Xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế vừa tạo cho các doanh nghiệp Việt
Nam những cơ hội to lớn,đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ.Bên
cạnh các cơ hội để phát triển kinh doanh quốc tế,mở rộng thị trường xuất khẩu,các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt và bình đẳng với nhau không
chỉ với doanh nghiệp trong nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị
trường trong nước và thế giới.Đây thực sự là một thách thức rất lớn.Hoạt động
cạnh tranh trên thị trưòng quốc tế được thực hiện dưới những hình thức nhất
định,trong đó quan trọng hơn cả là cạnh tranh về giá và chất lượng hàng hoá,dịch
vụ.
Trên phương diện quốc gia, Việt Nam có tận dụng được những cơ hội kinh
doanh từ môi trường bên ngoài và vượt qua được những thách thức hay không sẽ
phụ thuộc đáng kể vào các doanh nghiệp Việt Nam có nâng cao được năng lực
cạnh tranh của mình hay không? Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp,từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia?.Với sự
hiểu biết của mình,em xin trình bày bài luận :”Nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế”. Bài luận gồm 3 phần sau:
I/Lý luận chung về cạnh tranh
II/Thực trạng sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
III/Giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
22 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4516 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam trong quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế
a-Phần mở đầu
************************
Xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế vừa tạo cho các doanh nghiệp Việt
Nam những cơ hội to lớn,đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ.Bên
cạnh các cơ hội để phát triển kinh doanh quốc tế,mở rộng thị trường xuất khẩu,các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt và bình đẳng với nhau không
chỉ với doanh nghiệp trong nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị
trường trong nước và thế giới.Đây thực sự là một thách thức rất lớn.Hoạt động
cạnh tranh trên thị trưòng quốc tế được thực hiện dưới những hình thức nhất
định,trong đó quan trọng hơn cả là cạnh tranh về giá và chất lượng hàng hoá,dịch
vụ.
Trên phương diện quốc gia, Việt Nam có tận dụng được những cơ hội kinh
doanh từ môi trường bên ngoài và vượt qua được những thách thức hay không sẽ
phụ thuộc đáng kể vào các doanh nghiệp Việt Nam có nâng cao được năng lực
cạnh tranh của mình hay không? Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp,từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia?.Với sự
hiểu biết của mình,em xin trình bày bài luận :”Nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế”. Bài luận gồm 3 phần sau:
I/Lý luận chung về cạnh tranh
II/Thực trạng sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
III/Giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
b- Phần nội dung
**********************
I/ Lý luận chung Về cạnh tranh:
1./ Khái niệm cạnh tranh:
- Cạnh tranh là sự ganh đua ,đấu tranh quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi về mình để thu lợi nhuận cao nhất
-Mục đích của các chủ thể kinh tế trong cạnh tranh là tôí đa hoá lợi ích.Đối với
nhà sản xuất là tối đa hoá lợi nhuận, với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự
tiện lợi.
-Bản chất của cạnh tranh: là các chủ thể kinh tế tận dụng những lợi thế so sánh,
những điểm mạnh của mình để tiến hành giành giật những điều kiện tốt nhất nhằm
tối đa hoá lợi nhuận.
2./Phân loại cạnh tranh:
Có nhiều tiêu thức để phân loại cạnh tranh
-Dưới góc độ thị trường thì có 2 loại:
+Cạnh tranh hoàn hảo:là tình trạng cạnh tranh mà giá cả hàng hoá được xác
định bằng sự cân đối cung-cầu trên thị trưòng.
+Cạnh tranh không hoàn hảo:là hình thức cạnh tranh mà các nhà sản xuất có đủ
sức mạnh chi phối giá cả sản phẩm của mình trên thị trường
-Xét theo mục tiêu kinh tế thì có cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa
các ngành.
-Xét theo phạm vi lãnh thổ có cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế.
3./Các nhân tố quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế:
a) Lợi thế so sánh:
Đó là sự khác biệt giữa các quốc gia về các yếu tố sản xuất như :lao động,đất
đai, tài nguyên...Quốc gia nào tận dụng được lợi thế so sánh ở những ngành sử
dụng rộng rãi các yếu tố ưu thế của nước đó thì hàng hoá sẽ có sức cạnh tranh
cao trên thị trường.Lợi thế này được hình thành trên cơ sở các điều kiện do yếu
tố vể cơ cấu kinh tế,trình độ khoa học công nghệ,chi phí lao động,môi trường
quốc tế...nên nó không phải là bất biến.
ở Việt Nam có các lợi thế so sánh sau:
-Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược,thuận lợi giao thương với nhiều nước
-Tài nguyên thiên nhiên dồi dào ,đa dạng và phong phú
-Nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ. b)Năng
suất của nền kinh tế quốc gia:
Nó được đo bằng giá trị hàng hoá& dịch vụ sản xuất trên 1 đơn vị lao động,vốn
và nguồn lực vật chất của nước đó.Quan niệm về năng suất bao hàm cả giá trị(giá
cả)mà sản phẩm của 1 nước yêu cầu trên thị truờng và hiệu quả nó mang lại.Mà
theo 1 số nhà kinh tế “khả năng cạnh tranh của một nước thể hiện chủ yếu ở tiến
triển của các loại giá tương đối của nước đó”.Nếu giá tương đối mà thấp thì hàng
hoá đó có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các hàng hoá khác. Sự tiến triển của
năng suất và sức cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào: bối cảnh chính trị &kinh
tế vĩ mô;chất lượng hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp; môi trường kinh
doanh(thương mại,tài chính ,nhân lực,công nghệ...).
4./ Tính tất yếu của nâng cao sức cạnh tranh :
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang thúc đẩy mạnh mẽ,sâu sắc quá
trình chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế.Điều đó làm cho các quốc gia ngày càng
phụ thuộc vào nhau nhiều hơn, không một quốc gia nào có thể phát triển độc lập,
tách rời khỏi hệ thống kinh tế thế giới.Vì thế, nền kinh tế thế giới đang xuất hiện
ngày càng rõ một thị trường hàng hoá,dịch vụ có tính chất toàn cầu.Quốc tế hoá
thương mại đòi hỏi phải xoá bỏ rào cản,chấp nhận tự do buôn bán.Tham gia hội
nhập là hàng hoá Việt Nam có thêm cơ hội xâm nhập vào thị trường thế giới
,nhưng vì sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta còn kém nên cơ hội xâm nhập vào
thị trường thế giới mới chỉ ở dạng tiềm năng, trong khi đó hàng nước ngoài với
sức cạnh tranh cao sẽ có điều kiện thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam.Nếu
như hàng hoá Việt Nam không có thay đổi về chất thì chắc chắn sẽ không thể
đứng vững trên thị trường, điều đó sẽ gây nguy cơ tụt hậu về kinh tế.Trong điều
kiện như vậy,tham gia vào cạnh tranh quốc tế chúng ta rất dễ bị thua thiệt.Để tránh
nguy cơ bị tụt hậu, bị gạt ra khỏi quỹ đạo phát triển chung thì phải nỗ lực nâng cao
sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của mình.Đó chính là vấn đề
mang tính chất quyết định để từng bước ổn định và nâng cao vị thế của nước ta
trong tiến trình hội nhập.
5./Một số kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các nước:
Nghiên cứu chiến lược hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp
của Nhật, chúng ta rút ra một số kinh nghiệm sau:
-Từng bước thực hiện “tự do hoá mậu dịch” và bảo hộ sản xuất để tăng dần sức
cạnh tranh của các ngành công nghiệp
-Xây dựng chiến lược phát triển và tăng sức cạnh tranh của các ngành công
nghiệp trong nước.Chiến lược đó là:tập trung phát triển những ngành có lợi thế so
sánh trong tương lai như những ngành có khả năng tăng năng suất lao động
nhanh,có khả năng tiếp thu công nghệ hiệu quả;những ngành có lợi nhuận tăng khi
nhu cầu tăng nhanh.Nhật còn ban hành những chính sách bảo hộ công nghiệp và
xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp.
Với một số nước khác,chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của ngành nông
nghiệp như sau:
-Thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy các lợi thế so
sánh;đầu tư kịp thời vào công nghệ chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm; trọng
tâm vào các ngành hàng sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.
-Phối hợp đồng bộ các chính sách và giải pháp để đạt mục tiêu đề ra
-Nghiên cứu triển khai,ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; tăng cường
đẩy mạnh nghiên cứu thị trường,tìm thị trường mới.
-Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt.
II./ Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta:
1./Tổng quát về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta từ năm 1991 đến
nay:
Nền kinh tế nước ta từ sau đổi mới đã dần dần khởi sắc,ổn định được nền kinh
tế vĩ mô,đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục.Từ đó tạo đà cho kinh tế
phát triển có hiệu quả và năng suất cao hơn.Tuy nhiên sức cạnh tranh ở nước ta
vẫn còn nhiều yếu kém:
-Mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế ở nước ta còn thấp,nhiều hành vi cạnh
tranh chưa phù hợp với kinh tế khách quan.
-Những chủ thể kinh doanh tham gia môi trưòng cạnh tranh còn nhỏ bé,phân
tán.Hơn nữa,tính độc quyền trong một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước còn khá
cao,hạn chế tham gia cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh khác, làm thu hẹp sức
cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
-Môi trường cạnh tranh chưa thông thoáng,thuận lợi,thể hiện là:chính sách quản
lý vĩ mô nhiều lúc tỏ ra bất cập,cản trở hoạt động kinh doanh.
Xét về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung,Việt Nam có một số lợi
thế về lao động, tài nguyên nông lâm khoáng sản.Tuy nhiên các yếu tố khác như
công nghệ ,trình độ quản lý,cơ sở hạ tầng,độ ổn định về chính sách và hệ thống tài
chính ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế,nên xét về mặt tổng thể,năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam vào loại yếu.Kể từ năm 1997,khi lần đầu tiên diễn
đàn kinh tế thế giới(WEF) đưa Việt Nam vào danh sách các nước đựoc xếp hạng
về năng lực cạnh tranh quốc gia cho tới nay,vị trí của Việt Nam chưa bao giờ thoát
khỏi nhóm 20 nước cuối bảng(bảng1).
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Xếp
hạng
49/53 43/53 48/53 53/59 60/75 65/80 65/80 77/104
Bảng 1:Năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo xếp hạng củaWEF
Ta thấy năm 1997, Việt Nam là 1 trong 5 nước có sức cạnh tranh thấp nhất
trong bảng.Năm 1998,Việt Nam đã vươn lên vị trí 43/53 nhưng không phải do nỗ
lực mà là do nhiều nước trong khu vực và trên thế giới lâm vào khủng hoảng tài
chính tiền tệ.Từ đó tới năm 2001, vị trí này liên tục giảm khi các nền kinh tế bị
khủng hoảng trước kia nhanh chóng hồi phục,khiến năng lực cạnh tranh của Việt
Nam liên tục suy thoái trong tương quan so sánh:năm 1999 tụt 5 bậc,năm 2000 tụt
5 bậc và bị loại ra khỏi tốp 50 nước.Năm 2002,Việt Nam vẫn giữ vững vị trí
16 tính từ cuối bảng xếp hạng(65/80).Năm 2004 xếp loại 77/104 nền kinh tế.
Năm 2004,năng lực cạnh tranh ở tầm kinh doanh doanh nghiệp cũng bị tụt
hạng,xếp 79/103 nước(so với 50/95 nền kinh tế năm 2003).Mức tụt bậc của Việt
Nam rất nhiều so với các nền kinh tế trong khu vực,như Thái Lan tụt 2 bậc,Hàn
Quốc giảm 11 bậc.
Theo điều tra của phòngThương Mại & Công nghiệp Việt Nam về năng lực xuất
khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp,chỉ có
23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu;13,7% DN có triển vọng xuất khẩu và
62,5% DN hoàn toàn chưa có khả năng tham gia xuất khẩu.Theo đánh giá của các
chuyên gia trong các nghiên cứu gần đây thì năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp VN đã tăng lên trong nhiều ngành nhưng nhìn chung vẫn còn thấp,thể hiện
qua các khía cạnh:
-Năng suất lao động chưa cao
-Chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm còn thấp
-Trình độ công nghệ còn hạn chế
-Thị trường đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định
-Chi phí đầu vào cao,do vậy có trường hợp giá cả hàng hoá chưa cạnh tranh được
với hàng nhập khẩu.
2./ Thực trạng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp:
Hiện nay , các doanh nghiệp ở nước ta (DN Nhà Nước,các doanh nghiệp
khác)khả năng cạnh tranh còn quá yếu.Chỉ có các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ,với kinh nghiệm & năng lực quản lí tiên tiến...là có thể có khả năng
cạnh tranh khi mở cửa nền kinh tế.Trong khi đó,các doanh nghiệp nhà nước lại
chiếm giữ một vị trí then chốt trong các ngành kinh tế quan trọng của đất
nước,nắm giữ chủ yếu các nguồn lực của xã hội, cung cấp sản phẩm hàng hoá
chủ yếu cho sản xuất và đời sống.Phải nói rằng là các doanh nghiệp nhà nước
ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường, năng lực sản xuất tiếp tục tăng,cơ cấu
ngày càng hợp lý,trình độ quản lý và công nghệ ngày càng có nhiều tiến bộ,hiệu
quả sản xuất và sức cạnh trang từng bước được nâng lên .Hoạt động của các DN
nhà nước đã đạt được những thành tựu nhất định :năm 1999 tạo ra 40,2%
GDP,trên 50% giá trị xuất khẩu,đóng góp 39,25% trong tổng nộp ngân sách nhà
nước...Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế:
-Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp,chi phí sản xuất cao nên năng lực cạnh tranh
còn thấp,sản phẩm chất lượng còn chưa cao,thiếu thị truờng đầu ra.Năng lực hoạt
động thị trường còn khoảng cách khá xa so với các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài.
-Một số ngành còn được Nhà nước bảo hộ tạo nên sự trông chờ, ỷ lại,chưa tạo
động lực cho sản xuất.
-Chất lượng sản phẩm xuất khẩu còn thấp,chủ yếu ở dạng thô,ảnh hưởng đến khả
năng thu hút đầu tư và xuất khẩu hàng hoá sang nước khác
-Cơ chế tổ chức quản lý chưa đồng bộ,chưa phù hợp với điều kiện thực tế.
Nói chung,năng lực cạnh tranh trong phần lớn các doanh nghiệp nước ta còn
chưa cao,còn gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài.Trong thời gian tới,chúng ta phải nỗ lực đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động
và tổ chức lại cơ chế quản lý cho phù hợp hơn.
3./Thực trạng năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế:
a)Những thành tựu đạt được:
a.1)Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế đã tạo đà cho việc
tăng NSLĐ,nâng cao hiệu quả kinh tế & sức cạnh tranh:
Trong những năm vừa qua,nước ta đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng GDP
bình quân 7%/năm-cao hơn so với các nước trong khu vực.
Số liệu: Tốc độ tăng trưởng GDP chung và của từng ngành
(đơn vị tính: % )
Năm GDP grow Nông nghiệp CN&XD Dịch vụ
2004 7,7 0.92 3,93 2,94
2005 8,43 0,82 4,19 3,42
Tốc độ tăng trưởng kinh tế kể từ năm 1991 cũng có nhiều khởi sắc:thời kì 91-95
trên đà cao lên,các năm 96-99 có suy giảm nhưng kể từ năm 2000 đã dần hồi phục
lại.Năm 2001 tăng 6,89%;năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,24%;năm 2004
tăng 7,7%; sang năm 2005 đã là 8,43%.
Trong các ngành;ngành nào,lĩnh vực nào cũng có tăng trưởng:
-Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 tăng 17,2% so với 2004,đạt 416,8 nghìn
tỷ.Giá trị sản xuất tăng 10,6%,trong đó khu vực tư nhân tăng 24,1%,khu vực vốn
nước ngoài tăng 0,9%,khu vực nhà nước tăng 8,7%.
-Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,9%.Giá trị sản xuất tăng 4,0%:ngành nông
nghiệp tăng 3,2%,lâm nghiệp tăng 1,2%,thuỷ sản tăng 12,1%.
-Khu vực dịch vụ tăng trưởng khá:tổng mức lưu chuyển hàng hoá& dịch vụ tiêu
dùng đạt 475 381 tỷ,tăng 20,5 % so với 2004.
*Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại
hoá.Trong GDP,tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 38,7%(1990) xuống 25%
(2000),công nghiệp tăng từ 27,7% lên 34,5% ; dịch vụ tăng từ 38,6% lên 40,5%.
* Điều chỉnh được các cân đối kinh tế chủ yếu,duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế
và ổn định đời sống.
Tiết kiệm tiêu dùng để tăng tích luỹ cho phát triển.Hệ thống tài chính-tiền tệ có
tiến bộ và đổi mới phù hợp:tổng thu ngân sách 2004 đạt 22,7%; tăng 17,4% so với
2003,đạt chỉ tiêu đề ra.Chi ngân sách hàng năm khoảng 23,5% GDP.Kiềm chế
đuợc lạm phát dưới 10%/năm.Có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn
vốn đầu tư và phát triển :vốn thực hiện và đăng kí năm 2004 đạt cao nhất kể từ sau
khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực (1997-1998).
a.2)Kinh tế đối ngoại tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ:
a.2.1) Hoạt động ngoại thương, xuất-nhập khẩu :
.Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm:
Năm XK(tỷ $) Tốc độ
tăng(%)
NK(tỷ $) Tốc độ
tăng(%)
Nhập
siêu(tỷ $)
Tỷ lệ nhập
siêu(%)
2000 14,4827 25,5 15,6365 33,2 1,1538 8,0
2001 15,027 3,8 16,162 3,4 1,135 7,9
2002 16,7058 11,2 19,733 21,8 3,0272 18,2
2003 20,1493 20,6 25,2558 27,9 5,1065 25,3
2004 26,5042 31,5 31,9539 26,5 5,4497 20,6
2005 32,233 21,6 36,881 15,4 4,648 14,4
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2004 đạt 26,6 tỷ $, năm 2005 đã
tăng lên mức 32 tỷ $,tức là tăng 21,6%.Trong đó XK của DN có vốn đầu tư nước
ngoài(không kể dầu thô)tăng 26,2% và chiếm 34,5% tổng kim ngạch xuất
khẩu.Nếu tính cả dầu thô thì tăng lên 27,8% so với 2004.
Kim ngạch nhập khẩu 2005 đạt 36,881 tỷ $,tăng 15,4% so với 2004.Trong đó các
DN có vốn nước ngoài nhập khẩu đạt 13,687 tỷ $,tăng 23,5%.
Trong hoạt động ngoại thương, kim ngạch X-NK của Việt Nam với các nước
trong khu vực và trên thế giới cũng có bước tiến triển: Kim ngạch Việt Nam -Nhật
năm 2005 đạt 8,16 tỷ$.Việt Nam xuất sang Nhật hơn 4,5 tỷ $,xuất siêu hơn 900
triệu $.Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là:dệt may,tôm,đồ gỗ...
Tình hình ngoại thương với một số nước như sau:
Nước Xuất khẩu (triệu $) Nhập khẩu (triệu $)
2004 2005 12/2005 2/2006 2004 2005 12/2005 2/2006
T.Quốc 2735 2961 279,3 202,9 4456 5778,9 586 395,3
Mỹ 4992 5930,6 611,6 421,3 1127 864,4 75 65,2
Nhật 3502 4411,2 396,5 407,3 3553 4093 380,6 352,8
EU 4915 5551,7 535,1 429,4 2659 2588 240,6 190
Do Việt Nam đa dạng hoá quan hệ với các nước khác như EU, Trung
Quốc,Nhật,Mỹ... nên tỷ trọng thương mại của VN với các nước ASEAN giảm dần:
nhập khẩu giảm từ 29%(1995) xuống25% (2002); xuất khẩu giảm tương ứng từ
20% xuống còn 15%.
Tuy nhiên,tình hình xuất nhập khẩu của nước ta đã có tăng trưởng ngoạn
mục,đặc biệt thể hiện trong năm 2005.Sự vượt trội đó đạt được ở nhiều điểm:
- Kim ngạch xuất khẩu đạt quy mô lớn nhất: năm 2005 đạt 32,233 triệu USD,lớn
nhất từ trước tới nay,cao gấp trên 15,4 lần năm 1991,cao gấp trên 5,9 lần năm
1995 và trên 2,2 lần năm 2000. Quy mô xuất khẩu bình quân 1 tháng đạt 2686
triệu $, còn cao hơn mức xuất khẩu đạt được trong cả năm 1992 trở về trước..Tổng
quy mô xuất khẩu của VN hiện đứng thứ 42/131 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới có số liệu so sánh.
-Mức bình quân đầu người đạt gần 388$,cao gấp 12,5 lần năm 1991,gấp 5,1 lần
năm 1995và 2,1 lần năm 2000,vượt xa mức 323,1$ của năm 2004.Chỉ số rất cao
này của Việt Nam đứng thứ 5/11 nước khu vực Đông Nam á,đứng thứ 11/28 ở
châu á,và đứng thứ 84/136 trên thế giới,vượt mức của năm 2000 tương ứng là thứ
7, thứ 17,thứ 96.
-Tỷ lệ kim ngạch XK so với GDP đạt 60,9%,chứng tỏ độ mở của nền kinh tế đã
khá rộng,phù hợp với định hướng XK của nền kinh tế.Hơn nữa,đó là tỷ lệ cao so
với tỷ lệ chung 20,5% của toàn thế giới,đứng thứ 4 trong khu vực ĐNA(sau
Singapore 196,5%,Malaysia 121,2%, Thái Lan 67,7%),đứng thứ 6 ở châu á,đứng
thứ 9 thế giới.Tốc độ tăng đạt 21,6%,vừa cao hơn tốc độ tăng 16% theo mục
tiêu,vừa cao gấp 2,6 lần tốc độ tăng GDP,thuộc loại cao so với các năm trước.Bình
quân 1 năm trong thời kì 2001-2005,tốc độ tăng đã đạt được 17,4%.
-Cả hai khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng
trưởng với tốc độ 2 chữ số.Khu vực kinh tế trong nước năm 2005 ước đạt 13 716
triệu $,cao nhất từ trước tới nay và tăng 14,1% so với năm trước.Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài(kể cả dầu thô) còn đạt và tăng cao hơn( ước đạt 18 517 triệu
$,tăng 27,8%,trong đó dầu thô đạt 7 387 triệu $).
-Nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch lớn:
Trong 25 mặt hàng chủ yếu,có 21 mặt hàng tăng so với năm trước,trong đó có
một số mặt hàng tăng cao hơn tốc độ chung,như than đá tăng 85,2%,gạo tăng
47,3%,sản phẩm nhựa tăng 34,2%,điện tử máy tính tăng 31,1%,dây điện và cáp
điện tăng 33,7%,sản phẩm gỗ tăng 33,2%,cao su tăng 31,9%,rau quả tăng
30,8%,dầu thô tăng 30,3%,mỳ ăn liền tăng 29%,lạc tăng 23,2%...Một số mặt hàng
khác tuy gặp khó khăn do các vụ kiện nhưng vẫn tăng lên như thuỷ sản tăng
14,2%,giày dép tăng 11,7%, dệt may tăng 9,6%.
Trong tổng mức tăng 5729 triệu $,mức tăng của một số mặt hàng đã đóng góp
lớn(tăng trên 100 triệu $):dầu thô đóng góp lớn nhất 1718 triệu $ ,tiếp đến là gạo
449 triệu $,dệt may 421 triệu$,sản phẩm gỗ 378 triệu$,điện tử máy tính 367 triệu
$,thuỷ sản 341 triệu $,than đá 303 triệu $,cao su 190 triệu $...
Về quy mô kim ngạch xuất khẩu,cao nhất là dầu thô 7378 triệu $,sau dó là dệt
may 4806 triệu $...Một số mặt hàng X-NK chủ yếu được cho trong bảng sau:
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Xuất khẩu
Dầu thô (nghìn tấn) 15424 16732 16870 17143 19501 18084
Dệt may (triệu $) 1892 1975 2752 3689 4386 4806
Giày dép (triệu $) 1472 1578 1875 2281 2692 3005
Thuỷ sản (triệu $) 1479 1816 2036 2200 2397 2771
Gạo (nghìn tấn) 3477 3721 3236 3810 4060 5202
Cà phê (nghìn tấn) 734 931 722 749 975 885
Điện tử máy tính (triệu $) 789 709 605 855 1075 1442
Cao su (nghìn tấn) 273 308 455 432 513 574
Than đá (nghìn tấn ) 3251 4292 6407 7261 11624 17882
Chè (nghìn tấn ) 56 68 77 59 99 89
Lạc (nghìn tấn) 76 78 106 82 45 55
Nhập khẩu
Máy móc thiết bị (triệu $) 2572 2706 3790 5409 5249 5254
Xăng dầu (nghìn tấn) 8447 9083 9971 9936 11048 11335
Sắt thép (nghìn tấn) 2845 3870 4946 4623 5186 5637
Phân bón (nghìn tấn) 3971 3288 3820 4135 4079 2908
Điện tử,linh kiện (triệu $) 881 667 649 975 1342 1695
Một số hàng nông sản có giá trị kim ng