Tiểu luận Nguồn của luật quốc tế- Case Gabcikovo – Nagymaros

Ngày 16 tháng 9 năm 1977: Cộng hoà Nhân dân Czechoslovakia và Cộng hoà Nhân dân Hungary kí với nhau một điều ước song phương thường được nhắc tới với tên “Treaty 1977”.  Khu vực sông Danube được xét tới trong vụ này trải dài khoảng 200 km, từ Bratislava ( Slovakia) đến Budapest (Hungary )ở ranh giới giữa hai quốc gia này nằm trên khu vục mà độ dốc rất lớn. Cunovo nằm phía trái và Gabcikovo nằm phía phải xuôi xuống nữa là lãnh thổ của Hungari. Nội dung của điều ước này, đó là haiquốc gia sẽ cùng nhau hợp tác xây dựng và vận hành hệ thống đập thủy lợi ở khu vực Nagymaros (Thuộc Hungary do đó sẽ do Hungary trực tiếp thực hiện, ngoài ra, do lí do địa trác nên Hungary còn đảm nhận thêm một phần công việc ở cửa cống tại Dunalikiti thuộc Gabcikovo, trên cả phần lãnh thổ của Hungari và Czechoslovakia) và Gabcikovo (thuộc Czechslovakia do đó sẽ do Czechoslovakia trực tiếp đảm nhận). Theo như lời mở đầu của hiệp định có viết, cả gói hệ thống này (bao gồm một con đập nhân tạo, được đặt trên dòng sông Danube, nhằm làm tăng thêm độ sâu và chệch hướng một phần của con sông) được thiết kế để đạt được sự sử dụng một cách rộng rãi nguồn tài nguyên thiên nhiên trên khu vực Bratislava –Budapest của sông Danube, tạo điều kiện phát triển nguồn nước, năng lượng, vận tải, nông nghiệp và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc gia. Điều này do vậy cũng hướng tới việc sản xuất thủy điện, bảo vệ khu vực xuôi theo dòng sông tránh khỏi nạn lụt, cải thiện hàng hải. Dự án này thường được nhắc tới với tên Gabcikovo -Nagymaros.

pdf34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3787 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguồn của luật quốc tế- Case Gabcikovo – Nagymaros, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 1 Tiểu luận Nguồn của luật quốc tế- case Gabcikovo – Nagymaros Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 2 Giới thiệu chung về vụ việc  Ngày 16 tháng 9 năm 1977: Cộng hoà Nhân dân Czechoslovakia và Cộng hoà Nhân dân Hungary kí với nhau một điều ước song phương thường được nhắc tới với tên “Treaty 1977”.  Khu vực sông Danube được xét tới trong vụ này trải dài khoảng 200 km, từ Bratislava ( Slovakia) đến Budapest (Hungary )ở ranh giới giữa hai quốc gia này nằm trên khu vục mà độ dốc rất lớn. Cunovo nằm phía trái và Gabcikovo nằm phía phải xuôi xuống nữa là lãnh thổ của Hungari. Nội dung của điều ước này, đó là hai quốc gia sẽ cùng nhau hợp tác xây dựng và vận hành hệ thống đập thủy lợi ở khu vực Nagymaros (Thuộc Hungary do đó sẽ do Hungary trực tiếp thực hiện, ngoài ra, do lí do địa trác nên Hungary còn đảm nhận thêm một phần công việc ở cửa cống tại Dunalikiti thuộc Gabcikovo, trên cả phần lãnh thổ của Hungari và Czechoslovakia) và Gabcikovo (thuộc Czechslovakia do đó sẽ do Czechoslovakia trực tiếp đảm nhận). Theo như lời mở đầu của hiệp định có viết, cả gói hệ thống này (bao gồm một con đập nhân tạo, được đặt trên dòng sông Danube, nhằm làm tăng thêm độ sâu và chệch hướng một phần của con sông) được thiết kế để đạt được sự sử dụng một cách rộng rãi nguồn tài nguyên thiên nhiên trên khu vực Bratislava – Budapest của sông Danube, tạo điều kiện phát triển nguồn nước, năng lượng, vận tải, nông nghiệp và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc gia. Điều này do vậy cũng hướng tới việc sản xuất thủy điện, bảo vệ khu vực xuôi theo dòng sông tránh khỏi nạn lụt, cải thiện hàng hải. Dự án này thường được nhắc tới với tên Gabcikovo - Nagymaros. Trong ”Treaty 1977” cùng các văn bản đính kèm theo sau, có một nguyên tắc mà các quốc gia cùng nhau chấp thuận đó là nguyên tắc ngang bằng; theo đó, một quốc gia sẽ đóng góp tương đương với phần việc của mình trong các lĩnh vực tài chính, xây dựng, và vận hành công việc.  30/6/1978: “Treaty 1977” chính thức có hiệu lực. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 3  10/10/1983: Hungary và Czechoslovakia ký với nhau nghị định thư trì hoãn công việc và dời ngày vận hành các nhà máy năng lượng.  06/02/1989: Hungary và Czechoslovakia ký với nhau nghị định thư nhằm thúc đẩy tiến trình dự án.  13/5/1989: chính phủ Hungary buộc phải tạm ngừng thực hiện công việc của mình ở khu vực Nagymaros do gặp phải nhiều lời chỉ trích chờ tới khi các nhà chức trách có thẩm quyền hoàn thành bản nghiên cứu trước ngày 31/7/1989.  21/7/1989: Chính phủ Hungary gia hạn việc tạm thời đình chỉ công việc tại Nagymaros đồng thời đình chỉ nốt cả công việc tại Dunakiliti đến 31/10/1989.  27/10/1989: Chính phủ Hungary quyết định ngừng hẳn công việc tại Nagymaros đồng thời vẫn tiếp tục tạm thời đình chỉ công việc tại Dunakiliti. Cùng thời gian này, đã có một số cuộc đàm phán giữa 2 nước; Czechslovakia bắt đầu tìm kiếm một giải pháp khác, tương tự với phương án ban đầu để thay thế mà nổi bật quan trọng trong số đó là Phương án tạm thời “Variant C”, cách Dunakiliti 10km về phía thượng nguồn. Trong giai đoạn cuối của quá trình thực hiện, Variant C bao gồm việc xây dựng ở Cunovo một con đập tràn và một con đê nối với con đập đó ở phía nam khúc ngoặt kênh đào.  23/7/1991: Czechslovakia quyết định sẽ xây dựng và triển khai Variant C  11/1991: Variant C bắt đầu được xây dựng và triển khai. Nhiều cuộc tranh luận giữa hai bên nhưng không dẫn tới kết quả nào.  19/5/1992: Hungary gửi tới Cộng hoà Czechoslovakia một công hàm tuyên bố chấm dứt “ Treaty 1977” với hiệu lực bắt đầu từ ngày 25/5/1992 Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 4  15/10/1992: Czechoslovakia tuyên bố sẽ bắt đầu đóng hệ thống đập của sông Danube kể từ ngày 23/10. Đây được coi là ngày mà Czechslovakia chính thức đưa Variant C ra vận hành hoạt động. Cùng lúc đó, cộng đồng châu Âu cũng đề xuất các biện pháp hoà giải, 28/10, hai bên bắt đầu có một loạt các xúc tiến trong hội nghị gặp gỡ với cộng đồng Châu Âu tổ chức tại London  1/1/1993: Slovakia tuyên bố độc lập, chính thức tuyên bố tách khỏi Czechoslovakia  7/4/1993: Hungary và Slovakia kí với nhau một “Special Agreement” mà theo đó, hai quốc gia cùng bày tỏ ý chí của mình, chấp nhận đưa vụ việc này ra tòa công lý quốc tế ICJ.  Toà được yêu cầu quyết định các vấn dề: - Cộng hoà Hungari có quyền dừng và tiếp sau đó vào năm 1989 từ bỏ những nghĩa vụ trong dự án Nagymaros và một phần Gabcikovo theo như quy định trong bản hiệp ước 1977. - Séc và Slovakia có quyền tiếp tục giải pháp thay thế vào tháng 11 năm 1989 và đưa vào hoạt động bắt đầu từ tháng 10 năm 1992 hệ thống này hay không? - Xác định những ảnh hưởng pháp lý của tuyên bố ngày 19/05/1992 về việc từ bỏ điều ước của Cộng hòa Hungary. I. Đình chỉ điều ước 1. Tranh tụng của Hungary (1) Introduction - Hungary đình chỉ công việc tại Nagymaros ngày 13/5/1989 vì việc xây dựng Đập sẽ có thể gây ra các tổn hại mội trường không thể khắc phục bao gồm việc đe dọa nghiêm trọng nguồn cung cấp nước uống cho Budapest. Hungary đã cố gắng đàm phán để điều chỉnh dự án nhằm giảm thiểu tác hại trên bằng việc tiếp tục dự án với