Hơn hai muơi năm trước khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, các nhà kinh tế của Đại học Harvard Mỹ cùng nhau phác thảo một con đường phát triển “Theo Hướng Rồng Bay”cho nền kinh tế khiến thế giới tin tưởng rằng giấc mơ hóa rồng của Việt Nam sẽ sớm trở thành hiện thực. Từ một nước nghèo chúng ta đã thành công trong việc chuyển lên thành một quốc gia có tăng trưởng kinh tế thuộc loại nhanh nhất Châu Á. Song song với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, mức GDP bình quân theo đầu người cũng tăng vọt từ không đầy 100 đô la vào năm 1990 lên đến khoảng 1.200 đô la vào năm nay 2010 giúp Việt Nam đã mở được cánh cửa bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình.Có thể nói chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn nhưng chưa đủ để biến giấc mơ hoá rồng trở thành hiện thực, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, tiềm lực phát triển của chúng ta cũng hơn hai muơi năm trước ,chúng ta có quyền hy vọng trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam theo đuổi chính sách đa mục tiêu, vừa muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao vừa cố giữ tỷ giá cố định và mức lạm phát vừa phải. Đây là bài toán vô cùng nan giải và chỉ có thể đạt được hai trong ba mục tiêu. Thực tế, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 chúng ta bị đặt trong tình thế giằng co giữa kềm chế lạm phát và sử dụng các gói hỗ trợ nhẳm kích thích nền kinh tế phát triển. Đầu năm 2011 Chính phủ đã thông qua nghị quyết về bảy nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, điều này cho thấy kiềm chế lạm phát chứ không phải là tăng truởng sẽ trở thành nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu hiện nay. Vậy Việt Nam sẽ phải làm những gì để đạt đuợc mục tiêu ổn đinh kinh tế vĩ mô, phát trền bền vững nhằm trở thành nuớc công nghiệp năm 2020? Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu “Mục tiêu chính sách tài khoá của Việt Nam đến năm 2020” để có thể trả lời đuợc câu hỏi này.
47 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 12368 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mục tiêu chính sách tài khóa Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
-○○○-
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
THUẾ VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
Đề tài:
MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
GVHD : TS. Nguyễn Thanh Dương
Nhóm học viên : 1. Nguyễn Hà Minh Thi
2. Nguyễn Thị Thiện
3. Võ Thị Lệ Thu
4. Nguyễn Thị Phương Thuý
5. Lê Đăng Bảo Trân
6. Dương Thị Thuỳ Trang
7. Trần Thi Hương Trang
8. Hồ Minh Trí
Lớp : Cao học Khóa 10
Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính-Ngân hàng
TP.HCM, NĂM 2011
Chúng tôi gồm những thành viên ký tên dưới đây là học viên lớp Cao học Khóa 10 chuyên ngành Kinh tế Tài Chính-Ngân hàng cùng cam kết:
Tất cả các thành viên đều tham gia viết tiểu luận này. Mức độ tham gia đóng góp của các thành viên là ngang nhau, từng thành viên thực hiện công việc theo sự phân công được tất cả các thành viên thông qua.
Điểm số của tiểu luận cũng chính là điểm số của từng thành viên.
