1. Tính cấp thiết của đề tài:
Các nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi không tự nhiên sinh ra. Nếu có ước mơ và khát vọng, bất cứ ai có khả năng và nỗ lực hết mình đều có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thực tế đã chứng minh rằng, phần lớn những ông chủ doanh nghiệp thành công nhất hiện nay đều gây dựng năng lực lãnh đạo của mình thông qua sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của bản thân cũng như việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm lãnh đạo.
Nghệ thuật lãnh đạo trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới là một đề tài bổ ích, thiết thực dành cho các nhà quản lý, các giám đốc công ty, các trưởng bộ phận, phòng ban và bất kỳ ai đang khao khát một ngày nào đó mình sẽ đứng trong hàng ngũ của những người lãnh đạo doanh nghiệp.
Để có những minh họa sinh động cho môn học, trong tiểu luận này nhóm sẽ tập trung nghiên cứu về giải quyết tình huống thực tế bằng những lý thuyết về nghệ thuật lãnh đạo đã được học tại lớp và những kiến thức thu thập thêm bên ngoài. Hy vọng những thông tin mà nhóm trình bày trong tiểu luận sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết thực tiễn, một cái nhìn chiều sâu và cụ thể về môn học.Và chúng em rất hy vọng được thầy và các bạn góp ý cho tiểu luận thêm hoàn chỉnh.
2. Mục tiêu của đề tài:
Lãnh đạo là khả năng thuyết phục người khác tìm ra các mục tiêu xác định một cách nhiệt tình. Nhân tố con người đã liên kết một nhóm người lại với nhau và kích thích họ vươn tới mục tiêu. Các hoạt động quản trị như lập kế hoạch, tổ chức và ra quyết định như các con kén ngủ im cho đến khi nhà lãnh đạo gây ra một lực kích thích vào mọi người và hướng dẫn họ vươn tới mục tiêu. Chính vì vậy lãnh đạo là một nghệ thuật, nó đòi hỏi người lãnh đạo phải toàn diện về mọi mặt. Điều này khẳng định tầm quan trọng của môn học. Trong tiểu luận, nhóm trình bày những vấn đề đã được nghiên cứu và thảo luận kĩ lưỡng hay nói cách khác đó chính là kết quả của việc kết hợp lý thuyết và thực tiễn qua đó nhìn nhận được vấn đề và tìm ra những giải pháp thật cụ thể.
Trang bị cho bản thân các kỹ năng lãnh đạo và động viên hiệu quả. Đồng thời ứng dụng những lý thuyết về kỹ năng lãnh đạo và động viên trong điều kiện Việt nam nói chung và các công ty Việt nam nói riêng., dù thật sự không tránh khỏi những sơ sót và yếu kém. Nhóm mong thông qua những vấn đề này để có thể học thêm được sáng tạo trong nghệ thuật lãnh đạo.
3. Bố cục đề tài:
Tiểu luận được bố cục gồm 3 phần:
- Cơ sở lý luận
- Trình bày và giải quyết tình huống
- Kết luận
4. Phạm vi nghiên cứu:
Dựa trên những kiến thức và thực tiễn để giải quyết tình huống
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, thống kê
- Phương pháp logic học.
- Phương pháp so sánh, phân tích.
