Đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Việc đánh giá có chất lượng là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay. Từ năm 1994, Bộ giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đánh giá. Hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã triển khai áp dụng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng hình thức trắc nghiệm khách quan.
Việc đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay chưa được tiến hành một cách bài bản: Việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm theo qui trình chuẩn hoá còn là một vấn đề mà nhiều trường chưa làm được, khâu tổ chức thực hiện còn nhiều vấn đề.
Từ nhiều năm nay, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội đã thực hiện việc đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên số lượng các test của từng môn học chưa nhiều và chưa đánh giá được chính xác chất lượng đào tạo một cách có hệ thống và chưa được soạn thảo theo quy trình chuẩn hoá.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn tìm hiêu vế một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan và áp dụng tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan và áp dụng tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN ……………………………………………………………3
Một số khái niệm……………………………………………………….....3
Đo lường.................................................................................................3
Kiểm tra..................................................................................................3
Đánh giá.................................................................................................3
Trắc nghiệm khách quan........................................................................3
Các nguyên tắc xây dựng và phân loại kiểm tra đánh giá trắc nghiêm
khách quan............................................................................................................4
Các nguyên tắc xây dưng......................................................................5
Các phương pháp kiểm tra đánh giá......................................................5
Các yêu cầu và chỉ số đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan...............5
Các yêu cầu
Các chỉ số đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan...........................6
PHÂN TÍCH CÁC BÀI GIẢNG ĐỂ THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA............8
Phân tích hệ thống tri thức...........................................................................8
2.2 Phân tích các mức thang bậc kiến thức thông qua tri lý...............................8
2.3 Bảng trọng số………………………………………………………………9
a. Các mức độ đánh giá kiến thưc…………………...…………………...9
b. Các mức độ đánh giá kỹ năng………………………………………..10
2.4 Xây dựng đề đánh giá cho bài “ Lắp ráp mạch dao động đa hài sử dụng
IC 555 ”………………………………………………………………………..11
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN…………..…..14
3.1 Nội dung đề thi.........................................................................................14
3.2 Đáp án đề thi…...……………………………………………..…………19
KÊT LUÂN……………………………………………………………………22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...…22
LỜI MỞ ĐẦU
Đánh giá kết quả học tập là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Việc đánh giá có chất lượng là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay. Từ năm 1994, Bộ giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đánh giá. Hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã triển khai áp dụng việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng hình thức trắc nghiệm khách quan.
Việc đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay chưa được tiến hành một cách bài bản: Việc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm theo qui trình chuẩn hoá còn là một vấn đề mà nhiều trường chưa làm được, khâu tổ chức thực hiện còn nhiều vấn đề...
Từ nhiều năm nay, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội đã thực hiện việc đánh giá kết quả học tập bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên số lượng các test của từng môn học chưa nhiều và chưa đánh giá được chính xác chất lượng đào tạo một cách có hệ thống và chưa được soạn thảo theo quy trình chuẩn hoá.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn tìm hiêu vế một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên dưới hình thức trắc nghiệm khách quan và áp dụng tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Kinh tế Hà Nội.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Một số khái niệm
a. Đo lường
Theo Hoàng Phê-Từ điển Tiếng Việt. NXB khoa học xã hội, H.1998, thuật ngữ “Đo lường” được định nghĩa là: “xác định độ lớn của một đại lượng bằng cách so sánh với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị”. Đo lường trong tiếng Anh (Measurement) là một khái niệm chuyên dùng để chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng.
b. Kiểm tra
Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001 thì thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa như sau: “Là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy - học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học”.
c. Đánh giá
Theo Tự điển Giáo dục học – NXB Tự điển Bách khoa 2001 thuật ngữ đánh giá kết quả học tập được định nghĩa như sau: “Xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra “
d. Trắc nghiệm khách quan:
Trắc nghiệm (test) trong tiếng Anh nghĩa là “thử” hay “phép thử”, ‘sát hạch”; trong tiếng Hán: Trắc có nghĩa là “đo lường”, nghiệm là “suy xét”, “chứng thực”.
Theo Dương Thiệu Tống: Trắc nghiệm là một dụng cụ hay phương
thức - hệ thống nhằm đo lường một mẫu các động thái để trả lới câu hỏi: Thành tích của các cá nhân như thế nào khi so sánh với những người khác hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến.
Gronlund N.E.: Trắc nghiệm là một công cụ hay một quy trình có hệ thống nhằm đo lường mức độ mà một cá nhân đã làm được trong một lĩnh vực cụ thể.