Họ tên và chữ ký của từng thành viên
Nguyễn Hà Minh Thi
Nguyễn Thị Thiện
Võ Thị Lệ Thu
Nguyễn Thị Phương Thúy
Lê Đăng Bảo Trân
Dương Thị Thùy Trang
Trần Thị Hương Trang
Hồ Minh Trí
MỤC LỤC
Đề tài: MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Chính sách tài khóa 3
Khái niệm chính sách tài khóa 3
Phân loại chính sách tài khóa 3
1.1.2.1 Chính sách tài khóa mở rộng 4
Chính sách tài khóa thu hẹp 4
Chính sách tài khóa và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô 4
1.1.3.1 Khi nền kinh tế suy thoái 5
Khi nền kinh tế lạm phát 6
Đặc điểm chính sách tài khóa các nước 7
1.2.1Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và ngược chu kỳ 7
1.2.2Đặc điểm chính sách tài khóa các nước phát triển 7
1.2.3Đặc điểm chính sách tài khóa các nước đang phát triển 8
1.2.4Các nguyên tắc tài khóa 9
Cân bằng ngân sách 10
Nguyên tắc vàng 10
Nguyên tắc các quỹ bình ổn 10
Nguyên tắc 1% của Chile .11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
2.1 Chính sách tài khóa giai đoạn 2000-2007 12
2.2 Chính sách tài khóa giai đoạn 2007-200 14
2.3 Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 đến nay 16
2.4 Đánh giá tác động của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế nước ta 19
PHẦN 3 : MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐẾN NĂM 2020
3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 21
3.1.1 Tình hình đất nước 21
3.1.2 Quan điểm phát triển kinh tế đến năm 2020 22
3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 22
3.2 Ba nhóm nhiệm vụ chiến lược 24
3.3 Lựa chon chính sách tài khóa đến năm 2020 25
3.3.1 Mục tiêu trong ngắn hạn của chính sách tài khóa là giữ vững mức động viên vào Ngân sách nhà nước (NSNN) 25
3.3.2 Mức độ thâm hụt NSNN trong lộ trình tiến tới cân bằng cán cân NSNN trong dài hạn 27
3.4 Mục tiêu chính sách tài khóa từ năm 2011 đến 2015 29
3.4.1 Mục tiêu của chính sách tài khóa 2011 29
3.4.2 Làm thế nào để đạt được mục tiêu :” Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt giảm đầu tư công, giảm bôi chi NSNN?” 30
3.5 Mục tiêu chính sách tài khóa từ năm 2016 đến 2020 33
PHẦN 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Nhận xét 35
4.2 Kiến nghị 37
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Hơn hai muơi năm trước khi Việt Nam bắt đầu mở cửa, các nhà kinh tế của Đại học Harvard Mỹ cùng nhau phác thảo một con đường phát triển “Theo Hướng Rồng Bay”cho nền kinh tế khiến thế giới tin tưởng rằng giấc mơ hóa rồng của Việt Nam sẽ sớm trở thành hiện thực. Từ một nước nghèo chúng ta đã thành công trong việc chuyển lên thành một quốc gia có tăng trưởng kinh tế thuộc loại nhanh nhất Châu Á.. Song song với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, mức GDP bình quân theo đầu người cũng tăng vọt từ không đầy 100 đô la vào năm 1990 lên đến khoảng 1.200 đô la vào năm nay 2010 giúp Việt Nam đã mở được cánh cửa bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình.Có thể nói chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn nhưng chưa đủ để biến giấc mơ hoá rồng trở thành hiện thực, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, tiềm lực phát triển của chúng ta cũng hơn hai muơi năm trước ,chúng ta có quyền hy vọng trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam theo đuổi chính sách đa mục tiêu, vừa muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao vừa cố giữ tỷ giá cố định và mức lạm phát vừa phải. Đây là bài toán vô cùng nan giải và chỉ có thể đạt được hai trong ba mục tiêu. Thực tế, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 chúng ta bị đặt trong tình thế giằng co giữa kềm chế lạm phát và sử dụng các gói hỗ trợ nhẳm kích thích nền kinh tế phát triển. Đầu năm 2011 Chính phủ đã thông qua nghị quyết về bảy nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, điều này cho thấy kiềm chế lạm phát chứ không phải là tăng truởng sẽ trở thành nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu hiện nay. Vậy Việt Nam sẽ phải làm những gì để đạt đuợc mục tiêu ổn đinh kinh tế vĩ mô, phát trền bền vững nhằm trở thành nuớc công nghiệp năm 2020? Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu “Mục tiêu chính sách tài khoá của Việt Nam đến năm 2020” để có thể trả lời đuợc câu hỏi này.
Mặc dù đã có nhiều báo cáo nghiên cứu về mục tiêu chính sách tài khóa của Việt Nam; tuy nhiên, dựa vào tài liệu, bài viết của các nhà phân tích, chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Chính Phủ nhóm đã tổng hợp, đánh giá, phân tích để đưa ra cái nhìn chung về việc thực hiện chính sách tài khóa trong thời gian qua từ đó phân tích về những mục tiêu phải thực hiện trong 10 năm tiếp theo từ năm 2010 đến năm 2020, với mong muốn cung cấp cho các bạn trong lớp có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vì còn hạn chế về thời gian và kiến thức chuyên sâu nên không tránh khỏi sai sót, kính mong Thầy và các bạn tham khảo.
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA.
