Nợ xấu là một trong những vấn đề thường trực luôn đe dọa sự tồn tại và phát
triển ổn định của hệ thống tài chính ở các quốc gia. Đặc biệt trong các cuộc khủng
hoảng hay thời kỳ tái cấu trúc hệ thống tài chính, nợ xấu lại được bàn đến như
một trong những vấn đề cốt lõi nhất cần giải quyết. Nhưng đến nay, con số nợ xấu
chính xác là bao nhiêu vẫn là một ẩn số. Đây thực sự là một trong những khó
khăn lớn để giải quyết vấn đề nợ xấu. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy,
mua bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng
hoảng. Khi xử lý được nợ xấu sẽ ổn định tài chính trong nước và nâng cao sức
mạnh cho các định chế tài chính. Do vậy, phát triển thị trường mua bán nợ là đòi
hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường trên thế giới cũng như nền
kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, thị
trường này phát triển, sẽ giúp cho tình hình tài chính trong các doanh nghiệp và
cả các ngân hàng thương mại được lành mạnh, minh bạch, giảm rủi ro trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ chế, chính sách cho thị
trường mua bán nợ ở Việt Nam cũng chưa hoàn chỉnh; chức năng, nhiệm vụ của
các công ty mua bán nợ, đặc biệt là các công ty mua bán nợ tư nhân chưa rõ ràng.
Sự ra đời của VAMC cũng đang tốn nhiều giấy mực của dư luận. Vì vậy, việc
nghiên cứu về thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay nói chung và VAMC
nói riêng và đưa ra các định hướng, giải pháp để phát triển thị trường này là vô
cùng cần thiết, nhằm giải quyết cơ bản vấn đề nợ xấu tại Việt Nam.
29 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3622 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mua bán xấu và vai trò của công ty VAMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 1
Tiểu luận
Mua bán xấu và vai trò của công ty
VAMC
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 2
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ...................... 3
1. Định nghĩa về mua bán nợ ................................................................................ 4
2. Thực trạng nợ xấu và thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện nay ............. 6
II. VAMC - TỔ CHỨC MUA BÁN NỢ VIỆT NAM .............................................. 8
1. Sơ lược về VAMC .............................................................................................. 8
2. Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của VAMC ............................................ 9
a. Cơ cấu tổ chức của VAMC ............................................................................ 9
b. Cơ chế hoạt động của VAMC ...................................................................... 11
3. Đặc trưng và định hướng hoạt động của VAMC ............................................ 11
4. Các hình thức và điều kiện mua nợ của VAMC ............................................. 12
5. Khung pháp lý và cơ chế giám sát ................................................................... 12
6. Hoạt động của VAMC trong thời gian qua ..................................................... 15
a. VAMC và Agribank ......................................................................................... 15
b. VAMC và SHB, PGBank và SCB .................................................................... 16
c. VAMC và ACB ................................................................................................ 16
7. Đánh giá hoạt động của VAMC ...................................................................... 17
III. Giải pháp : ....................................................................................................... 24
1. Giải pháp về phía VAMC: ............................................................................... 24
2. Giải pháp về phía các Ngân hàng ................................................................... 25
3. Giải pháp về phía các doanh nghiệp : ............................................................. 27
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 29
LỜI MỞ ĐẦU
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 3
Nợ xấu là một trong những vấn đề thường trực luôn đe dọa sự tồn tại và phát
triển ổn định của hệ thống tài chính ở các quốc gia. Đặc biệt trong các cuộc khủng
hoảng hay thời kỳ tái cấu trúc hệ thống tài chính, nợ xấu lại được bàn đến như
một trong những vấn đề cốt lõi nhất cần giải quyết. Nhưng đến nay, con số nợ xấu
chính xác là bao nhiêu vẫn là một ẩn số. Đây thực sự là một trong những khó
khăn lớn để giải quyết vấn đề nợ xấu. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy,
mua bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng
hoảng. Khi xử lý được nợ xấu sẽ ổn định tài chính trong nước và nâng cao sức
mạnh cho các định chế tài chính. Do vậy, phát triển thị trường mua bán nợ là đòi
hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường trên thế giới cũng như nền
kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, thị
trường này phát triển, sẽ giúp cho tình hình tài chính trong các doanh nghiệp và
cả các ngân hàng thương mại được lành mạnh, minh bạch, giảm rủi ro trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ chế, chính sách cho thị
trường mua bán nợ ở Việt Nam cũng chưa hoàn chỉnh; chức năng, nhiệm vụ của
các công ty mua bán nợ, đặc biệt là các công ty mua bán nợ tư nhân chưa rõ ràng.
