Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu
như cùng lúc với sự hình thành của nền văn hóa Đại Việt .Do tính đặc sắc, nên từ
nghệ thuật mang yếu tố dân gian , múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ
thuật truyền thống có thể sánh vai cùng tuồng , chèo là những bộ môn nghệ thuật
có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc . Tinh hoa của múa rối nước đã có sự
ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới . Sân khấu của múa rối nước được xem là
bộ môn nghệ thuật “độc nhất vô nhị” . Tuy nhiên do sự xuất hiện sau các môn
nghệ thuật khác nên không tránh khỏi những hạn chế cộng với mục đích thương
mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và lãng quên . Vì thế
mục đích đặt ra là làm như thế nào để khắc phục những hạn chế, bảo tồn và phát
huy múa rối nước dân gian .
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8364 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở VIỆT NAM .
GVHD : Nguyễn Thị Vĩnh Linh
SVTH :Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Lớp: DT 10VNH01
2
LỜI MỞ ĐẦU:
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu
như cùng lúc với sự hình thành của nền văn hóa Đại Việt .Do tính đặc sắc, nên từ
nghệ thuật mang yếu tố dân gian , múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ
thuật truyền thống có thể sánh vai cùng tuồng , chèo là những bộ môn nghệ thuật
có vị trí cao trong nền sân khấu dân tộc . Tinh hoa của múa rối nước đã có sự
ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới . Sân khấu của múa rối nước được xem là
bộ môn nghệ thuật “độc nhất vô nhị” . Tuy nhiên do sự xuất hiện sau các môn
nghệ thuật khác nên không tránh khỏi những hạn chế cộng với mục đích thương
mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và lãng quên . Vì thế
mục đích đặt ra là làm như thế nào để khắc phục những hạn chế, bảo tồn và phát
huy múa rối nước dân gian .
Từ xa xưa con người và tự nhiên luôn gắn bó với nhau, hổ trợ cho nhau, con
người biết dựa vào tự nhiên để sản suất và đồng thời cũng tạo ra những loại hình
nghệ thuật độc đáo, miền đồng bằng châu thổ sông Hồng là cái nôi sinh ra nghệ
thuật múa rối nước.
Múa rối có ở nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, nhưng múa rối nước thì vô cùng độc
đáo bới múa rối nước trên thế giới chỉ có duy nhất ở việt nam.
Nghệ thuật múa rối nước là một nghệ thuật dân gian tổng hợp kết hợp giữa nghệ
thuật tạo hình với kỷ xảo biểu diển,kết hợp giữa động tác của con rối với lời
thoại,lời ca,nhạc điệu,con rối tưởng như vô tri vô giác nhưng lại truyền cảm
mạnh đó là nhờ:kịch bản,dựng được tích trò,có xung đột,có thắt nút,có mở nút ,
nói chung là kết thúc có hậu thỏa mãn người xem .
I. TÊN GỌI VÀ CÁC LOẠI HÌNH CON RỐI
Theo P.L Mi-nhon(Mignon ) trong cuốn bách khoa phổ thông,từ Ma-ri-on-net
Marionnette – múa rối) là một từ giảm nhẹ của ( Mariole ) thời trung cổ dung để
3
chỉ những bức tượng Đức Mẹ đồng trinh nhỏ. Người ta không thấy từ này trong
ngôn ngử khác, từ pupe trong tiếng Đức và Puppet ( pupe) trong tiến anh được
dùng để gọi con rối, vì về ngoại hình con rối giống con pupe.
Trong nước ta có múa rối cạn và múa rối nước. múa rối cạn là chúng ta thường
thấy trên thế giới như rối tay, rối que. Rối dây.
Rối tay: bằng giấy, bằng vải có đầu bằng gổ, bàn tay của người lồng vào như là
ghi-nhôn ( guinol ) của pháp và bu-ra-ti-ri (burattini ).
Rối que: hai bàn tay của con rối – dính vào que bằng thép mà người điều khiển
dùng que mà làm cho con rối cử động. loại này rất thông thường ở các nước như.
Rượng đầu khối lổi của Trung Quốc, Oa- yănggô-lách (wayanggolek) của người
Indoneisa. Trong nước ta cũng có nhiều mục bằng rối que rất hay.
