Tiểu luận Nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

Vấn đề nghèo và các chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay là một vấn đề đang được xã hội quan tâm, chú ý. Ở mỗi một quốc gia, thì vấn đề này lại mang một màu sắc riêng, đặc trung cho quốc gia đó. Nghiên cứu về vấn đề này đã có rất nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, thể hiện những cái nhìn đa chiều. Vậy nghèo đói được hiểu như thế nào, chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay ra sao, cần phải làm gì để những chính sách này hoạt động có hiệu quả hơn.

pdf21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5117 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận NGHÈO VÀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN 2 ------------------------------ Vấn đề nghèo và các chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay là một vấn đề đang được xã hội quan tâm, chú ý. Ở mỗi một quốc gia, thì vấn đề này lại mang một màu sắc riêng, đặc trung cho quốc gia đó. Nghiên cứu về vấn đề này đã có rất nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, thể hiện những cái nhìn đa chiều. Vậy nghèo đói được hiểu như thế nào, chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay ra sao, cần phải làm gì để những chính sách này hoạt động có hiệu quả hơn.... I. Khái niệm : Không có một định nghĩa duy nhất về nghèo, và do đó cũng không có một phương pháp hoàn hảo để đo được nó. Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện : thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tao thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, không được người khác tôn trọng..., đó là những khía cạnh của nghèo. Trong từ điển Tiếng việt, khái niệm “giàu” dùng để chỉ những cá nhân, những hộ gia đình có nhiều tiền, nhiều tài sản so với mức bình thường. Còn “nghèo” là tình trạng không có hoặc có rất ít tiền bạc, của cải dùng để duy trì mức tối thiểu nhu cầu đời sống vật chất, trái với “giàu”. Theo tổ chức Liên Hợp Quốc, nghèo đói được hiểu theo 2 nghĩa “ nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”. Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống như nhu cầu ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục. Nghèo tương đối là tình trạng của bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng nơi địa phương đang xét. Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển. Robert McNamara, khi còn là giám đốc Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa như sau : “ Nghèo ở mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong trong sự thiếu thốn tồi tệ, trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri thức chúng ta.” 3 Ngân hàng thế giới xem thu nhập 1USD/ngày theo sức mua tương đương của địa phương để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Bảng số liệu : Tỷ lệ nghèo theo ngưỡng “1 đô – la/ ngày” Chỉ tiêu trung Tỷ lệ dân số sống dưới mức bình đầu người (theo đôla 1$ PPP/ngày 2$ PPP/ngày PPP/tháng) 1990 41,7 50,8 87,0 1993 48,9 39,9 80,5 1996 63,7 23,6 69,4 1998 68,5 16,4 65,4 1999 68,0 16,9 65,9 2000 71,3 15,2 63,5 2001 73,8 14,6 61,8 2002 78,7 13,6 58,2 2003 82,0 12,0 55,8 2004 85,5 10,6 53,4 (Nguồn: Ngân hàng thế giới, khu vực Châu Á Thái Bình Dương) Chú thích : $ PPT : đô la theo sức mua tương đương ( Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 - Bảng 1.6 - Trang 14) Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định só với sự sung túc của xã hội đó. Một cách định nghĩa khác về khái niệm nghèo dựa trên tình trạng sống như : cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác. Chương tình phát triển của Liên Hợp Quốc cũng đưa ra chỉ số phát triển con người – HDI, theo đó các chỉ số HDI bao gồm : tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, trình độ học vấn, sức mua thựuc trên đầu người và nhiều chỉ thị khác. Trong “ Báo cáo phát triển thế giới 2000” Ngân hàng Thế giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và tự trọng II.Nguyên nhân dẫn đến nghèo 1.Chiến tranh 4 Chiến tranh được xét là một trong những nguyên nhân gây ra nghèo đói.Chiến tranh có thể gây ra những thiệt hại sau: +, Phá hủy cơ sở hạ tầng xã hội, kinh tế, xã hội. +, Thiệt hại nghiêm trọng về nguồn nhân lực xã hội (người chết, thương tật trong chiến tranh.) +,Nguồn kinh phí khổng lồ bỏ ra phục vụ chiến tranh, đầu tư quân sự +, Cuộc sống người dân bất ổn định. Những thiệt hại này đương nhiên sẽ để lại hậu quả lâu dài. Một nền kinh tế sau chiến tranh phải mất rất nhiều thời gian mới có thể phục hồi. Thêm vào đó chính sách xã hội bị bỏ quên do tập trung đầu tư vào chiến tranh khiến cho chất lượng cuộc sống của người dân kém. Vì vậy, số người nghèo gia tăng, nạn đói xảy ra là không thể tránh khỏi. Ví dụ: Hậu quả của chất độc da cam/dioxin ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người Việt Nam. 2.Cơ cấu chính trị Chế độ độc tài, quyền lực và lợi ích chỉ tập trung trong tay một số ít người dẫn đến những chính sách chính phủ đề ra chỉ phục vụ cho mục đích của họ. Trong khi đó lợi ích của người dân lại không được chú ý hoặc không có. Điều này đã dẫn đến khả năng cải thiện đời sống của người dân thấp. Điển hình như ta có thể kể ra đó là Philippin duới chế độ đôc tài của tổng thống Ferdinand Marcos, đã khéo dùng thủ đoạn mị dân như tô vẽ thành tích chống Nhật trong thế chiến thứ II, tạo cho mình hình ảnh một anh hùng võ nghệ cao cường , dũng lược hơn người, có vợ từng là hoa hậu, để thu hút quần chúng. Để kéo dài vô hạn định thời gian tại chức thay vì hai nhiệm kỳ 4 năm như hiến pháp quy định , Marcos ban hành lệnh giới nghiêm năm 1971, rồi quân luật năm 1972. những năm cuối đời của Marcos đã là những năm cực kỳ đen tối cho Philippin: loạn quân hồi giáo,, loạn quân cộng sản, cướp bóc, đàn áp, thủ tiêu, biểu tình, bạo động…. trong bối cảnh tham nhũng cục kỳ trắng trợn, kinh tế Philippin hoàn toàn suy sụp và nợ nước ngoài chồng chất. Hoa kỳ và các định chế tiền tệ quốc tế thấy không còn tiếp tục ủng hộ Marcos được nữa, các áp lục càng ngày càng tăng cao đòi Marcos từ chức, giới giàu có cũng cảm thấy quyền lơi của họ không còn đi đôi với chế độ Marcos nữa. Marcos đắc cử tổng thống là do sự hỗ trợ của giai cấp giàu có. Rõ ràng ở đây không có quyền lợi của người nghèo. 