Tiểu luận Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân – xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An

Trong bất cứ công việc gì thì sự phối hợp hoạt động cụ thể đạt được mục tiêu chung là hết sức cũng có sự phối hợp với nhau để xây dựng một nhà nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Hệ thống chính trị của nước ta gồm Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Hội nông dân Việt Nam trải qua các kỳ Đại hội đã đổi mới hơn về nội dung và hình thức hoạt động.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phối hợp với chính quyền và tổ chức chính trị xã hội để xây dựng Hội và phát động các phong trào phát triển kinh tế.Đối với một đất nước nông nghiệp chiếm 70% dân số thì vai trò của Hội nông dân càng quan trọng hơn, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và Hội nông dân các cấp nhằm tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Hội nông dân là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân để tuyên truyền chiến lược phát triển kinh tế. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân để đề xuất với Đảng chính quyền các cấp nhằm điều chỉnh kịp thời các chính sách cho phù hợp với nông dân ở từng vùng từng thời kỳ. Sự phối hợp giữa Hội nông dân ủy ban nhân dân tạo ra cơ chế đồng bộ thống nhất.Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang chuyển mình vào hội nhập với khu vực và trên thế giới thì vai trò của Hội nông dân càng trở nên quan trọng hơn góp phần đưa nông dân nước ta hội nhập cùng đất nước. Trong thời kỳ học tập và rèn luyện tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam em nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động của Hội nông dân của cả nước chung và Hội nông dân xã Đoọc Mạy nói riêng đang là một vấn đề cấp bách hiện nay. Cần củng cố và phát huy tối đa vai trò của Hội nông dân nhằm cùng toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế từng bước nâng cao hiệu quả đời sống của nhân dân. Chính vì vậy qua quá trình nghiên cứu và học tập em chọn đề tài này để làm tiểu luận tốt nghiệp nhằm nghiên cứu đề xuất, kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân ở địa phương.

doc43 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 16159 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân – xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM ----------–µ—--------- TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN Xà ĐOỌC MẠY – HUYỆN KỲ SƠN – TỈNH NGHỆ AN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn: GVC. Cao Thị Minh Người thực hiện : Lỳ Bá Lỉa Lớp : K49 Niên khóa : 2010 - 2011 Hà Nội, tháng 10 năm 2011 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BAN CHẤP HÀNH………………………………………………………….BCH. CHỦ NGHĨA Xà HỘI………………………………………………………CNXH. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA……………………………………CNH,HĐH. DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN…………………………………………………………DBĐV. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN……………………………………………………HĐND. HỘI NÔNG DÂN…………………………………………………………….HND. HỢP TÁC XÃ………………………………………………………………...HTX. KẾ HOẠCH…………………………………………………………………..KH. THỂ DỤC, THỂ THAO………………………………………………………TDTT. ỦY BAN NHÂN DÂN……………………………………………………….UBND. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, em luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ và trang bị vho em những kiến thức về lý luận cũng như những kỹ năng nghiệp vụ Đoàn – Hội – Đội. Những kiến thức đó là hành trang vào giúp cho mỗi học viên chúng em bước vào cuộc sống, cũng như bước vào lập thân, lập nghiệp. Trong thời gian học tập và được khảo sát thực tế ở địa phương, viết tiểu luận tốt nghiệp.Để hoàn thành chương trình em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trong Học viện cùng các đồng chí trong BCH – Hội nông dân xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An, cùng các ban ngành đoàn thể đã giúp đỡ em trong thời gian qua, đặc biệt là cô giáo GVC, Cao Thị Minh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp. Với đề tài: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân – xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An”. Với nhũng kiến thức đã được học tại Trường học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và khả năng của mình em hữa sẽ góp phần xây dựng cho công tác Hội nông dân và phong trào của Hội nông dân xã Đoọc Mạy, ngày một vững mạnh và phát triển hơn. Để có được kết quả này em xin tỏ long biết ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã động viên khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Vì thời gian và trình độ có hạn nên tiểu luận không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót: Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đọc để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong bất cứ công việc gì thì sự phối hợp hoạt động cụ thể đạt được mục tiêu chung là hết sức cũng có sự phối hợp với nhau để xây dựng một nhà nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Hệ thống chính trị của nước ta gồm Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Hội nông dân Việt Nam trải qua các kỳ Đại hội đã đổi mới hơn về nội dung và hình thức hoạt động.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phối hợp với chính quyền và tổ chức chính trị xã hội để xây dựng Hội và phát động các phong trào phát triển kinh tế.Đối với một đất nước nông nghiệp chiếm 70% dân số thì vai trò của Hội nông dân càng quan trọng hơn, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và Hội nông dân các cấp nhằm tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Hội nông dân là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân để tuyên truyền chiến lược phát triển kinh tế. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân để đề xuất với Đảng chính quyền các cấp nhằm điều chỉnh kịp thời các chính sách cho phù hợp với nông dân ở từng vùng từng thời kỳ. Sự phối hợp giữa Hội nông dân ủy ban nhân dân tạo ra cơ chế đồng bộ thống nhất.Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang chuyển mình vào hội nhập với khu vực và trên thế giới thì vai trò của Hội nông dân càng trở nên quan trọng hơn góp phần đưa nông dân nước ta hội nhập cùng đất nước. Trong thời kỳ học tập và rèn luyện tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam em nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động của Hội nông dân của cả nước chung và Hội nông dân xã Đoọc Mạy nói riêng đang là một vấn đề cấp bách hiện nay. Cần củng cố và phát huy tối đa vai trò của Hội nông dân nhằm cùng toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế từng bước nâng cao hiệu quả đời sống của nhân dân. Chính vì vậy qua quá trình nghiên cứu và học tập em chọn đề tài này để làm tiểu luận tốt nghiệp nhằm nghiên cứu đề xuất, kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân ở địa phương. 2. Mục đích: Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của Hội nông dân để đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn đào tạo bồi dưỡng Hội nông dân ở cơ sở. Nhằm đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nông dân trên địa bàn xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghẹ An. 3. Nhiệm vu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động của Hội nông dân ở cơ sở để đáp ứng trong sự nghiệp đổi mới đất nước. - Nghiên cứu thực trạng của Hội nông dân xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng nghiên cứu: Hội nông dân xã Đoọc Mạy – Huyện K ỳ Sơn – tỉnh Nghệ An 5. Khách thể nghiên cứu: - Đội ngũ cán bộ Hội nông dân xã Đoọc Mạy huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An. - Các hội viên Hội nông dân ở xã. - Các chi hội của Hội nông dân xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An. 6. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu; Hội nông dân xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu:Từ năm 2009 đến nay. 7. Pương pháp nghiên cứu: - Duy vật biện chứng. - Lôgic lịch sử. - Nghiên cứu tài liệu. - Hệ thống cấu trúc. - Thống kê số liệu 8.Kết cấu tiêu luận: Ngoài phần mở đầu, danh mục viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo tiểu luận gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An. Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân xã Đoọc Mạy – huyện Kỳ Sơn - tỉnh Nghệ An. Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông của Hội nông dân xã Đoọc Mạy – tỉnh Nghệ An. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN Xà ĐỌOC MẠY – HUYỆN KỲ SƠN – TỈNH NGHỆ AN. 1.1. Các khái niệm: 1.1.1. Khái niệm nông dân: Nông dân ở nước ta là những người lao động sống ở nông thôn,nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp và nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm lao động từ nông nghiệp mà ra. Nói đến nông dân là nói đến một bộ phận dân cư lao động gắn liền với sản xuất nông nghiệp.Trong thực tế ở Việt nam hiện nay có nhiều người tham gia lao động và sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp họ cũng sống ở nông thôn. 1.1.2. Hội nông dân Việt Nam: Hội nông dân Việt nam là những người cần cù, chịu khó trong lao động, sống mộc mạc, giản dị, thật thà chất phát. Do điều kiện lao động và cuộc sống nặng nhọc đã hình thành ở người nông dân tính cần cù, chịu khó, chịu khổ, tiết kiệm, nhu cầu ướ mơ của họ bình dị, họ luôn mong ước dược một cuộc sống bình yên, đủ ăn đủ mặc, con cái được học hành,có cuộc sống âm no, tự do - hạnh phúc. Nông dân Việt nam có lòng yêu nồng nàn,từ ngày có Đảng một lòng, một dạ đi theo Đảng, gắn bó Đảng với giai cấp công nhân, là bạn đồng minh trung thành của giai cấp công nhân Viêt nam. Trong lúc cách mạng gặp khó khăn, nông dân là chỗ dựa tin cậy của Đảng, che chở bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ cán bộ. Nông dân việt nam có tinh thần cộng đồng cao, sống trọng tình, trọng nghĩa, trọng đạo đức. Nông dân là những người trở thành lực lượng lao động tiên tiến có năng suất chất lượng, hiệu quả cao, nông dân là lực lượng chính trị - xã hội và là thành viên của Mặt trận của Tổ quốc Việt Nam, vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nông dân là người gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. 1.1.3 Hội nông dân ở cơ sở: Nông dân ở cơ sở là những nông dân sống ở nông thôn có lòng yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng là những người thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nông dân ở cơ sở là những người sống ở nông thôn, nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp. Sống chủ yếu bằng những sản phẩm mà người dân lao động làm ra, bằng sức lực, sức của, của người nông dân nông thôn. Hôi nông ở cơ sở là những người bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhiệm vụ của Hội cấp trên, qua đó xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Hội. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các chi hội, tổ hội thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ do Hội đề ra. Hướng dẫn các chi, tổ Hội học tập và các hình thức hấp dẫn nhằm quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Hội và điều lệ của Hội nông dân Việt Nam đạt kết quả tốt. Đảm bảo chế độ sinh hoạt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đã quy định, thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt và hoạt động của Hội, chủ động phối hợp với chính quyền,các ban ngành đoàn thể, và các tổ chức hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân để đẩy mạnh các phong trào thi đua trong hội viên nông dân góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Làm tốt công tác xây dựng tổ chức Hội như: Nâng cao chất lượng hội viên, phát triển hội viên mới đạt chỉ tiêu mà Hội cấp trên giao cho, thực hiện các thôn ấp, bản làng để đều có tổ chức Hội, tích cực bồi dưỡng cán bộ chi, tổ hội và ủy viên Ban Chấp hành cơ sở Hội. Ban Chấp hành làm việc theo quy chế, có sổ sách quản lý hội viên, quản lý cán bộ, sổ nghị quyết...theo quy định của Trung ương Hội. 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hội nông dân. 1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - lênin về Hội nông dân. Hội nông là bộ phận chủ yếu là thành phần sản xuất hàng hóa nhỏ, tồn tại khách quan và lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển lý luận về Các Mác trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã chỉ rõ đặc điểm lớn nhất, xuyên suốt của thời kỳ đó là sự tồn tại một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, và tương ứng là một xã hội có cơ cấu nhiều giai cấp. Về cơ bản có 3 thành phần tồn tại phổ biến ở mọi nước, là: Chủ nghĩa tư bản, tiểu tư sản, công nhân và những người lao động tập thể. Những ông đã chỉ rõ tùy vào điều kiện mỗi nước mà các thành phần kinh tế và giai cấp sẽ có những điểm khác biệt ( Nhưng không phải là chủ yếu nhất). Các Mác và Lênin đều thống nhất quan điểm là các thành phần trên sẽ tồn tại lâu dài, trong suất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do người nông dân là một nhân tố rất cơ bản của dân cư, nền sản xuất và của chính quyền, nên sự tồn tại của nó là có lợi cho giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, do toàn bộ tâm lý tập quán sản xuất nhỏ tồn tại hàng trăm năm đã tạo “ Một cơ sở có những cội rễ rất sâu và rất chắc” vào ý thức tư hữu của người nông dân, nên họ sẽ chống lại bất cứ sự can thiệp, hay kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước, vì vậy việc thay thế chế độ tư hữu nhỏ bằng chế độ công hữu là không thể tiến hành một lần mà xong được. Vậy nên với Lênin đã cực lực phê phán những tư tưởng nóng vội muốn xóa bỏ ngay mọi hình thức tư hữu để xác lập chế độ công hữu. Cần phải cải tạo giai cấp tiểu tư sản cùng với những tập quán, những thói quen của giai cấp ấy theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mặc dù xác định sự tồn tại lâu dài của kinh tế tiểu nông, nhưng điều đó không có nghĩa là giai cấp vô sản để mặc họ, mà ngược lại phải cải tạo họ, tiêu diệt cái cơ sở vô cùng rộng. Các vấn đề kinh tế lớn và có cội rễ rất sâu và rất chắc cho sự duy trì và phục hồi lại chủ nghĩa tư bản trong cuộc đấu tranh ác liệt chống chủ nghĩa cộng sản đó là nhiệm vụ khó khăn. Lênin luôn nhắc nhở giai cấp vô sản là không đươc quên kẻ thù chủ yếu trong bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là giai cấp tiểu tư sản và tính tự phát tiểu tư sản cùng với những tập quán và thói quen và địa vị kinh tế của giai cấp ấy. Ông nói nếu giai cấp vô sản xóa bỏ được chế độ tư hữu của người tiểu nông thì cũng có nghĩa là họ đã “ Nhổ được những gốc rễ sâu xa hơn là dai dắng hơn của những quan hệ cũ tiền xã hội chủ nghĩa, thậm chí tiền tư bản”. Lênin đều có chung quan niệm là phải lôi cuốn nhân dân đi theo chủ nghĩa xã hội. Các ông cho rằng nếu giải phóng nông dân mà chỉ dừng lại ở việc đưa ruộng đất và tự do cho họ thì đó mới chỉ là bước đầu, nhiệm vụ của giai cấp vô sản và chính đảng của nó là lớn hơn, và khó khăn hơn rất nhiều. Đó là xóa bỏ tư hữu, dẫn dắt nông dân xây dựng cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, để không vì sự yếu đuối và thiếu năng lực cạnh tranh của họ mà bị phân hóa trong guồng máy tư bản chủ nghĩa. Con đường cơ bản để cải tạo nông dân là tập hợp họ vào các hợp tác xã. Những người nông dân sau khi thoát khỏi chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản trở thành người nông dân tự do và được chia ruộng đất thuộc nhà nước.Nhưng sự thâm nhập của sản xuất hàng hóa vào nông nghiệp, sự cạnh tranh giữa nông dân, những cuộc đấu tranh giành đất đai, giành độc lập kinh tế. Đã dẫn đến trình trạng phân hóa trong nông dân, giai cấp tư sản nông dân lấn át trung nông và nông dân nghèo. Đó là vấn đề có tính quy luật. Vì vậy, chừng nào người nông dân chưa trở thành những người lao động tập thể trong các hợp tác xã thì chừng đó vẫn còn nguy cơ đói nghèo và bị bóc lột. Lênin làm rõ thêm: Hợp tác xã là hình thức kinh tế quá độ thích hợp để chuyển từ tiểu sản xuất sang đại sản xuất đưa những nhà sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội do đó đưa nông dân vào hợp tác xã là con đường duy nhất mạng lại lợi ích cho họ và cũng là con đường cơ bản nhất, rễ dàng nhất để cải tạo họ theo chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên do những thói quen lâu đời, cố cựu, bất di bất dịch đã ăn sâu vào tiềm thức của nông dân nên họ sẽ không sẵn sàng từ bỏ những lợi ích riêng để đi theo giai cấp công nhân trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy giai cấp vô sản phải lãnh đạo họ đấu tranh với họ để gây ảnh hưởng tới họ và lôi cuốn họ tham gia hợp tác xã, chừng nào giai cấp vô sản tổ chức được toàn thể nông dân vào hợp tác xã thì chừng đó họ mới thực sự đứng vững được cả hai chân trên miếng đất xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình cải tạo nông dân cần có những bước đi thận trọng với những chính sách và biện pháp thích hợp. Mặc dù quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu trong chủ nghĩa xã hội nhưng điều đó không có nghĩa là phải tiến hành quốc hữu hóa ngay một lúc tất cả các tư liệu sản xuất của xã hội mà ngược lại và cần phải sử dụng. Về việc xác định một giai, một tầng lớp xã hội phải căn cứ vào địa vị kinh tế - xã hội, điều kiện sống và lao động, tính chất sở hữu về tư liều sản xuất, môi trường sống và các quan hệ khác. Theo V.I.Lênin, xác định giai cấp nông dân “là những người sở hữu nhỏ”. ở nước ta, trong các văn bản đầu tiên của Đảng cũng đã dung từ dân cày” để chỉ giai cấp nông dân. 1.