Rối dây: đầu , tay,chân, lưng,con rối đều mắc dây và người điều khiển từ trên
xuống thấp,loại này được phổ biến khắp thế giới như Fan-tô-chi-
i(fantocini),Ca-tha-ta-ly(Kathaputali)của Rajassthan(một tiểu bang của Ấn Độ)
Rối điều khiển ngang: loại bunraku(Nhật),từ mỗi con rối rất to từ 8 tấc đến 1
thước ba bề cao,do ở điều khiển:1 người lo về động tác của cái đầu(kể cả mắt và
miệng)và tay mắt, một người lotay trái, và người thứ ba lo điều khiển hai chân.
Rối bóng: loại này cũng rất được phổ - biến nhất là các nước ở Đông Nam Ắ
như Nang-shek ở campuchia và wa-yang-ku-lit ở Indonesia hay Mã Lai.
Có người chia làm ba loại rối tuy theo vị trí của người điều khiển.
Từ dưới lên trên như lọai rối tay, rối que.
Từ trên xuống như loại rối dây.a
Từ sau ra trước hay là điều khiển ngang như loại rối Nhật.
Rối nước của ta không thuộc các loại kể trên, đặc biệt khong phải rối tay, rôi
que,rối dây. Mà lại rối sào phù hợp với rối dây. Mỗi cây sào dài khoản 2 3
thước, có khi dài hơn. Người diển viên điều khiển được dể dàng là nhờ sáo ở
4
dưới nước . Nước bùn che cả sào, dây và các máy móc đặt trước để thể hiện
những trò đặc biệt như bắt cờ , đánh đu.
II . NGUỒN GỐC VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA MÚA RỐI NƯỚC Ở VIỆT
NAM
2.1 Rối nước : (ở Việt Nam sách vở củ ghi chép là trò ổi lổi).
Theo truyền thuyết ( huyền thoại ) lịch sử trò rối nước ra đời từ thời xây thành
Cổ La. Kinh An Dương Vương Năm 225 trước công nguyên.
Theo sử sách: hình thành từ lâu đời, ra đời và tồn tại cùng với nền văn minh lúa
nước ở đồng bằng Sông Hồng từ thời các vua Hùng
Và cụ thể hơn múa rối nước ra đời từ thời vua Lý Nhân Tông năm 1121 trên bia
Sùng Thiên Diện Linh đặt tại Chùa Long Đọi xã Đội Sơn huyện Duy Tiên tỉnh
Hà Nam cho đến nay múa rối nước đã được gần 900 tuổi.
2.2 Các giai đoạn của múa rối nước ở Việt Nam:
+ Thờikỳ 1: ở thời kỳ này múa rới nước chỉ là hình thức trò chơi của nông dân
lao động,thợ thu công, nông dân, không phổ biến rộng,hoạt động trong phạm vi
nhỏ,một vài gia đình,một vài dòng họ,một vài địa phương diển ra vào thế kỹ XI
trước thời lý .
+Thời kỳ 2: Đây thời kỳ hình thành một nhóm người chơi rối của nhân dân lao
động, tiến lên thành một phường, một gánh, bắc đầu diển ở địa phương đông
ngươi xem, lan rông ra ngoài xóm làng , được nhiều vùng lân cận, đình chùa biết
đến. diển ra trong ngày hội lễ lớn ( XI ) trước nhưng rầm rộ nhất vào thời lý trần.
+Thời kỳ 3: phong trào lan rộng từ các vùng có nhiều cơ sở múa rối nước hoạt
động, tiến đên các địa phương xa hơ,gin, và lan rộng khắp đồng bằng miền bắc
nước ta.
Trong thời kỳ này các phường hội ganh đua nhau,giấu nghề,giữ bí mật,rối riết
tìm những trò hay
+Thời kỳ 4: Từ sau cách mạng tháng 8.
5
+Thời kỳ 5: Thời kỳ lập lại hòa bình 1954.
+Thời kỳ 6: Mỹ chấm dứt nén bom miền Bắc lần 2.
III . VÀI NÉT ĐẶC ĐIỂM CỦA MÚA RỐI NƯỚC :
- Làng quê : nơi diễn ra múa rối nước thường là các ao, hồ hay xung quanh
những cánh đồng của làng quê .
- Lao động , nông dân : nội dung của múa rối nước xoay quanh những người lao
động , nông dân thường ngày vì đây là những hoạt động gần gũi gắn liền trong
quá trình sản xuất, trong đời sống hằng ngày của họ .
