Tiểu luận Nghiên cứu thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường

Ngày nay không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của công nghệ sinh học đối với nền kinh tế quốc dân nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của ngành công nghệ sinh học, được coi là thời điểm lịch sử mà con tầu vũ trụ mang tên ‘công nghệ sinh học’ đã rời khỏi bệ phóng để bay đến tầm cao mới. Cùng với sự khẳng định vượt trội của bản thân ngành khoa học này, thì sức khỏe của con người cũng được cải thiện một cách đáng kinh ngạc. Sức khoẻ không phải chỉ đơn thuần là không có bệnh tật mà còn phải có một tình trạng thoải mái về tâm thần, thể chất và xã hội. Sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và là nguồn động lực cho phát triển xã hội. “Sức khỏe nhân sinh, tạo phúc xã hội”. Từ vài thập kỷ qua, thực phẩm chức năng (TPCN) phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Chúng ta đã biết, sự phát hiện tác dụng sinh năng lượng và vai trò các thành phần dinh dưỡng thiết yếu đã giúp loài người từng bước hiểu được các bí mật của thức ăn và kiểm soát được nhiều bệnh tật và vấn đề sức khoẻ liên quan. Thực phẩm cho đến nay, con người mặc dù sử dụng chúng hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các thành phần các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, về tác động của thực phẩm tới các chức năng sinh lý của con người. Các đại danh y như Hypocrates, Tuệ Tĩnh đều quan niệm “thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”. Loài người ngày càng phát triển, mô hình bệnh tật cũng thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đặc biệt từ giữa thế kỷ XX đến nay. Cùng với sự già hoá dân số, tuổi thọ trung bình tăng, lối sống thay đổi, các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm, lối sống ngày càng tăng. Việc chăm sóc, kiểm soát các bệnh đó đặt ra nhiều vấn đề lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội. Người ta thấy rằng, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý với nhiều chứng, bệnh mạn tính. Một trong những căn bênh được quan tâm nhiều khi sử dụng các dòng sản phẩm chức năng để hỗ trợ đón là căn bệnh đái tháo đường. Chính vì những lợi ích thiết thực mà sản phẩm TPCN mang lại cho con người nói chung và với bênh đái tháo đường nói riêng mà nhu cầu được sử dụng các sản phẩm đó ngày một tăng cao cả về chất lượng và số lượng. Để tồn tại và đáp ứng được nhu cầu đó, đòi hỏi các nhà sản xuất, các nhà khoa học phải không ngừng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm ngày càng ưu việt hơn. Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu dòng thực phẩm chức năng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

doc61 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7443 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu thực phẩm chức năng cho người đái tháo đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của công nghệ sinh học đối với nền kinh tế quốc dân nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của ngành công nghệ sinh học, được coi là thời điểm lịch sử mà con tầu vũ trụ mang tên ‘công nghệ sinh học’ đã rời khỏi bệ phóng để bay đến tầm cao mới. Cùng với sự khẳng định vượt trội của bản thân ngành khoa học này, thì sức khỏe của con người cũng được cải thiện một cách đáng kinh ngạc. Sức khoẻ không phải chỉ đơn thuần là không có bệnh tật mà còn phải có một tình trạng thoải mái về tâm thần, thể chất và xã hội. Sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và là nguồn động lực cho phát triển xã hội. “Sức khỏe nhân sinh, tạo phúc xã hội”. Từ vài thập kỷ qua, thực phẩm chức năng (TPCN) phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Chúng ta đã biết, sự phát hiện tác dụng sinh năng lượng và vai trò