Các nguyên tắc xây dựng và phân loại kiểm tra đánh giá trắc nghiêm khác quan.
a. Các nguyên tắc xây dựng
Bám sát mục tiêu dạy học
Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh
Đảm bảo tính vừa sức, tính chính xác về nội dung
Đảm bảo nguyên tắc hệ thống
Đảm bảo tính thực tiễn, vận dụng sáng tạo trong cuộc sống
Cung cấp TT /Mở
QUAN SÁT
VIẾT
VẤN ĐÁP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
(Objective tests)
TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN
(Essay tests)
CÁC PHƯƠNG PHÁP KT&ĐG
Tiểu luận/Đóng
Ghép đôi
Điền khuyết
Trả lời ngắn
Đúng sai
Nhiều lựa chọn
b. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá
Hình 1. Phân loại các phương pháp KT&ĐG
Có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm 3 loại: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết.
Loại quan sát: giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô ý thức, những kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.
Loại vấn đáp: có tác dụng tốt khi nêu các câu hỏi phát sinh trong một tình huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa người chấm và người học là là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn...
Loại viết thường được sử dụng nhiều nhất. Trắc nghiệm viết được chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm các câu hỏi trắc nghiệm buộc trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài viết dài để giải quyết vấn đề mà câu hỏi nêu ra. Người ta gọi trắc nghiệm theo kiểu này là kiểu tự luận. Phương pháp tự luận rất quen biết với mọi người chúng ta.
Nhóm các câu trắc nghiệm mà trong đó đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt cho từng câu. Người ta thường gọi nhóm phương pháp này là trắc nghiệm khách quan.
1.3 Các yêu cầu và chỉ số đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
a. Câc yêu cầu
Các bài kiểm tra để xác định (đo) mức độ của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức: Xác định học sinh biết gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã học.
- Kiểm tra, đánh giá kỹ năng: Xác định xem người học đã làm được gì, mức độ nào trong các nội dung đã học.
- Kiểm tra, đánh giá thái độ: Nhằm xem xét ứng xử của người học với môn học và thực tiễn
Biết
Mức kiến thức ban đầu
Hiểu
Áp dụng
Đánh giá
Phát triển
Kỹ xảo
Kỹ năng thuần thục
Kỹ năng cơ bản
Bắt chước
Kỹ năng ban đầu
Sáng tạo
Hình 2: Các mức phát triển kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập
b. Các chỉ số đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Có 4 chỉ số đánh giá: độ tin cậy, độ giá trị, chỉ số khó và chỉ số phân biệt.
Độ tin cậy:
Độ tin cậy là nói lên độ chính xác của phép đo, chỉ sự ổn định về phép đo.
Việc phân tích độ tin cậy là tìm xem học sinh có được đánh giá đúng hay gần đúng với năng lực của họ không, hay kết quả của học sinh có được các giáo viên đánh giá thống nhất không.
Độ giá trị:
Mục đích thiết thực của việc phân tích tính giá trị là tìm xem bộ câu hỏi có đánh giá được các mục tiêu học tập không.
Độ khó:
Công thức tính độ khó (K):
T + D
K = x 100
N
T: số làm đúng của nhóm cao.
D: số làm đúng của nhóm thấp.
N: Tổng số học viên của 2 nhóm T và D.
K < 30% là câu hỏi khó
K > 70% là câu hỏi dễ
K trong khoảng 30 – 70% là trung bình.
Độ phân biệt:
Công thức tính độ phân biệt (P):
T - D
P = 2
N
P > = 3,5: câu hỏi phân biệt rất tốt
P = 0,25 – 0,34: câu hỏi phân biệt tốt
P = 0,15 – 0,24: câu hỏi phân biệt không rõ
P < 0,15: không phân biệt được
P # 0 hoặc âm: câu hỏi có vấn đề về nội dung hoặc kỹ thuật.
II. PHÂN TÍCH CÁC BÀI GIẢNG ĐỂ THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA
2.1 Phân tích hệ thống tri thức
Trong bài : Mạch dao động đa hài sử dụng IC 555 ( dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp ).
Phân loại
Tên bài : Mạch dao động đa hài sử dụng IC 555
Tri lý
- Khái niệm dao động, Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của mạch dao động.
