Tiểu luận Một số ứng dụng của Vật Lý

Vật Lý là một ngành khoa học tự nhiên rất thú vị . Vật Lý bao trùm nhiều lĩnh vực như Quang Học (tán sắc,khúc xạ,phản xạ ), Điện(điện trường,từ trường .) ,Cơ học (lực,chuyển động,dao động,.),Vật Lý hạt nhân(phóng xạ,các đồng vị phóng xạ.). Ngoài ra Vật Lý còn có các chuyên ngành khác như: Vật lý lý thuyết, điện tử cơ sở. Như vậy Vật lý là một móc xích kết nối nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống . Do đó, Vật Lý đã có rất nhiều công trình được ứng dụng trong khoa học cũng như đời sống phục vụ trực tiếp nhu cầu của con người như:giao thông vận tải,sản xuất công nghiệp,trong lĩnh vực công nghệ thông tin,truyền thông Một ứng dụng không thể không nhắc đến của Vật Lý đó là ứng dụng của Vật Lý trong Y Học,nó góp phần quan trọng trong việc chuẩn đoán,điều trị,chăm sóc sức khỏe cho con người với một số phương pháp mang lại hiệu quả cao như: Vật Lý trị liệu,chụp X Quang,chiếu xạ,chiếu tia phóng xạ,chiếu tia laser. Để nói lên tầm quan trọng của đa ứng dụng Vật Lý. Bài viết sau đây xin trình bày một số ứng dụng của Vật Lý về Quang Học,Nhiệt Học,Điện, Cơ Học,trong xử lí ô nhiễn môi trường và Vật lý trong Y Học để nói lên sự liên kết giữa Vật Lý với khoa học kỹ thuật mà ta úng dụng trong cuộc sống thường ngay

docx29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 18162 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số ứng dụng của Vật Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN BÀI TIỂU LUẬN VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG 2 GVHD: LÊ VĂN NAM LỚP: 10CDMT2 Danh sách nhóm: MSSV: 1)HUỲNH VĂN TÂM 3009100176 2)VÕ THÀNH LUÂN 3009100831 3)LÊ VĂN HIẾU 3009100060 4)LÊ NGỌC HỒ 3009100062 5)TRẦN ĐỨC ANH 3009100006 6)THÁI THỊ THÙY OANH 3009100144 7)KIỀU THI TRÚC VIÊN 3009100238 TP. HCM, 06/2011 DANH SÁCH NHÓM TÊN MSSV 1)HUỲNH VĂN TÂM 3009100176 2)VÕ THÀNH LUÂN 3009100831 3)LÊ VĂN HIẾU 3009100060 4)LÊ NGỌC HỒ 3009100062 5)TRẦN ĐỨC ANH 3009100006 6)THÁI THỊ THÙY OANH 3009100144 7)KIỀU THI TRÚC VIÊN 3009100238 MỤC LỤC TRANG LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………..3 ỨNG DỤNG Từ trường trong y học……………………………………………………………4 Điện trường trong y học………………………………………………………….9 CẤU TẠO,NGUYÊN TẮC Máy MRI Tổng quan về máy…………………………………………………………….10 Nguyên lí tạo ảnh……………………………………………………………..11 Áp dụng………………………………………………………………………13 Áp dụng ở việt nam…………………………………………………………14 SÓNG ĐIỆN TỪ Nguyên nhân…………………………………………………………………16 Báo động………………………………………………………………………19 CHUYÊN NGÀNH Xử lí khí thải……………………………………………………………………21 Xử lí nước……………………………………………………………………….24 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….28 LỜI NÓI ĐẦU Vật Lý là một ngành khoa học tự nhiên rất thú vị . Vật Lý bao trùm nhiều lĩnh vực như Quang Học (tán sắc,khúc xạ,phản xạ…), Điện(điện trường,từ trường ..) ,Cơ học (lực,chuyển động,dao động,..),Vật Lý hạt nhân(phóng xạ,các đồng vị phóng xạ..). Ngoài ra Vật Lý còn có các chuyên ngành khác như: Vật lý lý thuyết, điện tử cơ sở.. Như vậy Vật lý là một móc xích kết nối nhiều ngành khoa học, nhiều lĩnh vực trong cuộc sống . Do đó, Vật Lý đã có rất nhiều công trình được ứng dụng trong khoa học cũng như đời sống phục vụ trực tiếp nhu cầu của con người như:giao thông vận tải,sản xuất công nghiệp,trong lĩnh vực công nghệ thông tin,truyền thông…Một ứng dụng không thể không nhắc đến của Vật Lý đó là ứng dụng của Vật Lý trong Y Học,nó góp phần quan trọng trong việc chuẩn đoán,điều trị,chăm sóc sức khỏe cho con người với một số phương pháp mang lại hiệu quả cao như: Vật Lý trị liệu,chụp X Quang,chiếu xạ,chiếu tia phóng xạ,chiếu tia laser.. Để nói lên tầm quan trọng của đa ứng dụng Vật Lý. Bài viết sau đây xin trình bày một số ứng dụng của Vật Lý về Quang Học,Nhiệt Học,Điện, Cơ Học,trong xử lí ô nhiễn môi trường và Vật lý trong Y Học để nói lên sự liên kết giữa Vật Lý với khoa học kỹ thuật mà ta úng dụng trong cuộc sống thường ngay A-MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG KĨ THUẬT VÀ ĐỜI SỐNG I-ỨNG DỤNG CỦA TỪ TRƯỜNG TRONG Y HỌC Ta có thể phân loại ứng dụng của điện trong y học bao gồm ứng dụng của điện trường và ứng dụng của từ trường. 1, Ứng dụng của từ trường a)Từ trường là gì? Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn gốc từ các môment lưỡng cực từ. Xét về bản chất, từ trường và điện trường là các biểu hiện riêng rẽ của một trường thống nhất là điện từ trường.. Vậy ứng dụng của từ trường vào trong y học thì như thế nào? Tương tác của từ trường với vật chất sống -Lưu lượng máu tăng lên sẽ làm tăng khả năng chuyển tải oxy, cả hai việc này giúp cho khả năng chữa bệnh của cơ thể tăng lên. -Việc thay đổi sự di chuyển của ion calci: từ trường có thể đưa ion calci tới để điều trị chỗ xương bị gãy chỉ mất nửa thời gian so với bình thường hoặc có thể giúp cho việc lấy calci khỏi khớp xương bị viêm hoặc khớp xương bị đau. -Sự cân bằng pH của những thể dịch khác nhau trong cơ thể ( thong mất sự cân bằng pH xảy ra khi ốm) dường như có thể thay đổi nhờ từ trường. -Sự sản xuất hormon từ các tuyến nội tiết có thể hoặc tăng lên hoặc giảm xuống nhờ kích thích của từ trường. -Sự thay đổi hoạt động của men và những quá trình sinh hóa khác cũng bị tác động bởi từ trường. Tác dụng của từ trường lên cơ thể người: -Từ trường không đổi : giảm độ nhớt của máu, giảm sự phân hủy trong tuần hoàn máu, tăng trao đổi chất ở mao mạch; giảm đau; kích thích dinh dưỡng cục bộ; giãn nở mao mạch cục bộ; tăng cường miễn dịch. -Từ trường dạng xung : kích thích thần kinh ; kích thích dinh dưỡng; hoạt hóa mạch (ảnh hưởng đến đường kính mạch máu, đặc biệt là động mạch); giảm đau (dạng gây tê); chống viêm. -Từ trường biến thiên : hoạt hóa mạch; chống viêm; chống phù nề; kích thích dinh dưỡng; giảm đau (dạng gây tê) cục bộ; giảm đông máu. a)Từ đối với hệ xương Ứng Dụng Của Từ Trường Trong Điều Trị Hầu như từ trường không gây tác hại với liều điều trị, không gây biến đổi cấu trúc tế bào và hiện tượng dị sản.ít thấy hiện tượng cơ thể quen với từ trị liệu nên có thể điều trị kéo dàI nhiều ngày. Tuy nhiên, việc theo dõi các tác dụng phụ xuất hiện sau nhiều nǎm (15-20 nǎm) tới nay vẫn chưa rõ vì thời gian ứng dụng từ trị liệu chưa lâu. Từ trường điều trị (magnetotherapy) là một trong những phương pháp điều trị bệnh không cần thuốc. Nó có nhiều ưu điểm: không gây đau đớn cho người bệnh, không gây nhiễm bệnh viêm gan siêu vi trùng và AIDS. Ngày nay, khoa học càng phát triển thì những bí mật về từ trường càng được khám phá kỹ hơn, những ứng dụng của nó trong điều trị bệnh ngày càng rộng rãi hơn. CƠ sở khoa học của từ trường trị liệu Từ xa xưa, người Ai Cập đã biết dùng viên đá nam châm tự nhiên chữa chứng đau sưng... với tên gọi "hòn đá ma", hòn đá thần kỳ. Những đặc tính của từ trường trái đất cũng như các viên đá nam châm trước đây đã gây nên nhiều điều bí hiểm vì lúc bấy giờ khoa học chưa phát triển, chưa hiểu được từ trường là gì, không giải thích được tại sao hòn đá kia lại hút được sắt và chữa được một số bệnh. Từ trường được sớm ứng dụng trong y học và phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, dược học... mà thành tựu tiêu biểu là kỹ thuật ghi hình ảnh bằng cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging - MRI).Chữa bệnh bằng từ trường đã góp phần làm phong phú ngành vật lý trị liệu - phục hồi chức nǎng của con người. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng quả đất là một nam châm khổng lồ luôn luôn sinh ra từ trường xung quanh nó, người ta gọi là địa từ. Các phép đo đặc biệt thu được cường độ từ trường của quả đất: ở Nam cực = 70.000nt (nanotesla), Bắc cực = 60.000nt và xích đạo = 30.000nt. Chính từ trường này của quả đất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Khoa học càng phát triển, con người phát minh ra nhiều thiết bị phát sóng vào không gian, thì từ trường của quả đất bị thay đổi nhiều, gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ con người.ảnh hưởng của từ trường quả đất lên sức khoẻ con người đã được chứng minh thực tế. Nhiều quan sát và thực nghiệm cho thấy có sự tương quan giữa tần số nhịp tim và thay đổi địa từ. Kolodchinko theo dõi huyết áp ở những người trên 60 tuổi, thấy mạch và huyết áp tǎng rõ rệt khi xảy ra bão từ. Các tác giả Mỹ, Nga, Tiệp cũng đã chứng minh sự thay đổi của địa từ có tác động rõ rệt đối với tai biến tim mạch. Lebedev - M.D, Xolokov - A.C. theo dõi người sống lâu trong tàu ngầm vỏ tàu bằng thép có cấu tạo gần như buồng ngǎn từ không hoàn toàn cũng xuất hiện quá trình trao đổi chất giảm, chu kỳ ngày đêm của chức nǎng sinh học bị rối loạn hay xuất hiện chứng đau dạ dày. Nicholson A.M. nhận thấy khi các nhà du hành sống trên tàu vũ trụ lâu ngày trong môi trường mất địa từ thì thấy xuất hiện những thay đổi giống hệt như những người sống trong tầu ngầm. Casamajer tạo ra một không gian phi từ bằng các hệ thống ngǎn từ bằng cách sử dụng các màng ngǎn kim loại sắt từ mềm và cho chuột sống trong môi trường này. Kết quả thấy chuột cái sẩy thai liên tục, chuột con sinh ra ốm yếu và thường bị chết yểu. P. Guillen Garcia nuôi thỏ trong buồng phi từ theo dõi lượng calci trong phân và nước tiểu sau 3 tuần xuất hiện mất calci xương và hiện tượng thưa xương này càng rõ, giống như nhận xét của Grigoriev khi đưa chuột lên vũ trụ, sau một thời gian trở lại sống ở môi trường địa từ bình thường thì hết các hiện tượng trên Tác giả có nhận xét rằng địa từ có ảnh hưởng đến sự hình thành cấu trúc xương của cơ thể và đề xuất điều trị gãy xương chậm liền và chứng thưa xương bằng từ trường. Mặt khác, từ trường có tính chất hút sắt mà chúng ta biết là trong cơ thể người có rất nhiều hồng cầu, trong hồng cầu có hemoglobin (Hb) chứa sắt, chính vì thế khi đặt một nam châm lên trên có thể người, do dòng tuần hoàn máu, hầu như tất cả các hồng cầu đều bị nhiễm từ. Điều này có tác dụng chữa bệnh tốt. Vậy từ trường tác động lên cơ thể sống như thế nào? Dưới tác động của từ trường thì lưu lượng máu tǎng lên sẽ làm tǎng khả nǎng chuyển tải oxy, cả hai việc này giúp cho khả nǎng chữa bệnh của cơ thể tǎng lên. Việc thay đổi sự di chuyển của ion calci: từ trường có thểđưa ion calci tới đểđiều trị chỗ xương bị gãy chỉ mất nửa thời gian so với bình thường hoặc có thể giúp cho việc lấy calci khỏi khớp xương bị viêm hoặc khớp xương bị đau. Sự cân bằng pH của những thể dịch khác nhau trong cơ thể (thông thường mất sự cân bằng pH xảy ra khi ốm) dường như có thể làm thay đổi nhờ từ trường. Sự sản xuất hormon từ các tuyến nội tiết có thể hoặc tǎng lên hoặc giảm xuống nhờ sự kích thích của từ trường. Sự thay đổi hoạt động của men và những quá trình sinh hóa khác. b)Tác dụng điều trị của từ trường - Chống viêm (nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn). - Giảm phù nề. - Giảm đau. - Tǎng tuần hoàn ngoại vi vàđiều chỉnh áp lực động mạch. - Điều hòa hoạt động thần kinh thực vật. - Giảm độ nhớt máu, hạn chế kết dính tiểu cầu. - Kích thích miễn dịch không đặc hiệu. - Hạn chế lắng đọng cholesterol, hạn chế hình thành sỏi. - Kích thích tân tạo vi mạch, tái tạo tổ chức. - Kích thích phát triển cal xương, hạn chế thưa xương. Qua kinh nghiệm, nhiều tác giả đã rút ra nhận xét rằng: Hầu như từ trường không gây tác hại với liều điều trị, không gây biến đổi cấu trúc tế bào và hiện tượng dị sản. ít thấy hiện tượng cơ thể quen với từ trị liệu nên có thể điều trị kéo dàI nhiều ngày. Tuy nhiên, việc theo dõi các tác dụng phụ xuất hiện sau nhiều nǎm (15-20 nǎm) tới nay vẫn chưa rõ vì thời gian ứng dụng từ trị liệu chưa lâu. c)Một số thiết bị từ trường chữa bệnh hiện nay: Máy tạo từ trường (dạng nam châm điện) Nam châm vĩnh cửu chữa bệnh nhân tạo liệu từ Vật sức khỏe: Dây chuyền từ tính, cốc từ để uống nước, gậy từ... Kích thích đối với cả 4 giai đoạn trong quá trình hình thành canxi xương sau gãy: Bùng nổ tăng trưởng quần thể tế bào tại vị trí gãy, tăng tổng hợp AND và phân chia tế bào. Tăng tổng hợp các chất căn bản xương. Canxi hóa tổ chức sụn sợi của can non (quan trọng nhất). Tân tạo mạch máu và xâm nhập mạch máu vào sụn sợi. Từ đối với hệ thần kinh Thụ cảm từ đặc hiệu ở đây là tuyến tùng: vai trò hàng đầu trong việc điều phối các quá trình tâm sinh lý quan trọng của cơ thể. Nó liên hệ đa dạng với các hợp phần của não; liên hệ với thần kinh thực vật qua các dây giao cảm; liên hệ với võng mạc, dưới đồi, nhân cạnh não thất, tủy sống… Bộ la bàn đặc biệt ở não của một số loài chim, cá voi, các phân tử Fe3O4, giúp thu nhận những thông tin có ích từ từ trường bên ngoài à khả năng định hướng của động vật. Ở người cũng có 1 cơ quan tương tự, chính là tuyến tùng, có thể bị từ trường tác động à các thay đổi tâm sinh lý của cơ thể, bao gồm cả các khả năng dị thường như ngoại cảm, liên lạc từ xa, dùng ý chí di chuyển đồ vật… Từ đối với hệ tuần hoàn Tân tạo mách máu: Kích thích sinh tổng hợp AND, hình thành các cấu trúc tương tự mao mạch trong thời gian vài ngày (đối chứng là vài tháng).Tác động trực tiếp lên dòng chảy (tăng tốc): Do ảnh hưởng lên hệ thống điện tích ở màng tế bào và cấu hình không gian của các đại phân tử, làm giảm độ nhớt của máu.Hai hiệu ứng trên làm tăng vi tuần hoàn, giảm nguy cơ nghẽn mạch sau chấn thương.Gây hiệu ứng sắt từ: Tác động lên chính phân tử Hb, rất tích cực ở những nơi máu chảy chậm và nồng độ ôxy cao (như ở các động mạch chủ)Hiệu ứng giãn mạch: Tác dụng này ảnh hưởng hệ đông máu và các cục máu đông, cải thiện mức độ nuôi dưỡng ở các vùng bị thương tổn. Từ đối với hệ miễn dịch Cả ở miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.Nhiều nghiên cứu đã chứng tở điện từ trường xung thích hợp làm tăng hoạt tính thực bào, thể hiện ở các chỉ số: % bạch cầu thực bào, số hạt trung bình được 1 bạch cầu thực bào.Thống kê trong 10 năm ở viện Odessa tại liên bang Nga trên 920 bệnh nhân hở xương khớp có mủ được điều trị bằng từ trường cho thấy: so với phác đồ kinh điển thì tỷ lệ tàn phế do các biến chứng nhiễm trùng giảm 3 lần. Một số vật liệu từ đang được sử dụng để giữ gìn sức khỏe Dây truyền từ: gắn 5-6 viên từ, tác động lên vùng phản xạ vai cổ. Vòng từ cổ tay: gắn 4-5 viên từ, tác động lên động mạch cổ tay (động mạch quay) để điều chỉnh tuần hoàn ngoại vi. Đai lưng từ: gắn các viên từ ở gần vùng cột sống lưng nhằm giảm đau, hạn chế thoái hóa. Đế dép từ: gắn 2-3 viên từ tương ứng với các huyệt vị chính ở lòng bàn chân nhằm ổn định từ trường cơ thể. Gối từ: gắn 10-20 viên từ trên khăn trải gối để điều hòa tuần hoàn vùng đầu cổ, tạo giấc ngủ thoải mái. Cốc (nước) từ: gắn nam châm ở thành và đáy, cách ly với nước trong cốc. Sau khi đổ vào 5-10 phút nước sẽ tăng hoạt tính, giảm độ nhớt, uống để điều hòa từ trường nội sinh, tuần hoàn máu và dịch thể. 1-2h sau nếu ko dùng, nước sẽ trở lại bình thường. II)ỨNG DỤNG ĐIỆN TRƯỜNG TRONG Y HỌC 1)Dòng xung điện Xung điện là một dòng xung không liên tục trong một thời gian ngắn có xung sau đó là khoảng nghỉ. Dòng điện xung là dòng điện có nhiều xung điện liên tiếp tạo ra. Dòng điện xung không đổi hướng là dòng điện xung một chiều, dòng xung luôn đổi hướng gọi là dòng điện xung xoay chiều. Tác dụng sinh lý của dòng điện xung Tác dụng ức chế : giảm đau và giảm trương lực cơ Tác dụng kích thích thần kinh cơ Hiện tượng quen của cơ thể đối với dòng điện xung Sử dụng dòng điện xung trong điều trị đau Dòng xung một chiều: tương tác cực Tại cực (+): tác dụng ức chế(giảm hưng phấn)nên có tác dụng để giảm đau Tại cực (-) : tác dụng kích thích, giãn mạch, nên được dùng để kích thích thần kinh cơ Dòng xoay chiều : Không phân cực nên không gây tổn thương da do đó có thể tăng cường độ cao để tác dụng sâu. 2)Dòng điện một chiều Tác dụng Tác dụng lên các ion Tác dụng giãn mạch Điện di thuốc. Điện di thuốc (electrophoresis) là phương pháp dùng dòng điện một chiều để di chuyển một số ion thuốc điều trị vào cơ thể hoặc lấy các ion thuốc có hại ra khỏi cơ thể. B/ CẤU TẠO,NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG,GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG I)TRÌNH BÀY NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA MÁY MRI 1.)tổng quan về máy MRI Felix Block và Edward Purcell đã phát hiện ra hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân vào năm 1946 và từ những năm 1950 đến năm 1970 cộng hưởng từ đã được ứng dụng và phát triển rộng rãi. Thành quả đó đã được chứng nhận bằng giải Nobel Vật lý vào năm 1952 cho 2 nhà vật lý Felix Block và Edward Purcell. Và đó là cơ sở vật lý quan trọng cho sự phát triển MRI. Đến năm 1970, nền tạo ảnh y học thế giới đã có một sự thay đổi đáng kể với sự công bố kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Raymond Damidian. Ông phát hiện ra cấu trúc cơ thể người bao gồm phần lớn nước và đó là chìa khóa cho tạo ảnh cộng hưởng từ, và rằng nước phát ra một tín hiệu mà có thể dò và ghi lại được. Sau đó tiến sĩ Damidian và các cộng sự đã tiếp tục nghiên cứu miệt mài trong 7 năm và đã thiết kế, chế tạo ra chiếc máy quét cộng hưởng từ đầu tiên dùng trong việc tạo ảnh y tế của cơ thể người. Đến năm 1980 chiếc máy cộng hưởng từ đầu tiên được đưa vào áp dụng. Đến năm 1987 kỹ thuật Cardiac MRI được đưa vào sử dụng cho việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch. Đến năm 1993 thì FMRI dùng để chẩn đoán các chức năng và hoạt động của não bộ Hình 1:máy MRI hiện đại Kỹ thuật tạo ảnh cộng hưởng từ (MRI) hiện đã trở thành một phương pháp phổ thông trong y học chẩn đoán hình ảnh. Các thiết bị MRI đầu tiên ứng dụng y học xuất hiện vào đầu những năm 1980. Vào năm 2002, có gần 22.000 camera MRI được sử dụng trên toàn thế giới. Trên toàn thế giới mỗi năm có hơn 60 triệu ca chẩn đoán bằng MRI và phương pháp này vẫn đang phát triển nhanh. MRI thường tốt hơn các kỹ thuật hình ảnh khác và đã được cải thiện đáng kể về độ chính xác trong việc chẩn đoán nhiều căn bệnh. Nó thay thế một số phương pháp kiểm tra theo kiểu đưa thiết bị vào cơ thể, do đó giảm đau đớn, rủi ro cũng như sự bất tiện cho nhiều bệnh nhân. Chẳng hạn như sử dụng phương pháp nội soi kiểm tra tuyến tụy hoặc tuyến mật có thể gây một số biến chứng nghiêm trọng. Lợi thế của MRI là tính vô hại của nó. MRI không sử dụng bức xạ ion hoá giống như phương pháp chụp X quang thường quy (Nobel Vật lý -1901) hoặc chụp CT (Nobel Y học -1979). Tuy nhiên, nó có một nhược điểm là bệnh nhân nào phải tiêm kim loại từ hoặc mang máy điều hoà nhịp tim không thể được kiểm tra bằng MRI bởi MRI có trường từ tính mạnh. Ngày nay, MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc dây cột sống. Kể từ khi MRI mang lại những hình ảnh 3 chiều, bác sĩ có thể nắm được thông tin về địa điểm thương tổn. Những thông tin như vậy rất có giá trị trước khi phẫu thuật chẳng hạn như tiểu phẫu não. 2./ Nguyên lý tạo ảnh Ở phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ hạt nhân MRI (Magnetic Resonnance Imaging), người ta đưa cơ thể bệnh nhân vào vùng có từ trường một chiều rất mạnh, hiện nay phổ biến là dùng từ trường sinh ra do cuộn dây siêu dẫn có dòng điện rất lớn chạy qua. Trong cơ thể có những nguyên tử mà hạt nhân có momen từ tương tự như có gắn một thanh nam châm cực nhỏ. Dưới tác dụng của từ trường ngoài, momen từ của hạt nhân nguyên tử quay đảo tương tự như con quay dưới tác dụng của trọng trường trên mặt đất. Nếu hạt nhân đang quay đảo với tần số w mà có thêm sóng vô tuyến cùng tần số w tác dụng, hạt nhân sẽ quay đảo cực mạnh vì có hiện tượng cộng hưởng. Đó là cộng hưởng từ hạt nhân. Khi ngừng tác dụng sóng vô tuyến, hạt nhân sẽ từ trạng thái quay đảo cực mạnh trở về trạng thái quay đảo bình thường. Hạt nhân có momen từ quay như vậy sẽ sinh ra sóng điện từ phát ra không gian xung quanh, có thể đo được sóng điện từ đó nếu đặt vào đấy một cuộn dây điện. a)Nguyên lí tạo ảnh Việc hạt nhân từ trạng thái quay đảo mạnh do cộng hưởng trở về trạng thái quay đảo bình thường nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào các nguyên tử quanh hạt nhân cản trở chuyển động quay ít hay nhiều. Ví dụ, hạt nhân của nguyên tử H trong phân tử nước (H2O) của máu, từ trạng thái cộng hưởng quay về trạng thái thường rất nhanh nếu máu đang lưu thông trong mạch máu, trái lại quay về rất chậm nếu máu chảy thấm ra ngoài thịt, mỡ. Ở máy MRI, người ta có thể tạo ra cộng hưởng ứng với một loại hạt nhân nào đó (ví dụ hạt nhân hyđrô) trong từng thể tích cỡ milimet khối của não và theo dõi trạng thái cộng hưởng. Lần lượt quét thể tích có cộng hưởng này, sẽ có được hình ảnh cộng hưởng từ hạt nhân ở từng lớp. Có thể theo dõi ảnh để biết được cấu tạo bên trong của não lúc cơ thể đang sống (biết được có chảy máu trong não hay không, chảy ở chỗ nào). Có thể dùng MRI để theo dõi hoạt động của não, ví dụ như khu vực nào của não hoạt động, máu đưa oxy về vùng đó mạnh hay yếu... b)Đặc điểm của máy Máy chụp MRI là một thiết bị nhạy cảm và đa năng giúp ta thấy hình ảnh các lớp cắt của các bộ phận cơ thể từ nhiều giác độ trong khoảng một thời gian ngắn. Chụp MRI là một kỹ thuật nhanh, gọn không gây ảnh hưởng phụ, là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, hiệu quả và phổ biến trên thế giới. Ngày nay, MRI được sử dụng để kiểm tra gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Kỹ thuật này đặc biệt có giá trị trong việc chụp ảnh chi tiết não hoặc dây cột sống. Kể từ khi MRI mang lại những hình ảnh 3 chiều, bác sĩ có thể nắm được thông tin về địa điểm thương tổn. Những thông tin như vậy rất có giá trị trước khi phẫu thuật chẳng hạn như tiểu phẫu não.        Năm 1986 máy cộng hưởng từ được sử dụng rộng rãi trong chẩn đooán hình ảnh, tạo một cuộc cách mạng thật sự từ nguyên tắc tạo ảnh tới sự an toàn của bệnh nhân. Là đỉnh cao trong ngành chẩn đoán hình ảnh y khoa, cộng hưởng từ cho thấy các cấu trúc mô mềm rõ ràng đến từng thớ thịt, từng miếng sụn nhỏ trong khớp hay từng thương tổn nhỏ trong não, tuyệt đối an toàn