5 3.Cơ cấu kinh tế Phân bố thu nhập không cân bằng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khoảng cách này càng lớn, và dẫn đến một thực trạng là người giàu ngày càng giàu hơn và người nghèo ngày càng nghèo đi. Tham nhũng phá hoại nền kinh tế, cản trở đà tăng trưởng . Vật chất của hiện tại bị cướp đoạt dẫn đến đời sống của người nghèo ngày càng khó khăn. Việc sử dụng các viện trợ hay những khoản vay quốc tế để cải thiện nền kinh tế không hiệu quả dẫn đến phụ thuộc kinh tế, nợ nhiều. Hậu quả do người dân gánh chịu mà phần lớn là người nghèo.Kinh tế trì trệ đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống không phát triển và phải gánh thêm những khoản nợ quốc gia. 4.Tụt hậu về giáo dục và công nghệ Một nền giáo dục lạc hậu dẫn đến chất lượng giáo dục thấp. Con người được đào tạo ra không có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển. Nghiêm trọng hơn tụt hậu giáo dục ít nhiều liên quan đến tụt hậu về công nghệ. Bởi trình độ thấp kém thì việc phát triển công nghệ hay tiếp thu công nghệ hiện đại là rất khó khăn . Trong khi đó như ta đã biết giáo dục và công nghệ là chìa khóa cho sự phát triển đi lên của một quốc gia. Không nắm được chiếc chìa khóa này thì nền kinh tế không thể phát triển, một quốc gia như vậy là 1 quốc gia nghèo.Người dân không thể giau có lên được. Người nghèo tăng 5. Thiên tai, bệnh tật Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên như lũ lụt,bão, động đất, hạn hán, phun trào núi lửa, sóng thần…có thể ảnh hưởng tới môi trường,dẫn tới những thiệt hại về cơ sở vật chất hạ tầng, thiệt hại về tài chính, môi trường và con người. Nó gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế quốc gia cũng như đời sống của con người. Để khôi phục lại những hậu quả do nó gây ra tốn rất nhiều công sức và tiền của. Với gánh nặng đó con người khó có thể phát triển. Tình trạng nghèo lại diễn ra. Cộng đồng có tỷ lệ bệnh tật cao dẫn đến sự thiếu vắng lao động cao, năng suất giảm sút và nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng kém phát triển. Nó còn gây ra sự khổ cực, đau buồn và chết chóc.Không ai có thể phủ nhận hậu quả do đại dịch HIV/AIDS gây ra cho cộng đồng. Ngày 11/07/2004, phát biểu khai mạc hội nghị quốc tế về đại dịch HIV/AIDS lần thư 15 tại Băng Cốc (Thái Lan), Tổng thư ký Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ông Hoan Xô – ma – vi –a cảnh báo số người 6 chết vì căn bệnh thế kỷ này sẽ lên đến 28 triệu vào năm 2005, và 48 triệu vào năm 2010, rồi tăng tới 74 triệu năm 2015 nếu như không có những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này.( theo Hà Nội mới) 6.Dân số phát triển quá nhanh Cùng với việc dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên, lương thực, nước ngọt và đô thị hóa cũng tăng theo, đặt nhân loại trước nhiều thách thức cũng như một loạt các vấn đề xã hội khác. Dân số tăng nhanh cũng đặt gánh nặng lên nền kinh tế, các chính sách phúc lợi xã hội không được đảm bảo. Để có đủ lương thực và nhiều nhu cầu khác cho số người ngày càng gia tăng, nhiều diện tích rừng đã bị phá hủy: diện tích đất bạc màu gia tăng do bị khai thá quá mức. Tổ chức Lương nông liên hợp quốc (FAO) và tổ chúc khác vừa cho biết: Hơn 20% diện tích đất canh tác, 30% diện tích rừng và 10% diện tchs đồng cỏ đang bị xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống khoảng 1,5 tỷ người, tức là gần ¼ dân số toàn cầu.Báo cáo nhấn mạnh, bất chấp cam kết của các nước tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc, diện tích đất thoái hóa trên toàn cầu vẫn tiép tục tăng lên, ngày càng nghiêm trọng hơn. 7. Tình trạng thất nghiệp Thất nghiệp dẫn đến người lao đông không có thu nhập, không có khả năng chi trả cho nhu cầu thiết yếu phục vụ cuộc sống, không đảm bảo được nhu cầu khác như vui chơi, giải trí, học tập…để nâng cao trình độ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (24/1/2010) cho biết tỷ lệ người không có việc làm tăng mạnh tại khu vực Mỹ La Tinh và Caribe, ngoài ra, tỷ lệ này cũng tăng cao tại châu Á, Trung Đông và tiểu vùng Sahara châu Phi. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ La Tinh là 10%, Trung Đông và Bắc Phi là 18% còn Đông Nam Á là 6,5%. Theo ILO, hệ quả từ tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là vô cùng lớn, theo đó phải có ít nhất 1tỷ việc làm mới trong thập niên tới mới có thể đáp ứng mục tiêu giảm 50% tỷ lệ cực nghèo vào năm 2015 của LHQ. Claire Harasty, tác giả của báo cáo “Xu hướng việc làm toàn cầu” cho biết thêm, mục tiêu phát triẻn và giảm nghèo thế kỷ của LHQ vào năm 2015 đang bị đe dọa. Tiếp đó, thông báo về tình hình thất nghiệp có thể dẫn tới bất ổn xã hội tại khắp mọi nơi trên thế giới. (Việt Báo theo VietNamNet số ra ngày 26/1/2010) III. Vấn đề nghèo đói ở nông thôn Việt Nam hiện nay : 7 1. Những quan điểm nghiên cứu : Nghiên cứu của Công ty ADUKI về "Vấn đề nghèo ở Việt Nam" đã đề cập đến tính đa dạng của những định nghĩa khác nhau về cái nghèo đang được sử dụng tại Việt Nam: - UNDP sử dụng chuẩn nghèo đói dựa trên đánh giá các chỉ số phát triển con người cho các nước phát triển trong đó có Việt Nam (HDI), dựa trên 5 tiêu chí: tình trạng mù chữ, tuổi thọ, trẻ em thiếu cân, suy dinh dưỡng và sử dụng dịch vụ y tế và nước sạch. Ngưỡng nghèo được xác định bằng chỉ số hỗn hợp được quy định từ 0 đến 1.(Việt Nam vào thời điểm năm 1998 ở mức 0,43) - Ngân hàng Thế giới sử dụng chuẩn nghèo chung: tổng các mức nghèo về LTTP đủ để đảm bảo 2100 calo/người/ngày. Ngưỡng nghèo đói được quy ra tiền ĐVN và là 97.000đ vào năm 1993 và 149.000đ vào năm 1998. - Tổng cục Thống kê sử dụng chuẩn nghèo về LTTP, quy ra “ giỏ hàng hoá” và tiền đủ đảm bảo 2100 calo/người/ngày. Ngưỡng nghèo đói là 62500đ vào thời điểm năm 1993 và 107.000đ vào năm 1998. - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội: có 2 giai đoạn khác nhau, trước năm 2000 chuẩn nghèo, đói được tính theo mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, quy ra thành kg gạo/người/tháng, và được quy định theo các vùng lảnh thổ khác nhau trên cả nước: Đói tính chung cho cả nước theo các mức độ khác nhau như đói, đói găy gắt ( thu nhập dưới 13.kg gạo/người/tháng tương đương với 45.000đ.), nghèo nông thôn miền núi hải đảo (15.kg gạo/người/tháng tương đương với 55.000đ.); nghèo nông thôn, trung du(20.kg gạo/người/tháng tương đương với 70.000đ.); Nghèo thành thị (25.kg gạo/người/tháng tương đương với 90.000đ.). Sau năm 2000 chuẩn nghèo đói được tính thành tiền ĐVN và cũng được tính theo khu vực như trước đây: Nghèo nông thôn miền núi hải đảo 80.000đ/người/tháng; nghèo nông thôn, trung du 100.000đ/người/tháng; Nghèo thành thị 150.000đ/người/tháng. Vì có nhiều tiêu chuẩn đo lường khác nhau về nghèo đói được nhiều tổ chức và cá nhân sử dụng trong nghiên cứu tại Việt nam, cho nên từ đó dẫn đến tỷ lệ nghèo đói trong cả nước không thống nhất. 8 Bảng số liệu : Tỷ lệ nghèo đói từ các tổ chức khác nhau vào năm 1995 Ngân hàng thế giới Bộ LĐTB&XH Tổng cục Thống Kê Nghèo cả nước: 43,0% Nghèo cả nước: 20,0% Nghèo cả nước: 51,0% Thành thị: 8,1,0% Thành thị: 10,0% Thành thị: 27,0% Nông thôn: 30-35,0% Nông thôn: 22,14% Nông thôn: 57,0% Đói thành thị: 6,45% Đói thành thị: 3,3% Đói nông thôn: 16-20,0% Đói nông thôn: 4,58% Duy có một vấn đề tương đối thống nhất giữa các tài liệu nghiên cứu là khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo trong xã hội có chiều hướng gia tăng đáng kể, giá trị cụ thể vẫn khác nhau. Vấn đề này càng đậm nét hơn trong tương quan so sánh giữa khu vực đô thị và nông thôn. Chỉ tiêu để đo sự chênh lệch nghèo khổ thường được sử dụng là tỷ lệ thu nhập của 20% thuộc hộ nghèo nhất với 20% thuộc hộ giàu nhất và được gọi là số thu nhập bình quân, độ chênh lệch này càng lớn thì khoảng cách giàu nghèo càng tăng. Thực tế cho thấy rõ, các chỉ số xác định đói - nghèo và giàu - nghèo luôn di động. ở một thời điểm, với một vùng, một nước nào đó, thì chỉ số đó được là đói, nghèo hoặc giàu, nhưng sang một thời điểm khác, so sánh với một vùng khác, nước khác, cộng đồng dân cư khác, thì chỉ số đo đó có thể mất ý nghĩa. * Về “ngưỡng nghèo đói” Ở các nước nghèo, cá nhân bị coi là nghèo đói khi có thu nhập dưới 0,5 USD/ ngày - Châu Mỹ Latin và Caribe là: 2USD/ngày - Các nước Đông Âu là: 4USD/ngày - Các nước phát triển cao: 15 USD/ngày ( Nguồn : Ngân hàng thế giới : Báo cáo về tình hình phát triển Thế giới tấn công đói nghèo – NXB CTQG – 2000/2001 – Trang 22) Việt nam Ngưỡng nghèo đói mới nhất cho giai đoạn 2001-2005 và được áp dụng từ 01 tháng 1 năm 2001 như sau: - Thành thị: Mức thu nhập bình quân 150.000đ/người/tháng; - Nông thôn: Mức thu nhập bình quân 100.000đ/người/tháng 9 - Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đ/ người/tháng Việt Nam đã có ngưỡng nghèo đói riêng cho toàn quốc tương đối thống nhất, và có sự điều chỉnh qua từng thời kỳ để cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội. Nhưng các ngưỡng nghèo đói đặc thù cho từng vùng, từng khu vực, vẫn chưa phản ánh được một cách toàn diện hoàn cảnh địa lý, tự nhiên, xã hội của từng khu vực/vùng cụ thể, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc đo lường nghèo đói qua các khía cạnh đa chiều của nó của một số tổ chức Quốc tế tại Việt nam và cơ quan nghiên cứu trong thời gian gần đây cho phép có được một cái nhìn tổng thể về nghèo đói, chứ không chỉ dừng lại ở những trường hợp cá biệt. Nó giúp cho Chính phủ đề ra những mục tiêu định lượng được và đánh giá các hành động. 2. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam : a. So sánh quốc tế Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1995 của Ngân hàng thế giới cho thấy Việt Nam ở vị trí thứ 5 kể từ nước nghèo nhất thế giới, tức là đứng trên Mozambique, Tanzani, Ethiopia, Sierria Leon, nhưng đến năm 1997, Việt Nam đã được nâng lên vị trí thứ 15 trong số 49 nước có thu nhập thấp nhất thế giới (tức là đứng trên Mozambique, Ethiopia, Tanznia, Brundi, Malawi, Chad, Rwanda, Serria Leon, Nepal, Nigeria, Burkina Faso, Madagaska, Bangladesh, Uganda. Nếu lấy chỉ số phát triển con người (HDI) năm 1996 thì Việt Nam được tổ chức Liên hợp quốc xếp như sau : +, Về GDP xếp thứ 153/173, +, Giáo dục: 102/173 +, Tuổi thọ bình quân:135/173. Nếu so sánh với ranh giới nghèo khổ của thế giới thì khoảng cách cũng giảm xuống rõ rệt. +, Năm 1995 ranh giới nghèo khổ được xác định là 695 USD, giá trị 170 USD của Việt Nam thấp hơn 4 lần. +, Năm 1997, với ranh giới nghèo khổ của thế giới là 765 USD, thì giá trị 240 USD của Việt Nam chỉ còn thấp hơn 3 lần. +, Đến năm 2000 thu nhập bình quan đầu người của Việt Nam đã đạt tới khoảng gần 400 USD thì khoảng cách đó chỉ còn vào khoảng 2 lần. 10 b.Diễn biến giàu nghèo ở nông thôn Việt Nam Dựa vào số liệu thống kê, và khảo sát của các cơ quan chức năng(Bộ LĐTB&XH, Tổng cục thống kê) và một số nghiên cứu của các tổ chức quốc tế tại Việt nam có thể thâý sự biến động giàu nghèo ở Việt nam như sau: - Thời kỳ 1955-1960: Thu nhập bình quân 16-17 kg gạo/ người/tháng. Một nửa dân số nông thôn có thu nhập trên mức trung bình, số người thu nhập từ 30-45kg gạo/người/tháng chiếm khoảng 10%. Nghèo tuyệt đối (thu nhập dưới 15kg gạo/người/tháng) chiếm 45-50%, trong đó: + Thiếu đói (thu nhập dưới 15kg gạo/người/tháng) chiếm 26-30%. + Đói gay gắt (thu nhập dưới 8kg gạo/người/tháng) chiếm 7-12%. Chênh lệch giữa người có thu nhập cao với nhóm nghèo khoảng 4 lần. Hầu như không có người giàu. - Thời kỳ 1961-1965: Thu nhập bình quân 17-18 kg gạo/người/tháng. Một nữa dân nông thôn có thu nhập trên trung bình, số người có thu nhập từ 30-45kg gạo/người/tháng chiếm khoảng 10%. Nghèo tuyệt đối chiếm 45-50%, trong đó: + Thiếu đói 24-29% + Đói gay gắt chiếm 6-11%. Chênh lệch giữa người có thu nhập cao với nhóm nghèo khoảng 5 lần. Hầu như không có người giàu - Thời kỳ 1966-1975: Thu nhập bình quân 13 kg gạo/người/tháng. Số người có thu nhập từ 30-40kg gạo/người/tháng chiếm khoảng 9- 10%. Nghèo tuyệt đối chiếm 60-76%, trong đó: + Thiếu đói chiếm 33-44% + Đói gay gắt chiếm 7-26% Chênh lệch giữa người có thu nhập cao với nhóm nghèo khoảng 4 lần. Hầu như không có người giàu 11 - Thời kỳ 1976-1980: Thu nhập bình quân 14-15 kg gạo/người/tháng. Số người có thu nhập từ 30-40kg gạo/người/tháng chiếm khoảng 10%. Nghèo tuyệt đối chiếm 54-72%, trong đó: + Thiếu đói 33-39% + Đói gay gắt chiếm 7-20%. Chênh lệch giữa người có thu nhập cao với nhóm nghèo khoảng 4 lần. Hầu như không có người giàu - Thời kỳ 1981-1988: Thu nhập bình quân 17 kg gạo/người/tháng. Số người có thu nhập từ 30-70kg gạo/người/tháng chiếm khoảng trên 10%. Nghèo tuyệt đối chiếm 40-50%, trong đó: + Thiếu đói 27- 29% + Đói gay gắt chiếm 7- 14%. Chênh lệch giữa hai nhóm khá và nghèo đói giản ra khoảng 5 lần. Hầu như không có người giàu. - Thời kỳ sau 1988: Thu nhập bình quân 25-29 kg gạo/người/tháng. Thu nhập bình quân 27-32 kg gạo/người/tháng Thu nhập bình quân 27-34 kg gạo/người/tháng Thu nhập bình quân 29-34 kg gạo/người/tháng Thu nhập bình quân 35,5-37kg gạo/người/tháng Thu nhập bình quân 34-40kg gạo/người/tháng Trên 10% dân cư có thu nhập: 70kg gạo/người/tháng (1989) 90kg gạo/người/tháng (1990) 110kg gạo/người/tháng (1991) 170kg gạo/người/tháng (1992, 1993) Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng và đạt tới 20 lần. Số người giàu xuất hiện ngày càng nhiều và thu nhập trung bình của họ khoảng 500kg gạo/người/tháng. Tỷ lệ người nghèo tuyệt
Luận văn liên quan