Việt Nam năm trong vùng có thuận lợi về khí hậu, địa lí, tiềm năng phát triễn
rau quả rất lớn với chủng loại phong phú đa dạng, phát triễn sản xuất rau quả gắn với
công nghiệp sản xuất phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đã trở thành một trong những
mục tiêu của chương trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
nước ta.
Hơn 10 năm thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá cũng là hơn 10 năm Tổng
công rau quả Việt Nam (Vegetexce) không ngững nổ lực khắc phục mọi khó khăn,
thích nghi với cơ chế mới, phát triễn sản xuất rau quả theo hướng sản xuất hàng hoá
đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả chế biến,
từng bước khẳng định vị trí quan trọng của Ngành rau quả trong nền công nghiệp cả
nước.
Báo cáo của em được chia làm 3 phần:
Phần I. Khái quát về tổng công ty
Phần II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt
Nam
Phần III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty trong
thời gian tới
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
TIỂU LUẬN:
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
của Tổng công ty trong thời gian tới
Lời nói Đầu
Việt Nam năm trong vùng có thuận lợi về khí hậu, địa lí, tiềm năng phát triễn
rau quả rất lớn với chủng loại phong phú đa dạng, phát triễn sản xuất rau quả gắn với
công nghiệp sản xuất phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đã trở thành một trong những
mục tiêu của chương trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
nước ta.
Hơn 10 năm thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá cũng là hơn 10 năm Tổng
công rau quả Việt Nam (Vegetexce) không ngững nổ lực khắc phục mọi khó khăn,
thích nghi với cơ chế mới, phát triễn sản xuất rau quả theo hướng sản xuất hàng hoá
đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả chế biến,
từng bước khẳng định vị trí quan trọng của Ngành rau quả trong nền công nghiệp cả
nước.
Báo cáo của em được chia làm 3 phần:
Phần I. Khái quát về tổng công ty
Phần II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Rau quả Việt
Nam
Phần III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty trong
thời gian tới
Em xin chân thành cảm ơn Ts Nguyễn Thừa Lộc, Ths Nguyễn Anh Tuấn
cùng các cán bộ phòng XNK I đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Phần i
Khái quát về Tổng công ty rau quả Việt Nam-vegetexco
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.
Tên doanh nghiệp: Tổng công ty rau quả Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Vegetable and fruit Corporation
Tên giao dịch quốc tế: VEGETEXCO
Địa chỉ trụ sở chính: Số 2 - Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội
Tổng công ty Rau qủa Việt Nam được thanh lập theo quyệt định số 63
NNTCCB/QĐ ngày 11-2-1988 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm(nay
là Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn) trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty XNK
Rau quả Trung ương và Liên hiệp các xí nghiệp nông-công nghiệp Phú Quỳ, đến nay
đã vừa tròn 15 năm.
Trong 15 năm qua hoạt động của Tổng công ty được chia làm 3 thời kỳ:
1, Từ 1988 đến 1990 là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuất kinh
doanh rau quả thời gian này đang nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt Nam-
Liên Xô(1986-1990) mà Tổng công ty được chính phủ giao cho làm đầu mối. Vật tư
chủ yếu phụ vụ cho sản xuất nông –công nghiệp đều do Liên Xô cấp. Sản phẩm rau
quả tươi và rau quả chế biến được xuất khẩu sang Liên Xô là chính (chiếm 97% kim
ngạch XK).
2, Từ năm 1991 đến năm 1995 là thời kỳ cả nước bước vào hoạt động theo cơ
chế thị trường. Hàng loạt các chính sách mới cảu nhà nước ra đời và tiếp tục được
hoàn thiện. Nền kinh tế của đất nước bắt đầu tăng trưởng từ nông nghiệp, công
nghiệp, kinh doanh XNK và đầu tư phát triễn, tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho
hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát trĩn của Tổng công ty.
Nhưng trong thời kỳ này Tổng công ty cũng gặp rất triều khó khăn:
- Trước đây, Tổng công ty được Nhà nước giao làm đầu mối tổ chức nghiên
cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nay do cơ chế thị trường, nhiều doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư và kinh doanh XNK rau
qủa. Hơn nửa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đầu tư 100% vốn vào
lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả tạo thế cạnh tranh quyết liệt với Tổng công ty.
- Sự hẫng hụt đột ngột về thị trường Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan
vỡ đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Tổng công
ty. Cùng với việc chuyễn hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường đã gây cho
chúng ta nhiều bỡ nox lúng túng.