các bảo đảm sinh thái đầy đủ nhưng đã thất bại do đó ngày 20/7/1989 Hungary gia hạn đình chỉ công việc Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 5 tại Nagymaros tới 31/10/1989 cùng với việc đình chỉ công việc tại Dunakiliti liên quan đến kế hoạch chuyển dòng Danube vào tháng 10/1989. Đến ngày 10/01/1990 chưa có thỏa thuận nào đạt được do đó Hungary thông bố cho Czechoslovakia về dự định hủy bỏ hợp đồng liên quna đến việc xây dựng tại Nagymaros và tiến han2h thương lượng bồi thường với đối tác. - Đối với Dự án Gabcikovo. Tháng 7 năm 1989 đình chỉ các công việc chuẩn bị ở Dunakiliti trong lúc công việc ở đây đã gần như hoàn thành, chỉ còn vấn đề cho tích nước vào đập tràn này liên quan đến việc chuyển dòng Danube. Cả hai việc này theo Hungary đều gây ra các tổn hại môi trường nghiêm trọng, trong khi các quy định về khắc phục đã không được tiến hành. Dù vậy, sự đình chỉ này không gây ảnh hưởng đến các công trình ở phía thượng nguồn. 16/04/1991 Quốc hội Hungary ra nghị yếu yêu cầu chính phủ nước đàm phán với Czech and Slovak federal Republic về việc dừng các khoảng đầu tư nhà nước trong tương lai. Ngày 25/10/1991 Chính phủ ra nghị quyết yêu cầu dừng ngay lập tức các khoảng đầu tư nhà nước chodhệ thống đập, có hiệu lực ngày 31/12/1991. Tuy nhiên việc chấm dứt công việc tại Gabcikovo đã bắt đầu từ tháng 10/1991 và có hiệu lực từ cuối năm 1991. - Từ tháng 8 năm 1989, Czechoslovakia đã đưa ra gợi ý về việc áp dụng các biện pháp đối phó về mặt kỹ thuật. Trong tháng này, Hungary cũng đã lưu ý đến hậu quả nghiêm trọng về môi trường và sinh thái của các biện pháp đối phó này. Các biện pháp này được thực hiện từ tah1ng 1/1991. (2) Legal basis for suspension and subsequent abandonment of works a. Công việc tại Nagymaros - Hungary không phủ nhận hiệu lực của Hiệp định 1977 tại thời điểm năm 1989, và tiếp tục thực hiện các công việc ở Gabcikovo. Tuy nhiên vấn đền này lại phụ thuộc vào một nhân tố quan trọng hơn: sự an toàn vật lý và môi trường của dự án. Các tổn hại đến nguồn nước của dân cư và các nguồn nước chính của Hungary có thể gây ra bởi dự án nếu không có sự điều chỉnh thì sẽ dẫn đến tình trạng cấp thiết. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 6 - 23/6/1989 Viện Khoa học Hungary đã xác nhận các nguy cơ này là có thật. - Hungary chỉ đình chỉ chứ không chấm dứt công việc tại Nagymaros và HĐ 1977. Các quyền và nghĩa vụ sẽ được giải quyết thông qua đàm phán. Việc đình chỉ chỉ có tính chất tạm thời. - Trong trường hợp này Hungary đã hành động đúng khi đình chỉa công việc tại Nagymaros trong khi chờ các giải pháp. Luật quốc tế cho phép một quốc gia được thực hiện những hành động cần thiết để tránh các tổn hại không thể đảo ngược đối với một lợi ích quan trọng của qúôc gia đó, của nhân dân hay đối với môi trường. - Nếu một quốc gia có quyền hành động trên cơ sở trình trạng cấp thiết nhằm tránh các tổn hại không thể khắc phục được đối với một lợi ích quan trọng thì nứơc đó cũng có quyền được hõa thực hiện bất kỷ nghĩa vụ nào trong lúc nó đàm phán để tìm ra cách tránh gây ra tình trạng cấp thiết. b. Việc đình chỉ công việc đối với phần dự án ở Dunakiliti và Gabcikovo cũng nhằm mục đích ngăn chặn tác hại đến mội trường và tạo cơ hội cho hai bên thương lượng để tìm ra giải pháp khắc phục hay điều 62 chỉnh dự án gốc. 2. Tranh tụng của Czechoslovakia Việc Hungary đơn phương đình chỉ, và sau đó dừng hẳn việc làm tròn nghĩa vụ của mình đã vi phạm nghiêm trọng “Treaty 1977” (bao gồm Basic và các Related instruments). Lý do là: (1) Thứ nhất, nguyên tắc cơ bản có thể dễ dàng nhận thấy trong dự án này đó chính là cùng hợp tác thực hiện. Theo điều 1 của bản Join Contractual Plan Agreement “The joint investment shall be carried out in conformity with the joint contractual plan ..." Theo điều 4 và điều 25 khoản 16 trong bản Basic“... in respect of (a) the content of the approved joint contractual pian. (b) The execution of the Treaty during the construction and operation of the System of Locks, the jointly-adopted measures and decisions of the Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 7 Government delegates, and the joint measures and decisions of the joint agencies”. Với những thỏa thuận của hai nước rằng việc đưa ra quyết định phải được sự tham gia của cả hai phía, Hungary phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những gì mình đã cam kết mà không được lấy lí do là Hungary không chịu sự ràng buộc của CƯ Viên 1969. Mặc dù cả Hungary và Czechoslovakia tại thời điểm 1977 vẫn chưa phải là thành viên của Công Ước Viên 1969 và do đó không chịu sự điều chỉnh của Công ước này nhưng trong trường hợp này, Hungary vẫn phải tuân thủ quy tắc này như một sự tuân thủ Tập quán Quốc tế (quy tắc Pacta sunt servanda). (2) Thứ hai, theo điều 56 CƯ Viên 1969, một điều ước QT không có điều khoản qui định việc chấm dứt hay từ bỏ thì sẽ không thể là dối tượng để từ bỏ hoặc chấm dứt trừ khi nó được sự chấp thuận của tất cả các bên thành viên hoặc việc chấm dứt từ bỏ có thể hiển nhiên được suy ra từ bản chất của điều ước đó. Đây cũng là một điều khoản được pháp điển hóa từ Tập quán Quốc tế và do đó, Hungary cũng phải có nghĩa vụ thực hiện nó mặc dù không phải là thành viên của Công ước Viên 1969 về Luật điều ước. Do đó, chiếu theo qui phạm này, từ bản chất của điều ước cũng như dựa vào ý chỉ của các bên (đặc biệt là Czechslovak), Treaty 1977 (bao gồm cả Basic và Related Instruments) không thể là đối tượng của việc rút lui hay từ bỏ. Nói cách khác, việc Hungary tuyên bố chấm dứt Hiệp ước này ( Tuyên bố ngày 19 thnags 5 năm 1992) là không có giá trị pháp lý. (3) Sec cho rằng kết quả của những báo cáo do Viện Hàn Lâm khoa hoạc Hungary đưa ra là không khách quan do không có được những thông tin chính xác và đầy đủ. Hơn nữa, Séc cho rằng mức độ ảnh hưởng do môi trường đó chưa thể đạt tới mức gây ra thiệt hại đáng kể cho Hungary. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 8 (4) Việc đình chỉ đơn phương của Hungary là không hề phù hợp với nguyên tắc như được ấn định trong Joint contractual plan, mà theo đó, Hungary phải tham khảo ý kiến của Czechoslovakia. Hơn nữa, việc đình chỉ này của Hung đã gây ra những thiệt hại đối với Czechoslovakia. (5) Việc đình chỉ đó chỉ nên kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và sau khi hai nước đã nỗ lực hòa giải mà vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào về việc này là do Hug không thực sự muốn hợp tác 3. Phán quyết của tòa Tòa cho rằng không cần thiết để quá quan tâm đến việc áp dụng hay không Công ước viên năm 1969 về luật điều ước trong vụ này; chỉ cần quan tâm rằng những quy định này trên thực tế đã xảy ra một vài lần và điều này theo như trong Công ước Viên 1969 thì được xem xét như sự thiết lập một sự tồn tại của luật tập quán. Những quy định của công ước viên 1969 về việc từ bỏ và đình chỉ việc thực hiện điều ước nằm từ điều 60 đến 62. Tòa đã nhắc tới việc áp dụng công ước viên 1969 trong bất cứ sự kiện nào phù hợp với Nghị định thư ngày 06/02/1989 về việc đẩy nhanh dự án; mà nhờ đó Hungary và Séc đã đồng ý để thúc đẩy tiến trình công việc liên quan đến dự án Gabcikovo và Nagymaros. Tòa cũng không cần phải quá quan tâm đến vấn đề mối quan hệ giữa luật điều ước và luật trách nhiệm quốc gia, liên quan đến những tranh cãi dai dẳng giữa các bên về vấn đề này; vì phạm vi của hai nhánh luật quốc tế này đã được phân biệt rõ ràng. Luật điều ước quy định việc liệu một điều ước có còn hiệu lực hay không; trong khi đó luật trách nhiệm quốc gia lại điều chỉnh phạm vi của việc đình chỉ và từ bỏ điều ước liên quan đến trách nhiệm của các quốc gia gây ra điều này. Tòa không thể chấp nhận hiệu lực của lập luận của Hungary năm 1989 về việc đình chỉ và sau đó từ bỏ những công việc mà Hungary có trách nhiệm ở Nagymaros và Dunalikiti, bản thân Hungary đã không đình chỉ việc áp dụng điều ước 1977 và sau đó từ chối điều ước này. Hành vi của Hungary vào thời điểm đó chỉ có thể được giải thích như một sự không sẵn sàng tuân theo ít nhất một vài những quy định của điều ước 1977 và Nghị định thư ngày 06/02/1989, như đã được Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 9 vạch rõ trong “the Joint Contractual Plan”. Ảnh hưởng của hành vi đó của Hungary đã khiến cho hệ thống công việc không thể được thực hiện như được quy định trong điều ước như là một hệ thống ‘đơn nhất” – ‘single and indivisible”. Sau đó tòa xem xét vấn đề vào năm 1989 liệu có tồn tại một tình trạng cấp thiết nào cho phép Hungary đình chỉ và sau đó từ bỏ những công việc Hungary đã cam kết thực hiện phù hợp với điều ước năm 1977 và những văn kiện liên quan; mà không chịu trách nhiệm quốc tế hay không. Tòa cho rằng, trước tiên, tình trạng cấp thiết mà các quốc gia viện dẫn cho việc làm trái với một nghĩa vụ quốc tế thì phải được công nhận bởi luật tập quán quốc tế; hơn nữa, nó chỉ được chấp nhận trong trường hợp ngoại lệ. Dựa trên điều 33 dự thảo điều khoản về trách nhiệm quốc tế của các quốc gia bởi Ủy ban pháp luật quốc tế ILC thì một trong những trường hợp ngoại lệ đó là do ảnh hưởng đến lợi ích quan trọng của quốc gia - “essential interest” - nên quốc gia đó đã hành động mâu thuẫn với những nghĩa vụ quốc tế. Tuy nhiên, lợi ích đó phải được đe dọa bởi một “hoàn cảnh nguy hiểm nghiêm trọng và sắp xảy ra” – “grave and imminent peril”; hành động đó phải là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia đó; hành động đó phải không được ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến lợi ích quan trọng của quốc gia mà nghĩa vụ đó hướng đến; và quốc gia thực hiện hành vi đó phải không phải là đối tượng tạo ra sự xuất hiện của tình trạng cấp thiết đó”. Những điều kiện này phản ánh luật tập quán quốc tế. Tòa án không gặp khó khăn gì trong việc nhìn nhận rằng những vấn đề liên quan được Hungary cáo buộc về môi trường tự nhiên trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dự án Gabcikovo – Nagymaros liên quan đến lợi ích quan trọng của quốc gia này. Tuy nhiên, nhìn nhận từ cả hai phía Gabcikovo và Nagymaros thì hoàn cảnh nguy hiểm mà Hungary đưa ra vào năm 1989 mà không xem xét trước tính nghiêm trọng có thể của chúng, đã không được thiết lập một cách đầy đủ thích đáng, và chúng cũng không sắp xảy ra; và do đó tại thời điểm đó, Hungary có biện pháp phù hợp để đối phó với những mối nguy hiểm có thể thấy trước đó trừ việc đình chỉ và từ bỏ những công việc mà mình đã được giao phó. Hơn nữa, những cuộc đàm phán Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 