Tiểu luận Mỹ, EU và Nhật Bản: Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, phân tích và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, gánh chịu hơn 1000 năm đô hộ của giặc ngoại xâm. Nền kinh tế Việt Nam đã trỗi dậy, thoát khỏi sự kìm kẹp của chính sách bế quan tỏa cảng bảo thủ, từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước ta bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO. Trong các thị trường xuất khẩu của nước ta, Mỹ, EU và Nhật Bản nổi lên là các đại diện chủ chốt, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta mỗi năm. Cụ thể, năm 2009, thị phần Mỹ 19,9%, EU 16,43%, Nhật Bản 11,02% tính theo trị giá xuất khẩu hàng hóa (nguồn Tổng cục thống kê). Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường trên chiếm đến gần 50% giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Những dẫn chứng trên đã cho thấy sự chuyển biến tích cực và đáng tự hào của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong thành công bao giờ cũng có trở ngại, khó khăn. Nền kinh tế non trẻ Việt Nam khi bước vào thương trường quốc tế cũng đã mắc phải rất nhiều trở ngại trong giao thương với các đối tác trên thế giới. Nguyên nhân có thể kể đến là sự khác biệt về địa lý, văn hóa, trình độ kỹ thuật, tay nghề nhân công, sự hiểu biết về tập quán thương mại, Đặc biệt, chính Mỹ, EU và Nhật Bản là các thị trường khó tính nhất với những quy định khắt khe và nhiều rào cản thương mại. Vấn đề đặt ra là, một khi các sản phẩm của nước ta đáp ứng đầy đủ các yêu cầu xuất khẩu và thâm nhập tốt vào các thị trường trên thì vấn đề tăng trưởng khối lượng xuất khẩu hàng hóa đến các thị trường khác trên thế giới sẽ dễ dàng hơn, nâng tầm nền kinh tế, thương mại nước ta lên một vị thế mới. Chính vì lẽ đó, nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu: “Mỹ, EU và Nhật Bản- các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Phân tích và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu” Bài luận của nhóm em chia làm 2 phần chính: + Phần A: tổng quan tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam + Phần B: Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Phần B chia ra làm 3 phần nhỏ, bao gồm: I. Thị trường Mỹ II. Thị trường EU III. Thị trường Nhật Bản

doc222 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mỹ, EU và Nhật Bản: Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, phân tích và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A- Tổng quát về tình hình xuất, nhập khẩu của Việt Nam Xuất khẩu: 1. Tổng quan tình hình xuất khẩu Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam tính từ năm 2005 đến hết quý 2 năm 2010 khá ổn định, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 14-15%/năm. Sự gia tăng về giá trị xuất khẩu lẫn tốc độ tăng trưởng đã chứng tỏ rằng Việt Nam đã có đủ thực lực để thực hiện tốt việc hội nhập nền kinh tế thế giới, phát triển các ngành kinh tế và nỗ lực khắc phục những khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu (2008) gây ra. Bên cạnh đó, việc thực hiện các hiệp định kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước đã góp phần không nhỏ vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu. Tại Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu tăng đến 80% nhờ giảm thuế theo hiệp định giữa ASEAN với Hàn Quốc. Hay Hiệp định kinh tế thương mại Việt-Nhật đã góp phần làm tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng khu vực ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đưa được hàng vào khu vực này với mức tăng mạnh khoảng 30%. Kết quả này cho thấy sự năng động trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới của nhiều doanh nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trị giá xuất khẩu của Việt Nam trong năm năm 2005- 2010 tăng khá đều. Cụ thể: Trị giá xuất khẩu hàng hoá năm 2005 đạt 32,23 tỷ USD, tăng 5,73 tỷ USD so với năm 2004 (tương đương mức tăng tương đối là 21,62%). Năm 2006 mặc dù xuất khẩu gặp nhiều biến động thị trường và các rào cản thương mại mới. Nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 39,6 tỷ USD (tăng 22,1% so năm 2005). Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006. Giá trị xuất khẩu năm 2008 của Việt Nam đạt 62,906 tỷ USD, tăng gần 29,5% so với năm 2007. Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008, kim ngạch xuất khẩu 2009 đạt mức 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008. Tính đến hết tháng 7 năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2009 và hoàn thành 63,1% kê hoạch năm (60 tỷ USD). Tổng kết qua năm năm, các thị trường xuất khẩu chủ lực (trên 1 tỷ USD mỗi năm) của nước ta là Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm : dệt may, da giày, dầu thô, gạo, cà phê, tiêu, điều, thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, dầu thô,… Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực : (Tham khảo : Bảng 1- Trị giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ 6 tháng đầu năm 2010 và biểu đồ 2- 9 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất 6 tháng/2009 và 6 tháng/2010) Hàng dệt may: (Tham khảo biểu đồ 3 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo tháng giai đoạn 2006- 2009 và 6 tháng đầu năm 2010) Tháng 7/2010, xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,08 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 9,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2010, trị giá hàng dệt may xuất khẩu đạt 5,85 tỷ USD (kế hoạch cả năm là 10,5 tỷ USD), tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3,6 tỷ USD, tăng 21,1% và chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%. Xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan đang hồi phục. Hoạt động mở rộng thị trường sang khu vực Châu Phi và các nước Châu á khác cũng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này đều có mức tăng trưởng cao. Cụ thể, 7 tháng qua với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2009 lần lượt của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản là 3,3 tỷ USD và 20,2%; 986 triệu USD và 2,3%; 580 triệu USD và 13,3%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 4,87 tỷ USD, chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tính đến thời điểm hiện tại phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đã có đủ đơn hàng cho năm 2010, thậm chí có doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì sợ làm không kịp. Các doanh nghiệp trong ngành cũng đã làm rất tốt công tác đàm phán giá, mức tăng trung bình 15% so với năm ngoái. Mức tăng này thể hiện được sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tái chinh phục các thị trường Mỹ, Nhật, Bản châu Âu. Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới. Khó khăn và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may: Tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cho tới nay, khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu phải nhập khẩu tới 90%. Lạm phát cao, lãi suất ngân hàng tăng, đồng USD không ổn định, đầu vào nguyên liệu tăng, các loại nhiên liệu như dầu, than, điện… đều tăng, là những khó khăn dồn dập mà DN phải chịu đựng. Hiện tại, giá đầu vào nguyên liệu đã tăng đến 30%, khiến nhiều xí nghiệp may phải thu hẹp sản xuất. Bên cạnh đó, lương thưởng cho công nhân ngành dệt may thấp hơn nhiều so với các ngành hàng khác nên tình trạng công nhân vừa nghỉ việc, vừa đình công, sản xuất đình đốn, nguy cơ vỡ hợp đồng đang đe dọa các doanh nghiệp. Các loại thủ tục hành chính như thuế, hải quan, dù đã có cải thiện chút đỉnh, song doanh nghiệp vẫn còn quá vất vả. Các doanh nghiệp đơn cử, được hoàn thuế giá trị gia tăng vô cùng khó khăn, vì ngành thuế kéo dài. Hoặc làm các thủ tục để hàng xuất cảng cũng không kém phần vất vả. Thêm vào đó, Hạ viện Hoa Kỳ đang có yêu cầu gia hạn chương trình giám sát trở lại nghi vấn bán phá giá hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ (thị trường chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam). Như vậy, 4 trở lực lớn của ngành dệt may xuất khẩu, đó là: Tác động vĩ mô (như lạm phát, giá nguyên liệu tăng, lãi suất ngân hàng quá cao); Cơ sở hạ tầng yếu (cảng và thủ tục hải quan); Biến động lao động và tranh chấp lao động; và Giám sát bán phá giá của Hoa Kỳ (sẽ trình bày rõ hơn ở phần B). Chính sách phát triển ngành và dự báo: Về chính sách phát triển ngành, các doanh nghiệp dệt may đang tập trung trở lại thị trường nội địa và đã có những bước phát triển rất tốt với mức tăng trưởng từ 15%-18%. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thễ đứng vững bằng hai chân và giữ được mức tăng trưởng chung cao hơn cùng kỳ năm trước. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang thực hiện nhiều chương trình đầu tư nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm xuất khẩu bằng việc đầu tư sản xuất bông ở trang trại và dự tính sẽ xây thêm 2 khu công nghiệp dệt nhuộm tại Trà Vinh và Thái Bình. Bên cạnh đó, ngành dệt may còn thực hiện tái cơ cấu, dịch chuyển sản xuất về những địa phương có lao động để ổn định sản xuất, tiết kiệm chi phí, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm để tăng sức cạnh tranh. Mục tiêu xuất khẩu năm 2010 của ngành là 10,5 tỷ USD b. Giày da (Tham khảo biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và giày dép theo từng  tháng giai đoạn 2007 - 2009) Ngành da giày luôn giữ vị trí thứ ba về đóng góp kim ngạch xuất khẩu cả nước, giúp tăng thu ngoại tệ, gia tăng cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước. Với đạt tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của ngành da giày qua các năm là 10%-15% hằng năm. Do vậy, khả năng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng đến năm 2020-2025 là khả thi. Trong 7 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam đạt 2,75 tỉ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, hàng da giày xuất sang thị trường Mỹ đạt gần 700 triệu USD, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Đây là một tín hiệu tích cực, khi thị trường chủ lực và truyền thống ở châu Âu gặp nhiều khó khăn, do EU đã bỏ chính sách ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang phát triển (GDP) đối với da giày Việt Nam, bên cạnh quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam đến năm 2011. Ngành da giày Việt Nam đang tiếp tục khẳng định vị thế của nhà sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn thứ 4 trên thế giới. Với năng lực sản xuất giày dép các loại 800 triệu đôi/năm, 120 triệu chiếc cặp túi xách/năm và 150 triệu sqft (mỗi sqft tương đương 0,3048 m2) da thuộc thành phẩm/năm, ngành da giày Việt Nam đang là điểm đến của nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Một số thuận lợi cho ngành da giày Việt Nam Theo đánh giá của Hiệp hội Giày thế giới và Hiệp hội Da giày Việt Nam, ngành công nghiệp thời trang da giày của Việt Nam vẫn còn tiếp tục có lợi thế phát triển đến khi nào thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam đạt trên 7.000 USD/người thì lợi thế này mới dần giảm đi. Thế nên, theo nhận định chung của ngành, đến năm 2020, thậm chí đến năm 2025, công nghiệp thời trang da giày vẫn phát triển mạnh với lực lượng lao động đặc thù của Việt Nam là lao động phổ thông. Đơn hàng xuất khẩu da giày Việt Nam trong năm nay tăng khoảng 16% so với năm ngoái. Nguyên nhân là do Trung Quốc đang thiếu nhân công cho những ngành thâm dụng lao động. Do đó, nhiều khách hàng đã chuyển từ mua da giày Trung Quốc sang mua sản phẩm da giày của Việt Nam vốn có chất lượng tương đối khá với giá cả chấp nhận được. Khó khăn và thách thức đối với xuất khẩu hàng da giày: Hiện tỷ lệ gia công của ngành da giày Việt Nam là khoảng 70%. Về nguyên liệu, Việt Nam chủ động hơn 90% về bao bì và đế giày, nhưng chỉ chủ động 20-30% nguyên liệu da cao cấp và chủ yếu phải nhập khẩu. Trở ngại xuất khẩu vào EU vẫn là nguy cơ gây giảm xuất khẩu của ngành từ nay đến hết năm, do tình hình khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở EU do kinh tế chưa được cải thiện nhiều . Đặc biệt, việc EU áp dụng quy định các nhà sản xuất giày dép phải thực thi các yêu cầu liên quan đến quy định về hóa chất (Reach) cũng đang là rào cảnh không nhỏ đối với doanh nghiệp da giày thời gian tới. Trong khi đó, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang những thị trường mới của các doanh nghiệp da giày cũng không suôn sẻ. Giày dép xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ, cụ thể là Brazil, đang có nguy cơ bị rơi vào “tầm ngắm” bị kiện bán phá giá. Thiếu lao động đang là trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng xấu đến tiến độ thực hiện đơn hàng xuất khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu trong 5 tháng còn lại, doanh nghiệp cần tập trung làm những đơn hàng có giá trị cao để tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh. Đặc biệt , để giảm tối đa biến động về lao động, các doanh nghiệp lớn nên nghiên cứu phương án xây dựng nhà ở cho công nhân. Chính sách phát triển ngành hàng và dự báo: Lefaso vừa đệ trình Chính phủ phê duyệt chiến lược mới phát triển ngành từ nay đến năm 2020, với nhiều giải pháp quyết liệt để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và nguyên phụ liệu trong nước để đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa tăng từ 50% hiện nay lên 65%-75% và đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD. Dự kiến, nguồn vốn đầu tư mở rộng năng lực sản xuất trong giai đoạn này vào khoảng 18.800 tỷ đồng tập trung vào sản xuất khuôn mẫu, phom, đế và đặc biệt là dự án database dữ liệu thiết kế