Trong bối cảnh đó, toàn Tổng công ty đã trăn trỡ, dồn hết tâm sức(thậm chí là
phải trẩ giá đắt) tìm những giải pháp, những bước đi thích hợp đễ trụ lại, ổn định và
từng bước phát triễn.
3, Từ năm 1996 đến năm 2002 là thời kỳ hoạt động theo mô hình “Tổng công
ty 90”
Bước vào thời kỳ này Tổng công ty gặp một số thuận lợi cơ bản sau:
- Từ những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào kinh tế thị trường
, từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh doanh, tổng công ty
đã tìm được cho mình một hướng đi vững chắc hơn.
Hoạt động trong mô hình mới, lại được Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo xây
dựng và phê duyệt hướng phát triễn Tổng công ty giai đoạn 1998-2000 và 2010.
Chính phủ phê duyệt đề án phát triễn rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010, đã
tạo chjo Tổng công ty cơ hội mới về chất
Tuy vậy, thời kỳ này Tổng công ty cũng gặp không ít khó khăn:
- Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm giá liên tục hàng
nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt
là xuất khẩu của Tổng công ty.
- Hết năm 1999, Chính phủ chấm dứt giao kê hoạch trả nợ Nga cho Tổng công
ty sự bao cấp cuối cùng về thị trường không còn nữa.
- Sự ckhông cân đối trong đầu tư cùng với thời tiết thất thường và thiên tai liên
tục lại bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các đơn vị ngoài tổng công ty, làm cho
Tổng công ty không đủ nguyên liệu sản xuất, đẩy giá nguyên liệu lên cao, tăng giá
thành chế biến, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, từng bước tháo gỡ
những khó khăn, tổng công ty cơ bản hoàn thành giai đoạn I của dự án đầu tư (1998-
2000) đưa Tổng công ty phát triễn lên một tầm cao mới.
2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.
Tổng công ty rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tính đến ngày 31/12/2001 Tổng công ty có 1
viện nghiên cứu, 1 doanh nghiệp hoạt động công ích và 17 doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh (không kể 3 doanh nghiệp liên doanh).
* Văn phòng tổng công ty gồm: Ban lãnh đạo, các phòng nghiệp vụ, 6 phòng
xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp.
* Doanh nghiệp hoạt động công ích: Công ty giống rau qủa.
*Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu rau quả (đầu năm 2002 viện nghiên cứu
này đã đưa về trực thuộc Bộ Nông nghiệp).
* Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hạch toán độc lập:
- Công ty xuất nhập khẩu rau quả I
- Công ty xuất nhập khẩu rau qủa II
- Công ty xuất nhập khẩu rau quả III
- Công ty vật tư và xuất nhập khẩu
- Công ty giao nhận và xuất khẩu Hải Phòng
- Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn
- Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Nam Hà
- Công ty chế biến thực phẩm khẩu Quãng Ngãi
- Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình
- Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
- Công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang
- Nông trường Đồng Giao II
- Công ty thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang
- Công ty rau quả Sa Pa
- Công ty rau quả Hà Tĩnh
- Công ty giao nhận kho vận rau quả
- Công ty thực phẩm xuất khẩu Hưng Yên
Ngoài ra Tổng công ty còn có 3 công ty liên doanh:
+ Công ty DONA
+ Công ty TOVECAN
+ Công ty LUVECOSơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Tông công ty rau quả Việt Nam
3. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.
*) Tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
+ Trực tiếp do Tổng công ty quản lý có viện nghiên cứu rau quả (nay trực
thuộc Bộ Nông nghiệp) và công ty giống rau quả (là một doanh nghiệp hoạt động
công ích), ngoài ra còn có các văn phòng mang tính chất chủ yếu về nghiệp vụ và
quản tý như: văn phòng, phòng tổ chức cán bộ, phòng kế toán tài chính, phòng quản
lý sản xuất kinh doanh phòng tư vấn đầu tư, trung tâm KCS .. chịu trách nhiệp phục
Hội đồng quản
trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó
Tổng
giám
đốc I
Khối kinh
doanh
- Phòng XNK I
- Phòng XNK II
- Phòng XNK
III
- Phòng KDTH
IV
- Phòng KD V
- Phòng KDTH
VI
Khối quản lý
- Văn phòng
- Phòng TCKT
- Trung tâm
KCS
- Phòng Đầu
tư và Phát
triển
- Phòng Quản
lý sản xuất
kinh doanh
Phó
Tổng
giám
đốc
II
Phó
Tổng
giám
đốc
III
17 đơn
vị kinh
doanh
hạch
toán độc
lập
vụ và lãnh đạo Tổng công ty quản lý các hoạt động chung của tất cả các công ty
thành viên của Tông công ty.
+ 6 phòng xuất nhập khẩu, kinh doanh tổnh hợp và một xí nghiệp gia công chế
biến rau quả mang tính chất sản xuất kinh doanh như các công ty thành viên khác
nhưng trực thuộc và hạcn toán phụ thuộc vào công ty.
+ 17 công ty thành viên hạch toán kinh doanh độc lập (trong đó có công ty
trước đây là nông trường lớn như nông trường Đồng Giao, nông trường Lục Ngạn …
quản lý cả một số diện tích đất nông nghiệp hàng trăm ha cây hàng năm - nhất là dứa
và cây ăn quả … tự đáp ứng nguyên liệu chế biến của mình). Và 3 công ty khác đã
góp vốn với nước ngoài thành lập các liên doanh
* Chức năng của Tổng công ty rau quả Việt nam:
Tổng công ty rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp liên ngành do đó có
chức năng theo từng ngành đó là:
+ Chức năng sản xuất nông nghiệp: đây là chức năng đầu tiên đảm
nhiệm tạo nguyên liệu chính cho quá trình hoạt động của Tổng công ty rau quả Việt
Nam. Chức năng này hoạt động có hiệu quả thì mới tạo điều kiện cho các chức năng
tiếp theo có nguyên liệu để chế biến và cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm đưa ra
thị thường có chất lượng cao hay thấp thì nguyên liệu chính này cần được đảm bảo.
Chức năng sản xuất sản phẩm nông nghiệp là chức cơ bản nhất của Tổng công ty rau
quả Việt Nam, do đó Tổng công ty luôn thay đổi giống mới, có những áp dụng khoa
học mới vào ngành nông nghiệp để không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm, để có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường trong nước
cũng như quốc tế.
+ Chức năng chế biến: Chức năng này có nhiệm vụ chế biến những sản
phẩm nông nghiệp tươi thành những sản phẩm đồ hộp, sản phẩm khô nguyên chất để
xuất khẩu ra nước ngoài. Chức năng này được Tổng công ty rất quan tâm, thường
xuyên đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng để đảm
bảo cho chức năng xuất khẩu ngày cành mở rộng thị trường cũng như tăng khối
lượng xuất khẩu.
+ Chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là chức năng quyết định
của Tổng công ty rau quả Việt Nam. Chức năng này phản ánh thực chất kết quả hoạt
động kinh doanh của Tổng công ty.
* Nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả Việt Nam .
Căn cứ quyết định số 395 NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn, Tổng công ty rau quả Việt Nam được giao nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh rất rộng, trong dó có các nghành nghề chủ yếu sau đây :
- Sản xuất giống rau quả, rau quả và các loại nông lâm sản khác, chăn nuôi
gia súc .
- Chế biến rau quả, đồ uống (nước quả các loại, nước uống có hoặc không có
cồn ).
- Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng .
- Sản xuất bao bì (gỗ, giấy, thuỷ tinh, hộp sắt …).
- Bán buôn, bán lẻ, đại lý giống, sản phẩm của ngành rau quả làm ra, nguyên
vật liệu, vật tư, thiết bị chuyên dùng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây
cảnh, gia vị giống rau quả.
Thực hiện nhiệm vụ này, hàng năm Tổng công ty tự sản xuất và thu mua
nguyên liệu ở các địa phương để chế biến thành các loại sản phẩm (chủ yếu cho xuất
khẩu) khác nhau, bao gồm các nhóm hàng chính sau:
- Rau quả tươi và rau quả đông lạnh
- Rau quả đóng hộp
- Sản phẩm nước quả cô đặc
- Rau quả muối
- Rau quả, gia vị sấy khô
Sản phẩm cụ thể của Tổng công ty sản xuất và chế biến rất đa dạng như: dứa,
vải quả, cam quả, rau đậu đỗ các loại, mía đường, chè búp tươi, hạt điều, lương thực
…
Ngoài ra Tổng công ty còn kinh doanh giống rau, quả (như giống hoa phong
lan các loại, giống ớt, cà chua, dưa chuột bao tử …). Tổng công ty cũng là doanh
nghiệp đầu tiên sản xuất và kinh doanh rau quả sạch ở nước ta. Tận dụng khả năng
thiết bị đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường, một số công ty thành viên còn tiến
hành sản xuất nột số sản phảm phụ khác như: bao bì nhãn mác cho các doanh nghiệp
khác.
Phần ii
Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam trong
những năm qua
1. Kết quả kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam
Mỗi một doanh nghiệp, một công ty nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh trên thương trường đều nhằm đạt được mục tiêu cơ bản đó là doanh thu và lợi
nhuận. Doanh thu càng cao, lợi nhuận càng nhiều thì doanh nghiệp, công ty đó càng
được đánh giá là thành công trong sản xuất kinh doanh.
Tổng công ty rau quả Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ
yếu trong chuyên ngành rau quả trên thị trường cả nước nên mục tiêu cuối cùng cũng
không nằm ngoài mục tiêu chung đó. Tổng công ty Rau quả Việt Nam kể từ khi
thành lập đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do những tác động của cơ chế thị
trường, thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Tổng công ty trước đây là Liên Xô cũ
không còn nữa, việc tìm kiếm thâm nhập các thị trường mới càng không phải là dễ
trong điều kiện Ngành rau quả Việt Nam còn hết sức non yếu, chất lượng sản phẩm
chưa cao do khâu chọn giống rau quả chưa được thay đổi, năng suất thấp, các nhà
máy chế biến rau quả của chúng ta được đầu tư từ những năm 1960-1970. Thêm vào
đó là cuộc cạnh tranh không cân sức với khá nhiều các công ty nước ngoài đầu tư
trực tiếp thiết lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hàng loạt các đơn vị tư nhân tỏ
ra hoạt động linh hoạt, có hiệu quả trên thị trường rau quả Việt Nam. Song bằng
những nỗ lực của mình, Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận trong 15 năm hoạt động:
- Sản xuất nông-công nghiệp từng bước được đổi mới từ khâu chọn giống,
chăm sóc nuối trồng tới khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Năm 2002, kim
ngạch nhập khẩu đạt 44,2 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu đạt 25,8 triệu USD
(Theo báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của Tổng công ty Rau quả Việt Nam).
Nhìn vào cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu cho thấy Tổng công ty đã tích cực đầu tư
cho việc nhập khẩu giống, phân bón, máy móc thiết bị, dây chuyền chế biến tạo điều
kiện phát triễn sản xuất, tăng giá trị tổng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Hoạt động xuất khẩu rau quả đã có nhiều tiến bộ: cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
ngày càng đa dạng, thị trường xuất khẩu được mở rộng. Từ năm 1988-1989, Tổng
công ty mới chỉ thiết lập quan hệ buôn bán với 18 nước thì tới năm 1990 là 21 nước
và cho tới nay là 43 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên:
thời kỳ 1988-1990 kim ngạch xuất khẩu đạt 51,6 triệu RCN-USD, tới năm 1998 đạt
21.128.600 USD và năm 2002 đạt 25,8 triệu USD.
- Công tác nghiên cứu khoa học, công tác hợp tác đầu tư xây dựng cơ bản và
công tác tổ chức, đào tạo cán bộ những năm gần đây đã được Tổng công ty Rau quả
Việt Nam quan tâm thích đáng, coi đó là yếu tố nền tảng cho việc phát triễn, đẩy
mạng sản xuất-kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả trong giai đoạn hiện nay.
- Việc phát triễn nền sản xuất rau quả quy mô lớn góp phần làm chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trong nông nghiệp, tạo việc là cho một bộ phận không nhỏ lao động
nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần quan trong
trong việc thực hiện dự án phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh
thái.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu tại
Tổng công ty Rau quả Việt Nam thời gian qua vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng
quan tâm:
- Quy mô nông hộ, đất đai sản xuất nông nghiệp ở một số vùng còn quá nhỏ,
sản xuất phân tán, manh mún.
- Thị trường tiêu thụ không ổn định khiến cho các đơn vị trực thuộc Tổng
công ty lúng túng trong việc định ra một kế hoạch sản xuất khả thi dẫn đến tình trạng
khi tìm được thị trường tiêu thụ thì lại thiếu nguyên liệu cho sản xuất, phải mua với
giá trôi nổi trên thị trường, làm cho giá thành sản phẩm bị đẩy lên, sản xuất kém hiệu
quả hoặc tình trạng các nhà máy chế biến không sử dụng hết công suất, công nhân
thiếu việc làm. Ví dụ năm 1997, khách hàng Nhật yêu cầu mua 20 container vải hộp,
xấp xỉ 360 tấn sản phẩm nhưng tổng công ty chỉ đáp ứng được 12 container, xấp xỉ
210 tấn sản phẩm. Sang đến năm 1998, tổng công ty vẫn hy vọng vào thị trường này
để sản xuất khối lượng lớn sản phẩm nhưng mãi tới gần vụ thu hoạch vải khách hàng
Nhật trả lời chính thức là không mua nữa. Như vậy, công tác sản xuất còn thụ động,
hiệu quả kinh tế thấp khiên cho đời sống người lao động bấp bênh, không ổn định.