Sự ra đời của VAMC cũng đang tốn nhiều giấy mực của dư luận. Vì vậy, việc
nghiên cứu về thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay nói chung và VAMC
nói riêng và đưa ra các định hướng, giải pháp để phát triển thị trường này là vô
cùng cần thiết, nhằm giải quyết cơ bản vấn đề nợ xấu tại Việt Nam.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 4
1. Định nghĩa về mua bán nợ
Mua bán nợ là hoạt động kinh tế - tài chính để trao đổi và chuyển nhượng
phần tài sản đặc biệt là các "khoản nợ phải thu" từ đối tượng này sang đối tượng
khác. Về bản chất, đó là việc bán lại "quyền thu hồi nợ" từ một "khoản nợ phải
thu" của bên bán nợ (hay còn gọi là chủ nợ) đối với khách nợ sang cho bên mua
nợ để bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của khách nợ. Hoạt động mua bán nợ
được thực hiện đối với các khoản nợ phải thu của chủ nợ, mà không phải là nợ
phải trả của khách nợ.
Ở Việt Nam hiện nay, thị trường mua bán nợ đang trong quá trình hình
thành, do đó còn khá mới mẻ đối với cả người bán, người mua và cơ chế vận
hành, quản lý của Nhà nước. Xét cả về mặt lý thuyết và thực tiễn, hoạt động mua
bán nợ đang được xem là một lối thoát cho doanh nghiệp đang gặp phải nhiều khó
khăn về tài chính trong sản xuất kinh doanh hiện nay. Nếu không có công ty nào
tham gia vào việc mua các khoản nợ đó thì các công ty sẽ lâm vào sản xuất, kinh
doanh cầm chừng, hoặc thu hẹp, thậm chí chờ xin phá sản. Rõ ràng, để thị trường
mua bán nợ hình thành thì điều tiên quyết là phải có chính sách hỗ trợ phát triển
cho các công ty chuyên mua bán nợ và tài sản tồn đọng của các thành phần kinh
tế. Các công ty mua bán nợ với sứ mệnh cao cả là mua bán các tài sản, khoản nợ
của các công ty sản xuất, kinh doanh đang gặp rủi ro lớn về vốn, sẽ tạo điều kiện
cho các công ty nợ tái vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngược lại,
cũng phải có những công ty do nhiều nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan)
dẫn đến nảy sinh những khoản nợ không thể tự mình trả được, sẵn sàng bán các
tài sản, khoản nợ đó cho các công ty mua bán nợ. Cũng như mọi thị trường khác,
trên thị trường mua bán nợ sẽ có các lực của thị trường: các công ty mua bán nợ
là bên cầu, còn các công ty chuyển nhượng nợ là bên cung. Khi đã có cung và cầu
thì phải xây dựng cơ chế vận hành, quản lý; phải có sự cạnh tranh nếu không sẽ
làm cho thị trường mua bán nợ bị méo mó. Để bên cầu và bên cung hợp tác thuận
lợi, hiệu quả thì cần phải có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách vĩ mô tạo hành
lang pháp lý cho thị trường vận hành trôi chảy như những thị trường khác. Nguồn
cung chủ yếu trên thị trường mua bán nợ là các ngân hàng thương mại, với các
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 5
khoản nợ xấu khổng lồ chủ yếu từ cho vay kinh doanh bất động sản. Theo số liệu
của Ngân hàng Nhà nước (NHNN, 31/3/2012), con số nợ xấu của hệ thống ngân
hàng hiện nay là 8,6% trên tổng dư nợ (tương đương 202.000 tỷ đồng). Đặc biệt
nguy hiểm, đó là số dư nợ tập trung ở một vài cá nhân, doanh nghiệp ước tính lên
đến ngàn tỷ, do vậy khả năng thu hồi nợ là rất khó khăn. Theo tiến trình phát triển
kinh tế thị trường của Việt Nam đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp sẽ tăng lên
khoảng 1 triệu doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp sẽ tăng lên, thị trường sản
xuất, kinh doanh không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra toàn cầu. Khi đó, tình
hình sản xuất, kinh doanh sẽ càng phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tầm
nhìn chiến lược tốt, năng lực điều hành sản xuất, kinh doanh tốt nếu không sẽ bị
rơi vào nguy cơ rủi ro cao, sẽ nảy sinh nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bán các
khoản nợ và tài sản, dẫn đến nguồn cung sẽ rất nhiều và đa dạng. Lúc đó, nhu cầu
mua lại các khoản nợ sẽ rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam hiện có rất ít công ty
mua bán nợ hoạt động, chỉ có duy nhất Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC)
của Bộ Tài chính thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, và một số công ty mua
bán nợ tư nhân. Tuy nhiên, các công ty mua bán nợ tư nhân này chỉ hoạt động với
vai trò tư vấn doanh nghiệp hoặc chỉ là các tổ chức cho vay nặng lãi, vay nóng trá
hình. Như vậy, cơ sở hình thành độc quyền mua trên thị trường là có khả năng,
mà độc quyền thì sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về tính minh bạch, vấn đề lợi ích
nhóm, hiệu quả hoạt động, tiêu cực, gây phương hại cho người muốn bán. Có thể
nói, sự hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ là yêu cầu khách quan hiện
nay ở Việt Nam. Cũng như các thị trường khác, thị trường mua bán nợ gồm có
các doanh nghiệp sẵn sàng bán (bên cung) và doanh nghiệp có nhu cầu mua (bên
cầu). Nghĩa là phải có nhiều chủ thể mua bán trên thị trường, phải có cơ chế,
chính sách, luật pháp tạo môi trường, hành lang pháp lý cho thị trường hình
thành, hoạt động, phát triển và chịu sự quản lý của Nhà nước. Thị trường mua bán
nợ cũng là một loại thị trường nên sẽ chịu sự chi phối của các quy luật thị trường,
nhất là quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và các phạm trù về giá cả, chi phí,
lợi nhuận... Do vậy, việc phát triển thị trường mua bán nợ là cần thiết, phải hình
thành trên cơ sở minh bạch, công khai về "hàng hóa" và giá cả. Đây đang là một
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 6
thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói
riêng.
2. Thực trạng nợ xấu và thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện nay
Thị trường mua bán nợ ở VN đang trong tiến trình hình thành. Nên nhu
cầu (cung) hiện nay khá nhiều, vì số tổng công ty, DNNN có nợ xấu đang tăng
lên như: các tổng công ty xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông & Vận tải,
các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, một số tổng công ty thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị thành viên thuộc Vinashin...chưa
kể đến các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, thậm chí cả liên doanh. Cùng với sự
phát triển nhanh của kinh tế thị trường toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày cành gay
gắt, với năng lực điều hành không theo kịp thì nợ của các doanh nghiệp sẽ tăng
lên. Nhu cầu bán tài sản và khoản nợ sẽ ngày càng tăng về số lượng, quy mô và
tính đa dạng. Chẳng hạn riêng trong hệ thống ngân hàng thương mại, tỉ lệ nợ xấu
trong toàn hệ thống đang tăng rất nhanh - từ hơn 3% vào cuối năm 2011, lên 6%
vào đầu năm 2012 và hiên nay lên đến 10%.Với tỉ lệ nợ xấu 10% trong hệ thống
ngân hàng thì chắc hẳn nhiều ngân hàng sẽ có tỉ lệ nợ xấu trên 10% và cũng sẽ có
những ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu lên tới 30-40% như Habubank vừa qua. Những
ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất tập trung tại các ngân hàng thuộc nhóm 3 và
nhóm 4. Tuy nhiên cũng không nên loại trừ cả các ngân hàng thuộc nhóm 1 và
nhóm 2. Bằng các nghiệp vụ kế toán tinh vi, ngân hàng có thể tránh được việc
phải hạch toán các khoản nợ vào các nhóm nợ 3,4,5. Điều này phản ánh trên thực
tế, trong thời gian qua số liệu về nợ xấu công bố luôn ở mức an toàn. Nhu cầu
mua lại các khoản nợ của các công ty cũng đang gia tăng, hiện nay ở VN, ngoài
công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính thì có khoảng 20 công ty quản lý và khai
thác tài sản (A.M.C). Các công ty quản lý và khai thác tài sản ở VN hiện nay hầu
như là do các ngân hàng thương mại (NHTM) đứng ra thành lập và quản lý. Đồ
thị dưới đây thể hiện vốn của một số công ty quản lý và khai thác tài sản thuộc
các ngân hàng lớn: Còn với giá trị nợ xấu từ 14 tỉ USD thì thực sự quy mô của
các công ty quản lý và khai thác tài sản VN là không tương xứng khi mà vốn của
các công ty mua bán nợ chỉ vài trăm tỉ. Bên cạnh đó, nếu nhìn vào các ngân hàng
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 7
nhóm 1, chủ yếu các NHTM cổ phần như Eximbank, ACB, MBB còn các NHTM
có vốn nhà nước không thực sự tham gia như CTG, VCB, Agribank, BIDV. Nợ
xấu theo báo cáo chính thức của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/3 là 8,6%,
tương đương với 202.000 tỉ đồng. Để xử lý khoản nợ xấu này, nhà điều hành
cũng gợi ý giải pháp thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) với số
vốn 100.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, giải pháp về công ty
mua bán nợ xấu vẫn dừng lại ở mức tham khảo và bàn bạc, chứ chưa có gì chính
thức, cụ thể. Để xử lý nợ của các công ty, để có vốn tiếp tục SXKD, Công ty mua
bán nợ cần một lượng vốn khoảng 40.000-80.000 tỉ đồng tương đương với
khoảng 1,6-3,2% GDP của VN năm 2011, trong đó các công ty mua bán nợ có
thể huy động trên thị trường gấp 3 lần số vốn hiện có, thì Nhà nước cần cấp cho
Công ty này là 15.000 - 20.000 tỉ đồng. Đây thực sự là một khó khăn khó vượt
qua trong điều kiện nền kinh tế VN.
Những số liệu trên cho thấy tại VN, nợ xấu phát sinh cao, nhưng thị
trường mua bán nợ lại chưa phát triển, do đó việc xây dựng một thị trường mua
bán nợ quốc gia được xem là giải pháp để giải cứu thị trường tài chính. Theo ước
tính giá trị các khoản nợ xấu của hệ thống NHTM VN là vào khoảng 14 tỉ USD,
để công ty công ty quản lý và khai thác tài sản có thể hoạt động thì phải cần 5-7 tỉ
USD để xử lý các khoản nợ xấu này. Điều này có nghĩa là các NHTM chỉ có thể
thu hồi từ 30-40% giá trị các khoản nợ. Hệ quả sẽ ảnh hưởng đến tổng tài sản và
các hệ số an toàn tài chính; tuy nhiên đấy là một điều cần thiết để làm trong sạch
thị trường tài chính. Nhiều chuyên gia cho rằng xử lý nợ xấu là việc nên quyết
định và hành động nhanh thông qua thị trường mua bán nợ, để tránh những hệ lụy
tiêu cực cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cũng hứa sẽ đưa ra những biện
pháp cụ thẻ trong năm nay để trình Chính phủ. Thực tế cho thấy kể từ khi thành
lập đến nay, Công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính đã thực hiện 118 phương án
xử lý nợ với giá trị sổ sách là hơn 7.400 đồng. Như vậy, trung bình mỗi năm,
công ty xử lý được 928 tỉ đồng nợ. Tuy nhiên với khoản nợ xấu ngân hàng gia
tăng đột biến khoảng 270 nghìn tỉ cuối năm 2012, thì tốc độ xử lý của Công ty
mua bán nợ quốc gia phải tăng vốn nhiều lần thì mới đáp ứng đủ. Ở VN, thị
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 8
trường mua bán nợ đã manh nha hình thành với sự ra đời của các công ty quản lý
tài sản thuộc các ngân hàng và công ty mua bán nợ - DATC thuộc Bộ Tài chính.
Do năng lực tài chính hiện tại của các chủ thể thị trường mua bán nợ chưa đủ để
giải quyết lượng nợ xấu tăng mạnh lên đến hơn 85 nghìn tỉ đồng, tương đương
3,39% của tổng dư nợ hiện nay.Thực tế cũng cho thấy điều kiện cho hoạt động
như vốn, nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật ... chưa đảm bảo cho công ty mua bán
nợ phát huy hiệu quả. Trong bối cảnh năng lực tài chính trong nước hạn chế,
nhiều người hiện kỳ vọng vào nguồn vốn nước ngoài. Thị trường mua bán nợ của
VN được coi là cơ hội hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng
khuôn khổ pháp lý đang là rào cản hạn chế nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt tài
sản đảm bảo.
II. VAMC - TỔ CHỨC MUA BÁN NỢ VIỆT NAM
1. Sơ lược về VAMC
VAMC (Vietnam Asset Management Company) là tên viết tắt của công
ty quản lý tài sản quốc gia, được thành lập theo QĐ số 1459/QĐ-NHNN ngày
27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong những
đề án nhằm xử lý nợ xấu của NHNN. Trong bước đầu tiên của quá trình cơ cấu
nợ, ngân hàng sẽ “chuyển giao” giá trị sổ sách nợ xấu sang VAMC. Đổi lại,
VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt với lãi suất cực thấp cho ngân hàng.
a. Thông tin pháp lý của VAMC
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
VIỆT NAM
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: VIETNAM ASSET MANAGEMENT
COMPANY
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VAMC
Địa chỉ trụ sở chính: Số 22 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 9
Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng (năm trăm tỷ đồng)
Người đại diện theo pháp luật
Họ và tên: Đặng Thanh Bình
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên
Địa chỉ thường trú: Số 332B đường Âu Cơ, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội
Quốc tịch: Việt Nam
Số Giấy chứng minh nhân dân: 010107962
b. Nghiệp vụ chính của VAMC
Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm.
Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn
góp, vốn cổ phần của khách hàng vay.
Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm
đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ.
Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có
liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ
xấu và bảo đảm tiền vay.
Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản.
Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần.
Tổ chức bán đấu giá tài sản.
Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín
dụng.
Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý
tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ
thực hiện các hoạt động được qui định tại điểm b, c, d, e.
2. Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của VAMC
a. Cơ cấu tổ chức của VAMC
Hội đồng thành viên
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 10
1. Ông Đặng Thanh Bình – Phó Thống đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành
viên VAMC.
2. Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch thường trực.
3. Ông Nguyễn Hữu Thủy – Uỷ viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám
đốc.
Ban điều hành
1. Ông Nguyễn Hữu Thủy – Uỷ viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám
đốc.
2. Ông Bùi Tín Nghị - Phó Tổng Giám đốc.
3. Ông Lê Quang Châu - Phó Tổng Giám đốc.
4. Ông Đoàn Văn Thắng - Phó Tổng Giám đốc.
Ban Kiểm soát
1. Bà Lê Thị Mai Hương - Trưởng Ban Kiểm soát.
2. Ông Phạm Tiến Thành - Thành viên
Các ban nghiệp vụ
1. Ban Hành chính – Nhân sự
2. Ban Mua bán xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng nhà nước
3. Ban Mua bán xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng cổ phần
4. Ban Tài chính – Kế toán
5. Ban Công nghệ thông tin
6. Ban Kiểm tra – Giám sát
7. Ban Pháp chế
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 11
b. Cơ chế hoạt động của VAMC
3. Đặc trưng và định hướng hoạt động của VAMC
Trờ thành một đơn vị đặc biệt của Nhà nước nhằm chuyên xử lý nhanh
nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng,
doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Công ty quản lý tài sản hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định
số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt
động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu
100% vốn, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Công ty Quản lý tài sản hoạt động với số vốn điều lệ 500.000.000.000 đ
(năm trăm tỷ đồng) và theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi
nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4
Page 12
4. Các hình thức và điều kiện mua nợ của VAMC
VAMC mua nợ xấu theo giá trị ghi sổ và thanh toán bằng trái phiếu đặc
biệt
Khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp