Hội nhập kinh tế toàn cầu là một xu thế tất yếu mà bất kỳ một quốc gia nào
muốn tồn tại và phát triển đều phải chấp nhận và thực hiện. Khi các chính phủ bắt đầu
mở cửa hội nh ập nền kinh tế là cơ hội để các công ty, các tập đoàn lớn không chỉ giới
hạn việc sản xuất kinh doanh trong nước mà còn có thể mở rộng thị trường trên quy
mô quốc tế để tìm kiếm cơ hội và gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Điển hình cho công
ty đa quốc gia thành công trên thế giới – đặc biệt ở lĩnh v ực Công nghệ thông tin -không thể không nhắc đến gã khổng lồ GOOGLE .
Từ khi thành l ập tới nay, Google đã gặp rất nhiều những khó khăn và thách thức
trong quá trình xâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nhờ việc lựa chọn chiến lược
kinh doanh quốc tế phù hợp, xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và áp dụng những
phương thức thâm nhập thị trường linh hoạt hiệu quả, hãng đã thu được những thành
tựu rất đáng khâm phục, mở rộng mạng lưới t ới hơn 70 văn phòng đặt tại các quốc gia
trên phạm vi toàn cầu và trở thành một trong những công ty đa quốc gia thành công
hàng đầu trên thế giới. Những bước đi thông minh cùng những thành tựu to lớn này
chính là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho những công ty khác, trong
đó có các công ty, doanh nghiệp Việt Nam.
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu công ty google và bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06
Tiểu luận
Nghiên cứu công ty GOOGLE và bài
học kinh nghiệm
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 3
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GOOGLE ................................................................. 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................................4
1.2. Sản phẩm và dịch vụ ....................................................................................................5
2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA GOOGLE .............................. 7
2.1. Môi trường bên ngoài Doanh nghiệp ...........................................................................8
2.1.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................................8
2.1.2. Môi trường ngành (mô hình 5 áp lực) ................................................................. 10
2.2. Môi trường bên trong ................................................................................................. 13
2.2.1. Tiềm lực của công ty lớn mạnh và mức độ tăng trưởng ổn định ........................... 13
2.2.2. Văn hóa công sở .................................................................................................. 14
2.2.3. Tuyển dụng nhân sự ............................................................................................ 15
3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA GOOGLE ............................... 16
3.1. Chiến lược kinh doanh của Google ............................................................................ 16
3.1.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế ............................................................................ 16
3.1.2. Chiến lược kinh doanh đa quốc gia của Google .................................................. 18
3.2. Cơ cấu tổ chức của Google ........................................................................................ 20
3.2.1. Ban lãnh đạo cấp cao ........................................................................................... 21
3.2.2. Nguyên tắc tổ chức công ty ................................................................................. 21
3.2.3. Phân cấp tổ chức ................................................................................................. 22
3.3. Phương thức thâm nhập thị trường của Google .......................................................... 23
3.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức thâm nhập thị trường của Google ......... 23
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 2
3.3.2. Các phương thức thâm nhập thị trường của Google ............................................. 23
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...................................................................................... 26
4.1. Dám mạo hiểm, biến điều không thể thành có thể ...................................................... 26
4.2. Luôn luôn đổi mới toàn diện, không ngừng mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ:27
4.3. Quan tâm đúng mức đến nhân tố con người: .............................................................. 28
4.4. Khách hàng là thượng đế ........................................................................................... 29
4.5. Giải quyết mâu thuẫn ................................................................................................. 31
4.6. Nhìn xa trông rộng và đổi mới phải giữ lại giá trị cốt lõi............................................ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 34
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 3
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế toàn cầu là một xu thế tất yếu mà bất kỳ một quốc gia nào
muốn tồn tại và phát triển đều phải chấp nhận và thực hiện. Khi các chính phủ bắt đầu
mở cửa hội nhập nền kinh tế là cơ hội để các công ty, các tập đoàn lớn không chỉ giới
hạn việc sản xuất kinh doanh trong nước mà còn có thể mở rộng thị trường trên quy
mô quốc tế để tìm kiếm cơ hội và gia tăng doanh thu, lợi nhuận. Điển hình cho công
ty đa quốc gia thành công trên thế giới – đặc biệt ở lĩnh vực Công nghệ thông tin -
không thể không nhắc đến gã khổng lồ GOOGLE .
Từ khi thành lập tới nay, Google đã gặp rất nhiều những khó khăn và thách thức
trong quá trình xâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nhờ việc lựa chọn chiến lược
kinh doanh quốc tế phù hợp, xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý và áp dụng những
phương thức thâm nhập thị trường linh hoạt hiệu quả, hãng đã thu được những thành
tựu rất đáng khâm phục, mở rộng mạng lưới tới hơn 70 văn phòng đặt tại các quốc gia
trên phạm vi toàn cầu và trở thành một trong những công ty đa quốc gia thành công
hàng đầu trên thế giới. Những bước đi thông minh cùng những thành tựu to lớn này
chính là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho những công ty khác, trong
đó có các công ty, doanh nghiệp Việt Nam.
Với mong muốn giúp bản thân cũng như tất cả các bạn có thể hiểu thêm về
GOOGLE, nhóm đã lựa chọn phân tích đề tài “Nghiên cứu công ty GOOGLE và bài
học kinh nghiệm”.
Trong quá trình thực hiện, bài phân tích khó tránh khỏi những thiếu sót, nhóm
rất mong nhận được những lời nhận xét cũng như ý kiến đóng góp quý báu của cô
cũng như các bạn để bài phân tích đạt hiểu quả cao hơn nữa.
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 4
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GOOGLE
Google là một công ty Internet có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998.
Sản phẩm chính của công ty là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công
cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là "Googleplex"
tại Mountain View, California. Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ googol, bằng 10100.
Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ
trên mạng. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10googol.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai nghiên cứu
sinh tại trường Đại học Stanford. Họ có giả thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào
phân tích các liên hệ giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt hơn cách đang được hiện hành
lúc bấy giờ (1996).
Đầu tiên nó được gọi là BackRub tại vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính
tầm quan trọng của trang. Họ chính thức thành lập công ty Google, Inc. ngày 4 tháng
9 năm 1998 tại một ga ra của nhà Esther Wojcicki (cũng là nhân viên thứ 16 của Google,
Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách bộ phận quảng cáo) tại Menlo Park, California. Trong tháng
2 năm 1999, trụ sở dọn đến Palo Alto, là thành phố có nhiều trụ sở công ty công nghệ khác.
Sau khi đổi chỗ hai lần nữa vì công ty quá lớn, trụ sở nay được đặt tại Mountain View,
California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway vào năm 2003.
Vào tháng 1 năm 2004, Google tuyên bố đã thuê công ty Morgan Stanley và Goldman
Sachs Group để tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Google chọn cách bán cổ
phiếu bằng đấu giá, một điều hiếm có.
Mọi người biết đến Google như là một công ty đi đầu về dịch vụ tìm kiếm bằng một
ngôn ngữ trên Internet. Đầu năm 2004, khi Google ở tột đỉnh, Google đã xử lý trên 80% số
lượng tìm kiếm trên Internet qua website của họ và các website của khách hàng
như Yahoo!, AOL, và CNN.
Từ thị trường ban đầu của công ty là trên thị trường web, Google đã bắt đầu thử
nghiệm ở một số thị trường khác, ví dụ như Phát thanh hoặc Xuất bản. Điều này sẽ giúp
Google kết hợp 2 kênh quảng cáo truyền thông là Internet và Radio. Google cũng bắt đầu thử
nghiệm bán quảng cáo trên các kênh quảng cáo offline của công ty, như trên báo và tạp chí,
với các quảng cáo được lựa chọn trên Chicago-Sun Times.
Từ năm 2001, Google đã mua được nhiều công ty nhỏ mới thành lập, thường là công
ty có nhiều sản phẩm và đội ngũ nhân viên tốt. Những công ty điển hình đó là Pyra Labs,
YouTube , DoubleClick, Motorola Mobility….
Ngoài các lĩnh vực kinh doanh kể trên Google còn gia nhập hiệp hội với các công ty
và tổ chức chính phủ khác để phát triển phần mềm và dịch vụ. Google công bố mối cộng tác
với NASA Ames Reseach Center, xây dựng đến 1 triệu phòng chuyên trách và làm việc
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 5
trong đề án nghiên cứu bao gồm Quản lý dữ liệu trên diện rộng, công nghệ nano, sắp xếp
công việc sử dụng máy tính… Google cũng tham gia cộng tác với Sun Microsystem để chia
sẻ và phân loại các công nghệ của nhau. Công ty cũng tham gia cộng tác với American
Online của Time Warner để cải tiến dịch vụ video trực tuyến.
Ngày 22 tháng 3 năm 2010, Google rời khỏi thị trường khổng lồ Trung Quốc (tuy
nhiên, các dịch vụ bản đồ trực tuyến và âm nhạc vẫn tiếp tục hoạt động). Google đóng cửa
website google.cn, và thay vào đó chuyển tới trang google.com.hk để tránh bị kiểm duyệt nội
dung. Nguyên nhân chính được cho là vì bất đồng quan điểm với chính quyền Trung Quốc.
1.2. Sản phẩm và dịch vụ
Trước hết, hãy điểm qua các lĩnh vực kinh doanh mà Google theo đuổi. Đó là quảng
cáo theo ngữ cảnh tìm kiếm, ứng dụng Internet, điện toán đám mây và nhiều dịch vụ khác
nữa…
Quảng cáo: Cuối năm 2000, Google đã giới thiệu nền tảng AdWords cho quảng cáo
theo ngữ cảnh trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Ngay từ đầu, các chương trình
AdWords được thiết kế để tạo ra một sự đánh dấu tối thiểu trên các trang kết quả tìm kiếm
thưa thớt của Google. Tất cả các quảng cáo được hiển thị trong một định dạng văn bản. Đây
là chỉ là khởi đầu, mặc dù, như Google đã mở ra nền tảng quảng cáo của mình cho thế giới.
Bất cứ ai từ một cá nhân đang chạy một blog với một công ty truyền thông cung cấp nội
dung thông qua trang web của mình cho một nhóm tư vấn bằng văn bản về một chủ đề thích
hợp có thể đặt Google AdWords trên trang web của họ và gặt hái được một phần của lợi
nhuận. Chẳng bao lâu, Google AdWords đã trở thành tiêu chuẩn thực tế trong quảng cáo web
nhờ vào tính tế nhị của nó và bản chất của quảng cáo theo ngữ cảnh.
Nhiều sản phẩm nổi tiếng nhất của Google, bao gồm Blogger, Google Voice,
YouTube, Google Analytics và nhiều hơn nữa đã không được thiết kế bởi Google. Trong đó
có thể nói thương vụ thành công nhất có thể kể đến Android, Chrome và Double Click.
Những vụ mua lại này đã phục vụ để mở rộng đối tượng người dùng của Google, và nó đã
cung cấp cho Google một hướng đi thông minh để kết thêm các kỹ sư tài năng và các nhà
phát triển web vào hàng ngũ của mình. Đây cũng là nước đi khôn ngoan và chiến lược giúp
Google thoát khỏi các nguy cơ khủng hoảng tài chính qua các năm.
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 6
Các ứng dụng Internet: Tìm kiếm của Google có thể cho những kết quả khá hài
hước, nhưng ổn định ngày càng tăng của các ứng dụng Internet được thiết kế để cung cấp
cho người dùng truy cập toàn bộ vào phần mềm tiện ích vẫn tiếp tục mang lại lợi ích to lớn
cho người sử dụng Google. Các ứng dụng như Gmail, Google Voice, Google Docs, Google
Wave, Google Analytics và nhiều hơn nữa thường được coi là các ứng dụng dựa trên web
hàng đầu và làm cho nó có thể cho Google một liên kết lớn hơn với người dùng.
Điện toán đám mây: Đến năm 2010, Google sở hữu hơn 1 triệu máy chủ dữ liệu trên
toàn thế giới. Và nhiều hơn nữa, những máy chủ dữ liệu được sử dụng để cung cấp cho
người dùng với khả năng điện toán đám mây. Bắt đầu từ năm 2009, Google đã đề nghị người
sử dụng không gian trên các máy chủ của nó để lưu trữ bất kỳ tập tin. Không gian này có sẵn
để mua, và như nhiều người dùng hơn từ lưu trữ dữ liệu trên các máy tính cá nhân của họ để
lưu trữ nó trong đám mây để truy cập dễ dàng từ điện thoại di động và các thiết bị cầm tay
khác, ngành thương mại này sẽ tiếp tục mở rộng.
Như "Business Week" báo cáo, người sử dụng biết rằng Google có thể được tính để
cung cấp lưu trữ đám mây an toàn và đáng tin cậy, và điều này sẽ gây ra một tỷ lệ phần trăm
của người sử dụng điện toán đám mây kéo đến Google. Từ cơ sở ấy, Google là nhà cung cấp
thành công nhất trong lĩnh vực điện toán đám mấy với nền tảng Google App cho doanh
nghiệp và Google App Engine cho các nhà phát triển.
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 7
Giải pháp phần cứng và di động: Kể từ khi Google mua lại Android, công ty đã
chính thức bước một chân vào lĩnh vực di động. Một số người có thể nghĩ rằng sự ra đời của
điện thoại di động Nexus One của Google trong đầu năm 2010 lần đầu tiên được cung cấp
phần cứng của nó, nhưng đó không phải là trường hợp đầy tiên. Từ năm 2002, Google đã
bán các máy chủ tìm kiếm được thiết kế để cung cấp cho các công ty lớn với khả năng tìm
kiếm của Google sử dụng trong một thiết lập mạng nội bộ. Các dịch vụ phần cứng, bao gồm
Nexus One, có thể không tạo ra cùng một loại doanh thu như quảng cáo, nhưng họ chắc chắn
là một phần trung tâm của chiến lược kinh doanh của Google. Nước đi mua lại Motorola
Mobility càng khẳng định rõ hơn những bước đi vững chắc hơn trong lĩnh vực này.
2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA GOOGLE
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một
doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục
tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát
chiến lược. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược
kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh
quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn
phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững
thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp .
Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải
đối mặt (các cơ hội và nguy cơ) cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp
(các mặt mạnh và mặt yếu). Như vậy, để nhìn nhận được rõ Môi trường Kinh doanh quốc tế
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 8
của Google, chúng ta có thể dựa trên những phân tích cơ bản về môi trường bên ngoài và
môi trường nội bộ doanh nghiệp - phân tích SWOT.
2.1. Môi trường bên ngoài Doanh nghiệp
2.1.1. Môi trường vĩ mô
Các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động rất lớn đến sự phát triển của mỗi công ty.
Trong phần này chúng ta sẽ phân tích các ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, khoa học kỹ
thuật, chính trị, văn hóa và pháp luật tới sự phát triển của Google.
Hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng chiến lược phát triển
nền kinh tế tri thức nhằm nâng cao năng suất lao động. Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ
năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh,
truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế,
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống". Công nghệ thông tin là một trong những
ngành mũi nhọn trong nền kinh tế tri thức (bên cạnh các ngành vật liệu mới, năng lượng mới
và năng lượng tái sinh, công nghệ phỏng sinh học, công nghệ nano...). Cùng với xu hướng
toàn cầu hóa, nhu cầu trong đổi thông tin, kiến thức, khoa học công nghệ bùng nổ một các
nhanh chóng. Google vừa là sản phẩm cũng vừa được hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh
tế tri thức. Các yếu tố này sẽ được phân tích cụ thể hơn trong phần môi trường ngành.
Sự phát triển mạnh mẽ của Goolge nói chung và công nghệ thông tin nói riêng có tác
động lớn đến các hoạt động chính trị. Vụ Wikileak công bố các thông tin chính trị nhạy cảm
lên mạng Internet là một cú sốc đối với giới chính trị của các nước trên toàn thế giới. Eric
Schmidt, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm giám đốc điều hành của địa chỉ tìm kiếm phổ
biến nhất trên Internet đã từng phát biểu "Chúng tôi, những người làm việc tại Google,
không phải là người kiểm soát sự thật, nhưng chúng tôi có thể cho bạn những thông tin rất
gần với sự thật". Các công ty công nghệ lớn trên thế giới có thể nắm giữ nhiều thông tin bí
mật đối với hoạt động chính trị. Vì vậy, các quốc gia luôn tìm cách hạn chế các ảnh hưởng
không mong muốn này. Bản thân Google cũng đã từng phải đối diện với các vấn đề này ở
Trung Quốc hay ngay chính tại Hoa Kỳ. Năm 2009, Tân Hoa Xã đã cáo buộc Google là công
cụ chính trị để “xuất khẩu văn hóa, những giá trị và tư tưởng”. Google đã phát hiện ra các
cuộc tấn công tinh vi và phức tạp có nguồn gốc từ Trung Quốc nhằm vào hệ thống các tài
khoản của công ty và hơn 31 công ty khác. Công ty này buộc phải rút khỏi Trung Quốc do
quan ngại về công tác kiểm duyệt Internet ở đây. Google đã chuyển máy chủ của công ty này
hiện đặt tại Trung Quốc sang Hong Kong để tránh không bị kiểm duyệt. Tuy nhiên nhiều bộ
phận của công ty vẫn hoạt động tại Trung Quốc bao gồm cả nhóm nhân viên phụ trách
nghiên cứu, phát triển và lực lượng nhân viên bán hàng. Chính phủ Trung Quốc đã có các tác
động để hạn chế sự phát triển cũng như tầm ảnh hưởng của Google. Sự việc này mởi ra cơ
hội lớn cho Baidu, đối thủ chính của Google, thực hiện một cú nhảy ngoạn mục tại “sân
nhà”. Ngoài ra, Google cũng từng gặp rắc rối khi hoạt động tại một số quốc gia, chẳng hạn
Tiểu luận Kinh Doanh Quốc tế - Nhóm 06 9
như Youtube đã bị nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ chặn trong một thời gian và tại Ý các nhân
viên cao cấp công ty này đã bị kết án về tội hình sự khi cho phép download âm nhạc và khi
cung cấp các thông tin trực tuyến.