1.1 Chính sách tài khóa.
1.1.1 Khái niệm về chính sách tài khóa
Muốn thực hiện các mục tiêu đề ra chính phủ cần phải có các công cụ để tác động vào nền kinh tế và từ đó thực hiện các mục tiêu cụ thể của mình. Chính phủ có bốn công cụ thông dụng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô đó là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, và chính sách thu nhập. Trong đó, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ giữ vai trò quyết định. Đặc biệt, chính sách tài khóa giữ vai trò chủ chốt và quan trọng.
Chính sách tài khóa (fical policy) là các chính sách của chính phủ nhằm tác động nên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua việc thay đổi chính sách Thuế và các khoản chi tiêu của Chính phủ
Việc thay đổi thuế một mặt làm thay đổi thu nhập, mặt khác thuế cũng có thể tác động đến giá cả hàng hóa.
Việc thay đổi chi tiêu của chính phủ một mặt làm ảnh hưởng đến tổng chi tiêu của xã hội, mặt khác cũng làm thay đổi thu nhập của dân cư thông qua cac khoản trợ cấp. Thu nhập dân cư thay đổi lại làm thay đổi mức chi tiêu của hộ gia đình. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng giá cả, công ăn việc làm.
Chính sách tài khoá là một công cụ quan trọng giúp Nhà Nước thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
1.1.2 Phân loại chính sách tài khóa.
Để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế (tức là điều chỉnh tổng cầu để đưa sản lượng trở về mức sản lượng tiềm năng), chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa, chính phủ có thể thay đổi thuế ròng (T) hoặc chi tiêu mua hàng hòa và dịch vụ (G) theo vụ (G) theo hai hướng: mở rộng hoặc thu hẹp.
1.1.2.1 Chính sách tài khóa mở rộng.
Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách mà Chính phủ sẽ:
- Tăng G tức là tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ sẽ trực tiếp làm tăng tổng cầu. - Giảm T (thuế) sẽ làm tăng thu nhập khả dụng cho hộ gia đình. Thu nhập khả dụng tăng sẽ kích thích tiêu dùng tăng theo. Tiêu dùng tăng lại làm tổng cầu tăng. Khi tổng cầu tăng đường tổng cầu dịch chuyển lên trên thì làm cho sản lượng tiến về sản lượng tiềm năng và thất nghiệp giảm xuống bằng thất nghiệp tự nhiên. * Cơ chế tác động của chính sách Tài khoá mở rộng
G AD Y
T→ YD C AD Y
1.1.2.2 Chính sách tài khóa thu hẹp
Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách mà Chính phủ sẽ:
- Giảm G tức là giảm chi mua hàng hóa và dịch vụ, sẽ trực tiếp làm giảm tổng cầu.
- Tăng T (thuế) sẽ làm giảm thu nhập khả dụng cho hộ gia đình. Thu nhập khả dụng giảm sẽ hạn chế tiêu dùng. Tiêu dùng giảm thì làm tổng cầu giảm.
Khi tổng cầu giảm đường tổng cầu dịch chuyển xuống dưới làm cho sản lượng tiến về sản lượng tiềm năng và lúc đó sẽ khắc phục được tình trạng lạm phát cao.
* Cơ chế tác động của chính sách Tài khoá thu hẹp
G AD Y
T→ YDCAD Y
1.1.3 Chính sách tài khóa và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Một trong những nhược điểm lớn của nền kinh tế thị trường là tự động tạo ra chu kỳ kinh doanh, sản lượng thực tế dao động lên xuống xoay quanh sản lượng tiềm năng, nền kinh tế luôn có xu hướng bất ổn.
Khi sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng tạo ra áp lực lạm phát còn khi sản lượng thực tế nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng thì tạo ra áp lực suy thoái đối với nền kinh tế. Đó là hai thái cực không tốt của nền kinh tế.
Chính vì thế, chính phủ cần sử dụng chính sách tái khóa như thế nào để điều hành hoạt động của nền kinh tế để ổn định nền kinh tế vĩ mô tạo đà tăng
trưởng nền kinh tế.
1.1.3.1 Khi nền kinh tế suy thoái.
Khi nền kinh tế suy thoái tức là mức sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, điều đó có nghĩa là vẫn có một lượng tài nguyên chưa được sử dụng hết, sản lượng đang nằm dưới mức sản lượng tiềm năng. Thường là không phải vốn vật chất (vì trong ngắn hạn, vốn là cố định), mà là các nguồn lực có thể thay đổi được, như là lao động hay các nguồn tài nguyên có thể linh hoạt đưa vào sử dụng khác.
Trong giai đoạn này chính phủ thường dùng chính sách kích cầu để kích thích nền kinh tế. Thông thường có ba cách để bơm cầu vào nền kinh tế.
- Chính phủ tăng chi tiêu, tăng các khoản chuyển nhượng, hay giảm thuế.
- Khu vực tư nhân chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm (C và I tăng, S giảm)
- Xuất khẩu tăng nhiều hơn nhập khẩu .
Vậy, trong thời kỳ suy thoái, chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng G hoặc giảm T), nhưng phải ở mức đủ lớn để dịch chuyển đường AD sang phải.
Lưu ý rằng giảm thuế chưa hẳn đã dẫn tới tăng chi tiêu (C) hay tăng đầu tư (I). Bởi vì khi nhận được chính sách giảm thuế, người dân có thể chỉ tiết kiệm phần thu nhập tăng thêm, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái.Ý tưởng cốt lõi ở đây là, để tăng tổng cầu AD, người dân phải tiêu xài, chứ không phải tiết kiệm. Làm cách nào để chính phủ có thể kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, mà không phải tiết kiệm.
Chính phủ cần phải có chính sách giảm thuế xuất khẩu tăng thuế nhập khẩu thích hợp để kích thích xuất khẩu tăng nhiều hơn nhập khẩu.
1.1.3.2 Khi nền kinh tế lạm phát.
Khi nền kinh tế lạm phát tức là sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng thì chúng ta cần sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách.
- Giảm chi tiêu, hay tăng thuế
- Khu vực tư nhân giảm chi tiêu và đầu tư (C và I)
- Nhập khẩu phải tăng nhiều hơn xuất khẩu.
.
Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm giảm tổng cầu từ đó dẫn đến mức sản lượng thực tế của nền kinh tế sẽ giảm và trở về mức sản lượng tiềm năng.
1.2 Đặc điểm chính sách tài khóa các nước.
Mọi chính phủ đều phải duy trì một chính sách tài khóa bền vững, có nghĩa là có một mức độ thâm hụt tài khóa trong tầm kiểm soát ở ngắn hạn, đi kèm với những khoản nợ công có thể trả được.
Ngoài ra, các nước đang phát triển còn có những trách nhiệm như làm giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phúc lợi xã hội. Để làm được việc này cần những chính sách tài khóa và các chương trình đầu tư công hiệu quả.
1.2.1 Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và ngược chu kỳ.
Chính sách tài khóa thuận chu kỳ: là chính sách tài khóa được chính phủ các nước tiến hành chính sách tài khóa mở rộng vào lúc có lạm phát, và tiến hành chính sách tài khóa thu hẹp vào lúc suy thoái.
Chính sách tài khóa ngược chu kỳ: là chính sách tài khóa được chính phủ các nước tiến hành chính sách tài khóa thắt chặt (giảm chi tiêu và tăng thuế) khi nền kinh tế đang ở trạng thái tốt, và chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu và giảm thuế) khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy yếu.
Chính sách tài khóa ngược chu kỳ là cần thiết để chính phủ đưa nền kinh tế của đất nước thoát khỏi tình trạng suy thoái hoặc lạm phát. Thế nhưng do đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế của các nước khác nhau tạo ra các yếu tố tác động khác nhau làm cho chính sách tài khóa có xu hướng ngược chiều hay thuận chiều.
1.2.2 Đặc điểm chính sách tài khoá của các nước phát triển.
Ở các nước phát triển có nền kinh tế phát triển cho nên chế độ phúc lợi xã hội rất tốt đồng thời thu nhập của người dân cũng rất cao vì vậy mức đóng góp của họ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách quốc gia.
Các nước phát triển có thể thực hiện chính sách tài khóa ngược chu kỳ thông qua các công cụ bình ổn tự động (autonomatic stabilizers). Gọi là công cụ bình ổn tự động bởi vì chính cơ chế vận hành của các công cụ này “tự động” đảm bảo chính sách tài khóa ngược chu kỳ.
