Tiểu luận Nghiên cứu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân TYM. Phân tích thực trạng và một số đóng góp của Quỹ tới quá trình phát triển kinh tế địa phương

Grameen, tới năm 1998, Quỹ TYM đã trở thành một Ban độc lập của Hội và vào năm 2006, Quỹ đã có tư cách pháp nhân là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Hội LHPNVN. Hoạt động tại các khu vực cận thành thị và nông thôn thuộc 10 tỉnh quanh Hà Nội và miền Bắc Việt Nam, Quỹ cung cấp tín dụng (phục vụ kinh doanh và tiêu dùng), các sản phẩm tiết kiệm và dịch vụ bảo hiểm. Thông tin tổ chức: Tên đầy đủ: Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình thương Tên Giao dịch quốc tế: Tinh Thuong One-member Limited Liability microfinance institution Tên viết tắt: TYM Slogan: Tận tâm – Sáng tạo – Hiệu quả Chủ sở hữu: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Thị Kim Thúy Tổng giám đốc: Hồ Thị Quý Trụ sở chính: Nhà B, 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

pdf23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2518 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân TYM. Phân tích thực trạng và một số đóng góp của Quỹ tới quá trình phát triển kinh tế địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN Nghiên cứu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân TYM. Phân tích thực trạng và một số đóng góp của Quỹ tới quá trình phát triển kinh tế địa phương Thành viên: STT Họ và tên Mã học viên 1 Trần Diệu Hương CH210426 2 Nguyễn Thị Huyền CH210432 3 Nguyễn Vân Anh CH210360 HÀ NỘI, THÁNG 01 NĂM 2013 I – Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân TYM Grameen, tới năm 1998, Quỹ TYM đã trở thành một Ban độc lập của Hội và vào năm 2006, Quỹ đã có tư cách pháp nhân là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Hội LHPNVN. Hoạt động tại các khu vực cận thành thị và nông thôn thuộc 10 tỉnh quanh Hà Nội và miền Bắc Việt Nam, Quỹ cung cấp tín dụng (phục vụ kinh doanh và tiêu dùng), các sản phẩm tiết kiệm và dịch vụ bảo hiểm. Thông tin tổ chức: Tên đầy đủ: Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình thương Tên Giao dịch quốc tế: Tinh Thuong One-member Limited Liability microfinance institution Tên viết tắt: TYM Slogan: Tận tâm – Sáng tạo – Hiệu quả Chủ sở hữu: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Chủ tịch HĐQT: Nguyễn Thị Kim Thúy Tổng giám đốc: Hồ Thị Quý Trụ sở chính: Nhà B, 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Website: www.tymfund.orf.vn Sơ đồ tổ chức trụ sở chính + chi nhánh: Sứ mệnh: Cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ nghèo thông qua hỗ trợ tín dụng và tiết kiệm, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ. Tầm nhìn: Trở thành một mô hình tài chính vi mô tốt nhất, cung ứng dịch vụ tài chính vi mô hàng đầu cho những hộ gia đình có thu nhập ở mức nghèo và cận nghèo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Khách hàng : Đối tượng phục vụ của TYM là những phụ nữ có thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ nghèo, trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt, tự nguyện tham gia và cam kết chấp hành các quy định của TYM. II – Thực trạng hoạt động 1. Công tác phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực Về mạng lưới hoạt động và địa bàn hoạt động: Cho đến cuối năm 2011, TYM có 17 chi nhánh và 20 phòng giao dịch được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động trên 10 tỉnh, 38 huyện, 286 xã/phường. Về phát triển nguồn nhân lực: Cùng với việc mở rộng địa bàn hoạt động và sắp xếp lại mạng lưới các chi nhánh, TYM đã bố trí lại nguồn nhân lực đồng thời tuyển dụng bổ sung nhằm đảm bảo đủ cán bộ ở các vị trí của Trụ sở chính và chi nhánh. Để tăng hiệu quả quản lý, TYM đã điều chuyển một số cán bộ quản lý đi mở các địa bàn mới và bố trí một số cán bộ quản lý sang các vị trí khác. Không chỉ chú trọng trình độ đầu vào của cán bộ, TYM còn tạo mọi điều kiện cho cán bộ nâng cao năng lực. Với 33 khóa đào tạo nội bộ, TYM có nhiều nội dung đào tạo mới cho cán bộ như lập kế hoạch chiến lược, kiểm soát nội bộ, soạn thảo văn bản, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kiến thức về HIV/AIDS, hiểu biết về đồng bào dân tộc thiểu số, …và mời nhiều giảng viên, giáo sư quốc tế đến từ Đức, Hà Lan, Phi-li-pin. Đặc biệt, tháng 9, 10/2011, chiến dịch phổ cập kiến thức về quản lý rủi ro, huy động tiết kiệm được tổ chức cho toàn thể cán bộ, tạo không khí náo nức, tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trên tất cả các chi nhánh. Bên cạnh việc đào tạo cho cán bộ của tổ chức, TYM trao 26 suất học bổng cho cán bộ của các tổ chức tài chính vi mô khác nhằm giúp họ có cơ hội học tập và chia sẻ với cán bộ TYM. Ngoài ra, TYM luôn tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các hội thảo, khóa đào tạo và tham quan học tập tại nước ngoài. Tại trụ sở chính, thêm 1 cán bộ được cử tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ tại Phi-lip-pin, đưa tổng số cán bộ đã và đang học thạc sĩ của TYM lên 8 người. Tại cơ sở, hàng chục cán bộ được hỗ trợ kinh phí đào tạo đại học.Những nỗ lực của TYM trong năm 2011 giúp TYM thay đổi rõ nét về lượng và chất của tổ chức. Tuy nhiên, mục tiêu của TYM hoàn toàn không thay đổi: không ngừng chuyên nghiệp hóa tổ chức để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng. Ước tính đến năm 2011, bộ máy hoạt động của TYM có Số chi nhánh: 17 Số phòng giao dịch: 20 Số điểm giao dịch: 2145 Số thành viên: 71.690 Tổng số cán bộ: 340 Số cán bộ trụ sở chính: 36 Số cán bộ kỹ thuật: 220 Số cán bộ mới trong năm 2011: 79 Tỷ lệ thay thế cán bộ: 1,2% Số lượt cán bộ được đào tạo: 823 2. Hoạt động tín dụng và tiết kiệm 2.1. Sản phẩm tài chính Với phương châm phục vụ người nghèo bằng các sản phẩm phù hợp, chất lượng dịch vụ thân thiện và gần gũi, TYM luôn nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người nghèo về mục đích sử dụng và khả năng hoàn trả. Tất cả các dịch vụ của TYM đều được cung cấp tại các buổi họp cụm hàng tuần/hàng tháng. Đây là nơi xét duyệt đơn xin vay vốn, thu tiền hoàn trả và tiết kiệm. Cum cũng là nơi để các khách hàng trao đổi kinh nghiệm, thông tin về sản xuất kinh doanh; để cán bộ TYM và các chuyên gia bên ngoài phổ biến, đào tạo kiến thức về gia đình, giới và các vấn đề khác; là nơi tiến hành các hoạt động xã hội. 2.1.1. Thực trạng vốn vay TYM cung cấp 3 sản phẩm vốn vay, một sản phẩm tiết kiệm tự nguyện và bảo hiểm vi mô. Đặc tính của các món vốn vay như sau: - Vốn chung: Dao động từ 1-25 triệu đồng (520-1,3 nghìn USD), kỳ hạn 50 tuần. Lãi suất phẳng 1,0%/tháng từ tháng 3/2009, mức lãi suất này vẫn được duy trì trong nhiều năm, trừ khoảng thời gian từ tháng 8/2008 – tháng 2/2009, lãi suất được tính là 1,3% do lạm phát cáo. Tỷ lệ Lãi hiệu quả (EIR) là 23,6% không tính lãi tiết kiệm và 23,0% kể cả lãi tiết kiệm. - Vốn dài hạn: dao động từ 3-10 triệu đồng (182-606 USD) kỳ hạn 100 tuần. Lãi suất phẳng 1,0%/tháng từ tháng 6/2008, tỷ lệ EIR 23,0% không tính tiết kiệm và 25,3% kể cả tiết kiệm. - Vốn đa mục đích: dao động từ 500 nghìn – 2 triệu đồng (30-121 USD) kỳ hạn 10, 15, 20, 25 hay 30 tuần. Lãi suất phẳng 0,3%/tháng (trích lãi đầu kỳ) nên tỷ lệ EIR là 31,0% (không tính tiết kiệm) và 35% (với tiết kiệm). Trong năm 2010, đã có hơn 67.000 lượt thành viên được tiếp cận với vốn vay của TYM. Tổng số vốn phát ra gần 500 tỷ đồng đạt 122% so với kế hoạch vốn và tăng 170,6% so với lượng vốn phát ra trong năm 2009. Trong đó có hơn 48.000 lượt thành viên vay vốn chung để đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh với tổng số tiến trên 420 tỷ đồng chiếm 84,2% tổng số vốn phát ra; 13.600 lượt thành viên vay vốn dài hạn sử dụng vào các mục đích như sửa sang nhà cửa, xây công trình phụ với tổng số tiền là hơn 71 tỷ đồng chiếm 14,2% tổng số vốn phát ra; và gần 4.500 lượt thành viên vay vốn đa mục đích sử dụng vào mục đích tiêu dùng với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng chiếm 1.6% trong tổng số vốn phát ra. Trong năm 2011, TYM đã giải ngân được 635 tỷ đồng cho 89.314 lượt thành viên, đạt 102% kế hoạch vốn, và tăng 163 tỷ so với số vốn giải ngân cùng kỳ của năm 2010. Lượng vốn phát ra ngày càng tăng nhưng với cơ chế vay vốn món nhỏ, hoàn trả dần cùng với việc thẩm định chặt chẽ kết hợp các hoạt động lồng ghép đã giúp TYM luôn duy trì tỷ lệ hoàn trả cao đạt 99,94%. (Nguồn: Theo báo cáo thường niên năm 2011) Vốn vay được thiết kế trên nguyên tắc cho vay không yêu cầu thế chấp, không tạo ra gánh nặng về hoàn trả, bảo đảm cho người nghèo tập dượt kỹ năng quản lý, sử dụng vốn vào các hoạt động tăng thu nhập và bảo đảm bù đắp các chi phí hợp lý cho hoạt động của TYM. Các loại vốn của TYM phát ra theo vòng, các mức vay tăng dần từ nhỏ đến lớn (tối thiểu là 1 triệu đồng). Thời hạn vay từ 10-100 tuần. Gốc và lãi hoàn trả hàng tuần. Hầu hết vốn vay được sử dụng cho các hoạt động tăng thu nhập, sửa chữa nhà cửa. Ngoài ra, TYM còn cho vay vốn đa mục đích (vốn khẩn cấp) với mức vốn nhỏ hơn và thời hạn ngắn hơn và có thể sử dụng cho tiêu dùng và các mục đích khác. (Nguồn: Theo báo cáo thường niên năm 2011) 2.1.2. Thực trạng về tiết kiệm Tiết kiệm là một bộ phận hợp thành của chương trình Quỹ TYM. Tiết kiệm nhằm mục đích tạo dựng thói quen lập kế hoạch cho cuộc sống chị em nghèo đồng thời tạo nguồn bảo lãnh cho vốn vay cũng như tạo nguồn tại chỗ nhằm phát huy nội lực nhằm duy trì và mở rộng chương trình. Để xây dựng nguồn vốn tự có và giáo dục thói quen tiết kiệm, TYM yêu cầu mọi khách hàng đóng tiết kiệm bắt buộc 3.000 đồng/tuần (0,19 USD). Tiết kiệm bắt buộc có lãi suất và có thể rút ra sau khi đạt được số dư tối thiểu nhất định. Ngoài ra, TYM cũng khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm tự nguyện, bắt đầu bằng số tiền nhỏ từ 5.000 đồng/tuần (1,30 USD). Trong tương lai gần, khi TYM được cấp phép theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP, Nghị định 165/2007/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam, TYM dự định đưa ra một số sản phẩm tiết kiệm tự nguyện toàn diện với đối tượng hưởng lợi không chỉ là khách hàng của TYM mà cả những người nghèo ở cộng đồng. (Nguồn: Theo báo cáo thường niên năm 2011) Năm 2011, số khách hàng tiết kiệm tăng 20.663 người, dư nợ tiết kiệm tăng 47,7 tỷ so với năm 2010. Đặc biệt phong trào tiết kiệm đã được toàn thể thành viên, các cụm, cán bộ Hội, cán bộ TYM đồng loạt hưởng ứng. Số tiền huy động được đã giúp cho gần 5000 hội viên phụ nữ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn. 2.1.3. Quỹ tương trợ Xuất phát từ nhu cầu thiết thực của khách hàng và