phận lò nung. Kết luận Ngày nay trong công cuộc "công nghiệp hoá - hiện đại hoá" đất nước chúng ta cần phấn đấu nhiều mặt trong đó chất lượng là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược, đồng thời là phương tiện cơ bản đẻ đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội được đúng hướng, vững chắc và đạt hiệu quả cao nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. Sớm nhận thức được tầm quan trọng vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng Công ty Sứ Thanh Trì Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9002 một hệ thống quản lý tiên tiến trên thế giới đem lại những thuận lợi bước đầu cho Công ty trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Song ưu thế này sẽ không phải là lâu dài nếu như Công ty không có những biện pháp tích cực trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý này. Trong bài viết này em cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích nâng ca chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên với kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế nhất là hiểu biết sâu về sản phẩm nên những ý kiến mà em đưa ra trong bài viết này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy em mong muốn được học hỏi, góp ý của tập thể cán bộ công nhân viên nhiều hơn nữa để khi được giao nhiệm vụ chính thức em sẽ hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần đưa Công ty mình thành công ty không chỉ có danh tiếng trong nước mà còn thương hiệu nổi tiếng trên trường quốc tế. Mục lục Lời nói đầu Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ................................ 3 II. Những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của Công ty ................................. 4 1. Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất ............................................ 4 2. Đặc điểm về cơ cấu sản phẩm của Công ty ............................................ 6 3. Đặc điểm về máy móc thiết bị .................................................................. 6 4. Đặc điểm về lao động ................................................................................ 7 5. Đặc điểm về tổ chức quản lý Công ty ...................................................... 7 chương II: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty sứ thanh trì Hà Nội tại các khâu sản xuất I. Bộ phận nguyên liệu .................................................................................. 9 II. Bộ phận tạo hình sản phẩm ................................................................ 10 III. Bộ phận hoàn thiện mộc và phun men ............................................. 10 IV. Bộ phận lò nung .................................................................................... 11 V. Bộ phận phân loại - đóng gói................................................................ 12 Kết luận
Luận văn liên quan