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Hội nông dân. Nắm vững quan điểm của Chủ Nghĩa Mac-Lênin, Tư tượng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân, xuất phát từ tình hình đặc điểm của xã hội Việt Nam và yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc về vị, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng tháng 2 năm 1930, đã xác định phải “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản”. Để thực hiện được mục tiêu đó trước hết phải “xây dựng chính phủ công nông binh” và “ thấu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân nghèo”và “bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo”, như vậy trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn xác định rõ về vấn đề nông dân và ruộng đất là một trong vấn đề cốt lõi của cach mạng, giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi hoàn toàn khi giải quyết được vấn đề nông dân. Đảng Cộng Sản Việt Nam xem xét vấn đề nông dân một cách toàn diện, nghĩa là không dừng ở vấn đề kinh tế, vấn đề nông nghiệp, từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, khi xem xét về mặt chính trị của vấn đề nông dân là cơ sở để xây dựng khối liên minh công nông và tri thức, là cơ sở để xây dựng mặt trận dân tộc, liên minh công nông tri thức là nền tảng của chính quyền, là công cụ sắc bén trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội. 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hội nông dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt nam Hồ Chí Minh đã khẳng định “Trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vẫn đề nông dân, cũng cố được linh minh công nông, Đảng ta đấu tranh chống những xu hướng “ hữu khuynh”và “ tả khuynh” đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực của cách mạng, là bạn đồng minh chủ yếu là niền tin cậy nhất của giai cấp nông dân, công nhân, là lực lượng cơ bản của giai cấp công nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hoạt động của Hội nông dân dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng Hồ Chí Minh, là tư tưởng chiến lược của Đảng Cộng Sản Việt Nam đây là tư tưởng của Hồ Chí Minh. Từ khi ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức giai cấp nông dân đứng lên đấu tranh và khởi nghĩa ở nhiều nơi, kết quả đạt được, được dánh giá khác nhau. Do tác động của khủng hoảng kinh tế và chính sách đàn áp của thực dân pháp, Đảng Cộng Sản Việt Nam ngay từ đầu khi mới ra đời tháng 2 năm 1930 đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh bên cạnh đó phong trào công nhân ở nhiều nơi mục tiêu chủ yếu là đòi quyền sống nhưng cũng xuất hiện nhiều khẩu hiệu chính trị. Hồ Chí Minh ngay trong cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ giành ruộng đất cho nhân dân, dân càng nghèo thì thực hiện người càng có ruộng để giảm tô giảm tức, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tư tưởng ấy của Hồ Chí Minh ngày càng được nhấn mạnh như là một trong những tư tưởng hành động chính của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngay trong năm 1947 tại Việt Bắc đã xuất hiện những đợt giảm tô cho nông dân và đến năm 1953 thì đồng thời thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất. Năm 1954 Hồ Chí Minh là người phát động Và là tư tưởng chiến dịch cải cách ruộng đất ở 22 tỉnh miền bắc, Hồ Chí Minh còn đến thăm những người dân trong cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn nghèo, trong một ra đình có truyền thống yêu nước thương dân nên hơn ai hết Người thấm thía nỗi khổ nỗi vất vả của người nông dân chính vì vậy Người đã giành tình cảm đặc biệt của mình đối với nông dân và suốt cuộc đời luôn chăm lo cho cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân, không chỉ nhìn thấy và khẳng định về vị trí vai trò của nông dân đối với cách mạng nước ta. Người còn khẳng định vị trí vai trò của nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vì vậy trong thư gửi Hội nông dân cứu quốc toàn quốc lần thứ hai Người khẳng định: “Đa số dân ta là nông dân mỗi việc phải dựa vào nông dân,nông dân giác ngộ hăng hái kháng chiến thì mới mau thắng lợi, phải kiến quốc mới thành công, nông dân mới được giải phóng…” Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn kiên định phải đặt nông dân lên hàng đầu vì dân là gốc, nông dân phải được sống lao động và học tập nên dân là quân chủ lực của đất nước của giai cấp cách mạng, giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là nền tảng của nhà nước Việt Nam XHCN là lực lượng hùng hậu
Luận văn liên quan