các thành phần dinh dưỡng thiết yếu đã giúp loài người từng bước hiểu được các bí mật của thức ăn và kiểm soát được nhiều bệnh tật và vấn đề sức khoẻ liên quan. Thực phẩm cho đến nay, con người mặc dù sử dụng chúng hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các thành phần các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, về tác động của thực phẩm tới các chức năng sinh lý của con người. Các đại danh y như Hypocrates, Tuệ Tĩnh đều quan niệm “thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn”. Loài người ngày càng phát triển, mô hình bệnh tật cũng thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đặc biệt từ giữa thế kỷ XX đến nay. Cùng với sự già hoá dân số, tuổi thọ trung bình tăng, lối sống thay đổi, các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm, lối sống ngày càng tăng. Việc chăm sóc, kiểm soát các bệnh đó đặt ra nhiều vấn đề lớn cho y học, y tế và phúc lợi xã hội. Người ta thấy rằng, chế độ ăn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và xử lý với nhiều chứng, bệnh mạn tính. Một trong những căn bênh được quan tâm nhiều khi sử dụng các dòng sản phẩm chức năng để hỗ trợ đón là căn bệnh đái tháo đường. Chính vì những lợi ích thiết thực mà sản phẩm TPCN mang lại cho con người nói chung và với bênh đái tháo đường nói riêng mà nhu cầu được sử dụng các sản phẩm đó ngày một tăng cao cả về chất lượng và số lượng. Để tồn tại và đáp ứng được nhu cầu đó, đòi hỏi các nhà sản xuất, các nhà khoa học phải không ngừng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm ngày càng ưu việt hơn. Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu dòng thực phẩm chức năng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Chương I : TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG & BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG. I. Định nghĩa và tên gọi của thực phẩm chức năng.[2][3][6][7][8][9][10] 1.1. Các thuật ngữ có liên quan. Thực phẩm (Food): Tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và tất cả các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm hoặc những chất chỉ được dùng như dược phẩm. Nhãn (Label): Thẻ, dấu hiệu, hình ảnh hoặc một hình thức mô tả được viết, in, ghi, khắc nổi, khắc chìm hoặc gắn vào bao bì thực phẩm). Nhãn hiệu hàng hoá (Trade Mark): Là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Ghi nhãn (Labelling): Dùng chữ viết hoặc hình ảnh để trình bày các nội dung của nhãn nhằm cung cấp các thông tin về bản chất sản phẩm đó. Bao bì (Container): Vật chứa đựng dùng để chứa thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì (bao gồm cả các lớp bọc) có thể phủ kín hoàn toàn hoặc một phần thực phẩm. Bao gói sẵn (Prepackaged): Việc bao gói trước thực phẩm trong bao bì và sẵn sàng để chào bán cho người tiêu dùng. Thành phần (Ingredient): Các chất có trong thực phẩm bao gồm cả phụ gia thực phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm và có mặt trong thành phẩm cho dù có thể ở dạng chuyển hoá. Chất dinh dưỡng (Nutrient): các chất được dùng như một thành phần của thực phẩm nhằm: Cung cấp năng lượng Cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống Thiếu chất đó sẽ gây ra những biến đổi đặc trưng về sinh lý, sinh hoá Xơ thực phẩm (Fibre): Chất liệu thực vật hoặc động vật có thể ăn được không bị thuỷ phân bởi các men nội sinh trong hệ tiêu hoá của con người và được xác định bằng phương pháp thống nhất. Xác nhận (Claim): Việc ghi nhãn nhằm khẳng định một thực phẩm có những chỉ tiêu chất lượng riêng biệt liên quan đến sự biến đổi về nguồn gốc, thuộc tính dinh dưỡng, bản chất tự nhiên, đặc điểm chế biến, thành phần cấu tạo của thực phẩm đó. 1.2.Thực phẩm chức năng: Cho đến nay chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra định nghĩa đầy đủ về thực phẩm chức năng, mặc dù đã có nhiều Hội nghị quốc tế và khu vực về thực phẩm chức năng. Thuật ngữ “Thực phẩm chức năng”, mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất quốc tế, nhưng được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Gần đây các định nghĩa về thực phẩm chức năng được đưa ra nhiều hơn và có xu hướng gần thống nhất với nhau. + Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật: Đưa ra định nghĩa thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm ngoài 2 chức năng truyền thống là: cung cấp các chất dinh dưỡng và thoả mãn nhu cầu cảm quan, còn có chức năng thứ 3 được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu khoa học như tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột… + Hiệp Hội thực phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Nhật Bản, định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay loại bỏ phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả của thực phẩm đối với sức khoẻ”. + Viện Y học thuộc viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, định nghĩa: Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, là bất cứ thực phẩm nào được thay đổi thành phần qua chế biến hoặc có các thành phần của thực phẩm có lợi cho sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống của nó. + Hiệp Hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), định nghĩa: “ Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản”. + Úc, định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là những thực phẩm có tác dụng đối với sức khoẻ hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Thực phẩm chức năng là thực phẩm gần giống như các thực phẩm truyền thống nhưng nó được chế biến để cho mục đích ăn kiêng hoặc tăng cường các chất dinh dưỡng để nâng cao vai trò sinh lý của chúng khi bị giảm dự trữ. Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến, sản xuất theo công thức, chứ không phải là các thực phẩm có sẵn trong tự nhiên”. + Hiệp Hội nghiên cứu thực phẩm Leatherhead (châu Âu): Cho rằng khó có thể định nghĩa thực phẩm chức năng vì sự đa dạng phong phú của nó. Các yếu tố “chức năng” đều có thể bổ sung vào thực phẩm hay nước uống. Tổ chức này cho rằng: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến từ thức ăn thiên nhiên, được sử dụng như một phần của chế độ ăn hàng ngày và có khả năng cho một tác dụng sinh lý nào đó khi được sử dụng”. + Hàn Quốc: Trong Pháp lệnh về thực phẩm chức năng (năm 2002) đã có định nghĩa như sau: “Thực phẩm chức năng là sản phẩm được sản xuất, chế biến dưới dạng bột, viên nén, viên nang, hạt, lỏng... có các thành phần hoặc chất có hoạt tính chức năng, chất dinh dưỡng có tác dụng duy trì, thúc đẩy và bảo vệ sức khoẻ”. Điều kiện để sản phẩm lưu hành: - Bằng chứng khoa học chứng minh hoạt chất an toàn (sơ đồ cây đánh giá an toàn, đánh giá độc tính); hiệu quả (thử nghiệm trên chuột, thử nghiệm lâm sàng, invivo và invitro và nằm trong danh mục cac chất các chất có hoạt tính do Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm (KFDA) cho phép. Nếu ngoài danh mục phải ghi khuyến cáo về các lợi ích đối với sức khoẻ trên nhãn). - Phải xây dựng tiêu chuẩn/ đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm. + Trung Quốc: Không dùng thuật ngữ thực phẩm chức năng mà dùng thuật ngữ: thực phẩm sức khoẻ, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã quan niệm: Ăn uống và điều trị bệnh có cùng một nguồn gốc và thuốc và thực phẩm có chức năng như nhau. Ví dụ: - Sâm dùng để điều hoà miễn dịch. - Vừng đen, trà xanh: kìm hãm quá trình lão suy. - Hạt đào, hoa cúc: điều hoà mỡ máu. - Củ từ, hoa quả táo gai: giảm đường huyết. Bộ Y tế Trung Quốc đã có quy định về thực phẩm sức khoẻ (11/1996) và định nghĩa như sau: “Thực phẩm sức khoẻ: - Là thực phẩm có chức năng đặc biệt đến sức khoẻ, phù hợp cho một nhóm đối tượng nào đó. - Có tác dụng điều hoà các chức năng của cơ thể và không có mục đích sử dụng điều trị” + Rober Froid M.: Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 17 về dinh dưỡng (ngày 27-31/8/2001) tại Viên (Áo) trong báo cáo “Thực phẩm chức năng: Một thách thức cho tương lai của thế kỷ 21” đã đưa ra định nghĩa: “Một loại thực phẩm được coi là thực phẩm chức năng khi chứng minh được rằng nó tác dụng có lợi đối với một hoặc nhiều chức phận của cơ thể ngoài các tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, khoẻ khoắn và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”. + Bộ Y tế Việt Nam: Thông thư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”. + Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng. Song tất cả đều thống nhất cho rằng: Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm(truyền thống – Food) và thuốc (Drug). Thực phẩm chức năng thuộc khoảng giao thoa (còn gọi là vùng xám) giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc (Food-Drug). Khái quát lại có thể đưa ra một định nghĩa như sau: “Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm (hoặc sản phẩm) dùng để hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”. 1.3. Tên gọi. TPCN tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có tên gọi khác sau: + Việt Nam và nhiều nước khác (như Nhật Bản, Hàn Quốc...): (1) Thực phẩm chức năng (2) Thực phẩm bổ sung (vitamin và khoáng chất) – Food supplement. (3) Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ – Health Produce (4) Thực phẩm đặc biệt – Food for Special use. (5) Sản phẩm dinh dưỡng y học – Medical Supplement. + Mỹ: Dietary Supplement (thực phẩm bổ sung) và Medical Supplement (thực phẩm y học hay thực phẩm điều trị). + EU: Thực phẩm bổ sung (giống như thuật ngữ Dietary Supplement của Mỹ). + Trung Quốc: Sản phẩm bảo vệ sức khoẻ hay còn được dịch nguyênbản là thực phẩm vệ sinh. Chức năng của các sản phẩm này rất rộng, bao gồm cả Dietary Supplement (thực phẩm bổ sung) và Medical Supplement (thực phẩm y học hay thực phẩm điều trị). 1.4. Phân biệt thực phẩm chức năng với thực phẩm truyền thống và thuốc. [6][7][9][10][11][12] Thực phẩm chức năng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, nên còn gọi là thực phẩm thuốc (Food- Drug). Nguồn gốc của thực phẩm chức năng là từ sản phẩm cây cỏ và sản phẩm động vật tự nhiên, có cùng nguồn gốc với thuốc y học cổ truyền dân tộc. Xu thế của thế giới, nhất là ở các nước không có nền y học cổ điển (đông y) thì tất cả các dạng sản phẩm y học cổ truyền được sản xuất hiện đại hơn và đổi thành thực phẩm chức năng, sản phẩm chức năng với hàm lượng hoạt chất, vi chất ở mức xấp xỉ nhu cầu của cơ thể hàng ngày. a,Phân biệt TPCN và thực phẩm truyền thống. STT Tiêu chí Thực phẩm truyền thống Thực phẩm chức năng 1 Chức năng 1) Cung cấp các chất dinh dưỡng. 2) Thỏa món về nhu cầu cảm quan. 1) Cung cấp các chất dinh dưỡng. 2) Chức năng cảm quan. 3) Lợi ích vượt trội về sức khỏe (giảm cholesterol, giảm HA, chống táo bón, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột…) 2 Chế biến Chế biến theo công thức thô (không loại bỏ được chất bất lợi) Chế biến theo công thức tinh(bổ sung thành phần có lợi, loại bỏ thành phần bất lợi) được chứng minh khoa học và cho phép của cơ quan có thẩm quyền. 3 Tác dụng tạo năng lượng Tạo ra năng lượng cao Ít tạo ra năng lượng 4 Liều dùng Số lượng lớn Số lượng ít 5 Đối tượng sử dụng Mọi đối tượng Mọi đối tượng Có định hướng cho các đối tượng: người già, trẻ em, phụ nữ món kinh… 6 Nguồn gốc nguyờn liệu Nguyên liệu thô từ thực vật, động vật (rau, củ, quả, thịt, cỏ, trứng…) cú nguồn gốc tự nhiên - Hoạt chất, chất chiết từ thực vật, động vật (nguồn gốc tự nhiên) 7 Thời gian và phương thức dùng Thường xuyên, suốt đời. Khó sử dụng cho người ốm, già, bệnh lý đặc biệt. Thường xuyên, suốt đời. Có sản phẩm cho các đối tượng đặc biệt. b, Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc. STT Tiêu chí TPCN Thuốc 1 Định nghĩa Là sản phẩm dùng để hỗ trợ (phục hồi, tăng cường và duy trì) các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người nhằm mục đích phũng bệnh, chữa bệnh, chuẩn đoán bệnh hoạc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể, bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế trừ thực phẩm chức năng. 2 Công bố trên nhãn của nhà sản xuất Là thực phẩm chức năng (sản xuất theo luật TP) Là thuốc (vỡ sản xuất theo luật dược) 3 Hàm lượng chất, hoạt chất Không quá 3 lần mức nhu cầu hàng ngày của cơ thể Cao 4 Ghi nhãn - Là TPCN - Hỗ trợ các chức năng của các bộ phận cơ thể. - Là thuốc; - Có chỉ định, liều dùng, chống chỉ định 5 Điều kiện sử dụng Người tiêu dùng tự mua ở chợ, siêu thị Phải có chỉ định, kê đơn của bác sĩ 6 Đối tượng dùng - Người bệnh - Người khỏe - Người bệnh 7 Điều kiện phân phối Bán lẻ, siêu thị, trực tiếp, đa cấp - Tại hiệu thuốc có dược sĩ - Cấm bán hàng đa cấp 8 Cách dùng - Thường xuyên, liên tục. - Không biến chứng, không hạn chế - Từng đợt, - Nguy cơ biến chứng, hạn chế 9 Nguồn gốc nguyên liệu - Nguồn gốc tự nhiên - Nguồn gốc tự nhiên - Nguồn gốc tổng hợp Thực phẩm chức năng, thực phẩm và thuốc. II. Chức năng của thực phẩm chức năng.[4][5] TPCN vốn là một sản phẩm tốt bởi nó không chỉ cung cấp những dưỡng chất cơ bản cho cơ thể mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác. Tác dụng nổi trội của sản phẩm này là hỗ trợ điều trị bệnh, tham gia vào quá trình đẩy lùi bệnh tật trong cơ thể người cùng với sự tác động của các loại thuốc Đông, Tây y… 2.1 Tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ Hình 1: Sơ đồ lão hóa và các yếu tố ảnh hưởng TPCN cung cấp các chất chống oxy hóa, các Hormone, các chất chống stress, chống thoái hóa, bổ sung Vitamin, bổ sung khoáng chất, bổ sung các hoạt chất sinh học, các hoạt chất thảo dược… các chất này cú tỏc dụng chống oxy hóa cao, làm phân hủy các gốc tự do và như thế sẽ làm chậm quá trình lão hóa và giảm thiểu các tác hại của các gốc tự do lên các cơ quan, tổ chức của cơ thể, do đó làm kéo dài tuổi thọ của con người. 2.2 Tác dụng tạo sức khỏe sung mãn Hình 2: Sức khỏe sung mãn 2.3 Tác dụng tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật Sức đề kháng của cơ thể phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là quá trình tổng hợp Protide, tổng hợp kháng thể, chế độ cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Khi cơ thể đói, suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh tiêu chảy, các bệnh chuyển hóa, cũng như quá trình lão hóa sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể? TPCN sẽ hỗ trợ các chức năng của các bộ phận của cơ thể, bổ sung vitamin, khoáng chất, axitamin, hoạt chất sinh học, làm tăng hệ thống đề kháng không đặc hiệu và đặc hiệu, từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tật. Ví dụ bổ sung kẽm, vitaminD, vitaminE … sẽ góp phần ngăn chặn giảm chức năng miễn dịch trong quá trình lão hóa, các sản phẩm từ nấm linh chi, nấm hương, tảo… có tác dụng tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. 2.4 Hỗ trợ phòng và trị bệnh Hình 3: TPCN hỗ trợ điều trị bệnh Sự sống muốn được duy trì cần sự ổn định của 2 vấn đề cơ bản sau đây: - Cấu tạo các cơ quan, tổ chức tạo nên cơ thể. - Quá trình chuyển hóa vật chất bao gồm đồng hóa và dị hóa. Nếu cú sự rối loạn cấu tạo hoặc rối loạn chuyển hóa dẫn tới sự mất cân bằng bình thường, gây rối loạn chức năng, hạn chế lao động. Đó chính là bệnh. TPCN bổ sung cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh học…sẽ hỗ trợ phục chế lại cấu tạo và quá trình chuyển hóa vật chất, từ đó phục hồi, tăng cường và duy trì các chức năng của các bộ phận trong cơ thể và sẽ có tác dụng phòng và điều trị bệnh tật. 2.5 Hỗ trợ làm đẹp TPCN hỗ trợ làm đẹp cho cả nội dung lẫn hình thức: - Đẹp phẩm chất, tức là đẹp nội dung, bao gồm: không có bệnh tật, có sức bền bỉ dẻo dai, các chức năng bền vững. - Đẹp hình thức: cân đối chiều cao, cân nặng, có da đẹp, răng miệng, đầu tóc, mắt, mũi, ngực mông, dáng đi đẹp và lời nói dịu dàng. 2.6 Giúp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo Muốn có các sản phẩm TPCN cần có một chuỗi các công đoạn như nuôi trồng, chế biến sản xuất và lưu thông phân phối. Quá trình đó đó tạo cụng ăn việc làm và thu nhập cho hàng chục triệu người, có khi hàng trăm triệu người trên thế giới; góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều người. Với những đặc điểm ưu việt về tác dụng như trên của thực phẩm chức năng, chúng ta cần mở rộng phạm vi nghiên cứu và sản xuất TPCN, nhờ đó mà người tiêu dùng có thể lựa chọn các sản phẩm TPCN mà mình mong muốn. III. Bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường đang trở thành mối nguy hại đối với toàn cầu, không kém gì HIV/AIDS khi 10 giây qua đi trên thế giới lại có người chết vì căn bệnh này. Số người mắc bệnh trên thế giới đã lên tới hơn 200 triệu, và sẽ tăng lên hơn 300 triệu vào năm 2025. Tại các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tăng lên trung bình là 42%, còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, con số này là 170%, nhưng điều đáng buồn là đa phần người bệnh đều không phát hiện ra bệnh của mình.[14] Mỗi ngày, hàng chục bệnh nhân đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám và điều trị.  Việc đầu tiên là họ sẽ được các bác sỹ thử phản ứng trên chính cơ thể. Phương pháp thông thường là kiểm tra cảm nhận trên gan bàn chân, bàn tay. Người bệnh sẽ được phát hiện bệnh ngay nếu khi chọc thử một vật cứng vào mà tay hoặc chân đều không có cảm giác. Xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ cho kết quả ngay và chính xác về độ nặng nhẹ của căn bệnh đái tháo đường. Theo các bác sỹ, đa phần các bệnh nhân tìm đến bệnh viện khi đã quá muộn. Bệnh đã tiến triển nặng, rất khó khăn cho việc điều trị. Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện nội tiết Trung ương cho biết: "Đái tháo đường có nhiều dạng: Type 1, đối với người trẻ: Biểu hiện rầm rộ, suy kiệt nhanh, uống nước nhiều, các cháu nhỏ thì sút cân nhanh. Type 2: Đối với người lớn tuổi, cân nặng không giảm nhiều, không uống nhiều nhưng mắt mờ, thường là phát hiện tình cờ như lung lay răng, đục thủy tinh thể...". Bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở các nước đang phát triển, xảy ra với cả khu vực nông thôn và tỷ lệ nông dân mắc căn bệnh này tại nước ta không ngừng tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, chi phí điều trị bệnh lại theo kiểu nhà giàu, tức là người bệnh sẽ buộc phải chung sống với nó, với thuốc men mỗi ngày và một chế độ tập luyện, dinh dưỡng nghiêm ngặt. Giáo sư - Tiến sỹ Tạ Văn Bình - Giám đốc Bệnh viện nội tiết Trung ương phân tích: "Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa, kèm theo các rối loạn khác như mỡ máu, nội mô, mạch máu, bộc lộ ra ngoài. Nhưng thực chất thì cả hệ thống đó đã bị rối loạn, nên khi điều trị thì không chỉ là điều trị một bệnh".Giáo sư Bình đưa ra cảnh báo, căn bệnh này nếu không có những nhận thức đúng và đầy đủ thì sẽ hủy diệt cả nhân loại không khác gì HIV/AIDS. Mà một trong những nguyên nhân lại nằm trong những thay đổi trong cuộc sống của chúng ta đó là thức ăn thừa năng lượng, lười vận động và st
Luận văn liên quan