Tiểu luận Nghiên cứu các công cụ tiền tệ phái sinh và thực tế áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Như chúng ta cũng đã biết rằng theo thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế thì đến hết 2006, số dư hợp đồng giao dịch phái sinh trên thị trường tài chính quốc tế tương đương 417 tỷ USD. Thế nhưng, con số này ở Việt Nam rất ít được nhắc tới vì quá khiêm tốn, mặc dù đây là công cụ bảo hiểm rủi ro tài chính phổ biến trên thế giới. Trong khuôn khổ một hội thảo do Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) phối hợp tổ chức, các chuyên gia ngành ngân hàng, tài chính đã cùng nhau chia sẻ thực trạng và tìm giải pháp phát triển thị trường phái sinh. Vậy, công cụ phái sinh là gì? Công cụ này sẽ đem lại lợi ích gì cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp? Nói nôm na, công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên. Công cụ phái sinh gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures). Khi chia sẻ những lợi ích mà ngân hàng thương mại thu được khi thực hiện công cụ phái sinh ta thấy rằng thực ra, mục đích của ngân hàng thương mại khi tham gia công cụ phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Trong quá trình hoạt động, nếu có sinh lời thì bản chất của nó vẫn là phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ khônghẳn chỉ đơn thuần là kiếm lời! Nếu vậy, thì doanh nghiệp sẽ được lợi gì? Để rõ ràng & cụ thể chúng ta có thể hình dung & xét tổng thể qua hàng năm của riêng 1 doanh nghiệp nước ngoài khi đưa vốn ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư, sau khi thu lợi nhuận và chuyển tiền về nước, nếu sử dụng công cụ phái sinh, họ sẽ tránh được thiệt hại khi có rủi ro về tỷ giá. Tài Chính Quốc Tế - Nhóm 4, CH NH K16 Đêm 2 – Tiểu luận môn học Page 6of 43 Tiếp đó là các dự án đầu tư với số vốn lớn. Các dự án này đều vay hay mua chịu một lượng lớn hàng hóa nước ngoài bằng USD, nếu sử dụng hoán đổi lãi suất (Swaps) thì có thể tránh được thiệt hại không nhỏ với những biến động khó lường của thị trường tiền tệ. Thế nhưng, chủ các dự án này gần như chưa bao giờ sử dụng công cụ phái sinh. Ngay cả như quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, tương đương với lượng ngoại tệ của vài chục tuần nhập khẩu cũng đang tồn tại như một thứ "quỹ chết trong ao tù", mặc dù lượng dự trữ tăng lên và đồng USD đang yếu đi từng ngày. Giá như có một cơ chế rõ ràng, cho phép sử dụng quỹ này thích ứng với các công cụ phái sinh thì đồng vốn sẽ được sinh lời thay vì nằm im trong két sắt. Trên đây là chúng ta nắm sơ qua về thế nào là công cụ phái sinh & lợi ích của chúng. Ở các phần sau, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu hơn vào từng công cụ/nghiệp vụ và sau cùng là chúng ta cùng nhau tìm hiểu thực trạng sử dụng/áp dụng của chúng tại Việt Nam.