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7889 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật lãnh đạo và giải pháp giải quyết tình huống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Nhận xét của giảng viên 2
Phần mở đầu 3
Chương I: Trình bày tình huống 5Chương II: Đề ra giải pháp giải quyết tình huống 6
2.1 Câu 1 : Kỹ năng tuyển dụng nhân sự 6
2.2 Câu 2 : Kỹ năng thuyết phục của nhà lãnh đạo ...7
2.3 Câu 3 : Giải quyết mâu thuẫn .11
2.4 Câu 4 : Kỹ năng lãnh đạo .13
2.5 Câu 5 : Ra quyết định .20
Chương III: Kết luận .26
Phụ lục .27
Danh sách nhóm 4 .27
Bảng phân công công việc .27
Bảng tiến độ công việc .28
Biên bản cuộc họp lần thứ I .29
Biên bản cuộc họp lần thứ II .31
Biên bản cuộc họp lần thứ III .32
Nhận xét của giảng viên
……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………...…..…………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………..………………………………………………………………………………….…..…………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………..……………………………………………………………………………….……..………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………..…………………………………………………………………………….………..……………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………….…………………………………………………………………………….……….……………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………….………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Các nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi không tự nhiên sinh ra. Nếu có ước mơ và khát vọng, bất cứ ai có khả năng và nỗ lực hết mình đều có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thực tế đã chứng minh rằng, phần lớn những ông chủ doanh nghiệp thành công nhất hiện nay đều gây dựng năng lực lãnh đạo của mình thông qua sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của bản thân cũng như việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm lãnh đạo.
Nghệ thuật lãnh đạo trong các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới là một đề tài bổ ích, thiết thực dành cho các nhà quản lý, các giám đốc công ty, các trưởng bộ phận, phòng ban và bất kỳ ai đang khao khát một ngày nào đó mình sẽ đứng trong hàng ngũ của những người lãnh đạo doanh nghiệp.
Để có những minh họa sinh động cho môn học, trong tiểu luận này nhóm sẽ tập trung nghiên cứu về giải quyết tình huống thực tế bằng những lý thuyết về nghệ thuật lãnh đạo đã được học tại lớp và những kiến thức thu thập thêm bên ngoài. Hy vọng những thông tin mà nhóm trình bày trong tiểu luận sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết thực tiễn, một cái nhìn chiều sâu và cụ thể về môn học.Và chúng em rất hy vọng được thầy và các bạn góp ý cho tiểu luận thêm hoàn chỉnh.
2. Mục tiêu của đề tài:
Lãnh đạo là khả năng thuyết phục người khác tìm ra các mục tiêu xác định một cách nhiệt tình. Nhân tố con người đã liên kết một nhóm người lại với nhau và kích thích họ vươn tới mục tiêu. Các hoạt động quản trị như lập kế hoạch, tổ chức và ra quyết định như các con kén ngủ im cho đến khi nhà lãnh đạo gây ra một lực kích thích vào mọi người và hướng dẫn họ vươn tới mục tiêu. Chính vì vậy lãnh đạo là một nghệ thuật, nó đòi hỏi người lãnh đạo phải toàn diện về mọi mặt. Điều này khẳng định tầm quan trọng của môn học. Trong tiểu luận, nhóm trình bày những vấn đề đã được nghiên cứu và thảo luận kĩ lưỡng hay nói cách khác đó chính là kết quả của việc kết hợp lý thuyết và thực tiễn qua đó nhìn nhận được vấn đề và tìm ra những giải pháp thật cụ thể.
Trang bị cho bản thân các kỹ năng lãnh đạo và động viên hiệu quả. Đồng thời ứng dụng những lý thuyết về kỹ năng lãnh đạo và động viên trong điều kiện Việt nam nói chung và các công ty Việt nam nói riêng., dù thật sự không tránh khỏi những sơ sót và yếu kém. Nhóm mong thông qua những vấn đề này để có thể học thêm được sáng tạo trong nghệ thuật lãnh đạo.
3. Bố cục đề tài:
Tiểu luận được bố cục gồm 3 phần:
- Cơ sở lý luận
- Trình bày và giải quyết tình huống
- Kết luận
4. Phạm vi nghiên cứu:
Dựa trên những kiến thức và thực tiễn để giải quyết tình huống
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, thống kê
- Phương pháp logic học.
- Phương pháp so sánh, phân tích.
CHƯƠNG I: TRÌNH BÀY TÌNH HUỐNG
Công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh có 1 chi nhánh tại Đà Lạt. Giám đốc tại chi nhánh này đã đến tuổi về hưu. Tổng giám đốc công ty muốn bổ nhiệm giám đốc mới phù hợp vị trí. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám đốc mới là:
Hoàn thành tốt mục tiêu công ty đề ra: phát triển thị trường hiện tại, tìm kiếm thị trường mới và khách hàng tiềm năng.
Có nhiều sáng kiến phát triển chi nhánh.
Am hiểu thị trường
Có khả năng quản lý, lãnh đạo nhân viên.
Có chuyên môn tốt.
Huấn luyện nhân viên để thực hiện nhiệm vụ.
Có kỹ năng quản lý
Có 2 ứng viên được đề cử
Bình là 1 nhân viên tại chi nhánh Đà Nẵng, có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết địa bàn, có quan hệ tốt hầu hết các thành viên trong nhóm, từng có triển vọng được đề cử làm giám đốc chi nhánh.
Mai là nhân viên tại thành phố Hồ Chí Minh, vừa được công ty cử đi du học trở về. Có nhiều sáng kiến, hoàn thành tốt công việc được giao.
Sau khi Tổng giám đốc xem xét quá trình làm việc, đã bổ nhiệm Mai làm giám đốc chi nhánh tại Đà Lạt. Bình rất phẫn nộ và thất vọng khi Mai được đề cử.
Tại sao Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm Mai?
Tổng giám đốc công ty phải vận dụng kỹ năng thuyết phục của mình như thế nào để Mai có thể nhận công việc mà không băn khoăn đến tâm tư, cảm nghĩ của Bình?
Những mâu thuẫn nào có thể phát sinh giữa Bình và Mai? Và Mai sẽ phải làm gì để giải quyết những mâu thuẫn trên ?
Mai có thể gặp phải những khó khăn gì khi lãnh đạo các nhân viên mới? Và Mai phải làm thế nào để lãnh đạo mọi người một cách hiệu quả nhất để có được những kết quả tốt đẹp nhất từ nhân viên của mình?
Mai phải làm thế nào để đảm bảo rằng mọi quyết định quan trọng mà mình đưa ra đều tạo ra những kết quả tốt nhất cho công ty và chi nhánh?
CHƯƠNG II: ĐỀ RA GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
2.1 Câu 1: Tại sao Tổng giám đốc lại quyết định bổ nhiệm Mai?
Để trả lời cho câu hỏi này trước hết chúng ta sẽ liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi tuyển dụng Bình và Mai, so sánh, từ đó sẽ hiểu được lý do Tổng giám đốc bổ nhiệm Mai.
Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch Việt Nam đã dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Các công ty du lịch được thành lập ngày càng nhiều, do đó để có thể có chỗ đứng vững chắc thì các công ty cần phải có một đội ngũ lãnh đạo năng động, có chất lượng. Trong trường hợp này, Tổng giám đốc đã áp dụng kỹ năng tuyển dụng nhân sự của nhà lãnh đạo để tìm ra một giám đốc thích hợp cho chi nhánh mới.
Kỹ năng tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và liên tục nhằm đảm bảo có đủ nhân sự cho hoạt động của công ty.
Tuyển được nhân sự tốt là bước khởi đầu và là nền tảng cho sự thành công của công ty trong tương lai.
Những sai lầm trong tuyển dụng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của công việc hay sản phẩm. Và một khi đã mắc phải sai lầm trong tuyển dụng buộc người lãnh đạo phải cho nhân viên mới thôi việc, điều này sẽ dẫn đến những hậu quả sau:
Gây tốn kém chi phí của doanh nghiệp.
Tạo tâm lý bất an cho nhân viên.
Có thể liên quan đến pháp lý.
Ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Thách thức cho chúng ta là làm sao tuyển được đúng người phù hợp với doanh nghiệp.
Giả sử công ty tuyển dụng anh Bình, là nhân viên lâu năm trong công ty. Công ty sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Anh Bình đã được thử thách lòng trung thành, thái độ, tính trung thực và tinh thần trách nhiệm trong quá trình làm việc trước đó.
Anh Bình đã làm quen, hiểu được mục tiêu và văn hóa của doanh nghiệp, thích nghi nhanh chóng với điều kiện làm việc mới và làm việc thuận lợi hơn.
Là động lực cho các nhân viên hiện tại, khi họ tin rằng họ có khả năng thăng tiến.
Nhanh chóng và ít tốn kém hơn và thời gian đào tạo giảm bớt.
* Khó khăn:
- Thứ nhất, trong điều kiện ngành du lịch phát triển nhanh chóng, công ty sẽ theo đà phát triển này, ngày càng mở rộng, dẫn đến nguồn cung nội bộ sẽ thiếu hụt, trong công ty sẽ xảy ra tình trạng nhân viên thăng tiến trước khi họ sẵn sàng.
- Thứ hai, khi vị trí của anh Bình bị khuyết, dưới tác động của hiệu ứng gợn sống, 1 vị trí khuyết thứ 2 lại được tạo ra, gây tốn kém cho công ty trong việc tuyển dụng nhân viên nhiều lần.
- Khó khăn không kém phần quan trọng nữa là doanh nghiệp có thể trở nên chai lì và mất đi sự linh hoạt nếu như tất cả các nhà quản trị đều được thăng tiến từ bên trong.
- Một khó khăn nữa đó là sẽ dễ hình thành các nhóm ứng viên không thành công có tâm lý bất phục, bất hợp tác, bè phái, mất đoàn kết.
Còn nếu Tổng giám đốc bổ nhiệm Mai, công ty cũng có những thuận lợi và khó khăn sau đây:
* Thuận lợi:
Thứ nhất và rất quan trọng đó là từ những kiến thức mà cô đã được học khi được cử đi du học có thể mang lại những ý tưởng và quan điểm mới, kích thích sự sáng tạo của nhân viên, giúp công ty phát triển trong giai đoạn hội nhập.
Công ty sẽ không có sự xáo trộn giữa các vị trí, không gây ra hiệu ứng gợn sóng, sẽ tiết kiệm được một phần chi phí từ quá trình tuyển dụng.
Từ những kinh nghiệm khi làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, Mai có thể chắt lọc và áp dụng những phương cách làm việc phù hợp cho chi nhánh Đà Lạt.
* Khó khăn:
Làm giảm lòng tin của các nhân viên về kỳ vọng được thăng tiến trong công việc.
Sẽ mất nhiều thời gian để Mai thích ứng với công việc cũng như các nhân viên trong công ty.
Sẽ có mâu thuẫn xảy ra, có thể là giữa anh Bình và chị Mai, hoặc các nhân viên trong chi nhánh sẽ tạo ra dư luận xấu, kết bè phái, không ủng hộ người quản lý mới.
Như vậy nhìn chung những thuận lợi mà anh Bình mang đến cho công ty chỉ là những yếu tố bên lề, còn chị Mai mang đến cho công ty những giá trị cốt lõi, có thể tăng lợi nhuận, giúp công ty phát triển trong tương lai.
2.2 Câu 2: Tổng giám đốc công ty phải vận dụng kỹ năng thuyết phục của mình như thế nào để Mai có thể nhận công việc mà không băn khoăn đến tâm tư, cảm nghĩ của Bình?
Kỹ năng thuyết phục của nhà lãnh đạo
Có rất nhiều định nghĩa về nhà lãnh đạo, một trong số đó đề cập đến “Đó là nghệ thuật ảnh hưởng một tổ chức bằng sự thuyết phục hay là tấm gương để mọi người noi theo hành động” (Copeland, 1942). Lý do để đưa ra nhận định trên thì bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng có thể nhận thấy rất rõ ràng bởi là một nhà lãnh đạo cần nhìn nhận và hiểu một cách trung thực nhà lãnh đạo là ai, biết những gì và có thể làm những gì. Đồng thời, nhà lãnh đạo cần biết rằng chính các nhân viên chứ không phải các lãnh đạo cấp trên sẽ là người quyết định xem nhà lãnh đạo đó có thực sự là một nhà lãnh đạo thành công hay không. Nếu các nhân viên không tin tưởng hay thiếu lòng tin với nhà lãnh đạo của mình, họ sẽ dễ cảm thấy chán nản. Để thành công, nhà lãnh đạo cần phải thuyết phục được các nhân viên, chứ không phải bản thân hay cấp trên của họ, rằng họ xứng đáng để các nhân viên toàn tâm toàn ý nghe theo mình.
Các tổ chức được coi là thành công khi biết truyền đạt viễn cảnh sán lạn về tương lai của mình. Với tư cách là một nhà lãnh đạo, họ sẽ phải tìm cách để các nhân viên tin tưởng vào mình cũng như vào viễn cảnh chung của doanh nghiệp. Nếu biết sử dụng những kỹ năng quản lý, đồng thời trung thực và công bằng trong mọi việc, nhà lãnh đạo sẽ gây dựng được lòng tin nơi nhân viên. Để thuyết phục họ tin vào viễn cảnh của mình, người lãnh đạo cần có nghị lực đồng thời phải biết truyền tải đến họ thái độ lạc quan của mình vì mọi người ai cũng muốn hướng đến một viễn cảnh tươi đẹp hơn, sáng lạn hơn. Có lẽ, chẳng ai muốn gắn bó với một công ty đang trong cảnh giật gấu vá vai với tương lai bế tắc, ảm đạm. Cũng không ai muốn đồng hành cùng một doanh nghiệp khi không có mục tiêu, tôn chỉ hoạt động rõ ràng, đi mà không biết bến bờ mình sẽ đến. Chính vì vậy nhà lãnh đạo cần thấu hiểu tình hình hiện tại, có hình dung rõ ràng về tương lai và có khả năng truyền đạt, thuyết phục người khác.
Khái niệm kỹ năng thuyết phục:
Khả năng dùng các công cụ gây ảnh hưởng
Làm cho người khác làm một việc gì đó
Chiến lược thuyết phục:
Uy tín:
Trình độ
Chú tâm
Danh tiếng
Nhân cách
Lập luận logic
Thể hiện tình cảm
Khích lệ chủ động
Khích lệ thụ động (lắng nghe)
Ngăn chặn chủ động
Ngăn chặn bị động
Các nhân tố trong thuyết phục:
Thái độ
Giá trị cá nhân
Vai trò bản ngã
Uy tín
Quy luật thuyết phục
Phần lớn các hành vi giao tiếp của nhà lãnh đạo là nhằm vào việc gây ảnh hưởng, lôi cuốn và thuyết phục nhân viên của mình. Mặc dầu vậy, lại có rất ít người được sinh ra cùng với những kỹ năng thuyết phục. Đáng nói hơn nữa là trong số ít những người có khả năng thuyết phục bẩm sinh thì lại càng ít người có thể hiểu rõ và giải thích được những kỹ năng của mình. Để phát huy sức mạnh thuyết phục nhà lãnh đạo cần lý thuyết hoá những kỹ năng thuyết phục. Tiến sĩ Rinke đã từng xuất bản 12 cuốn sách về lĩnh vực quản lý. Theo ông dù là bất cứ ai, làm bất cứ nghề gì, đặc biệt là những nhà lãnh đạo hay quản lý thì càng cần phải nắm được nghệ thuật thuyết phục người khác. Trong một bài báo gần đây, ông đã đưa ra năm nguyên tắc hay còn được gọi là những quy luật.
Quy luật của sự ưa thích:Theo đó, con người thường yêu mến những ai có lòng yêu mến họ. Quy luật này thật đơn giản, hãy tỏ cho người ta thấy bạn yêu quý họ và một cách tự nhiên họ sẽ coi bạn là một người thân thiết. Khi đó họ sẽ dễ dàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bạn. Không có gì là ngạc nhiên khi một người dễ dàng nhận được sự giúp đỡ của những người dù chỉ mới quen, chỉ cần tỏ ra quan tâm và yêu mến mọi người, đôi khi bạn nhận được những kết quả không ngờ tới.Thông thường có 2 cách hiệu quả khiến người khác yêu mến bạn :
Thứ nhất : bạn phải luôn nhìn ra những ưu điểm của mọi người. Không ai là hoàn hảo cả, hãy độ lượng trong việc đáng giá người khác dù đôi khi điều đó không dễ dàng. Biết được điểm mạnh hay điều gì thú vị về người khác đừng tiếc lời khen ngợi, tuy nhiên điều quan trọng lời khen đó phải chân thành, hợp lúc, hợp nơi. Thái độ khi khen ngợi cũng rất quan trọng, đừng để nó phản bội lại lời nói của bạn vì nhiều khi thái độ của con người còn có sức thuyết phục hơn lời nói.
Thứ hai : hãy chia sẻ những điểm chung của bạn với người khác. Sự tương đồng trong cuộc sống, những quan tâm lo lắng chung, thậm trí cả sở thích giống nhau cũng có thể tạo ra lòng tin, những liên minh vững chắc và trên hết là sự đồng thuận.
Quy luật của sự Cho-Nhận :Quy luật này cho thấy nếu bạn muốn nhận thứ gì hãy làm cho người khác những điều tương tự. Thật chẳng có gì hiệu quả mà đơn giản hơn là làm cho người khác điều mà chính bạn cũng mong muốn dù đó là gì chăng nữa, tình yêu, lòng tin thậm chí cả niềm vui. Và nếu bạn nhận thấy nó có tác dụng trong cuộc sống thì tại sao lại không thể áp dụng nó trong công việc của mình. Là người kinh doanh hãy tạo ra giá trị cho khách hàng trước khi bạn thu được lợi nhuận. Nếu là một nhà quản lý, hãy cho nhân viên của bạn thấy bạn tôn trọng, tin tưởng và sẵn lòng hợp tác với họ. Chắc chắn bạn sẽ có được điều tương tự từ phía nhân viên của mình. Quy luật của sự cam kết : Quy luật này cho thấy mọi người thường sẽ làm những điều mà họ đã cam kết thực hịên. Tuy nhiên một cam kết nên là tự nguyện và được ghi lại bằng văn bản hay công khai cho bên thứ ba biết. Khi đó việc cam kết trở nên dễ dàng cho bên thực hiện vì họ không thấy bị bắt buộc và đôi khi là để giữ thể diện. Quy luật của đẳng cấp : Quy luật này có thể được hiểu như sau. Mọi người thường sẽ nghe theo lời khuyên của những chuyên gia. Đúng vậy, tương tự như trường hợp của bệnh nhân đối với lời khuyên của bác sỹ, người ta thường tin tưởng vào lời khuyên của những người có chuyên môn hay đáng tin cậy trong một lĩnh vực nào đó. Hãy sử dụng quy luật này khi bạn cần tạo lòng tin và ấn tượng đối với người tiếp xúc. Cho mọi người thấy năng lực và đẳng cấp thực sự của bạn. Nếu là bác sỹ hay cho bệnh nhân thấy khả năng chuyên môn, nếu là nhà kinh doanh hãy chỉ cho khách hàng thấy bằng chứng về thành công của bạn, còn nếu là nhà quản lý hãy cho các đối tác và nhân viên của bạn thấy được kinh nghiệm và kĩ năng của mình. Quy luật của sự khan hiếm : Về bản chất con người luôn muốn cái mà họ không thể có được. Đây là điều sảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống, khi mà mọi thứ không phải lúc nào cũng dồi dào cho tất cả mọi người. Một người bán hàng khéo léo sẽ biết cách đưa ra một đề nghị hấp dẫn về một mức giá đặc biệt trong ngày hoặc một chương trình khuyến mại ngắn hạn nhằm đẩy nhanh chóng quyết đinh mua của khách hàng. Một nhà quản lý khéo léo sẽ biết cách tăng cường khả năng làm việc của nhân viên với một chương trình đào tạo hoặc khen thưởng đặc biệt dành cho một số nhân viên xuất sắc nhất định. Tương tự như vậy nếu bạn biết cách làm cho thông tin mình sắp đưa ra nhận được sự chú ý của người nghe, hãy biến nó thành một điều mới mẻ hoặc được chia sẻ trong một thời điểm, một không gian và nhất là với những đối tượng đặc biệt.Điều quan trọng là phải sử dụng một cách linh hoạt những quy luật trên trong những hoàn cảnh và với những đối tượng phù hợp. Dù rằng những quy luật này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của nó và nhất là không sử dụng được nó khi cần. Khả năng thuyêt phục và dẫn dụ người khác thực sự là rất quan trọng , nhất là trong nghệ thuật quản lý. Những bí quyết khi sử dụng kỹ năng thuyết phục của nhà lãnh đạo
1- Cần giữ bầu không khi chan hòa, gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực.
2- Cần chú ý lắng nghe ý kiến, đừng cướp và đừng vội vàng đưa ra ý kiến nhận xét.
3- Tóm tắt lại ý kiến của đối phương để xem mình đã hiểu hết ý của họ chưa, ví dụ có thể nói: “Theo tôi hiểu…. ông muốn nói là…, có phải thể không ạ?”. Chỉ sau khi họ trả lời “đúng” thì ta mới thực hiện bước tiếp theo.
4- Diễn đạt ý kiến một cách chính xác, làm cho lời nói có sức thuyết phục. Như dùng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, kết hợp với những yếu tố phi ngôn ngữ để biểu lộ tình cảm, xúc cảm và thành ý của mình.
5- Cần lường trước những câu hỏi mà đối tác đặt ra và sẵn sàng trả lời những câu hỏi đó một cách tự tin, dứt khoát.
6- Đừng để đối phương mất thể diện.
Giải đáp câu hỏi:Tổng giám đốc công ty phải vận dụng kỹ năng thuyết phục của mình như thế nào để Mai có thể nhận công việc mà không băn khoăn đến tâm tư, cảm nghĩ của Bình?
Trước tiên tổng giám đốc (TGĐ) phải phân tích vị trí giám đốc chi nhánh cần những tiêu chuẩn nào và Mai là người đáp ứng, thỏa mãn các yêu cầu được đặt ra (được trình bày ở câu 1). Từ đó, Mai có thể nhận thức được mình là ứng cử viên phù hợp và xứng đáng để nhận vị trí này
Tiếp theo, TGĐ cần sử dụng kĩ năng thuyết phục của mình để thuyết phục Mai tại sao công ty lại chọn Mai chứ không phải Bình để vào vị trí giám đốc chi nhánh: (đưa lý do đã trả lời ở câu 1: tại sao TGĐ bổ nhiệm Mai)
Đồng thời TGĐ cần ứng dụng kĩ năng thuyết phục của mình sao cho Mai yên tâm nhận công tác mà không cảm thấy rằng mình đã “cướp” mất vị trí của người khác và cô sẽ cố gắng hết sức để dốc toàn tâm toàn ý cho công ty: TGĐ nên áp dụng quy luật cho nhận và quy luật của sự cam kết: TGĐ bổ nhiệm Mai vì ông tin tưởng vào khả năng và những ưu điểm nổi trội của cô sẽ phù hợp với vị trí mới, đồng thời TGĐ luôn sẵn lòng hợp tác, thực hiện những điều khoản cam kết với cô => tạo ra tâm lý vững vàng và tự tin cho Mai khi luôn có người hỗ trợ mình trong chức vụ mới, từ đó nảy sinh lòng trung thành với công ty.
2.3 Câu 3: Những mâu thuẫn nào có thể phát sinh giữa Bình và Mai? Và Mai sẽ phải làm gì để giải quyết những mâu thuẫn trên ?
Những