Tri hành
Trình tự lắp ráp mạch dao động :Thao tác đo, kiểm tra thông số hoạt động của mạch điện
Tri sự
- Sai hỏng, sự cố mạch và yêu cầu công nghệ
Tri nhân
- Rèn luyện tính cẩn thận, đam mê công việc
2.2 Phân tích các mức thang bậc kiến thức thông qua tri lý
Trình độ
Định nghĩa
Nội dung
Biết
Nhắc lại các khái niệm, cấu tạo, nguyên lý mạch dao động đa hài sử dụng IC 555
- Tạo tín hiệu dao động xung nhịp cho các mạnh điện tử khác
Cấu tạo, nguyên lý điều kiện làm việc IC 555
Hiểu
Vẽ sơ đồ, đo kiểm tra thông số tín hiệu đầu vào, đầu ra của mạch
Xác định tín hiệu dạng sóng của đầu ra
Vận dụng
Điều chỉnh giá trị biến trở VR để có tần số dao động theo yêu cầu kỹ thuật
Xác định yêu cầu về tần số của hệ thống. Áp dụng công thức Tính giá trị điện trở tương ứng
Đánh giá
- Ưu điểm, nhược điểm của mạch dao động đa hài sử dụng IC555 với các mạch dao động khác
- Tính ổn định cao, Có thể thay đổi được tần số
Sáng tạo
- Thiết kế mạch dao động theo các yêu cầu khác nhau
- Lựa chọn linh kiện, sơ đồ đấu nối mạch
2.3 Bảng trọng số
a. Các mức độ đánh giá kiến thức
STT
Tên bài: Lắp ráp mạch dao động đa hài sử dụng
IC 555
CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC
TRỌNG SỐ (%)
BIẾT
(%)
HIỂU
(%)
VẬN DỤNG
(%)
ĐÁNH GIÁ
(%)
1
Chức năng và phân loại mạch dao động
5
5
5
15
2
Nhận dạng, đo kiểm tra linh kiện sử dụng trong mạch
10
5
5
20
3
Sơ đồ chân linh kiện và cấu tạo IC 555
5
5
10
3
Vẽ sơ đồ nguyên
lý
5
5
5
15
4
Phân tích sơ đồ nguyên lý
5
10
5
20
5
Chuyển sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ lắp ráp
5
5
5
5
20
TỔNG SỐ (%)
35
35
20
10
100
b. Các mức độ đánh giá kỹ năng
STT
Tên bài: Lắp ráp mạch dao động đa hài sử dụng IC 555
CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG
TRỌNG
SỐ (%)
BẮT CHƯỚC
(%)
KỸ NĂNG CƠ BẢN
(%)
KỸ NĂNG THUẦN THỤC
(%)
KỸ XẢO
(%)
1
Nhận dạng linh kiện bằng mắt thường ( quan sát )
5
5
5
15
2
Nhân dạng linh kiện bằng đồng hồ đo
10
5
5
20
3
Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch
10
5
15
4
Chuyển hóa sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ lắp ráp
5
5
10
5
Đo kiểm tra thông số mạch điện
10
5
5
20
6
Cho giá trị mạch tính tần số dao động
5
5
5
15
7
Kiểm tra mối hàn bản mạch
5
5
TỔNG SỐ
40
30
20
10
100
2.4 Xây dựng đề đánh giá cho bài “ Lắp ráp mạch dao động đa hài sử dụng IC 555 ”
a) Mục tiêu cần đánh giá:
Đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức sau khi học xong bài “ Lắp ráp mạch dao động đa hài sử dụng IC 555”.
b) Mục đích, yêu cầu đề:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được chức năng và phân loại mạch dao động.
+ Nhận dạng, đo kiểm tra linh kiện sử dụng trong mạch.
+ Nhận dạng, đồ chân linh kiện và cấu tạo IC 555.
+ Vẽ sơ đồ nguyên lý.
+ Phân tích sơ đồ nguyên lý.
+ Chuyển sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ lắp ráp.
- Về kỹ năng:
Học sinh thực hiện được:
Nhận dạng linh kiện bằng mắt thường ( quan sát )
Nhân dạng linh kiện sử dụng đồng hồ đo
Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch
Chuyển hóa sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ lắp ráp
Đo kiểm tra thông số mạch điện
Cho giá trị mạch tính tần số dao động
c) Thời gian:
Kiểm tra 45’
d) Hình thức:
Kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận ( 20 câu )
e) Ma trận đề:
Ghi chú:
- TN: Trắc nghiệm
TL: Tự luận
Dựa theo bảng xây dựng trọng số đánh giá kiến thức xây dựng ma trận đề sau:
Tổng 20 câu
Chức năng
phân loại
MDĐ
(15%)
3 Câu
Nhận dạng, đo kiểm tra linh kiện
(20%)
4 Câu
Sơ đồ và
cấu tạo IC
555
( 10%)
2 Câu
Vẽ sơ đồ
nguyên lý
mạch
(15%)
3 Câu
Phân tích sơ
đồ nguyên
lý
(20 %)
4 Câu
Sơ đồ lắp
ráp mạch
(20%)
4 Câu
Thống hiểu
TL 1
TN 2
TN 4
TN 2
TL 1
TN 1
TL 1
TN 3
TN 1
TN 2
Vận dụng
TL 1
TN 1
TN 1
THANG ĐIỂM
Trắc nghiêm : 16 câu ( 8 điểm )
Tự luận : 4 câu ( 2 điểm )
III. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN
3.1 Nội dung đề thi
Trường Đại học Bách khoa Hà Nôi
Họ và tên: ..................................Lớp:.....
KIỂM TRA 45
Môn: Kỹ thuật Điện tử
ĐỀ BÀI
Phần 1 : Câu hỏi trắc nghiệm ( 8 điểm )
Câu 1 : Phân loại mạch dao động đa hài thành mấy loại
1 Loại ( Đa hài không ổn )
2 Loại ( Đa hài đơn ổn, không ổn )
3 Loại ( Đa hài không ổn, đơn ổn, lưỡng ổn )
4 Loại ( Dùng TZT, IC 555, Cổng logic, Thạch anh )
Câu 2 : Mạch dao động đa hài tao ra tín hiệu dao động có dạng:
Hình Sin
Xung vuông
Xung tam giác
Hình thang
Câu 3 : Cho Điện trở có 4 vạch màu sau: Nâu, Đen, Đỏ, Nhũ vàng
Cho biết giá trị điện trở
10 kΩ
1 kΩ
330Ω
100Ω
500Ω
Câu 4: Điện trở có giá trị 27kΩ sai số 5% được biểu diễn bởi nhưng vạch màu nào:
Đỏ, tím, cam, nhũ vàng
Đỏ, nâu, xanh lá, nhũ bạc
Cam, đen, nâu, nhũ vàng
Tím, xanh lá, đen, nhũ bạc.
Câu 5: Cho hình ảnh tụ điện sau cho biết tri thông số tụ:
Tụ hóa Điện dung 185µF Điện áp tối đa 320 v
Tụ gốm Điện dung 185µF Điện áp tối đa 320 v
Tụ hóa Điện áp 185µF Điện dung tối đa 320 v
Tụ hóa Điện dung 185µF Điện trơ tối đa 320 Ω
Câu 6 : Cho linh kiện có ký hiệu sau:
Cho biết đây là linh kiện nào ?
Điện trở
Biến trở
Quang trở
Led
Linh kiện khác
Câu 7 : Cho linh kiện sâu xác định 2 chân cấp nguồn IC
Chân 5,8
Chân 4,8
Chân 3,7
Chân 1,8
Câu 8: Các bước thực hiện lắp ráp mạch dao động đa hài dùng IC 555
4 Bước
5 Bước
3 Bước
2 Bươc
Câu 9 : Thực hiện tính toán dải tần số của mạch dao động
C =1µF , R1= 1kΩ ,VR= 0 – 100kΩ
Tại VR = 0 Tính f = ?
50Hz
170 Hz
100Hz
120 Hz
Câu 10: Thực hiện tính toán dải tần số của mạch dao động
C =1µF , R1= 1kΩ ,VR= 0 – 100kΩ
Tại VR = 100KΩ Tính f = ?
A. 50Hz
B. 180 Hz
C. 100Hz
D. 140 Hz
Câu 11: Thực hiện tính toán dải tần số của mạch dao động
C =10µF , R1= 10kΩ ,VR= 0 – 50kΩ
Tại VR = 30KΩ Tính f = ?
70Hz
180 Hz
C.110Hz
D.140 Hz
Câu 12: Thực hiện tính toán dải tần số của mạch dao động
C =100µF , R1= 1kΩ ,VR= 0 – 150kΩ
Tại VR = 80KΩ Tính f = ?