nhằm mục đích xây dựng tinh thần tương thân tương ái giữa các chị em trong TYM, năm 1996 TYM đã giới thiệu gói sản phẩm Quỹ Tương Trợ cho thành viên. Tháng 8/2008, TYM đã hợp tác với các chuyên gia quốc tế để thiết kế và giới thiệu gói sản phẩm Tương trợ Gia đình tới các thành viên tham gia chương trình. Gói sản phẩm này gòm hai sản phẩm là Tương trợ cuộc sống và Tương trợ vốn vay. Với nhiều lợi ích phù hợp với điều kiện và nguyện vọng của thành viên, gói sản phẩm này nhanh chóng được thành viên ưa thích và hưởng ứng tham gia. Quỹ Tương trợ được hình thành do thành viên đóng góp thường xuyên mỗi tuần 200.000 đồng. Quỹ dùng để hỗ trợ thành viên trong trường hợp họ không may gặp rủi ro: - Chồng, con thành viên không may qua đời được chi tiền mai táng 200.000đ. - Thành viên không may qua đời được xóa nợ và hỗ trợ tiền mai táng 500.000đ. - Hỗ trợ viện phí khi thành viên mắc bệnh hiểm nghèo phải phẫu thuật nặng từ tuyến tỉnh trở lên. Tiếp nối thành công của các năm trước, năm 2011, Quỹ tương trợ TYM tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình vận hành, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cung cấp sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều hơn của thành viên và gia đình, từ đó hỗ trợ chị em phụ nữ có thu nhập thấp và gia đình họ vượt qua những rủi ro trong cuộc sống, góp phần giúp chị em thoát nghèo và phát triển bền vững. Tính đến hết năm 2011, Quỹ Tương trợ đã cũng cấp dịch vụ cho 172.871 người trong đó có 54.837 chị em thành viên, tăng 35,6% so với cuối năm 2009. Số lượt người được hỗ trợ từ Quỹ là 2.203 người Số tiền chi trả cho thành viên và gia đình là 2,4 tỷ tăng 120% so với năm 2010. 2.1.4 Thực trạng các sản phẩm tài chính đã cung cấp Sự phát triển của các dịch vụ tài chính Trong thời gian qua, mức dư nợ vốn đã cho thấy một mức tăng trưởng nhanh, với tỷ lệ tăng trưởng từ 31% tới 100%, chỉ có cá biệt vào năm 2006 (chi 4%). Do tăng huy động vốn đến cuối năm 2007 và tới năm 2008, TYM đã có mức tăng dư nợ vốn đáng kể trong số lượng dư nợ vốn. Mức tăng dư nợ vốn trung bình trên mỗi thành viên đạt 38,4% trong năm 2008 (do lạm phát), cùng với sự gia tăng mạnh 33,4% số thành viên vay sốn đã thúc đẩy mức tăng trưởng dư nợ. Trong nhiều năm, sản phẩm vốn chung – công vụ chính cấp vốn cho các hoạt động tăng thu nhập – vẫn đang chiếm một phần lớn trong tổng dư nợ vốn, từ 56% trong năm 2005 đến gần ¾ tổng dư nợ vào tháng 4/2010. Thực tế này chỉ ra sự chú trọng của TYM trong việc nâng cao đời sống kinh tế của thành viên. Vốn dài hạn – loại vốn phục vụ đầu tư, mua sắn đồ gia dụng, vẫn chiếm một phần nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ Quỹ TYM đang có thêm nhiều thành viên mới tham gia, những thành viên đang vay vốn vòng 1 chưa đủ điều kiện để vay loại vốn này. Đồng thời, thực tế này cũng chỉ ra được sự khủng hoảng của nền kinh tế. Trong khi đó, vốn đa mục đích sử dụng cho tiêu dùng và các tình huống khẩn cấp vẫn còn chiếm một phần rất nhỏ, dưới 5% tổng dư nợ vốn. (Nguồn:Theo Planet Rating Asia) Với tỷ lệ vốn tối thiểu là 36,9%, Quỹ TYM hiện đang duy trì mức vốn hóa cao (mặc dù vẫn dưới mức đỉnh vào năm 2006). Trong những năm tới, TYM vẫn đảm bảo tuân thủ các yêu cầu vốn tối thiểu. Ngoài ra, quỹ TYM hiện vẫn đang duy trì tỷ suất nợ thấp (1,77x), cho phép Tym có đủ khả năng nhận các khoản vay gia tăng khác. (Nguồn:Theo Planet Rating Asia) Tổ chức có cơ cấu huy động vốn cân đối (tài sản nợ, thế chấp tiền mặt và vốn tự có), điều này cho thấy sự đa dạng ngày càng tăng của các tổ chức cho vay (cả trong nước và quốc tế). Dự báo lưu chuyển tiền tệ đã xác định được chính xác nhu cầu huy động vốn trong các năm tiếp theo. Nhờ đó, Quỹ đã xác định được đầy đủ nhu cầu về vốn trong các năm tới . Rủi ro tín dụng Tỷ lệ PAR 30 chỉ dưới 0,5% trong nhiều năm, rủi ro tín dụng của TYM hiện giữ ở mức thấp nhờ chất lượng dư nợ vốn hiếm có. Tương tự, mức xóa nợ cũng giữ ở mức thấp, mặc dù chính sách xóa nợ hiện không theo một mô hình chuẩn quốc tế nào. Tỷ lệ PAR 365 vẫn giữ ở mức thấp (0.05%). Quỹ Tym gia hạn nợ một cách thận trọng, nhưng cũng rất ít khi gia hạn, kể cả với các món vốn được gia hạn choi như quá hạn. Bảo hiểm rủi ro tín dụng: TYM có mức bảo hiểm rủi ro tín dụng cao – là nhờ tỷ lệ PAR thấp cùng với dự phòng dư nợ vốn chất lượng ở mức 0,75%. Rủi ro thanh khoản Công tác quản lý tài sản có và tài sản nợ đang dần được phát triển tại Quỹ TYM. Rủi ro thanh khoản giữ ở mức thấp, phòng Tài chính kế toán được tổ chức tốt, có đủ nhân viên nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, cùng vứi một Phó Giám đốc phụ trách tài chính mới được bổ nhiệm năm 2010 cũng giám sát chặt chẽ tình hình tiền mặt của Quỹ hàng tuần. Các báo cáo hàng tuần về tình hình tiền mặt và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (cập nhật hàng quý) đã theo dõi đầy đủ những rủi ro thanh khoản nội bộ tại Quỹ. Việc theo dõi này cũng được thực hiện dễ dàng hơn nhờ quy định giữ 20% tất cả các khoản tiền gửi bằng tiền mặt. Rủi ro thị trường Rủi ro về ngoại hối với quỹ TYM khá hạn chế và đang giảm dần, đồng USD hiện chỉ chiếm 0,7% vốn bậc I của Quỹ vào tháng 4/2010. Hiệu quả và khả năng sinh lời: TYM đã chứng tỏ được khả năng sinh lời cao trong những năm qua, với ROA điều chỉnh gần 5% trong năm 2009. Tỷ lệ ROE cũng có chung xu hướng đó. Lợi nhuận vẫn giữa tương đối ổn định qua các năm và tương đồng với lợi nhuận theo lý thuyết. TYM hiện có chất lượng doanh thu tốt, có uy tín tại các khu vực Quỹ hoạt động. Thị trường có tiềm năng phát triển, đặc biệt sau những thay đổi gần đây từ phía Ngân hàng chính sách và xã hội. Theo đánh giá của Cơ quan xếp hạng tài chính vi mô toàn cầu, chỉ số chi phí vận dành Opex của Quỹ TYM đạt 13,4% vẫn nằm trong chuẩn ngành của Việt Nam, măc dù việc trợ cấp của Chính phủ cho Opex của Ngân hàng Chính sách – Xã hội đang phá vỡ điểm chuẩn tổng thể. Dư nợ vốn trung bình/thành viên dần tăng từ 160 USD (năm 2005) lên 274 USD (tháng 4/2010). Trong khi đó, năng suất lao động của cán bộ tín dụng đạt mức cao nhất là 290 thành viên/cán bộ. Mức giảm tổng thể này là do có nhiều chi nhánh mới mở, và tuyển dụng thêm nhiều cán bộ tín dụng đã đạt được định mức 400 thành viên/cán bộ. Việc quản lý dư nợ tốt trong thời gian gần đây, việc tối ưu hóa nguồn vốn đang được cải thiện mạnh (từ mức 72,5% năm 2006 lên mức 95,8% trong tháng 4/2010). Lợi thế quy mô dự kiến trên cơ sở vận hành hợp lý hóa với quy trình tín dụng được chỉnh sửa sẽ góp phần giữ mức sinh lời chung. Quỹ TYM hiện có triển vọng khả năng sinh lời ổn định là do lợi thế quy mô dự kiến trên cơ sở tăng trưởng tập trung hơn cân bằng với mức tăng lương theo kế hoạch phù hợp với thi trường, tăng năng suất lao động và sự hỗ trợ từ các nguồn vốn thương mại theo giá thị trường khi có giấy phép. (Nguồn:Theo Planet Rating Asia) 2.2. Hoạt động xã hội (phi tài chính) 2.2.1. Đào tạo nâng cao kiến thức và kĩ năng cho thành viên của TYM: Từ khi thành lập đến nay, TYM luôn coi việc đào tạo nâng cao kiến thức cho thành viên là việc làm thường xuyên của TYM nhằm thực hiện sứ mệnh xã hội đã đề ra. Hàng năm TYM luôn tổ chức các khóa đào tạo học tập cho các cán bộ cụm về các kỹ năng trong quản lý và mở rộng tín dụng, nhiều khóa đào đạo với quy mô lớn như trong năm 2010, tại khóa học tại Diễn Châu, Nghệ An, TYM tổ chức đào tạo tập trung cho hơn 1600 thành viên. 2.2.2. Tổ chức hoạt động cộng đồng: Bên cạnh các hoạt động đào tạo, TYM còn tổ chức rất nhiều hoạt động cộng đồng nhằm cải thiện điều kiện sống của người dân và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của chị em phụ nữ. Đồng thời TYM thường xuyên tổ chức những hoạt động cộng đồng giúp đỡ khó khăn cho các thành viên Năm 2010: TYM ủng hộ cho các thành viên chịu thiệt hại từ lũ lụt, trao tặng nhà tình thương 2.3.3. Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ Xác định hoạt động sẽ phát triển lâu dài và bền vững, TYM đã tuyển chọn đội ngũ cán bộ chuyên trách. Đến nay TYM đã có 190 cán bộ là những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung cấp về kinh tế, tài chính. Trong quá trình công tác, họ còn đựơc TYM không ngừng tạo điều kiện cho tham gia các chương trình đào tạo và tập huấn nhằm phát huy và nâng cao năng lực. Hàng năm TYM cung cấp nhiều dịch vụ phi tài chính cho thành viên bao gồm: đào tạo, các chương trình nâng cao nhận thức về chủ đề như Quản lý nợ, bảo hiểm, y tế và vệ sinh, bình đẳng giới … Trong những hoạt động này TYM kết hợp chặt chẽ với Hội và các tổ chức khác như CARD, ILO, Citi Foundation, Freedom from Hunger, … 3. Một số đóng góp của Quĩ đó vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phương - Số đối tượng được cho vay mở rộng với nhiều mục đích: xây dựng, kinh doanh, hoạt động kinh tế nông nghiệp. Cho tới thời điểm 2010 TYM đã có hơn 67000 lượt thành viên được tiếp cận với vốn vay của quỹ, tổng số vốn phát ra gần 500 tỷ đồng trong đó hơn 48.000 thành viên vay vốn chung để đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh, 13.600 lượt thành viên vay vốn dài hạn sử dụng vào các mục đích như sửa sang nhà của, xây dựng công trình phụ, gần 4.500 thành viên vay vốn đa mục đích sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng. - Đa dạng sản phẩm mở rộng tới đối tượng công nhân, phụ nữ, dân tộc thiểu số. Hiện tại TYM đã mở rộng các sản phẩm tới đối tượng công nhân, phụ nữ dân tộc thiểu số ở những tỉnh xa xôi thay vì chỉ mở rộng địa bàn hoạt động ở những tỉnh thành trung tâm. - Với mức lãi suất và mức trả thấp, trả dần, có tác dụng huy động tiết kiệm, giảm áp lực trả đối với doanh nghiệp. - Đào tạo kỹ thuật trong sản xuất TYM thường xuyên tổ chức cho các thành viên tham quan và đào tạo về sản xuất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sản xuất - Truyền thông phổ biến về quỹ và giáo dục sức khỏe, đào tạo về giới và kinh doanh cho các thành viên - Trao quà cho con các thành viên đạt kết quả học tập cao Năm 2011: TYM tổ chức tặng hơn 200 suất quà cho thành viên có hoàn cảnh khó khăn trên các địa bàn hoạt động Đến thời điểm hiện tại, số thành viên của TYM tăng lên và được sự tin tưởng rất lớn của các thành viên. “Trước đây, khi có khoản tiền lớn chưa sử dụng tôi thường mua vàng hoặc gửi ngân hàng. Tháng 9 năm 2011, được cán bộ TYM đến gia đình giới thiệu về sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà TYM mới cung cấp, tôi mừng lắm và đã quyết định gửi ngay tiền vào TYM bởi cán bộ TYM rất gần gũi, nhiệt tình, hơn nữa tôi đã tham gia TYM 10 năm nay rồi nên tôi rất tin tưởng vào hoạt động của TYM”. Chị Hồ Thị Hiệp, chi nhánh Nghi L
Luận văn liên quan