Tiểu luận Nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam

1. Lý do chọn đề tài Từ lâu nghệ thuật tạo hình đã sử dụng không gian và nét, một hiện tượng không có trong tự nhiên, làm ngôn ngữ biểu hiện để diễn đạt tình cảm của con người và của thiên nhiên, từ chỗ mô phỏng rồi mô tả sự vật mang đến sức biểu cảm của hình tượng, sáng tạo ra hình tượng tạo nên giá trị thẩm mỹ. Nét, màu sắc và không gian không những diễn tả được hình khối, tạo chất mà còn diễn tả được sự vận động tĩnh tại của sự vật và cao hơn nữa còn biểu đạt được những trạng thái tình cảm của con người và thái độ của con người với sự vật đó Người ta cho rằng đặc trưng của ngôn ngữ đồ họa là nghệ thuật dùng nét, mảng thật ra như thế chưa đúng hoàn toàn nhưng như thế cho thấy nét, mảng có vị trí rất quan trọng trong tạo hình đồ họa. Ở đồ họa, các yếu tố tạo hình thường gắn với nhau thành một khối thống nhất như màu sắc, không gian ánh sáng, bút pháp thể hiện đồng thời gây sức hấp dẫn ở yếu tố tạo hình đồ họa có thể sử dụng riêng nét - mảng - chấm, có khi thể hiện sự kết hợp ba yếu tố đó đặc điểm tâm sinh lý thị giác của con người có quan hệ với đường nét qua ảo giác của mắt trước đường nét hay tổ hợp đường nét gây cho ta liên tưởng” nét : hướng ngang chỉ sự bình lặng, trầm hơi buồn, bình lặng. Hướng chéo chỉ sự giao động: chéo / cho cảm giác vui khỏe và có sự phát triển chéo \ gây cảm giác buồn xuống dốc. Phối hợp nét cong và nét thẳng theo tiêt diện nhất định gây nên cảm giác niềm vui được nhân lên cho ta sự thỏa mãn thị giác mắt nhìn. Nét dài, nét ngắn kết hợp với nhau với tỉ lệ phù hợp nhất định tạo nên sự bền vững chặt chẽ và thỏa mãn tâm lý thị giác tốt nhất Nét to, nét nhỏ phối hợp với tỉ lệ tương ứng vừa phải cho cảm giác linh hoạt. Nếu ta tách riêng và xét các nét ở trạng thái độc lập của nó thì thông thường nó có những đặc tính, tính chất tương đối rõ nét và ngược lại nếu xét khi kết hợp với những đối tượng thị giác khác biệt thì nét kết hợp với nét cong nét thẳng, thẳng với thẳng, hoặc cong thẳng kết hợp với nhau cho ta cảm giác đặc tính khác nhau phụ thuộc vào tổng thể của chúng sự kết hợp hình thức lối trùng điệp lối xen kẽ với tổng hợp tạo hiệu quả bất ngờ phụ thuộc vào cảm hứng người nghệ sỹ. Nét có khả năng làm trung hòa các mảng màu định hình hỗn thể trong tranh. Ở Việt Nam nghệ thuật đồ họa xuất hiện từ rất sớm. Cách chúng ta hàng vạn năm có những hình chạm khắc nó đã tồn tại và phát triển qua mấy trăm năm nay đã đi vào đời sống nhân dân được nhân dân yêu thích giữ gìn. Qua nghiên cứu nội dung và phương pháp thể hiện các nhà nghiên cứu mỹ thuật nước ta đã phân chia các loại tranh khắc gỗ như sau: Tranh dân gian bao gồm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Làng Sình Huế, tranh kim Hoàng - Hà Tây và tranh thờ Miền Núi Tranh khắc gỗ hiện đại bao gồm: tranh khắc gỗ đen trắng và tranh khắc gỗ màu vậy thú chơi tranh của nhân dân ta từ mấy trăm năm nay là gì? Bằng những ưu thế về đường nét và hình nền tranh khắc gỗ cũng đem lại hiệu quả về nét về chiều sâu cho tác phẩm. Tranh khắc gỗ cho ta hiểu biết hơn về nguồn gốc, tính đân tộc cũng như tri thức, kỹ năng kỹ xảo và cách đơn giản hóa về hình mảng để kế thừa và phát triển tranh khắc gỗ nói riêng hòa cùng dòng chảy mỹ thuật`Việt Nam. Đó là lý do để tôi chọn đề tài này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài là muốn nghiên cứu về cách nhìn và cách diễn đạt “Nét” của nghệ nhân dân gian xưa và các họa sỹ Việt Nam hiện đại trong nghệ thuật khắc gỗ nước nhà. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. “Nét” trong tranh khắc gỗ Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Tranh khắc gỗ Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin, tiếp cận, so sánh cùng phương pháp tư duy logic, nghiên cứu đánh gía những dòng tranh, đồng thời chỉ ra được những yếu tố đặc sắc trong tranh dân gian Đông Hồ Phương pháp đối chứng so sánh. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp tổng hợp, hệ thống phân tích. Các phương pháp được áp dụng sử lý các thông tin khai thác để so sánh, đối chiếu trong khi trình bày tiểu luận. Phương pháp tổng kết đánh gía. 5. Những đóng góp của tiểu luận Giúp cho bản thân, cử nhân mỹ thuật hiểu hơn về “Nét” của tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại Cung cấp cho người xem kiến thức và kinh nghiệm để tiếp cận với nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam cũng như khu vực và trên thế giới, gìn giữ và phát triển các dòng tranh dân gian đã bị mai một nhất là tranh Miền Núi. 6. Bố cục của tiểu luận Chương 1: hiệu quả Nét trong tranh khắc gỗ. 1.1. Vài nét về quá trình phát triển tranh khắc gỗ Việt Nam. 1.2. Sự khác nhau giữa tranh khắc gỗ Việt Nam với tranh khắc gỗ khu vực và trên thế giới. Chương 2: Nét trong tranh khắc. 2.1. Đường nét. 2.2. Đường nét và không gian. 2.3. Hình dạng và Nét. 2.4. Màu sắc và Nét.

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9343 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nét trong tranh khắc gỗ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu nghệ thuật tạo hình đã sử dụng không gian và nét, một hiện tượng không có trong tự nhiên, làm ngôn ngữ biểu hiện để diễn đạt tình cảm của con người và của thiên nhiên, từ chỗ mô phỏng rồi mô tả sự vật mang đến sức biểu cảm của hình tượng, sáng tạo ra hình tượng tạo nên giá trị thẩm mỹ. Nét, màu sắc và không gian không những diễn tả được hình khối, tạo chất mà còn diễn tả được sự vận động tĩnh tại của sự vật và cao hơn nữa còn biểu đạt được những trạng thái tình cảm của con người và thái độ của con người với sự vật đó Người ta cho rằng đặc trưng của ngôn ngữ đồ họa là nghệ thuật dùng nét, mảng thật ra như thế chưa đúng hoàn toàn nhưng như thế cho thấy nét, mảng có vị trí rất quan trọng trong tạo hình đồ họa. Ở đồ họa, các yếu tố tạo hình thường gắn với nhau thành một khối thống nhất như màu sắc, không gian ánh sáng, bút pháp thể hiện đồng thời gây sức hấp dẫn ở yếu tố tạo hình đồ họa có thể sử dụng riêng nét - mảng - chấm, có khi thể hiện sự kết hợp ba yếu tố đó đặc điểm tâm sinh lý thị giác của con người có quan hệ với đường nét qua ảo giác của mắt trước đường nét hay tổ hợp đường nét gây cho ta liên tưởng” nét : hướng ngang chỉ sự bình lặng, trầm hơi buồn, bình lặng. Hướng chéo chỉ sự giao động: chéo / cho cảm giác vui khỏe và có sự phát triển chéo \ gây cảm giác buồn xuống dốc. Phối hợp nét cong và nét thẳng theo tiêt diện nhất định gây nên cảm giác niềm vui được nhân lên cho ta sự thỏa mãn thị giác mắt nhìn. Nét dài, nét ngắn kết hợp với nhau với tỉ lệ phù hợp nhất định tạo nên sự bền vững chặt chẽ và thỏa mãn tâm lý thị giác tốt nhất Nét to, nét nhỏ phối hợp với tỉ lệ tương ứng vừa phải cho cảm giác linh hoạt. Nếu ta tách riêng và xét các nét ở trạng thái độc lập của nó thì thông thường nó có những đặc tính, tính chất tương đối rõ nét và ngược lại nếu xét khi kết hợp với những đối tượng thị giác khác biệt thì nét kết hợp với nét cong nét thẳng, thẳng với thẳng, hoặc cong thẳng kết hợp với nhau cho ta cảm giác đặc tính khác nhau phụ thuộc vào tổng thể của chúng sự kết hợp hình thức lối trùng điệp lối xen kẽ với tổng hợp tạo hiệu quả bất ngờ phụ thuộc vào cảm hứng người nghệ sỹ. Nét có khả năng làm trung hòa các mảng màu định hình hỗn thể trong tranh. Ở Việt Nam nghệ thuật đồ họa xuất hiện từ rất sớm. Cách chúng ta hàng vạn năm có những hình chạm khắc nó đã tồn tại và phát triển qua mấy trăm năm nay đã đi vào đời sống nhân dân được nhân dân yêu thích giữ gìn. Qua nghiên cứu nội dung và phương pháp thể hiện các nhà nghiên cứu mỹ thuật nước ta đã phân chia các loại tranh khắc gỗ như sau: Tranh dân gian bao gồm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Làng Sình Huế, tranh kim Hoàng - Hà Tây và tranh thờ Miền Núi Tranh khắc gỗ hiện đại bao gồm: tranh khắc gỗ đen trắng và tranh khắc gỗ màu vậy thú chơi tranh của nhân dân ta từ mấy trăm năm nay là gì? Bằng những ưu thế về đường nét và hình nền tranh khắc gỗ cũng đem lại hiệu quả về nét về chiều sâu cho tác phẩm. Tranh khắc gỗ cho ta hiểu biết hơn về nguồn gốc, tính đân tộc cũng như tri thức, kỹ năng kỹ xảo và cách đơn giản hóa về hình mảng để kế thừa và phát triển tranh khắc gỗ nói riêng hòa cùng dòng chảy mỹ thuật`Việt Nam. Đó là lý do để tôi chọn đề tài này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài là muốn nghiên cứu về cách nhìn và cách diễn đạt “Nét” của nghệ nhân dân gian xưa và các họa sỹ Việt Nam hiện đại trong nghệ thuật khắc gỗ nước nhà. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. “Nét” trong tranh khắc gỗ Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Tranh khắc gỗ Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin, tiếp cận, so sánh cùng phương pháp tư duy logic, nghiên cứu đánh gía những dòng tranh, đồng thời chỉ ra được những yếu tố đặc sắc trong tranh dân gian Đông Hồ Phương pháp đối chứng so sánh. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp tổng hợp, hệ thống phân tích. Các phương pháp được áp dụng sử lý các thông tin khai thác để so sánh, đối chiếu trong khi trình bày tiểu luận. Phương pháp tổng kết đánh gía. 5. Những đóng góp của tiểu luận Giúp cho bản thân, cử nhân mỹ thuật hiểu hơn về “Nét” của tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại Cung cấp cho người xem kiến thức và kinh nghiệm để tiếp cận với nghệ thuật khắc gỗ Việt Nam cũng như khu vực và trên thế giới, gìn giữ và phát triển các dòng tranh dân gian đã bị mai một nhất là tranh Miền Núi. 6. Bố cục của tiểu luận Chương 1: hiệu quả Nét trong tranh khắc gỗ. 1.1. Vài nét về quá trình phát triển tranh khắc gỗ Việt Nam. 1.2. Sự khác nhau giữa tranh khắc gỗ Việt Nam với tranh khắc gỗ khu vực và trên thế giới. Chương 2: Nét trong tranh khắc. 2.1. Đường nét. 2.2. Đường nét và không gian. 2.3. Hình dạng và Nét. 2.4. Màu sắc và Nét. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ KHÔNG GIAN TRONG TRANH KHẮC GỖ VIỆT NAM. 1.1. Vài nét về quá trình phát triển của tranh khắc gỗ Việt Nam 1.1.1. Nguồn gốc tranh khắc gỗ Có người tìm đến cội nguồn lịch sử hội họa Việt Nam theo phương pháp tìm các yếu tố hội họa hay đồ họa ở hang Đồng Nội (Hòa Bình) hay trên các hoa văn chạm khắc trên các đồ đồng, đồ đá hay điêu khắc gỗ…. Có một số tư liệu chính sử, các nhà nghiên cứu cho rằng, trước khi tồn tại một dòng tranh tết đã tồn tại một dòng tranh khắc gỗ khác (hay còn gọi là tranh in một bản). Ở những thế kỷ trước tranh khắc gỗ được lưu hành và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo, song nó chỉ tham gia vào việc thể hiện các bản Kinh phật, in sách hoặc tranh thờ. Có lẽ phải đến thế kỷ XVI. Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật cho rằng tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh Đông Hồ nói riêng cố thể ra đời từ thời Lý (1010 – 1225) và thời Hồ (1400 – 1414) được duy trì và phát triển vào thế kỷ XVII và sản xuất rầm rộ cuối thế Kỷ XX. 1.1.2. Tranh Đông Hồ Tranh Đông Hồ được sáng tác và sản xuất tại làng “Đông Mại “ gọi nôm na là Làng Mái thuận thành – Kinh Bắc nằm bên bờ sông Đuống quanh năm bồi đắp phù xa mầu mỡ cho nhân dân hai bên bờ sông Tranh Đông Hồ là một trong những thể loại tranh dân gian được người Việt mấy trăm năm đã trở thành món ăn tinh thần, người bạn gần gũi của người dân, là một dòng tranh có nghệ thuật độc đáo và mang đậm tính dân tộc bởi kỹ thuật khắc in mẫu mực ổn định do trải qua nhiều thế hệ nghệ nhân sáng tạo là một loại hình nghệ thuật do qần chúng sáng tạo và được lưu truyền từ đời này qua đời khác tranh Đông Hồ phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân mang niềm vui đến cho mọi người, mỗi dịp tết đến xuân về từ nông thôn đến thành thị đều bày bán loại tranh dân gian này. Tranh Đông Hồ phong phú về đề tài, độc đáo về nội dung, về đề tài sinh hoạt như ước mơ, chúc tụng như “Lợn đàn”, “Gà mái”, “Gà đại cát”, đánh ghen, hứng dừa châm biếm: đánh ghen, đám cưới chuột, thầy đồ cóc… Thật thiếu sót khi không đề cập về chữ trong bố cục tranh Đông Hồ, ngoài chức năng làm chặt thêm bố cục mà còn nói rõ nội dung và ý tưởng của tranh, đồng thời quyết định đến độ nặng nhẹ của tranh và tạo thành những mảng đậm cần thiết cho bố cục. Chính vì thế trong tất cả các tranh đều không thể thiếu được chữ. Gà đàn Thầy đồ cóc Tranh khắc gỗ Việt Nam tuyệt đẹp, không phải chỉ ở kỹ xảo mà ngay ở lối biểu hiện nghệ thuật chắc tay và rất đặc biệt. Trí tưởng tượng táo bạo như vốn có trong truyền thuyết và quan niệm tôn giáo… tranh dân gian là nghệ thuật tạo hình theo cảnh nội dung dẫn dắt, dùng những mầu sáng hoặc tươi. Ánh sáng là mặt phẳng của chất liệu theo nhịp điệu của từng mảng cho người xem sự cảm nhận của sáng tối trong toàn bố cục. Những mảng to hoặc nhỏ, bên tả bên hữu gợi được sáng - tối. Được sự đối lập màu sắc là nghệ thuật diễn tả độc đáo tranh dân gian, sự đối lập màu tạo sức sống… đường nét của tranh dân gian là nhịp điệu mà nói lên được thanh thoát bay bổng của người nghệ sỹ ( Nguyễn Tiến Chung: Nghệ thuật tạo hình trong tranh dân gian Việt Nam - Tạp chí Mỹ thuật ). Không bị lệ thuộc vào phép tắc ngặt nghèo của trường quy, kinh điển chỉ bằng họa pháp đường viền và tạo hình, in hược vờn màu trên mặt phẳng ước lệ. Chỉ với một cái xoáy “âm dương” và “đường cong lưỡi liềm” thế mà nghệ sỹ nói lên được cái béo núc ních của con lợn. Chỉ bằng cách tạo hình đường viền, cách điệu bằng nét hay mảng phẳng, từ nhiều đề tài khác nhau với màu thuốc cái in trên nền giấy điệp, giấy dó là sản phẩm quen thuộc dễ kiếm, tự chế, tranh Đông Hồ tạo được “ họa phái”, thế đứng vững chắc và độc đáo của nền nghệ thuật Việt Nam truyền thống. Lợn đàn Dòng tranh Đông Hồ là loại tranh có kỹ thuật khắc và in mẫu mực nhất là có tính ổn định qua nhiều thế hệ. Tranh Đông Hồ đậm đà tính dân tộc và độc đáo về nghệ thuật thể hiện. Trong quá trình phát triển của Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, tranh Đông Hồ chiếm một vị trí đáng kể, là nguồn cảm hứng cho sáng tác của nhiều họa sỹ và điêu khắc. Để hiểu sâu hơn và tiếp thu những tinh hoa của cha ông chúng ta trong nghệ thuật dân gian truyền thống, cùng những giá trị nghệ thuật mang đậm tính dân tộc đã được tiếp nối từ nhiều thế kỷ qua nhiệm vụ của người làm công tác nghệ thuật. 1.1.3. Tranh Hàng Trống Tranh khắc gỗ Hàng Trống cũng đa dạng về thể loại phong phú về hình thức sáng tạo bao gồm tranh thờ, các bộ tranh truyện, tranh sinh hoạt.. là dòng tranh chủ yếu là khắc và in nét bằng gỗ dùng bút tô màu có dộ phong phú về nét và màu. Bên cạnh những nét to khỏe còn có nét to nhỏ, cong thẳng khác được tỉa trực tiếp bằng tay, tranh tả khối, thậm chí là vờn bóng, màu sắc pha trộn nhiều hơn so với tranh Đông Hồ. Có ý kiến cho rằng nguồn gốc tranh Hàng trống là từ Đông Hồ - Bắc Ninh. Do người Đông Hồ đi làm ăn rồi định cư và làm tranh ngay tại Hàng Trống có ý kiến lại cho rằng điều kiện vận chuyển và cách chơi tranh ở đô thành khác với miền quê nên người đô thành tiếp thu và cải tiến dòng tranh Đông Hồ. Cũng`có thể tranh Hàng Trống là do người dân ở đây sáng tạo ra, tồn tại song song với các dòng tranh dân gian khác tranh Kim Hoàng – Hà Tây, tranh Làng Sình - Huế, và tranh thờ Miền Núi. Tuy vậy dòng tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống là hai dòng tranh phát triển mạnh và rộng trong cấu thành tranh dân gian Việt Nam. Chúng tồn tại và tác động qua lại lẫn nhau. Nếu tranh Đông Hồ lấy cái thô mộc mạc của những đường nét to khỏe và màu sắc giản dị tạo nét đẹp và duyên dáng cho mình. Còn tranh Hàng Trống là sử dụng những nét nhỏ và tinh vi hơn do tỉa bằng tay và tô màu tạo nên độ mềm mại. Hình thể được tạo bóng và tạo khối. Một trong những tranh vẽ về loài vật rất đặc sắc của Hàng Trống và Hắc Hổ (Hổ đen), Bạch Hổ (Hổ trắng), Ngũ Hổ ( năm con hổ). Tranh Hổ này thường được liệt vào loại tranh dùnh để thờ. Vì vậy nên có danh từ kèm theo là “ Thần tướng “( Hắc hổ, Bạch hổ, Ngũ hổ thần tướng )còn Ngũ Hổ thần tướng trấn phương Bắc: Bạch hổ thần tướng – Phương Nam, Ngũ Hổ thần tướng thì tượng trưng cho vị thần ngự trị năm phương: Đông, Tây, Nam, Bắc và trung ương là chính điện. Khi nhìn các kiểu dáng hình của hổ đứng, hổ ngồi, hổ đằng vân với nét oai nghiêm mà lành tính, với mắt mở trừng trừng mà xanh thẳm, với chòm râu và bộ lông nhiều màu, nhiều mảng khối, mà tinh tế, nhịp nhàng thì ta thấy ở chúng một sức sống mãnh liệt, một ấn tượng thân thuộc và gần gũi. Dáng và đầu của bốn con hổ con uốn mình cùng hướng về con hổ lớn ở giữa tạo nên một đường tròn xung quanh đầu hổ lớn mà tâm điểm là cái miệng của nó. Màu sắc và đường nét lan toả lung linh tạo nên sự huyền bí của bức tranh thờ trong dân gian. Tranh Ngũ Hổ Cá chép chông trăng (Lý Ngư Vọng Nguyệt) Tranh hàng trống Bộ Tứ bình nổi tiếng diễn tả bốn cô gái thanh xuân, vui trong tiếng đàn, tiếng hát. Trong tay các cô người cầm đàn nguyệt, đàn tỳ bà, người cầm sáo, hoặc đứng múa hát, mặc trang phục cổ truyền, từ lối để tóc.. Tranh Tố Nữ Tranh khắc gỗ Hàng Trống chuyên vẽ về đề tài đô thị, nó không chỉ là những bức tranh chúc tụng nhau một cách đơn thuần, mà còn phản ánh sinh hoạt của nhân dân thành phố. Trong đó thể hiện ước mơ, quan niệm cuộc sống, cái nhận thức vẻ đẹp của cha ông thủa trước. Hầu hết đều diễn tả theo một công thức và cách điệu nhất định, tuy nhiên không gò bó và khuôn sáo quá đáng. Nét bút của nghệ nhân nhìn chung phóng khoáng, mạnh bạo và có nét độc đáo, đáng để nghiên cứu, học tập 1.1.4. Tranh thờ miền núi Tranh thờ Miền Núi là một trong những dòng tranh dân gian đã từng khẳng định tên tuổi của mình và được nhân dân các dân tộc Miền Núi yêu thích. Tranh thờ Miền Núi được các dân tộc như: Cao Lan, Tày, Dao, Lạng Sơn Vĩnh Phú… phục vụ đời sống tâm linh của các dân tộc Miền Núi. Hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ huyền thoại cổ, thần thoại tiên thoại phật thoại lưu truyền lâu đời. Các hình tượng trong tranh tượng trưng cho thổ địa ( thần đất )thổ công ( thần bếp )…xuất hiện với tư cách siêu nhiên thần bí. Những hiện tượng như, sấm chớp, được khái quát trong hình tượng một vị thần linh mình người, mỏ chim, đầu chim, có đuôi, lưng có cánh tranh có tên là: “Đăng Nguyên Sử”. Nguồn gốc và xuất xứ tranh thờ Miền Núi gắn với giáo lý ở nước ta thời Lý - Trần. Tranh thờ Miền Núi ra đời tồn tại song song với đình chùa và giáo lý của đất nước qua các triều đại và đến nay. Tranh thờ Miền Núi có ba loại: tranh thờ tổ tiên, tranh thờ phật giáo, tranh thờ đạo giáo. Tranh thờ tổ tiên: tranh vẽ chân thật, phù hợp với các lễ nghi, phong tục tập quán, sinh hoạt, sản xuất của dân tộc mình. Hoặc kể lại công đức, lịch sử của tổ tiên. Nội dung, hình tượng nghệ thuật có tính hiện thực, dân tộc loại tranh này gồm có: Cúng chay, Cúng mặn, Thần nông, Bà mụ. Cầu hoa, Nam đường, Thượng phúc, Bàn cổ. Tranh thờ phật giáo: phổ biến tranh “ Thập Điện Diêm Vương”. Theo quan niệm của đạo phật thì khi chết đi linh hồn đều trải qua mười cửa địa ngục để định công, luận tội. Sau đó tùy thuộc vào nặng nhẹ mà được đầu thai kiếp khác thoát khỏi địa ngục. Tranh Thập Điện Diện Diêm Vương của Miền Núi tập trung những cảnh trừng phạt tội nhân trong các của ngục do quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa tiến hành. Ngoài tranh thờ Miền Núi còn có đề tài sau: Phật Tam thế, Văn thù bồ tát, Quan thế âm bồ tát…. Tranh thờ đạo giáo: loại tranh này vừa pha trộn yếu tố Đạo giáo với tín ngưỡng đa thần giáo, vật linh thiêng mà các phù thủy, chiêm tinh, bói toán trong các dân gian xưa đã dung hòa. bao gồm: Bắc đẩu tính quân, Đương kim hoàng đế, Cứu khổ... Tranh thờ thể hiện một hệ thống điện, có sự sắp xếp, tranh trung tâm bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới được quy ước màu một cách rành mạch. Tranh thờ có hai chiều hướng: vẽ tỉ mỉ thoáng đạt, không cầu kỳ chỉ cốt lấy nội dung làm trọng. Chất liệu phong phú tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cá nhân, tranh vẽ trên gỗ, vẽ bằng quang dầu, sơn son, thiếp vàng, thiếp bạc, bột nhũ kim loại tạo ra hiệu quả lung linh huyền ảo. Có loại dùng bột màu pha keo hồ, nhựa cây sơn, cây hồng… Màu bền và tươi rất lâu. Giấy vẽ tranh đa dạng: có khi giấy dó, giấy khổ hẹp. Có khi dùng vải để vẽ Ngoài ba dòng tranh chính, trong làng tranh dân gian của đân tộc ta còn một số dòng tranh khác như: Tranh Kim Hoàng – Hà Đông, tranh Làng Sình - Huế…Đến nay những dòng tranh này đã bị mai một và có rất ít người biết đến. 1.2. Tranh khắc gỗ Việt Nam hiện đại. 1.2.1. Khái quát về tranh khắc gỗ hiện đại Năm 1925 trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương được thành lập đào tạo các môn như hình họa, giải phẫu, luật xa gần theo phương pháp Châu âu. Từ 1925- 1945 tranh khắc gỗ chủ yếu mang tính kế thừa tranh dân gian và có tiếp thu, ứng dụng nhiều yếu tố mới của nghệ thuật tạo hình phương Tây về hình họa, luật thấu thị, kết hợp nhuần nhuyễn phong cách thể hiện vừa truyền thống vừa hiện đại một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu” Gội đầu ” của họa sỹ Trần Văn Cẩn. Tranh diễn tả thân hình mềm mại của cô gái với nhịp điệu đường nét mái tóc, nếp quần áo, chiếc thắt lưng bao hài hoà với nhịp điệu của hai cánh tay trần tuyệt mỹ. Tranh gội đầu khắc gỗ màu của Trần Văn Cẩn có nhịp điệu của vẻ thuần khiết. Tranh Gội đầu khắc gỗ màu của Trần Văn Cẩn Thuyền trên sông Hồng – An Sơn - Đỗ Đức Nhuận Từ năm 1945 – 1954 các họa sỹ tập trung sáng tác tranh tuyên truyền kháng chiến, ca ngợi lãnh tụ, động viên sản xuất, tranh được in rộng rãi và phong phú, phục vụ cho các chiến trường trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Năm 1954 đến nay không khí sáng tác phong phú, sôi nổi tranh dân gian được quan tâm, sưu tầm, chỉnh lý và phục hồi một cách đúng đắn với truyền thống và tiếp biến nghệ thuật độc đáo mang tính dân tộc và thời đại. Kỹ thuật khắc gỗ của các họa sỹ sáng tác có nhiều sáng tạo loại gỗ được tìm tòi thay đổi phù hợp với thời đại, kỹ thuật in phong phú in dầy, in mỏng trên giấy dó tùy vào ý tưởng tác giả. Tranh khắc gỗ hiện đại phát triển rộng rãi cách biểu hiện ngày càng phong phú. 1.2.2. Sự khác nhau giữa tranh khắc gỗ Việt Nam và tranh khắc gỗ trong khu vực và trên thế giới Nghệ thuật là một hiện tượng lịch sử cụ thể tác phẩm nghệ thuật phải quan tâm đến những vấn đề đang xẩy ra trong xã hội đó. Việc quan tâm đến tính dân tộc không phải chỉ là hình thức mà toàn bộ cuộc sống của một dân tộc nhất định được quan niệm là nội dung. Tranh khắc gỗ Việt Nam có truyền thống lâu đời mang đậm bản chất con người Việt Nam tranh khắc gỗ Việt Nam khác tranh khắc gỗ Nhật Bản, Trung Quốc hay các nước Châu Âu. Tranh khắc gỗ Nhật Bản cho “ nét” có một khả năng diễn tả khái quát và giản lược, cô đúc, nét vẽ, chọn lọc tinh vi, dịu dàng, sáng sủa, sâu sắc và chính xác, màu sắc trau chuốt, nội dung phong phú về nhiều mặt như nhân vật, phong cảnh, sinh hoạt... . Tranh khắc gỗ Nhật Bản quan niệm tạo hình khá chính xác các họa sĩ Nhật cũng chỉ sử dụng những nét viền song nét viền rất nhỏ và điêu luyện các hình dáng được phản ánh một cách cân đối sát với tỉ lệ thực. Tạo ra sự duyên dáng và uyển chuyển. Xem tranh “ thiếu nữ ” của U-ta-ma-rô cũng đã chuyển được tình cảm của mình vào “cái thần” của đường nét để diễn tả vẻ đẹp của cô gái Nhật Bản: đó là nét gợi cảm trau chuốt đến điêu luyện, thật là nhẹ nhàng, trữ tình - duyên dáng hiện lên trên khuôn mặt, thân hình và nếp áo ki-mô-nô của họ! Sự chăm chú của Hô Ku Sai cũng là một trong bộ tranh khắc gỗ màu của ông, bố cục đường nét chọn lọc tinh tế, diễn tả được không gian trong tranh và kết hợp được nối với tranh bằng hình thể với những nét vẽ trang trí đã tạo ra những tác phẩm độc đáo. Sự chăm chú – Tranh khắc gỗ màu của Hô Ku Sai Trong tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam, nét đã được sử dụng với một khả năng phong phú nhằm diễn hình, tả khối, tạo các đường chu vi giới hạn các mảng có tính khái quát cao và nòng cốt trong cấu trúc hình thể. Những nét đen to khỏe còn có khả năng đóng vai trò trung gian để cho màu sắc hài hòa mà vẫn rất mềm mại, gợi cảm. Đồng thời có những nét mảnh dẻ, bay bướm và cũng có khả năng diễn tả từng chi tiết. Đường nét trong tranh dân gian còn là những nhịp điệu phản ánh được sự vật một cách trung thực mà vẫn bốc lên cao làm cho người xem thấy như tâm hồn mình cũng thanh thoát, bay bổng. Nét của tranh Phương Đông thường biến hóa cách điệu có khi vượt ra ngoài cái hữu hình cụ thể để vươn tới cái không cụ thể siêu việt. Bằng những ý niệm, tâm lý, tư duy sáng tạo hình tượng nghệ thuật nhằm giải quyết, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các mặt đối lập âm dương - trời đất, núi - sông, hư - thực, nóng - lạnh. Trong bố cục không gian tạo hình các họa sỹ Trung Quốc tạo nên sự độc đáo nổi bật ở nền nghệ thuật của mình “nét” vẽ phụ thuộc vào từng đối tượng diễn tả từng xúc cảm nghệ thuật do đó nét biến hóa khôn cùng, mỗi nét vẽ là một sự vận động của tâm hồn và bàn tay họa sĩ. Thiên nhiên hùng vĩ hay con người trầm tư được thể hiện trên mặt tranh bằng những đường nét mang phong cách khác bộc lộ một cách nhìn một quan niệm khác nhau, điều đó trong “ Lục pháp luận ” của Tạ Hách đời Tấn gọi là “ Cốt pháp dụng bút ”. Họa gia Trung Quốc còn gọi “nét” được vẽ là “Công bút” hay “Thần bút”
Luận văn liên quan