Ngoài yếu tố chính trị thì Google cũng phải đối diện với rất nhiều vụ kiện khác trên
khắp thế giới. Khi Google tham gia vào thị trường toàn cầu thì đồng nghĩa với việc công ty
phải tuân thủ không chỉ các điều luật liên quan đến công nghệ của tổ chức thương mại toàn
cầu (WTO) mà còn chịu sự chi phối của luật pháp từng quốc gia. Các điều luật này có thể
được sử dụng để bảo vệ các công ty nhưng cũng chống lại các hoạt động không phù hợp của
nó. Google ngày càng lớn mạnh luôn là mục tiêu kiện tụng của các công ty cạnh tranh cũng
như các tổ chức bảo vệ người sử dụng. Năm 2011 là năm của kiện cáo với hàng loạt các vụ
kiện giữa Apple và Samsung, rồi HTC, Google, Microsoft… . Một vụ kiện đáng quan tâm
xảy ra giữa Google với nhà mạng British Telecom của Anh. British Telecom kiện Google vi
phạm 6 bằng sáng chế của hãng trên Android và đòi hàng tỉ USD bồi thường tại Delaware,
Mĩ. Rất có thể British Telecom sẽ tiếp tục đệ đơn kiện Google tại toàn Châu Âu. Các bằng
sáng chế này liên quan đến dịch vụ định vị vị trí, chỉ đường, dẫn đường và truy cập vào các
dịch vụ, dữ liệu cá nhân. Trước đó Google cũng phải đối mặt với các vụ kiện túng khác như
vụ kiện với Oracle vào năm 2010. Oracle, khẳng định rằng Android vi phạm bản quyền
Oracle và các bằng sáng chế có liên quan đến Java. Phát ngôn viên Karen Tillman của Oracle
tuyên bố: "Trong việc phát triển Android, Google cố ý, trực tiếp và liên tục vi phạm sở hữu
trí tuệ liên quan đến Java của Oracle. Vụ kiện này tìm những biện pháp khắc phục thích hợp
cho vi phạm của họ".Google thì nhìn nhận khác: Android không sử dụng Java, mà thay vào
đó là công nghệ tương thích Java gọi là Dalvik. Google tuyên bố, vụ kiện của Oracle là "vô
căn cứ" và Google sẽ chống lại. Năm 2004 Louis Vuitton Malletier đã khởi kiện Google và
toà án Pháp xử Google vi phạm nhãn hiệu sản phẩm của tập đoàn kinh doanh khách sạn
Louis Vuitton Malletier. Google sẽ phải trả hơn 250.000USD cho bên nguyên đơn. Cụ thể,
Google và chi nhánh của hãng này tại Pháp bị cấm bán các đoạn quảng cáo có liên quan tới
thương hiệu của Louis Vuitton Malletier. Các “tội” của Google bao gồm: vi phạm nhãn hiệu
sản phẩm, cạnh tranh không lành mạnh và quảng cáo gây nhầm lẫn cho người xem.. Ngày 11
tháng 11 năm 2011 Shopcity cũng khiếu kiên Google lên Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa