Tiểu luận Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ công ty cà phê 715C, huyện M'Đrăk, tỉnh Đắk Lắk

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta rất quan tâm đến việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng, coi các tổ chức cơ sở đảng là cấp tổ chức nền tảng, là những đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bào của Đảng; chất lượng của các đảng bộ, chi bộ cơ sở là nhân tố cơ bản tạo nên chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng. Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự vững mạnh của Đảng. Đây là cấp tổ chức cuối cùng trong hệ thống tổ chức bốn cấp của Đảng ta, là cấp tổ chức sâu rộng nhất, gắn với các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh thổ và các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tới từng cơ sở, từng đảng viên và từng người dân. Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển chủ trương, đường lối của Đảng thông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân dân. TCCSĐ còn là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, là mắt khâu trọng yếu để duy trì mối liên hệ của Đảng với dân; là tổ chức gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh với Đảng. Dân tin Đảng, theo Đảng hay không là nhờ ở vai trò rất quan trọng, trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, cán bộ đảng viên tại cơ sở. Qua 81 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và khẳng định vai trò là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và các thành quả cách mạng đã giành được. Một trong những đóng góp hết sức quan trọng vào những thành công của cách mạng đó chính là hệ thống tổ chức Đảng cơ sở. Trong suốt quá trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN, đặc biệt ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tổ chức Đảng ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ghi rõ "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng đã khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức Đảng". Bước vào thế kỷ XXI, Đảng ta, nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ to lớn, khó khăn và trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động khó khăn. Để hoàn thành được sự nghiệp cách mạng, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của toàn đảng, toàn dân. Hội nghị lần thứ 7 - BCH Trung ương Đảng, khoá X, Đảng đã đề ra nghị quyết "Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên", nhằm đưa các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá về công tác xây dựng, hoạt động của tổ chức cơ sở đảng thời gian qua, Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: Việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên đạt được một số kết quả tích cực; chú trọng hơn xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Chức năng, nhiệm vụ các loại hình tổ chức cơ sở đảng được xác định phù hợp hơn. Công tác phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm chỉ đạo. Số lượng đảng viên mới kết nạp hàng năm đều tăng. Bên cạnh đó, Đại hội cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục như: năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức cơ sở đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn; tự phê bình và phê bình yếu. Việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm, vai trò của tổ chức đảng ở đây mờ nhạt. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp ủy chưa tốt. Với những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Công ty cà phê 715C, huyện M’đrăk, tỉnh Đắk Lăk" để làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Công ty cà phê 715C trong những năm qua. Từ đó xác định rõ nguyên nhân yếu kém và rút ra kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Công ty cà phê 715C đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Địa bàn nghiên cứu: Công ty cà phê 715C, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk. - Thời gian khảo sát: Từ năm 2005 đến năm 2009 - Thời gian thực hiện đề tài: 20 ngày, từ ngày 25/10 đến 05/11/2011. 4. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về về vị trí vai trò và tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng. - Phương pháp thực hiện điều tra thống kê, khảo sát phân tích tổng hợp, phân tích, so sánh 5. Kết cấu của tiểu luận gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung; Phần kết luận và kiến nghị.

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 20903 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ công ty cà phê 715C, huyện M'Đrăk, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta rất quan tâm đến việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng, coi các tổ chức cơ sở đảng là cấp tổ chức nền tảng, là những đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bào của Đảng; chất lượng của các đảng bộ, chi bộ cơ sở là nhân tố cơ bản tạo nên chất lượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng. Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự vững mạnh của Đảng. Đây là cấp tổ chức cuối cùng trong hệ thống tổ chức bốn cấp của Đảng ta, là cấp tổ chức sâu rộng nhất, gắn với các đơn vị cơ sở trên toàn lãnh thổ và các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng tới từng cơ sở, từng đảng viên và từng người dân. Tổ chức cơ sở đảng là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển chủ trương, đường lối của Đảng thông qua những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của đội ngũ đảng viên và quần chúng nhân dân. TCCSĐ còn là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, là mắt khâu trọng yếu để duy trì mối liên hệ của Đảng với dân; là tổ chức gần dân nhất, trực tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản ánh với Đảng. Dân tin Đảng, theo Đảng hay không là nhờ ở vai trò rất quan trọng, trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, cán bộ đảng viên tại cơ sở. Qua 81 năm chiến đấu xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và khẳng định vai trò là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo đưa đất nước từng bước quá độ lên CNXH, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và các thành quả cách mạng đã giành được. Một trong những đóng góp hết sức quan trọng vào những thành công của cách mạng đó chính là hệ thống tổ chức Đảng cơ sở. Trong suốt quá trình cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN, đặc biệt ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tổ chức Đảng ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã ghi rõ "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng đã khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức Đảng". Bước vào thế kỷ XXI, Đảng ta, nhân dân ta đang thực hiện công cuộc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ to lớn, khó khăn và trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động khó khăn. Để hoàn thành được sự nghiệp cách mạng, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của toàn đảng, toàn dân. Hội nghị lần thứ 7 - BCH Trung ương Đảng, khoá X, Đảng đã đề ra nghị quyết "Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên", nhằm đưa các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá về công tác xây dựng, hoạt động của tổ chức cơ sở đảng thời gian qua, Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: Việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên đạt được một số kết quả tích cực; chú trọng hơn xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Chức năng, nhiệm vụ các loại hình tổ chức cơ sở đảng được xác định phù hợp hơn. Công tác phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm chỉ đạo. Số lượng đảng viên mới kết nạp hàng năm đều tăng. Bên cạnh đó, Đại hội cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục như: năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức cơ sở đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn; tự phê bình và phê bình yếu. Việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm, vai trò của tổ chức đảng ở đây mờ nhạt. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp ủy chưa tốt. Với những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Công ty cà phê 715C, huyện M’đrăk, tỉnh Đắk Lăk" để làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Công ty cà phê 715C trong những năm qua. Từ đó xác định rõ nguyên nhân yếu kém và rút ra kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Công ty cà phê 715C đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Địa bàn nghiên cứu: Công ty cà phê 715C, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk. - Thời gian khảo sát: Từ năm 2005 đến năm 2009 - Thời gian thực hiện đề tài: 20 ngày, từ ngày 25/10 đến 05/11/2011. 4. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về về vị trí vai trò và tầm quan trọng của tổ chức cơ sở đảng. - Phương pháp thực hiện điều tra thống kê, khảo sát phân tích tổng hợp, phân tích, so sánh… 5. Kết cấu của tiểu luận gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung; Phần kết luận và kiến nghị. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng 1.1. Khái niệm tổ chức cơ sở Đảng Điều 21, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định rõ về tổ chức cơ sở Đảng là: "Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp" Điều 10 điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam ghi rõ “Tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam theo quy định tại Chương VI. Việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Điều lệ Đảng cũng có quy định riêng cho tổ chức Đảng trong quân đội nhân dân Việt Nam và công an nhân dân Việt Nam” Như vậy, tổ chức cơ sở Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở. Đảng bộ cơ sở có 2 loại: Đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực thuộc; Đảng bộ cơ sở có Đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc. Các tổ chức cơ sở Đảng đều có cấp uỷ cấp trên trực tiếp. Ngoài ra, nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý, trong một số tổ chức cơ sở Đảng còn có Đảng bộ bộ phận trực thuộc Đảng uỷ cơ sở. Trong các Đảng bộ bộ phận có các chi bộ trực thuộc. 1.2. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng a) Quan điểm của Mác - Lênin: Mác – Ph.Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên những quan điểm, tư tưởng về tổ chức cơ sở Đảng. Hai ông sáng lập ra "Liên đoàn những người cộng sản" và các chi bộ của liên đoàn, Quốc tế I và các Đảng cộng sản của quốc tế II. Trong quá trình hoạt động cách mạng, hai ông đã chỉ ra rằng: “Các chi bộ bị buông lỏng về mặt tổ chức sẽ dẫn đến cắt đứt liên lạc với BCH trung ương, làm cho Đảng mất chỗ dựa vững chắc và duy nhất”. Hai ông đã đặc biệt nhắc nhở các Đảng cơ sở khâu đặc biệt quan trọng là củng cố các chi bộ, “ Biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của hiệp hội công nhân, là mắt xích quan trọng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng” Kế thừa và phát triển những quan điểm đó, Lênin trong xây dựng và lãnh đạo Đảng Bôn sê vích Nga, Đảng chủ nghĩa dân chủ - xã hội Nga, một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân đã chỉ rõ "Việc thành lập các tổ chức cách mạng trong các xí nghiệp, nhà máy là nhiệm vụ đầu tiên, cấp bách của Đảng chủ nghĩa dân chủ - Xã hội Nga, mỗi nhà máy phải là một thành trì". Khi trở thành Đảng cầm quyền, các tổ chức cơ sở Đảng tăng lên cả về số lượng và phong phú về nội dung, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động. Lênin yêu cầu: những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với tư tưởng Đảng phải trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, phải làm công tác cổ động tuyên truyền, nhưng công tác tổ chức phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ và rèn luyện mình, rèn luyện Đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống. Người yêu cầu Đảng cộng sản phải bằng nhiều biện pháp nâng cao vai trò tổ chức cơ sở Đảng, phát huy tình chủ động, sáng tạo của cơ sở thì những mục tiêu của chính sách kinh tế của nhà nước Xô Viết mới thành hiện thực. b) Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh có cùng quan điểm tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, Người đã kế thừa và phát triển sáng tạo quan điểm này phù hợp với điều kiện ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng các chi bộ Đảng bộ cơ sở là "tổ chức cơ bản của Đảng", là "nền tảng, nền móng" của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là dây chuyền" để Đảng liên hệ với quần chúng nhân dân. Chất lượng của chi bộ, Đảng bộ cơ sở là một trong những yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Chủ tịch Hồ CHí Minh viết "Để lãnh đạo cách mạng thì Đảng phải mạnh, là do chi bộ tố” 1; “Muốn làm nhà cho tốt thì phải xây dựng nền móng cho vững, muốn thực hiện kế hoạch tốt phải chăm lo củng cố chi bộ" 2. c) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Trong suốt quá trình lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, luôn luôn quan tâm lãnh đạo, xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng ta khẳng định "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng để khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức cơ sở đảng, những mặt khác sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng". Qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng về kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định về chính trị và hiện nay đang phấn đấu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, trong điều kiện có những thời cơ thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức mới. Tổ chức cơ sở Đảng là cầu nối giữa đảng với nhân dân, đưa đường lối chính sách vào nhân dân, tuyên truyền cho nhân dân hiểu và lãnh đạo nhân dân thực hiện. Tổ chức cơ sở Đảng còn là nơi kiểm nghiệm khẳng định sự đúng đắn đường lối chính sách của Đảng, đóng góp cho đảng những sáng kiến, những kinh nghiệm để Đảng bổ sung hoàn chỉnh đường lối chính sách, đề ra chủ trương chính sách mới. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ tổ chức cơ sở Đảng, cơ sở a) Chức năng: Tổ chức cơ sở đảng của Đảng ta rất đa dạng, gồm nhiều loại như: Tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn, ở phường, trong doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, ở cơ quan… Từng loại tổ chức cơ sở đảng ngoài những điểm chung còn có các đặc điểm riêng, do đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị cơ sở (nơi tổ chức cơ sở đảng được thành lập) qui định. Tuy nhiên các tổ chức cơ sở đảng đều có hai chức năng chung, chủ yếu sau: - Là hạt nhân lãnh đạo của Đảng, chính trị ở cơ sở: Đó là việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương của cấp trên tại đơn vị cơ sở, lãnh đạo đơn vị cơ sở trong sạch vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng Đảng: Đó là giáo dục rèn luyện đảng viên, phân công công việc cho đảng viên, kết nạp đảng viên, xét kỷ luật đảng viên, đưa người không đủ tư cách ra khỏi đảng. Là nơi đào tạo rèn luyện cán bộ cho Đảng, chi bộ, Đảng bộ cơ sở, là nơi trực tiếp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phản ánh với Đảng, để Đảng đề ra đường lối đúng đắn hợp lòng dân, định hướng hoạt động và uốn nắn những lệch lạc của các tổ chức, các đoàn thể cơ sở. b) Nhiệm vụ: Một là: Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả. Hai Là: Xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên. Ba là: Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị – xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bốn là: Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Năm là: Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng. 1.4. Nội dung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: a) Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động, tổ chức, sinh hoạt . Đại hội IX tiếp tục khẳng định nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của Đảng . Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách . Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Đại hội cùng cấp, cấp ủy, cấp trên và cấp dưới . Định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức Đảng trực thuộc . Tổ chức Đảng và Đảng viên phải chấp hành Nghị quyết của Đảng, thiểu số phải phục tùng đa số, toàn Đảng phục tùng Đại hội Đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương . Nghị quyết các cơ quan lãnh đạo có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành . Tổ chức Đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết cấp trên . Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa của hai mặt : Dân chủ là cơ sở, là tiền đề của tập trung, còn tập trung là điều kiện để đảm bảo cho dân chủ thực hiện . b) Nguyên tắc đoàn kết thống nhất : Đoàn kết thống nhất là cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tường Hồ Chí Minh, đường lối đúng đắn của Đảng . Nó chỉ ra cho Đảng phải xây dựng khối đoàn kết thống nhất, quan điểm lập trường của giai cấp . Đối với tổ chức Đảng phải xây dựng khối đoàn kết thống nhất trên cơ sở nhiệm vụ chính trị và thực hiện nhiệm vụ có kết quả ở việc cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng vào cơ sở . Mọi người phải quán triệt và tự giác thực hiện, tự do thảo luận và phát biểu ý kiến của mình . Khi đã có Nghị quyết, mọi Đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành và phục tùng kỷ luật Đảng . c) Nguyên tắc tự phê và phê bình: Trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, tổ chức quản lý Đảng viên và từng Đảng viên có thể sai lầm khuyết điểm, nên phải thực hiện nghiêm túc các chế độ qui định về tự phê bình . Đây là phương pháp để giải quyết các mâu thuẩn tạo nên khối đoàn kết thống nhất trong Đảng . Giải quyết tốt chế độ phê bình và tự phê bình để ngăn ngừa, hạn chế những tồn tại khuyết điểm có thể xãy ra gây hậu quả nghiêm trọng . Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê và phê bình mà trong đó cán bộ chủ chốt là người gương mẫu đầu tiên , đồng thời cần kết hợp chặt chẽ giữa tự phê bình và tự phê trong Đảng với phê bình của các tổ chức quần chúng . 2. Thực trạng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ Công ty cà phê 715C, huyện M’đrăk, tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình của Công ty Cà phê 715C Công ty Cà phê 715C là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 3139/BNN-ĐMDN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty Cà phê 715C đóng trên địa bàn xã Ea M’đoal huyện M’đrăk và được Nhà nước giao quản lý 1.167,37 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 616,055 ha; đất ao hồ, mặt nước: 28,8 ha; đ ất xây dựng nhà xưởng, trụ sở: 4,56 ha; đất rừng sản xuất: 21,43 ha; đất giao thông: 62,54 ha; đất dành cho hoạt động thể dục thể thao: 4,13 ha; đất chưa sử dụng: 9,83 ha. Toàn Công ty có 565 công nhân ở 04 đội sản xuất và 01 đơn vị chế biến dịch vụ. 2.2. Những kết quả đạt được a) Lãnh đạo sản xuất kinh doanh: Trong nhiệm kỳ qua, công tác đầu tư, thâm canh chăm sóc vườn cây đặc biệt được chú trọng, thường xuyên xây dựng các phương án đầu tư phù hợp làm cho chất lượng vường cà phê kinh doanh, kiến thiết cơ bản được giữ vững đảm bảo cho kinh doanh lâu dài, vườn cà phê đạt loại A đạt trên 70%. Công tác giao khoán, quản lý và sử dụng đất được thực hiện theo Nghị định 135/CP về giao khoán đất sản xuất nông nghiệp và tài sản trên đất cho người lao động. Công ty đã tiến hành xây dựng phương án giao khoán vườn cà phê giai đoạn từ 2008-2010, kết quả giao khoán được 537 ha/548,45 ha đạt 98% kế hoạch; số hộ giao khoán: 438 hộ đạt 99%. Phương án giao khoán đảm bảo sự hài hoà lợi ích giữa 03 nhà: nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây cà phê kém hiệu quả sang trồng cà phê chè. Ngoài cây cà phê chè là chủ lực, Công ty còn trồng thêm hai loại cây ngắn ngày khác là cây sắn và cây mía, vừa để cải tạo đất vừa tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. Tổng sản lượng cà phê trong 05 năm đạt 4.944 tấn, bình quân năng suất đạt 5,9 tấn/ha, so với chỉ tiêu đề ra đạt 39%. Trong đó: Năm 2005: 844 tấn Năm 2006: 878 tấn Năm 2007: 1.818 tấn. Năm 2008: 687 tấn Năm 2009: 717 tấn Tổng sản lượng sắn trong 05 năm: 7.150 tấn, năng suất bình quân: 16,1 tấn/ha, so với chỉ tiêu đạt: 80,5%. Trong đó: Năm 2005: 1.157 tấn Năm 2006: 2.511 tấn Năm 2007: 1.797 tấn. Năm 2008: 300 tấn Năm 2009: 1.385 tấn Tổng sản lượng mía trong 05 năm: 12.576 tấn, năng suất bình quân: 44,4 tấn/ha, so với chỉ tiêu đạt: 73%. Trong đó: Năm 2005: 3.093 tấn Năm 2006: 1.542 tấn Năm 2007: 3.564 tấn. Năm 2008: 3.551 tấn Năm 2009: 826 tấn Tổng doanh thu của Công ty: 31.201.322.058 đồng, nộp ngân sách nhà nước: 88.419630 đồng. Trong nhiệm kỳ qua, bằng các nguồn vốn, Công ty đã xây dựng hệ thống kênh mương dẫn nước lấy từ thuỷ điện Ea Hnin dài 5,5 km, tổng giá trị công trình: 5,6 tỷ đồng phục vụ tưới cho gần 200 ha cà phê, nâng cấp đập chưa nước đội 3 với tổng giá trị 600 triệu đồng, lắp đặt hệ thống chế biến cà phê chè xát tươi: 2,25 tỷ đồng, mua xe vận tải Kamaz: 1 tỷ đồng. Trồng mới 109,21 ha cà phê chè. nâng tổng diện tích cà phê chè lên 296,4 ha. Trồng mới 41, 47 ha cao su với tổng vốn đầu tư: 1,7 tỷ đồng. b) Lãnh đạo công tác đời sống xã hội Đảng uỷ Công ty cà phê 715C xác định không ngừng nâng cao
Luận văn liên quan