thống kê các ni số phom giầy từ trẻ em đến người lớn trong phạm vi toàn quốc; đầu tư mở rộng các cụm công nghiệp sản xuất nguyên liệu gồm da, giả da, PU… Vào đầu tháng 9 này, từ ngày 6 đến 11 sẽ diễn ra hàng loạt các hoạt động nhằm khuyếch trương vị thế của ngành Da Giầy Việt Nam như công bố chiến lược phát triển ngành, tôn vinh các tập thể và các cá nhân nhân kỷ niệm 20 năm thành lập hiệp hội, đăng cai tổ chức Hội nghị Quốc tế ngành Giầy khu vực châu Á lần thứ 29, tổ chức hội chợ quốc tế nguyên phụ liệu và máy móc da giầy… Dự báo, nếu giữ được tốc độ xuất khẩu như những tháng qua, ngành da giày sẽ về đích với mục tiêu 4,6 tỷ USD. Thủy sản (Tham khảo biểu đồ 5: thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2005- 6 tháng/2010) Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 7/2010 đạt 466 triệu USD, tăng 16,8% so với tháng trước. Trong đó, xuất sang EU đạt 109 triệu USD; sang Hoa Kỳ đạt 95,7 triệu USD và sang Nhật Bản đạt 90,1 triệu USD. Như vậy, tính đến hết tháng 7/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt 2,49 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của nước ta trong 7 tháng/2010 là EU với kim ngạch đạt 624 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2009. Tiếp theo là Nhật Bản: 459 triệu USD, tăng 18,4%, Hoa Kỳ: 418 triệu USD, tăng 11,5%. Đáng chú ý là sự hồi phục của thị trường Nga. Ban Điều hành xuất khẩu thủy sản vào Cộng hòa Liên bang Nga (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đến cuối tháng 7, cá tra, ba sa xuất khẩu vào Nga tăng 11,2% (hơn 2.000 tấn), giá bình quân tăng 0,09 USD/kg so với cùng kỳ năm 2009. Mục tiêu năm 2010, xuất khẩu sang thị trường Nga sẽ đạt 100 triệu USD. Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của nước ta trong 7 tháng/2010 chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như: tôm, cá tra & ba sa, mực & bạch tuộc, cá & sản phẩm cá. Tính chung, trị giá xuất khẩu của 4 nhóm hàng hải sản này chiếm  97% tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản cả nước. Cơ cấu xuất khẩu hàng thuỷ sản tháng 7/2010 và 7 tháng 2010            (Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn; Đơn giá: USD/tấn; Trị giá:triệuUSD) Nhóm hàng  Tháng 7/2010  7 tháng/2010    Lượng  Trị giá  Lượng  Trị giá     Kim ngạch  Tỷ trọng (%)   Kim ngạch  Tỷ trọng (%)   Cá Tra & Ba sa  58  124  26,6  362  777  31,2   Tôm  24  213  45,6  111  932  37,4   Cá & SP cá các loại  28  78  16,7  172  499  20,0   Mực & Bạch tuộc các loại  8  32  6,8  50  205  8,3   Hải sản loại khác  4  20  4,2  25  76  3,1   Tổng cộng  122  466  100,0  720  2.488  100,0   Nguồn: Tổng cục Hải quan Những thuận lợi và cơ hội cho xuất khẩu thủy sản: Động lực tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản: Nhu cầu tăng: khi bùng nổ những nguy cơ sức khoẻ như bệnh béo phì, các vụ ngộ độc hay dịch bệnh hoành hành với hầu hết các loài gia súc, gia cầm (như bò điên, lở mồm long móng, heo tai xanh, H5N1, cúm gia cầm,...) thuỷ sản dường như đã trở thành lựa chọn an toàn nhất. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh: Năm 2009, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là 2,57 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ, và với tốc độ tăng trưởng hiện nay, có lẽ chỉ vài năm nữa Việt Nam sẽ vượt lên vị trí thứ 2 thế giới. Chính sự tăng trưởng của sản lượng nuôi trồng thủy sản, trong đó 2 loài chính là tôm và cá tra, là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam Còn nhiều phân khúc thị trường chưa khai thác: Sau các vụ kiện chống bán phá giá cá tra và tôm ở Mỹ, hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường thuỷ sản Việt Nam đã đi vào thời kỳ mới với những chuyển biến sâu sắc cả về phương pháp lẫn cường lực, và danh sách hơn 150 thị trường nhập khẩu hiện nay đối với thủy sản Việt Nam là kết quả đền đáp cho những nỗ lực đó. Sự đảo chiều của thị trường Trung Quốc: Trung Quốc, quốc gia tuy đang đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản, song đang chuyển rất nhanh thành một nhà nhập khẩu lớn. Sản lượng thuỷ sản chế biến tiêu thụ nội địa tăng nhanh, chế biến tái xuất khẩu giảm dần do giá nhân công và chi phí cao, sản phẩm Trung Quốc lại bị nhiều tai tiếng về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 23,7% khối lượng và 28,4% giá trị so với 2008. Trong quý I/2010, mức tăng tương ứng tiếp tục là 17,8% và 24,7%. Đặc biệt, xuất khẩu tôm năm 2009 và quý I/2010 tăng rất mạnh, về lượng tương ứng 104,9% và 85,6% so với cùng kỳ năm trước, và tương ứng 