- Không truyền cho người ngoài : theo nghệ sĩ múa rối Đinh Văn Tiêu , thuộc
phường Đào Thục, xã Thùy Lâm, huyện Đông Anh. Hà Nội, trước kia ai muốn
học nghề múa rối nước đều được ông Tổ nghề đích thân dạy bảo ngay từ đầu, chỉ
nhửng ai xuất sắc mới được nhập phường , người mới được nhập ăn mặt chỉnh
tề, mang lễ vật gồm có trầu câu , xôi và rượu trắng dâng lên ông tổ nghề . nghề
múa rối cứ tuần tự truyền từ đời cha sang đời con . con gái và con rễ không được
nhập phường .Nếu phường đồng ý kết nạp thì phải uống máu ăn thề :”suốt đời
suốt kiếp chúng tôi phải giữ bí mật của nghề, nếu không chúng tôi và ba đời con
cháu sẽ phải chết.
- Ông tổ của nghề múa rối nước :
Hầu hết các làng đều tôn Tự Đạo Hạnh là vị thần bảo hộ cho loại hình nghệ
thuật này. Pháp Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ sống ở thế kỷ 11, đi tu khi cha
ông bị một pháp sư làm hại .Ban đầu ông theo Thiền Tôn sau đó ông theo Mật
Tông..
Bên cạnh việc sáng lập ra múa rối nước Từ Đạo Hạnh còn gắn liền với nhiều
truyền thuyết khác như việc đầu thai thành Lý Thái Tông hay biến thành hổ của
ông
Múa rối nước đề cập đến :
+ Đề cập đến vấn đề về tâm linh:
6
Rước kiệu rời tượng.
Rước kiệu trâu.
+Phản ánh tinh thần đấu tranh anh dung của dân tộc:
Thần thoại tiên rồng.
Rước trạng về làng.
+Nhân vật lịch sử,nguồn gốc dân tộc.
+ Các trò chơi dân gian:
Đánh vật.
Đánh đu.
Đua thuyền.
Đốt pháo.
+ Gồm các trò mang tính huyền thoại:
Múa rồng.
Múa cát tiên.
+ Những tác phẩm mô tả đời sống lao động sản xuất:
Gỏi gạo.
Cày bừa.
Xay bọt.
Kéo cưa.
Quay tơ, dệt lụa.
Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khán giả các nghệ nhân củng tạo nhiều trò mới
như: cu tí đánh dây, rước ảnh Bác Hồ, chiến thắng sông La.
IV NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở VIỆT NAM :
1. Con rối:
7
Con rối được các nghệ nhân làm bằng gổ, gổ tốt sẽ nặng và chìm, nên gổ sung
là chất liệu thông dụng để tạo con rối, loại gỗ này nhẹ ,dai, rất dễ điều khiển
trong khi biểu diển dưới nước. Sau đó được sơn một lớp sơn không thấm nước.
Để tạo một con rối hoàn chỉnh, các nghệ nhân phải trải qua nhiều giai đoạn tỉ mỉ,
công phu từ đục cốt đến trang trí. Con rối được tạo bởi hai phần chính, phần thân
và phần đế. Phần thân là phần nổi bên trên thể hiện nhân vật, còn phần đế là
phần chìm bên dưới là nơi lắp máy điều khiển cho con rối cử động. Mayys điều
khiển và kỷ xảo điều khiển con rối là yếu tố chính để tạo nên hành động của con
rối.
Phường rối Yên ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây dùng gỗ cây yến
để làm rối. Con rối được sơn 4 hoặc 5 lần bằng một loại vecni truyền thống có
phủ lớp bạc, do vậy các con rối rất bền.
Phường rối Ra ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây sơn rối theo 3 bước:
Bước 1 : Sơn hom
Người thợ thủ công sơn phủ con rối bằng một lớp sơn ta trộn với đất sét, sau đó
dùng một viên cuội để đánh bóng rồi dùng đá màu cọ xát thân rối trong nước.
Bước 2 : Sơn lót
Tiếp đó người thợ sơn con rối thêm vài lần nữa để lấp kín mọi vết nứt. Sau khi
khô, cứ mỗi lớp sơn lại được người thợ dùng một viên đá để đánh bóng.
Bước 3 : Thếp bạc
Lần này trong lúc sơn còn chưa khô, người thợ dán lên các lá quỳ dày 3 cm, rộng
4 cm2, do làng Kieu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội sản xuất. Người thợ có thể dán
thêm một lớp lá quỳ nữa trước khi asơn thêm 2, 3 lần nữa bằng sơn trộn với nhựa
cây mủ.
Các thợ thủ công dùng sơn ta để sơn các màu da cam thẫm, nâu đậm,da cam
nhạt, đỏ và đen, nhưng với các màu xanh lá cây và đỏ son thì phải dùng sơn của
Thái Lan hoặc của Nhật Bản.
8
Hình tượng rối : người nông dân dình dị, chị phụ nữ, cô thiếu nữ….hoặc những
nhân vật lịch sử : Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi….nhiều nhân vạt gàn gũi với
ruộng đồng : đàn trâu, đàn vịt, đàn cá, con mèo, con chuột.
Chú tễu: Trong múa rối nước nổi bật là hình ảnh chú tểu, chú tểu là nhân vật
tiêu biểu nhất đại diện cho khát vọng của người dân trong xóm làng Việt Nam
và trường tồn cùng rối nước .Mở màn chú tểu xuất hiện vui vẽ,nghịch nghợm
làm nhiệm vụ giáo đầu câu chuyện :
Nói tới tểu thì ai cung biết.
Khuôn mặt chữ điền, mặt rộng tai to.
Nhất là cái bụng phệ trời cho.
Để chứa yêu thương đựng tình sâu rộng.
Tểu tôi luôn yêu đời yêu cuộc sống.
Đó là công sinh thành nuôi dưỡng của dân ta.
Tôi lớn lên từ phường rối nước quê nhà.
Việc giữ gìn và phát triển nền nghệ thuât cổ truyền là
rối nước.
Tểu tôi là người đảm trách…………
Và Tểu đã đảm trách rất nhiều vai trò :giáo đầu, đẫn chương trình, giới thiệu về
quê hương với khán giả. Bên cạnh đó tểu củng là con rối người ( vua, thợ cày,
thợ cấy….vv ) con rối vật ( trâu, lừa, rắn ,cá ,vịt ….vv ).
2.Nghệ thuật tạo hình :
Khi tạo hình con rối phải chú trọng đến nhưngx con rối chính trong tích và trò
diễn. Họ cố gắng làm sao để trên bề mặt con rối có được những nét điển hình cần
nhấn mạnh.
Có những vai diễn không phải chăm chút lắm về tạo hình bộ mặt nhưng phải
chú ý trang phuc và thứ họ mang theo để nói lên thân phận của nhân vật, ví dụ
như trong trò diễn nông , công, thương hoặc trò ngư tiền .Các nhân vật dựa trên
9
các tích trong vớ tuồng, chèo thì ăn mặt giống như các diễn viên tuồng chèo. Một
điều dáng chú ý nữa là trong việc tạo hình các nhân vật, nghệ nhân phải có đầu
óc tưởng tượng , lảng mạng và luôn nghĩ đến cái lạ cái đẹp.
Nhiều nghệ nhân kế thừa được nghệ thuật của nghệ nhân lớp trước là chú, bác,
cha, anh của họ. Họ sáng tạo ngợi ca cái đẹp trong gia phả của họ. Họ giữ được
những nét dân gian truyền thống và độc đáo khiến các nghệ sỉ mới thời nay phải
kính nể.Và do đó, chúng ta cũng tự hào về nghệ thuật tạo hình của họ .
3.Sân khấu:
Thường là ao, hồ của làng mạc thôn quê,khán đài là bãi cỏ rộng xung quanh đấy
rất thuận tiện cho dân chúng thưởng thức.
Được gọi” là thủy đình “ hay “nhà rối” gồm hai tầng , tầng trên được dùng để
thờ tổ, tầng dưới được dùng để làm hậu trường có màn che là nơi các nghệ nhân
nghâm mình biểu diển .
Sân khấu là khoảng trống trước mặt buồng trò. Buồng trò được trang bị cờ ,
quạt, voi trượng, cổng hàng mã….
Dùng nước làm sân khấu cho con rối hoạt động là một đặc điểm độc đáo của
nghệ thuật rối nước , nó vừa cản trở vừa hổ trợ vừa phối hợp mà tạo nên mọi
điều hấp dẫn.
4. Nghệ thuật n âm nhạc và văn học:
Âm nhac.:
Múa rối phải cần âm thanh mạnh để giữ tiết tấu và khấy động không khí biểu
diển.
Vốn là một nghệ thuật lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt rối nước gắn bó với
âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc diều khiển tốc độ , giữ nhịp. Như vậy âm
10
nhạc của rối nước đóng vai trò hết sức quang trọng quyết định đến thành côpng
của đêm diễn.
Văn học:
Văn chương rối nước truyền trống là các bài văn vần biền ngẫu .Yếu tố có giá tri
văn học và phù hợp nhất cho múa rối nước thường là các câu các bài ca dao.
Nhìn chung văn học mới giữ vai trò giới thiệu trò, minh họa trò chứ chưa tham
gia vào hành động của nhân vật. Văn học rối nước nôm na không gò bó cho một
hình thức thơ dân tộc nào
5. Nghệ nhân múa rối nước :
nghệ nhân của trò múa rối nước không xuất hiện trên sân khấu mà họ đứng núp
sau bức mành tre để điều khiển con rối bằng một hệ thống dây, sào, thừng, vọt
que phức tạp, đòi hỏi trình độ kỷ thuật cao hoặc giật dây con rối bằng hệ thống
dây được bố trí sẵn .
Điều đặt biệt hơn hết là họ phải ngâm mình dưới nước hàng giờ để biểu diển, chỉ
khi nào kết thúc màng diễn họ mới xuất hiện và đồng thời các nghệ sĩ diễn rối
nước xát gừng đã được giã nát trên thân thể mình và uống nước mắm để giữ ấm
khi họ phải đúng suốt trong làng nước lạnh ngang hông để điều khiển con rối tại
các cánh đồng lúa hay ở các ao, hồ .
6. Cách biểu diển múa rối nước :
Người nghệ ngân sễ sử dụng máy điều khiến và đặt biệt là kỉ xảo điều khiển để
tạo nên hành động của quân rối trên sân khấu . Đó chính là mấu chót của nghệ
thuật trình diễn rối nước .
Máy điều khiển rối nước sẽ làm di chuyển các quân rối và tạo hoạt động cho
nhân vật. Máy được giấu trong lòng nước lợi dụng sức nước để điều khiển từ xa.
Ngoài ra còn có sự phụ trợ thêm của nhạc đệm , pháo hoa , khói mù làm hấp dẫn
và tăng cường tính chuyên nghiệp cho vở diễn . Mở đầu là màn bật cờ tạo nên
không khí háo hức sau đó là các màn biểu diễn.
11
Các con rối thoát ẩn thoát hiện,lặng xuống phong lên mang nhiều bất ngờ thú
vị,các màn diễn đa dạng , phong phú và gần gũi mang lại cho người xem sự thoải
mái và cùng nhiều bài học bổ ích .
Một số tiết mục múa rối nước đặc biệt :
- Trâu trốn trong tẩu thuốc phiện
- Anh hùng đã hổ
- Lân tranh cầu
- Lên kiệu xuống ngựa
- Rước ngũ phương
- Chớ trộm cổ vật
- Đánh đu
- Quay tơ dệt lụa
KẾT LUẬN:
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc được xem là báu vật
của văn hóa dân tộc , là “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”.
Nghệ thuật múa rối nước là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời
của cư dân nông nghiêp trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng, thông qua trò
rối nước người xem cảm nhận được sắc thái của hội làng,lại phản phất những
cuộc sống bình dị và hồn nhiên, từ sự diệu dàng mang mác của làng quê, sự chịu
12
thương chịu khó lo cho cuộc sống, nó vừa trần tục vừa linh thiên và đấy cũng
chính là biểu tượng cho mơ ước của cộng đồng người Việt
Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu được của cư dân đồng bằng châu thổ
Sông Hồng. Nó được bà con quý mến ,trân trọng, giữ gìn và phát triển và đó còn
là niềm tự hào của làng xã nào có phường múa rối nổi tiếng.
Múa rối nước Việt Nam hội tụ nhiều tinh hoa của nghệ thuật dân gian Việt Nam
: nghệ thuật điêu khắc, dân gian , sơn truyền thống , sáng tác các tích trò , âm
nhạc dân gian và kĩ thuật dân gian .
Trong xã hội ngày nay múa rối nước không còn xa lạ ,có lẽ thời gian là một
trong những nhân tố giúp rối nước định hình và trở thành một môn nghệ thuật có
giá trị mang tính truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt.
Vè : Thời con nít mê trò rối nước
Reo ầm lên : giỏi quá, tài ghê!
Các chú rối úp nơm, bắt cá
Các cô rối múa đều ,hết chê!
Xem, cứ tưởng tưởng trời ban phép lạ
Biến đất thó ,gỗ vun thành người
Nghĩ, càng thấy lắm điều bí ẩn
Lại reo toáng :tuyệt vời ,tuyệt vời