110 Hz
70 Hz
150 Hz
50 Hz
Cho sơ đồ như hình vẽ
Câu 13 :
Cho biết chức năng của R2 là :
Định thiên phân cực
Trở hạn dòng cho D1
Lọc tín hiệu đầu ra
Tác dụng khác
Câu 14: Theo sơ đồ 1 cho biết tác dụng Tụ C2
Thoát Mass cao tần
Tụ lọc tín hiệu đầu vào
Qúa trình nạp xả của tụ tạo tín hiệu dao động
Chức năng khác
Câu 15 : Theo sơ đồ 1 cho biết tác dụng của VR1
Biến trở hạn dòng cho C2
Điều chỉnh tần số mạch dao động
Lọc tín hiệu đầu vào
Chắc năng khác
Câu 16 : Theo sơ đồ 1 cho biết chức năng chân số 4 IC là
Reset
Chân cấp nguồn
Chân tín hiệ đầu vào
Chân tín hiệu đầu ra
Chân Mass
Phần 2 : Câu hỏi tự luân ( 2 điểm )
Câu 17 : Trình bày chức năng của mạch dao đông và ưu điểm của mạch dao động đa hài dùng IC 555.
Câu 18: Vẽ sơ đồ cấu tạo bên trong IC 555
Câu 19: Phân tích nguyên lý làm việc của IC 555
Câu 20: Để tạo ra tín hiệu dao động có tần số f = 10Hz Biết C =1µF, R1= 1kΩ cần chọn giá trị biến trở VR1 như thế nào? Tại sao ?
3.2 Đáp án đề thi:
Phần trắc nghiệm ( 8 điểm )
Đáp án Trắc nghiệm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C
B
B
A
A
B
D
B
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
C
A
B
D
B
C
B
A
Phần tự luân ( 2 điểm )
Câu 17:
Mạch dao động là một mạch điện nhưng nó sử dụng các linh kiện để phát ra tín hiệu xung dao động cụ thể. Có nhiều dạng tín hiệu xung được phát ra từ mạch dao động, như xung sine , xung vuông , xung tam giác, hoặc là một dạng khó hơn như là xung hàm mũ hay hàm log, xung vuông, tam giác,...
Ưu điểm của mạch dao động đa hài dùng IC555 là:
Đổ ổn định cao
Gía thành thấp
Có thể tính toán, thay đổi được tần số theo yêu cầu
Sơ đồ lắp ráp đơn giản.
Câu 18.
Sơ đồ cấu tạo IC 555
Câu 19: Nguyên lý làm việc IC 555:
Nhìn trên sơ đồ cấu tạo trên ta thấy cấu trúc của 555 gồm : 2 con OPAM, 3 con điện trở, 1 transitor, 1 FF ( ở đây là FF RS):- 2 OPAM có tác dụng so sánh điện áp- Transistor để xả điện.- Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn.
Điện áp 1/3 VCC nối vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset
Câu 20:
Để tạo ra tín hiệu dao động f = 10hz Cần lựa chọn giá trị VR = 50 KΩ
Tần số của tín hiệu đầu ra được tính theo công thức :
f = 1/(ln2.C.(R1 + 2VR1))
Vậy suy ra 1/(C.f.ln2) = R1+ 2VR1
VR1 = ( 1/(C.f.ln2) – R1)/ 2
Với C =1µF , R1= 1kΩ ,f = 10hz
VR1 =50Hz
Kết Luận
Chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Để nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta không những cần cải tiến nội dung mà còn cần cải tiến cả phương pháp giảng dạy. Đánh giá kết quả học sinh trong những năm qua có nhiều biến chuyển tích cực, nhưng vẫn còn phải kiểm chứng, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với việc đổi mới. Đề kiểm tra chỉ đạt yêu cầu khi nó đạt được 4 mục đích và 5 yêu cầu cơ bản. Mục đích chung đánh giá quá trình dạy và học trong từng giai đoạn để điều chỉnh phù hợp. Từ việc phân tích bài giảng đúng đắn sẽ tạo điều kiện ra được ngân hàng đề thi phục vụ cho quá trình kiểm tra, đánh giá và phát triển môn học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Khánh Đức (2010) , Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XIX , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo dục Việt Nam
Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm đo lường thành quả học tập, Bộ Giáo và Đào tạo - ĐHTH Tp Hồ Chí Minh.
Trần Trọng Thuỷ (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Hải Châu – Quách Tuấn Kiên (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Trần Doãn Vinh – Trương Thị Thu Hà (2008), Thiết kế bài giảng Tin học 12, Nhà xuất bản đại học sư phạm
Nguyễn Hải Châu – Quách Tuấn Kiên – Nguyễn Huy Công – Vũ Minh Anh Trang (2008), Giới thiệu giáo án Tin học 12, Nhà xuất bản Hà Nội