94,3% và 78,8% về giá trị. Ngoài ra, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực, theo đó, từ 1.10.2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 – 2%. Sau sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico (Mỹ), các doanh nghiệp tôm của Việt Nam tận dụng tốt cơ hội nâng giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ vào thị trường này và gia tăng lợi nhuận. Khó khăn và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản: Mặc dù trở thành nước xuất khẩu thủy sản nhiều năm nhưng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn còn khá đơn điệu, chủ yếu là cá, tôm, nhuyễn thể, các loại thuỷ sản đông lạnh và thuỷ sản khô. Tuy cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta đã được bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác nhưng nhìn chung vẫn còn khá đơn điệu. Công nghệ chế biến của ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Một vấn đề nữa, đó là sự nghèo nàn về chủng loại sản phẩm. Đơn cử là sản phẩm cá tra, tới 95% cá tra đang được bán dưới vài ba dạng phi lê đông lạnh, chỉ khác nhau về mức độ xử lý, thực chất vẫn là sản phẩm dạng nguyên liệu. Tuy nhiên, những thông tin mới nhất cho thấy đang xuất hiện rào cản ở các thị trường xuất khẩu truyền thống. Kể từ ngày 1-10-2010, tất cả các mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nga sẽ bị áp dụng Quy định vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn khác. Ngày 4-8, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam lần thứ 4, giai đoạn từ ngày 1-2-2008 đến 31-1-2009 theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp. Ở thị trường Mỹ, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đề xuất đưa cá tra vào quản lý theo Luật FarmBill. Nếu được phê chuẩn, cá tra sẽ phải chịu chế độ kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt hơn, khiến nhiều doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí tuân thủ cao và tốn nhiều thời gian vì phải xây dựng lại hệ thống kiểm tra chất lượng từ đầu theo các tiêu chuẩn mới này. Khủng hoảng nợ tại Châu Âu cũng như sự mất giá của đồng EURO so với USD đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này - thị trường có tỷ trọng lớn nhất - bị chững lại trong quý II, các đơn hàng xuất khẩu từ Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn. Vào vụ nhưng vẫn thiếu tôm xuất khẩu. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã vào vụ thu hoạch tôm công nghiệp, nhưng việc kinh doanh xuất khẩu vẫn không hiệu quả vì thiếu nguyên liệu. Tình hình thiếu nguyên liệu có phần do việc tôm nuôi ở Sóc Trăng hồi đầu tháng 7 đã bị chết hàng loạt, trong khi đây là tỉnh cung cấp lượng tôm nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ. Một vấn đề nữa là năm 2010, các doanh nghiệp tiếp tục đau đầu với bài toán nguyên liệu, khi mà đầu vào cho sản xuất nguyên liệu như vốn, thức ăn thủy sản và chi phí xăng dầu đang còn khó khăn, trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Dự báo: Phân tích tình hình thị trường thế giới và năng lực nuôi trồng, khai thác thủy sản của Việt Nam, Trung tâm Tin học - Thống kê dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2010 cả nước ước đạt khoảng 4,82 tỷ USD, tăng khoảng 13,4% so với năm 2009. Khối lượng thủy sản xuất khẩu ước tính hơn 1,35 triệu tấn, trong đó cá tra đạt gần 660 nghìn tấn, tương đương khoảng 1,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, mục tiêu xuất khẩu 100 triệu USD vào thị trường Nga trong năm nay được kỳ vọng cao là có thể đạt được. Dầu thô (Tham khảo biểu đồ 6: Giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 2004- 2008) Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 7,82 tỷ USD, bằng 134% kế hoạch năm, bằng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng 7/2010 là 497 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 284 triệu USD, giảm 43% so với tháng 6/2010. Tính đến hết tháng 7/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 4,9 triệu tấn, giảm 45,5% và kim ngạch đạt 2,96 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2009. Dầu thô của nước ta trong 7 tháng/2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với 1,82 triệu tấn, sang Singapore: 916 nghìn tấn, sang Malaysia: 637 nghìn tấn, sang Hoa Kỳ: 386 nghìn tấn, … Từ tháng 2 năm 2010, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam có thêm thị trường mới là Indonesia, đạt 28 nghìn tấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung chinh.doc
  • docBieu do.doc
  • docMo dau.doc
Luận văn liên quan