Biểu số 2: Kết quả kinh doanh của Tổng công ty rau quả Việt Nam qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng.
Các chỉ tiêu
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
So sánh
2000/1999 2001/2000
CL TL
(%)
CL TL
(%)
1.Tổng doanh
thu
580.000 719.000 1.023.538 139.000
33.9
7
304.53
42.3
6
2. Tổng chi phí
533.700 666.300 965.172 132.600 99.9 298.872
30.9
7
3. Tổng lợi
nhuận
9.200 10.700 12.733 1.500 16.3 2.033 19.0
4. Các khoản
nộp ngân sách
37.100 42.000 45.095 4.900
13.2
1
3.095 7.37
5. Thu nhập
bình quân 1
người / tháng
550.000 590.000 624.000 40.000 7.27 3400 5.76
6. Tổng kim
ngạch XNK
(USD)
39.128.55
4
43.041.41
0
60.478.71
4
3.912.85
6
10
7.437.30
4
40.5
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh qua các năm
a) Về doanh thu và chi phí:
Tổng doanh thu củaTổng công ty không ngừng tăng lên theo các năm, đây là
kết quả của việc nghiên cứu, nắm bắt thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh và đa
dạng hoá sản phẩm của Tổng công ty.
Qua biểu số 3 trên ta thấy tổng doanh thu năm 1999 của Tổng công ty là
580.000 triệu đồng, đến năm 2000 tăng lên 139.000 triệu đồng, tức là tăng 23.97% so
với năm 1999. Đến năm 2001 doanh thu tăng lên 42,36% tương ứng tăng 304.530
triệu đồng so lới năm 2000.
Sỡ dĩ năm 2001 doanh thu tăng nhanh như vậy là do doanh thu từ hoạt động
xuất nhập khẩu tăng lên nhờ việc mở rộng thêm thị trường. Năm 2000, doanh thu từ
hoạt động này cao hơn so với năm 1999 là 3.912.856 USD tức là tăng 10% trong khi
đó năm 2001 tăng lên 17.437.304 USD hay tăng 40.5% so với năm 2000. Điều này
càng khẳng định rằng quyết định chọn xuất khẩu làm mục tiêu kinh doanh chủ yếu
của Tổng công ty là hoàn toàn đùng đắn. Xét về cơ cấu mặt hàng ta có biểu sau:
Biểu số 3: Một số chỉ tiêu qua các năm của Tổng công ty rau quả Việt nam
Chỉ tiêu
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
So sánh
2000/199
9
2001/2000
CL TL
(%)
CL TL
(%)
1. Giá trị tổng sản
lượng nông
nghiệp (triệu
đồng)
33.330
35.000
38.000
1.670
5.0
3.000
8.57
2.Giá trị tổng sản
lượng công
nghiệp (triệu
119.617
240.938
327.455
121.321
20.7
86.517
35.9
đồng)
3. Tổng kim
nghạch xuất nhập
khẩu (USD)
39.128.55
4
43.041.41
0
60.478.71
4
3.478.85
6
10
7.437.30
4
40.5
Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam
Bên cạnh kết quả khả quan của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì qua
biểu số 3 ta thấy giá trị tổng sản lượng nông nghiệp và công nghiệp đều tăng nhưng
tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp nhanh hơn giá trị tổng sản lượng nông
nghiệp.
Năm 2000 giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt 35.000 triệu tấn tăng 5% so
với năm 1999, nhưng đến năm 2001 tốc độ tăng này là 8.57% tức là đạt 38.000 triệu
đồng. Trong khi đó năm 2000 giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 240.938 triệu
đồng tăng 20.7% so với năm 1999, nhưng đến năm 2001 tốc độ tăng này là 39.9%.
Nếu xét về cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp trong tổng giá trị sản lượng
công - nông nghiệp thì ta thấy: năm 2000 giá trị này đạt12.68%, đến năm 2001 chỉ
còn lại 10.4%. Điều đó chứng tỏ rằng tuy không phải là xem nhẹ lĩnh vực nông
nghiệp nhưng Tổng công ty vẫn xác định rằng lĩnh vực công nghịêp và xuất nhập
khẩu vẫn là lĩnh vực then chốt trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
Cùng với sự gia tăng của tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng khá cao.
Năm 1999 tổng chi phí là 533.700 triệu đồng, năm 2000 đã lên tới 666.300 triệu đồng
hay tăng 19.9%, đến năm 2001 tăng lên 298.872 triệu đồng tức là tăng 30.97% so với
năm 2000.
Sự tăng, giảm của chi phí theo khối kinh doanh tương ứng với sự tăng giảm
doanh thu theo các năm, điều này là hợp l