Trong những năm qua thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam nói
chung và của người dân Hà Nội nói riêng có những thay đổi rõ rệt, trong đó sự gia
tăng thói quen mua sắm tại siêu thị thay thế chợ, cửa hàng truyền thống là điều dễ
nhận ra hơn cả. Siêu thị bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 90 khi
nhà nước ta bắt đầu chuyển đổi cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường.
Vào thời điểm siêu thị bắt đầu xuất hiện, việc mua sắm tại siêu thị khá lạ lẫm với
người tiêu dùng Việt, nó thậm trí được còn coi như sự thể hiện lối sống đặc trưng
của tầng lớp khá giả. Song sự có mặt của siêu thị ngày nay đã không còn trở nên
xa lạ với người dân. Cùng với sự gia tăng mức độ hội nhập văn hóa, kinh tế của
Việt Nam với thế giới, siêu thị cũng mọc lên ngày càng nhiều với rất nhiều quy mô
và chủng loại. Ngày nay thói quen mua sắm tại siêu thị đã trở thành một phần
trong cuộc sống của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn
như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các địa phương khác trong nhưng năm
gần đây cũng đã xuất hiện một số siêu thị. Khi đời sống người dân càng cao, càng
văn minh, thói quen đi siêu thị sẽ còn gia tăng mạnh hơn nữa. Nhận thức được
tiềm năng này, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội, đầu tư và kinh doanh siêu
thị.
Sự thay đổi thói quen tiêu dùng nhanh chóng của người dân đã mang lại lợi
nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Song đồng thời sự
thay đổi này cũng đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị những đòi hỏi
để thích ứng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn nữa. Ngày nay tính
chất cạnh tranh càng diễn ra gay gắt hơn khi Việt Nam trở thành thành viên của
WTO, các tập đoàn, công ty nước ngoài cùng đi vào hoạt động kinh doanh siêu thị.
Do đó việc xác định chiến lược đúng và thực hiện thành công, sẽ giúp cho các tập
đoàn, công ty bảo đảm mức độ tương xứng giữa sức mạnh của mình và đối thủ
cạnh tranh và với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn của khách hàng
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7465 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu hành vi mua sắm của người dân trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA
SẮM CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI
A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam nói
chung và của người dân Hà Nội nói riêng có những thay đổi rõ rệt, trong đó sự gia
tăng thói quen mua sắm tại siêu thị thay thế chợ, cửa hàng truyền thống là điều dễ
nhận ra hơn cả. Siêu thị bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 90 khi
nhà nước ta bắt đầu chuyển đổi cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường.
Vào thời điểm siêu thị bắt đầu xuất hiện, việc mua sắm tại siêu thị khá lạ lẫm với
người tiêu dùng Việt, nó thậm trí được còn coi như sự thể hiện lối sống đặc trưng
của tầng lớp khá giả. Song sự có mặt của siêu thị ngày nay đã không còn trở nên
xa lạ với người dân. Cùng với sự gia tăng mức độ hội nhập văn hóa, kinh tế của
Việt Nam với thế giới, siêu thị cũng mọc lên ngày càng nhiều với rất nhiều quy mô
và chủng loại. Ngày nay thói quen mua sắm tại siêu thị đã trở thành một phần
trong cuộc sống của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn
như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các địa phương khác trong nhưng năm
gần đây cũng đã xuất hiện một số siêu thị. Khi đời sống người dân càng cao, càng
văn minh, thói quen đi siêu thị sẽ còn gia tăng mạnh hơn nữa. Nhận thức được
tiềm năng này, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội, đầu tư và kinh doanh siêu
thị.
Sự thay đổi thói quen tiêu dùng nhanh chóng của người dân đã mang lại lợi
nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Song đồng thời sự
thay đổi này cũng đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị những đòi hỏi
để thích ứng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn nữa. Ngày nay tính
chất cạnh tranh càng diễn ra gay gắt hơn khi Việt Nam trở thành thành viên của
WTO, các tập đoàn, công ty nước ngoài cùng đi vào hoạt động kinh doanh siêu thị.
Do đó việc xác định chiến lược đúng và thực hiện thành công, sẽ giúp cho các tập
đoàn, công ty bảo đảm mức độ tương xứng giữa sức mạnh của mình và đối thủ
cạnh tranh và với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn của khách hàng
Để có thể đưa ra những chiến lược, những thay đổi hợp lý nhất, hiệu quả
nhất thì các siêu thị phải hiểu rõ hành vi tiêu dùng của người dân. Đây chính là
nguyên nhân em quyết định chọn đề tài:”Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của
người dân Hà Nội và giải pháp marketing cho doanh nghiệp” làm đề tài cho đề
án marketing của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu sự gia tăng thói quen mua sắm tại siêu thị của người dân nội
thành Hà Nội, phân tích để đưa ra giải pháp Marketing cho các siêu thị để thích
ứng với sự thay đổi này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động mua sắm tại siêu thị của người dân.
- Phân tích kết quả nghiên cứu và nguyên nhân của sự thay đổi thói
quen này của người dân.
- Những vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị khi
người dân tăng thói quen mua sắm tại siêu thị.
- Tổng quan về tình hình hoạt động của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội
- Giải pháp marketing cho các doanh nghiệp
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động mua sắm của người tiêu dùng trên
địa bàn Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu khách hàng trên địa bàn nội thành Hà
Nội.
4. Cấu trúc đề án:
- Chương I: Tổng quan về tình hình hoạt động các siêu thị trên địa bàn
Hà Nội. Chương I là cái nhìn toàn cảnh về thực trạng kinh doanh siêu thị trên địa
bàn Hà Nội, về sự hình thành, phát triển cũng như những thay đổi đáng kể của quy
mô và số lượng các siêu thị trên địa bàn Hà Nội trong những năm gần đây.
- Chương II: Nghiên cứu hoạt động mua sắm của người dân
Chương II là nội dung chính của bài đề án, chương II mô tả chi tiết quá
trình nghiên cứu thực tế hoạt động mua sắm của người dân để thu thập dữ liệu, từ
dữ liệu thu thập được phân tích tình hình.
- Chương III: Giải pháp marketing nhằm thích ứng sự thay đổi của
khách hàng.. Căn cứ vào dữ liệu thu thập và kết quả phân tích của chương II đồng
thời căn cứ vào tình hình chung của hoạt động kinh doanh siêu thị để từ đó đề xuất
những giải pháp cho các siêu thị nói chung trên địa bàn Hà Nội.
- Chương IV: Kết luận. Rút ra những ý kiến, nhận định chung.
B - NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SIÊU
THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1.1. Tổng quan về siêu thị
Siêu thị là từ được dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài - "supermarket"
(tiếng Anh) hay "supermarché" (tiếng Pháp), trong đó "super" nghĩa là "siêu" và
"market" là "thị trường" ("chợ").
Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức
chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối luợng hàng hóa bán ra lớn, đảm
bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất
tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa"
Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp, siêu thị là "cửa hàng bán lẻ theo
phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m2 đến 2500m2 chủ yếu bán hàng thực
phẩm"
Theo từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ
bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng
như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác"
Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt
Nam (nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004:
“Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh;
có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng
các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ
chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả
mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”
Siêu thị truyền thống thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân
cư để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu. Quy mô của siêu thị thì lớn
hơn các cửa hàng tạp phẩm (hoặc chợ) và tương đối nhỏ hơn các trung tâm thương
mại. Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại, Trung tâm thương mại có quy
mô lớn hơn, không chỉ bao gồm các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ
mà còn bao gồm cả hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố chí tập
trung, liên hoàn. Hàng hóa ở đây rất đa dạng và được chọn lọc kĩ hơn so với trong
chợ hay cửa hàng tạp phẩm. Loại hình này gọi chung là siêu thị truyền thống vì
ngày nay, từ "siêu thị" còn được chỉ những nơi chỉ chuyên kinh doanh một mặt
hàng, một chủng loại hàng nào đó mà thôi. Ví dụ: siêu thị máy tính, siêu thị điện
thoại di động, siêu thị trái cây, siêu thị điện máy, siêu thị kính thuốc... thậm chí
còn có siêu thị việc làm nữa. (những cách gọi này hay được dùng tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh).
Tiêu chuẩn Siêu thị, theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam, siêu thị
được phân làm 3 hạng:
Siêu thị hạng I
Ngoài các tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ
sinh, khu giải trí, các siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ
bản sau:
Có diện tích kinh doanh từ 5.000m2 trở lên;
Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
Diện tích từ 1.000m2 trở lên;
Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 2.000 tên hàng trở lên
Siêu thị hạng II
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
Có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên;
Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên.
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
Diện tích từ 500m2 trở lên;
Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 1.000 tên hàng trở lên.
Siêu thị hạng III
Siêu thị kinh doanh tổng hợp phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
Có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên;
Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;
Đối với siêu thị chuyên doanh, tiêu chuẩn cơ bản là:
Diện tích từ 500m2 trở lên (như siêu thị tổng hợp);
Có Danh mục hàng hoá kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên
1.2. Tình hình phát triển của kinh doanh siêu thị trên địa bàn Hà Nội
Quy mô, số lượng các siêu thị qua các năm trên địa bàn Hà Nội. Siêu
thị xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1993 tại TP Hồ Chí Minh và chính thức
có mặt tại Hà Nội vào năm 1995.
Năm 1990 1993 2000 2001 2002 2004 2005 2006 1/2010
Hà Nội 0 3 25 32 37 43 55 70 104
Nguồn: Sở thương mại
Hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội có 10 trung tâm mua sắm/cửa hàng lớn/đại siêu
thị, 81 siêu thị và siêu thị điện máy, 2 trung tâm bán buôn và 11 chân đế bán lẻ,
cung cấp cho thị trường tổng số gần 372.602m2 diện tích bán lẻ.
Trên địa bàn Hà Nội có đa dạng kiểu loại siêu thị: từ những siêu thị truyền
thống cho đến các siêu thị hiện đại bán một mặt hàng. Siêu thị truyền thống với
quy mô lớn như siêu thị Big C, Metro, cỡ nhỏ hơn thì có chuỗi siêu thị Fivimart,
Hapro mart của tổng công ty thương mại Hà Nội...
Metro: chuỗi siêu thị của Đức, mở cửa vào năm 2002. Là một chuỗi phân
phối bán buôn hướng tới đối tượng khách hàng là những người kinh doanh bán lẻ,
các chủ nhà hàng, và hiện nay Metro đang có những khách hàng là cá nhân. Tại
Hà Nội hiện nay Metro có 2 địa điểm Metro Thăng Long và Metro Hoàng Mai.
(nguồn: Vietnam Investment Review)
Big C: một hình thức liên doanh Pháp-Việt, có mặt tại Việt Nam vào năm
1998. Hiện nay các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà
Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, TP.HCM. Riêng tại Hà Nội, Big C có 2 chi nhánh khá
lớn: Big C Thăng Long và Big C the Garden.
Fivimart là chuỗi siêu thị của tập đoàn TCT phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu mua sắm của người dân thủ đô với mong muốn trở thành "Bạn của mọi gia
đình".. Hiện tại, chỉ tính tại Hà Nội, siêu thị Fivimart đã lên tới con số 12:
Fivimart 10 Trấn Vũ, Fivimart 163A Đại La, Fivimart Nhà D5 đường Nguyễn
Phong Sắc kéo dài, Fivimart 671 Hoàng Hoa Thám, Fivimart 71 Nguyễn Chí
Thanh, Fivimart 12 Đặng Tiến Đông, Fivimart 51 Xuân Diệu, Fivimart 94 Hoàng
Quốc Việt, Fivimart 583 Nguyễn Văn Cừ, Fivimart 93 Lò Đúc, Fivimart Tòa nhà
Trung Yên 1, Cầu Giấy, Fivimart 27A Lý Thái Tổ.
Đặc trưng cơ bản của hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội:
Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bán
hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải
để bán lại. Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ
chức kinh doanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ
sở vật chất hiện đại, văn minh. Tại Hà Nội, riêng đối với loại hình siêu thị hiện đại
như siêu thị điện máy, số lượng nhân viên bán hàng, tư vấn xuất hiện đông hơn so
với tại siêu thị truyền thống.
Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ
người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ,
hướng dẫn của người bán.
Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc
xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng
bóng trong quá trình mua hàng.
Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được
đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy
và tự động in hóa đơn.
Trưng bày hàng hoá: Hàng hóa trong siêu thị tại Hà Nội được bố trí
khá thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán
hàng. Do người bán không có mặt hoặc có rất ít tại các quầy hàng nên hàng hóa
phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Siêu thị làm được điều này
thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên
thành những thủ thuật. Thường mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên
xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa
có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách
hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở
bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với số lượng lớn để tạo cho khách hàng
cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy...
Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực phẩm,
quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử... với chủng loại rất phong phú, đa dạng.
Siêu thị thuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng
chuyên doanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định . Chủng
loại hàng hóa của siêu thị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại
hàng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa
của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa,
vệ sinh...
1.3. Hoạt động marketing của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội
Sản phẩm: Tại các siêu thị Hà Nội có tới 60% hàng hóa trong siêu thị
được nhập từ chính nhà sản xuất còn 40% hàng hóa được nhập từ các đơn vị phân
phối sản phẩm. Sở dĩ như vậy là vì sẽ tạo thuận lợi cho siêu thị trong việc giải
quyết những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn về chất lượng nhất là khi phải trả lại
hàng hay có những thắc mắc, phát hiện mới liên quan đến chất lượng hàng hóa,
siêu thị trực tiếp phản ánh với nhà sản xuất sẽ nhanh chóng có câu trả lời hơn,
tránh sự tồn đọng hàng hóa quá lâu, giảm rủi ro và tốn kém nếu so với việc qua
trung gian thứ ba. Và theo như lời ban lãnh đạo các siêu thị thì những hàng hóa
được bày bán trong siêu thị của họ đều có thể đổi lại, trả lại cho đơn vị cung cấp
nếu như chất lượng hàng hóa không đảm bảo.
Giá cả: Tại các siêu thị ở Hà Nội giá cả tuy so với trước đây có giảm
xuống ở mức chấp nhận được nhưng vẫn cao hơn so với ở chợ và tư thương bên
ngoài từ 5-10%. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do mức thuế 10%, các chi
phí như thuê mặt bằng thuê nhân công, các chi phí khác đã làm cho hàng hóa trong
siêu thị mặc dù giá mua đầu vào nhờ số lượng nhiều cũng không đủ sức cạnh tranh
với các tiềm tạp. Cách định giá ở nhiều siêu thị chưa linh hoạt theo biến động của
thị trường và sự thay đổi nhu cầu khách hàng. Đối với loại hình siêu thị truyền
thống với quy mô lớn, đa dạng chủng loại mặt hàng như Metro và Big C đều theo
đuổi chiến lược giá thấp.
Đội ngũ nhân viên của siêu thị: hầu hết các siêu thị trên địa bàn Hà Nội
đều có các loại nhân viên như sau: nhân viên thu ngân, nhân viên bảo vệ, nhân
viên bán hàng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên chế biến đối với những siêu thị có
khu chế biến đồ thực phẩm. Một số siêu thị đang cố gắng sử dụng hình ảnh và khả
năng của đội ngũ nhân viên như một yếu tố tạo khả năng cạnh tranh và tạo điểm
khác biệt. Ví dụ như khi vào đến Hapro, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra nhân
viên qua bộ đồng phục màu xanh lá và cách thức làm việc khá chuyên nghiệp.
Trong khi đó ở Pico Plaza lại có một đội ngũ bán hàng khá năng động và khéo léo.
Một số các yếu tố khác: nhiều siêu thị mở ra những chương trình khuyến
mãi, những phiếu mua hàng cho những khách hàng thân thiết, cách thức này có thể
thấy khá phổ biến trong chuỗi siêu thị Fivimart. Bên cạnh đó, ngoài việc bày bán
các sản phẩm dán nhãn của những nhà sản xuất khác nhau, nhiều siêu thị hiện nay
đang tự phát triển dòng sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của siêu thị đó hay mang
yếu tố đặc trưng giúp định vị trong tâm trí người tiêu dùng tốt nhất. Ví dụ khá rõ
đó là Big C đang phát triển khá mạnh dòng sản phẩm tiêu dùng mang nhãn WOW
của bản thân nó, cũng như việc sử dụng sản phẩm bánh mì baquette một loại sản
phẩm độc nhất đặc trưng cho Big C, tạo nên yếu tố khác biệt khá rõ rệt.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA SẮM CỦA NGƯỜI DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Tiến hành nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp về các hoạt động mua sắm của người dân
qua các phương tiện sách báo, internet.
- Thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi người
dân trên địa bàn Hà Nội để thấy được thực trạng và nguyên nhân.
- Thời gian thu thập thông tin sơ cấp từ ngày 1/3 – 14/3/2010
2.1.2. Kích thước mẫu nghiên cứu và chọn mẫu
- Kích thước mẫu: 100 mẫu để nghiên cứu và suy rộng ra cho toàn bộ
khách hàng mua sắm tại siêu thị trên địa bàn Hà Nội
- Cách chọn mẫu: Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương
pháp ngẫu nhiên và người được mời hỏi phải là những người vào mua sắm hoặc
vui chơi tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội.
2.1.3. Công cụ xử lý, phương pháp tính toán
Công cụ xử lý và phương pháp tính toán: thông tin được thu thập, mã hóa
và phân tích bằng phầm mềm SPSS.
2.2. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả
2.2.1. Dữ liệu thứ cấp
Theo Bộ Thương Mại thì mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ bình quân đầu
người năm 2005 đạt 5.7 triệu đồng so với 5 năm trước là 2.8 triệu đồng. Tổng
doanh thu bán lẻ năm 2006 đạt 37.5 tỷ USD thì đến năm 2007 là 42.5 tỷ USD, dự
kiến đến năm 2010 sẽ đạt mức 53 tỷ USD.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 70 % dân số trong độ tuổi dưới 35 và 1
lượng lớn những công dân thành thị trẻ tuổi có thu nhập tăng đều và thị hiếu ngày
một sành điệu, số hộ gia đình có mức thu nhập hàng tháng từ 600 USD đến 1000
USD tăng lên nhanh chóng. Điều đó khiến Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà
kinh doanh trong và ngoài nước, với tốc độ tăng trưởng kinh doanh của siêu thị
qua các năm đạt hơn 20 %.
Tình Hình Giá Tiêu Dùng và Tổng Mức Bán Lẻ HH và DV qua Các Năm
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Giá tiêu dùng 0.8 4.0 3.0 9.5 8.4
Tổng mức bán lẻ
HH và DV
11.3 14.5 11.9 25.5 20.5
Đơn vị: Tỷ VNĐ Nguồn: Sở thương mại
Biểu Đồ Thể Hiện Giá Tiêu Dùng và Tổng Mức Bán Lẻ HH & DV
0.8
4.0 3.0
9.5 8.4
11.3
14.5
11.9
25.5
20.5
0
5
10
15
20
25
30
2001 2002 2003 2004 2005
tỷUSD
Giá tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ HH và DV
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong giai đoạn từ năm 1996 –
2000 chỉ tăng 12.7% thì trong giai đoạn từ năm 2000 – 2005 đã tăng vọt lên 16.7
%. Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam còn xếp trên cả Trung Quốc, một
nuớc có dân số đông nhất thế giới. Và việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ với
100 % vốn nước ngoài vào tháng 1 năm 2009 làm sẽ làm cho Việt Nam trở thành
một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới.
Tết nguyên đán Canh Dần đang đến rất gần, không khí mua sắm tại các siêu
thị đang ngày một tăng vọt, có những lúc cao điểm các bàn thanh toán phải làm hết
công suất nhưng vẫn không phục vụ hết được các khách hàng. Theo tính toán của
các siêu thị lượng khách đến mua hàng trong những ngày này đã tăng lên tới 200%
so với ngày thường, chen lấn nhau mua hàng siêu thị. Dạo qua một loạt các siêu
thị trên địa bàn Hà Nội như: BigC, Metro, Thành Đô…trong những ngày sát Tết
đâu đâu cũng thấy cảnh tấp nập mua sắm và xếp hàng dài chờ thanh toán. Tại siêu
thị Big C, nếu như ngày thường khoảng 3-4 giờ chiều sẽ có ít khách mua hàng
nhưng những ngày gần đây, siêu thị không có khái niệm giờ vắng khách. Ngay từ
cổng ra vào của siêu thị khách đến gửi xe đã đông nghẹt người, mặc dù trong
những ngày sát Tết này siêu thị đã phải tăng cường thêm bãi đỗ xe tại sân vận
động phía đường Phạm Hùng. Bên trong siêu thị, tình trạng cũng diễn ra tương tự,
các lối đi luôn chật cứng người gửi đồ và mua hàng. Theo quan sát của PV
VnMedia thì mặt hàng được chọn mua nhiều nhất trong dịp này là những mặt hàng
phục vụ Tết như bánh kẹo, rượu, bia, nước ngọt, các đồ gia vị nấu ăn như nước
mắm, tương, dầu ăn. Các đồ dùng như bát, đũa, nồi, xoong, ấm chén cũng được
nhiều người chọn mua.
Chị Hoa, một khách hàng tại siêu thị BigC cho biết: “Thông thường tôi hay
đi mua sắm vào ngày những ngày cuối tuần do ngày thường bận đi làm không có
thời gian. Tuy nhiên, do sợ ngày cuối tuần khách mua sắm quá đông nên tôi tranh
thủ thời gian đi mua sắm vào ngày thường. Dù thế, siêu thị vẫn chen chúc người”.
Không chỉ có BigC, Metro một tụ điểm mua sắm lớn của khách hàng. Tại đây
hàng ngày có rất nhiều cửa hàng, c