10 đang được thực hiện vào lúc đó có thể dẫn đến việc xem lại dự án và sự gia hạn thời gian, mà không cần phải từ bỏ nó. Hơn nữa, tòa cho rằng khi quyết định thông qua Điều ước 1977, Hungary đã ý thức được tình huống sau này; và các nước phải ý thức được việc cần thiết phải bảo vệ môi trường. Tòa luận ra rằng trong vụ này cho dù có hình thành một tình trạng cấp thiết liên quan đến việc thực hiện Điều ước 1977 thì Hungary cũng không được phép dựa vào tình trạng đó để bào chữa cho việc không tuân theo những nghĩa vụ điều ước của mình, vì Hungary đã giúp bằng hành động hay sự bỏ sót để làm cho nó xảy ra. Dựa trên nhũng kết luận trên, tòa nhận thấy rằng Hungary không có quyền đình chỉ và sau đó từ bỏ vào năm 1989 những công việc của dự án Nagymaros và một phần dự án Gabcikovo mà trách nhiệm của nó đã được quy định ở điều ước 1977 và các văn kiện liên quan. II. Sửa đổi điều ước 1. Tranh tụng của Czechoslovakia Việc áp dụng Variant C là phù hợp và là hành động cần thiết trong trường hợp này 1.1 Mục đích của Variant C Tiếp tục thực hiện đúng những nghĩa vụ của hung như đã cam kết trong Treaty 1977. Hạn chế hiệu quả những thiệt hại gây ra do sự đình chỉ và hành động đơn phương chấm dứt hiệp định của Hungary. Nhưng thiệt hại đó bao gồm: Thiệt hại về tài chính (Czechoslovakia đã sử dụng rất nhiều tiền bạc vào dự án này Ảnh hưởng tới khả năng thủy lợi (khả năng ngăn ngừa lũ lụt) ở khu vực sông này Ảnh hưởng tới khả năng về hàng hải (Navigation capacity) Thiệt hại về khả năng khai thắc năng lượng thủy điện Thiệt hại về môi trường (xói mòn đất,…) Nguy cơ về sự xuống cấp nghiêm trọng của dự án đang dở dang. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 11 Do đó, việc đình chỉ chấm dứt dự án sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích kinh tế, môi trường và rất nhiều lợi ích khác của Sec Cần phải tìm một phương án thay thế 1.2 Tại sao lại lựa chọn Variant C? Sec khi lựa chọn phương án thay thế có “care” tới ý kiến của Hungary hay không? Trên thực tế, Sec đã rất nhiều lần đề nghị với Hung để bàn bạc vấn đề phương án thay thế. Tuy nhiên, Hung đã phớt lờ và không chịu hợp tác Variant C được lựa chọn vì nó đáp ứng 2 điều kiện: Thứ nhất, nó giải quyết được những vấn đề mà Sec đang quan tâm (giúp giảm thiệt hại cho Sec đồng thời giúp Sec thực hiện đúng Treat 1977) Thứ hai, nó là phương án thay thế gần với Treat 1977 nhất.  Czechoslovakia khẳng định việc Czechslovakch áp dụng Variant C là phù hợp với nội dung cũng như mục đích của Treaty 1977 và phù hợp với qui tắc của Luật quốc tế. Hơn nữa, đó cũng là phương án tương tự có thể thay thế phương án cũ duy nhất có thể áp dụng nhằm tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đã qui định trong điều ước trên. 2. Tranh tụng của Hungary Sự phủ nhận HĐ thông qua việc thực hiện và vận hành kế hoạch Variant C (Repudiation through implementation and operation of Variant C) - Việc thực hiện Variant C được xem là vi phạm Hiệp định1977, đặc biệc là điều 19 khi gây ra các thiệt hại môi trường cho khu vực Szigetkoz. - Variant C do Slovakia, là một thành viên của CHLB Czech and Slovak, thực hiện trong khi tại thời điểm đó trách nhiệm pháp lý vẫn còn thuộc về nhà nước liên bang. Do đó, thông qua Variant C Slovakia đã phủ nhận Hiệp định 1977. 3. Phán quyết của tòa Tòa cho rằng không cần thiết để quyết định xem liệu có tồn tại một nguyên tắc của luật quốc tế hay một nguyên tắc chung của luật về việc “áp dụng gần đúng” – “a general principle of law of appr