Chẳng hạn, khi suy thoái, thất nghiệp tăng lên, khiến bảo hiểm thất nghiệp và các khoản chuyển nhượng xã hội tăng lên theo. Để giúp đỡ người dân, chính phủ tăng các khoản trợ cấp, bảo hiểm, hỗ trợ người nghèo. Có nghĩa là chi tiêu chính phủ đã tăng trong thời kỳ suy thoái, giúp kích thích nền kinh tế.
Tương tự, chính sách thuế cũng có thể ngược chu kỳ, chẳng hạn khi suy thoái thu nhập cá nhân giảm làm doanh số thu được từ thuế của chính phủ cũng giảm theo.
Như vậy ở các nước phát triển nhờ công cụ bình ổn tự động làm cho chính sách tài khóa ngược chu kỳ hơn.
1.2.3 Đặc điểm chính sách tài khóa của các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường không có các công cụ bình ổn tự động. Bởi vì, hiếm có các khoản bảo hiểm thất nghiệp. Các khoản chuyển nhượng chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách. Chi tiêu thường xuyên của chính phủ và tiền lương chiếm phần lớn chi tiêu trong một nước đang phát triển. Thuế trong các nước đang phát triển cũng thường là thuế gián thu (thuế thương mại và thuế tiêu dùng) thay vì thuế trực thu (thuế thu nhập). Hơn nữa thu nhập của người dân tại các nước này cũng thấp cho nên phần thuế thu nhập cá nhân cũng chiếm tỉ trọng nhỏ trong ngân sách nhà nước. Chính vì thế chính sách tài khóa ở các các nước đang phát triển rất thuận chu kỳ.
Ở các nước đang phát triển, chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho các khoản đầu tư và các khoản công ích xã hội vào thời thịnh, và cắt giảm chi tiêu vào thời suy. Và chính phủ cũng rất khó cắt giảm nhu cầu chi tiêu cho y tế, giáo dục, và cơ sở hạ tầng vào những lúc kinh tế phát triển.
Có nhiều lý do khiến cho ở các nước đang phát triển, chính sách tài khóa có xu hướng thuận chu kỳ. Ví dụ khi chi tiêu của chính phủ tăng (G tăng) khi tổng cầu AD đang rất cao. Một lý do lớn là do đầu tư nước ngoài. Trong thời kỳ kinh tế phát triển, dòng vốn lớn đổ vào nền kinh tế, tạo áp lực cho tỷ giá tăng lên, thúc đẩy xuất khẩu. Kết quả là, các nguồn đầu tư này làm tăng doanh thu thuế cho Chính phủ.
Chính phủ cảm thấy ngân sách “xông xênh hơn” do hiệu ứng của cải, tăng đầu tư công, mở rộng các dự án nhà nước. Trong thời thịnh, giá nhiên liệu tăng lên, tạo áp lực cho mức giá chung, thuế thu được cho chính phủ cũng tăng theo, và chính phủ tiếp tục tăng chi tiêu. Áp lực chính trị cũng tạo động cơ cho chính phủ tăng chi tiêu vào thời kỳ kinh tế phát triển tốt.
Cho đến khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy yếu, câu chuyện ngược lại xảy ra khi dòng vốn chạy ra khỏi nền kinh tế, dẫn tới một hiện tượng mà các nhà kinh tế gọi là “cú dừng đột ngột”(sudden stop). Chính phủ phải đối mặt với lượng vốn đầu tư giảm đột ngột, và buộc phải giảm thâm hụt bằng cách cắt giảm chi tiêu. Chính vì vậy, khi nền kinh tế suy yếu, G giảm, chính sách tài khóa rất thuận chu kỳ.
Ở các nước nghèo, chi tiêu chính phủ chủ yếu dành cho hai khoản: chi lương cho công chức, và chi đầu tư. Ở Indonesia, khi đất nước lâm vào suy thoái và chính phủ buộc phải cắt giảm ngân sách, họ thà cắt giảm đầu tư còn hơn là cắt giảm lương, vì các lý do chính trị. Đa phần các chính phủ sẽ thường bị ám ảnh và việc dễ nhất là cắt giảm đầu tư, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Trong dài hạn, chi tiêu chính phủ dưới dạng đầu tư, như là xây cầu đường, cơ sở hạ tầng…, có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng. Nếu không có những dự án công này, thật khó có thể tăng thuế trong dài hạn.
Đôi khi cắt giảm đầu tư là cần thiết, nhưng ở các nước đang phát triển, điều tệ hại hơn là chính phủ cắt giảm các khoản chi tiêu có thể thúc đẩy tăng trưởng tương lai.
Vậy, ở các nước đang phát triển do đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội làm cho chính sách tài khóa là rất thuận chu kỳ.
1.2.4 Các nguyên tắc tài khóa
Chính sách tài khóa ngược chu kỳ là cần thiết để đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng suy thoái hoặc lạm phát.
Làm thế nào để các nước đang phát triển làm cho các chính sách tài khóa bớt theo chu kỳ hơn?
Sau đây là bốn nguyên tắc tài khóa giúp chính sách tài khóa bớt thuận chu kỳ hơn.
1.2.4.1 Cân bằng ngân sách:
Cân bằng ngân sách là cách giữ cho thu và chi của chính phủ luôn cân bằng. Lợi thế của chính sách này là giữ ngân sách ổn định. Chính phủ phải cân đối giữa các khoản thu và chi từ ngân sách nhà nước trong ngắn hạn và cũng cần dự báo và tạo ra các khoản thu trong dài hạn (bởi vì nhu cầu chi luôn là vô tận còn các khoản thu luôn có giới hạn).
1.2.4.2 Nguyên tắc vàng:
Nguyên tắc vàng là dùng doanh thu từ thuế để tài trợ cho các khoản chi tiêu thường xuyên của chính phủ, và vay mượn (dưới dạng phát hành trái phiếu) để tài trợ cho các khoản đầu tư công.
Ý tưởng của nguyên tắc này là chỉ vay mượn những gì có thể tự trả nợ trong tương lai.
Việc thực hiện nguyên tắc này giúp chính phủ các nước cải thiện khả năng trả nợ và giảm áp lực trả nợ các khoản vay của chính phủ.
Đối với các nước giàu, chính sách này có thể khả thi, mặc dù các nhà chính trị sẽ phải cực kỳ tuân theo nguyên tắc và kỷ luật với chi tiêu của minh.
Nhưng ở các nước nghèo, chính sách này rất khó thực hiện (như là lội ngược dòng), bởi vì chính phủ phải cắt giảm bớt đầu tư vào thời kỳ kinh tế suy yếu. Chi tiêu hiện tại của chính phủ và doanh thu thuế trong một chu kỳ kinh tế cho phép chính phủ tiêu dùng nhiều hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng chính phủ ở các nước nghèo chỉ có thể vay nợ vào lúc kinh tế phát triển.
1.2.4.3 Nguyên tắc: Các quỹ bình ổn.
Nguyên tắc này nói rằng, các nguồn lợi nhuận thu được từ dầu có thể đầu tư vào các trái phiếu quốc tế để tạo ra nguồn doanh thu dài hạn cho các chi tiêu công kể cả khi giá nguyên liệu thấp.
Khi quỹ này lớn mạnh, có thể dùng tiền thu được từ đó để chi tiêu vào thời khó khăn, sẽ khiến chính sách tài khóa bớt thuận chu kỳ hơn.
Tuy nhiên nguyên tắc này đòi hỏi phải rất nguyên tắc về tài khóa: các quỹ này phải ở ngoài tầm với của các nhà chính trị.
1.2.4.4 Nguyên tắc 1% của Chile.
Nguyên tắc này nói rằng chính phủ cần đều đặn theo chu kỳ điều chỉnh thặng dự ngân sách của mình phải ở mức ít nhất 1%GDP.
Nguyên tắc này được tạo ra để phá vỡ tính thuận chu kỳ của các chính sách. Từ năm 2001 Chile đã đều đặn theo chu kỳ điều chỉnh thặng dự ngân sách của mình phải ở mức ít nhất 1% GDP.
Vấn đề của Chile là chi tiêu và vay mượn cao khi giá đồng tăng cao, và giảm khi giá đồng giảm – giá nguyên liệu đồng thường ở mức 3-34% doanh thu ngân sách trong thời kỳ 1990-2006.
Các điều chỉnh theo chu kỳ có nghĩa là giá đồng cố định được dùng để tính toán doanh thu chính phủ từ đồng, sao cho khi kinh tế bùng nổ chính phủ không thể mặc định rằng có thể phung phí tiền của.
Ngoài ra cũng phải điều chỉnh chi tiêu để tính cả các khoản chi phí xã hội tăng lên trong thời kỳ suy thoái.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhom 6-De tai 1.doc
- Nhom 6-De tai 1.ppt