Tiểu luận Nguồn gốc và tính chất của tiền tệ theo quan điểm triết học Marx - Lenin

Triết học Marx-Lenin, dựa theo nghiên cứu về lịch sử và bản chất tiền tệ của K.Marx, định nghĩa: “Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiển lao động xã hội và biểu hiển quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá” Có sự khác biệt về cách định nghĩa về tiền tệ bởi vì những nhà kinh tế học trước K.Marx giải thích tiền tệ dựa vào hình thái phát triển cao nhất của giá trị hàng hoá và cho rằng tiền tệ là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá; trong khi K.Marx nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hoá để tìm ra nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.

doc13 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6034 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguồn gốc và tính chất của tiền tệ theo quan điểm triết học Marx - Lenin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ((  ĐỀ TÀI: NGUỒN GỐC VÀ TÍNH CHẤT CỦA TIỀN TỆ THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MARX - LENIN   Sinh viên thực hiện:  Hồ Đức An   Lớp  Anh 4 TCNH K49   Hà Nội, tháng 4 năm 2011 ~ CHƯƠNG I ~ THẾ NÀO LÀ TIỀN TỆ? Định nghĩa: Theo kinh tế học thì “Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế”. Theo định nghĩa này tiền tệ còn có thể gọi là tiền lưu thông.  Triết học Marx-Lenin, dựa theo nghiên cứu về lịch sử và bản chất tiền tệ của K.Marx, định nghĩa: “Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiển lao động xã hội và biểu hiển quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá” Có sự khác biệt về cách định nghĩa về tiền tệ bởi vì những nhà kinh tế học trước K.Marx giải thích tiền tệ dựa vào hình thái phát triển cao nhất của giá trị hàng hoá và cho rằng tiền tệ là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá; trong khi K.Marx nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hoá để tìm ra nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. Lịch sử tiền tệ Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá vậy nên lịch sử của tiền tệ có thể được nghiên cứu dựa trên sự phát triển của các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hoá, cụ thể là thông qua bốn hình thái chính: Hình thái giá trị giản đơn Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá khi sự trao đổi vẫn mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Hình thái giá trị này tồn tại vào thời kì sơ khai của loài người, khi xã hội đã bắt đầu có sự phân hoá về lao động cũng như hình thành nên các hình thức xã hội đầu tiên. Do sự gia tăng sản xuất dẫn đến dư thừa hàng hoá, là điều kiện mở đầu cho sự trao đổi trực tiếp giữa các cá thể trong xã hội. Ở hình thái giá trị này thì tỷ lệ trao đổi là không cố định và bị phụ thuộc bởi nhu cầu và mong muốn trao đổi của người thực hiện trao đổi. K.Marx chỉ rõ: “Bí mật của mọi hình thái giá trị đều nằm ở trong hình thái đơn giản đó”. Bản thân hình thái giá trị này bao gồm hình thái tương đối và hình thái ngang giá. Hai hình thái này là hai mặt liên quan, không thể tách rời nhau nhưng cũng là hai cực đối lập của một phương trình giá trị. Vào thời gian sau, cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất, ngày càng có nhiều mặt hàng tham gia vào trao đổi, đòi hỏi giá trị một hàng hoá phải được biểu hiện ở nhiều hàng hoá khác cho nó. Do đó, hình thái giá trị giản đơn tự nó chuyển sang hính thái mới của giá trị. Hình thái giá trị đầy đủ Thời kì tiếp sau sự phân công xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, lượng hàng hoá tăng dẫn đến sự trao đổi thường xuyên hơn. Một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác, tương ứng với giai đoạn này là hình thái giá trị đầy đủ, thực chất chỉ là sự mở rộng của hình thái giá trị giản đơn bởi trên thực tế vẫn chỉ là sự trao đổi trực tiếp với tỉ lệ trao đổi không cố định. Sự phức tạp trong trao đổi khi số lượng hàng hoá trở nên nhiều và đa dạng hơn đã manh nha hình thành một hình thái giá trị chung có khả năng làm thước đo giá trị trao đổi giữa các hàng hoá. Đó là tiền than cho sự ra đời của “tiền”. Hình thái chung của giá trị Càng ngày, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhu cầu trao đổi cũng trở nên phức tạp hơn, khi người có mặt hàng này không muốn trao đổi với mặt hàng khác. Khi đó, để có thể trao đổi mặt hàng mong muốn, mọi người phải trao đổi hàng hoá mình có lấy một món hàng nào đó được ưa chuộng trong khu vực và sử dụng món hàng đấy để trao đổi món hàng mình muốn. Đó là bước đầu hình thành nên khái niệm tiền tệ ngày nay. Tuy nhiên, vật ngang giá chung này chưa cố định mà có sự khác biệt lớn giữa các vùng. Qua nghiên cứu khảo cổ, các nhà khoa học đã nhạn định rằng ở nhiều nơi, tiền có thể là những chiếc lông chim sặc sỡ và những chiếc vỏ sò quý hiếm.. Ngoài ra còn có chè lá (với các khu vực đồng bằng không thể trồng chè) và muối (với các khu vực núi cao không thể làm muối). Không chỉ thế, ở một nơi nọ trên thế giới, người ta sử dụng răng cá mập như là tiền. Có nơi người ta còn dùng cộng lông cứng trên đuôi voi để làm tiền. Lông chim là loại tiền nhẹ nhất từ trước đến nay. Chúng được sử dụng trên đảo Santa Cruz. Đá là loại tiền nặng nhất từ trước đền giờ. Chúng được sử dụng trên đảo Yap ở Thái Bình Dương. Có hòn nặng trên £500 (1£ = 0,4536 kg). Loại tiền nhỏ nhất từ trước đến nay được phát hiện ở Hy Lạp. Tiền được làm bằng kim loại, nhưng có kích thước nhỏ hơn hạt táo. Tuy nhiên, khi quá trình sản xuất phát triển hơn và quy mô trao đổi được mở rộng giữa các vùng, sự khác biệt về hàng hoá mang hình thái chung giữa các vùng dẫn đến thêm nhiều khó khăn hơn, đòi hỏi bước phát triển mới của hình thái giá trị. Hình thái tiền tệ Quá trình mở rộng thị trường và sản xuất hàng hoá trong tình cảnh tồn tại rất nhiều vật ngang giá chung giữa các vùng đòi hỏi khách quan một vật ngang giá chung thống nhất giữa các vùng để đảm bảo trao đổi được thông suốt. Khi vật ngang giá chung được cố định thì ở một vật độc tôn và phổ biến thì hình thành hình thái tiền tệ của giá trị. Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở kim loại quý như vàng, bạc và cuối cùng là vàng. Không ai biết chính xác người ta bắt đầu sử dụng tiền dưới những hình thức đồng tiền kim loại từ khi nào. Các nhà khảo cổ đã phát hiện những đồng tiền kim loại có từ năm 600 trước công nguyên, vì thế ta biết chúng đã được lưu hành trong suốt một thời gian dài. Lúc đầu người ta sử dụng những kim loại quý như vàng và bạc để chế tiền xu. Họ in hình người hoặc (con) thú trên mỗi đồng tiền để xác định giá trị của nó. Trong những năm 1200, người Trung Quốc đúc những đồng tiền bằng sắt. Những đồng tiền này giá trị chẳng là bao, cho nên người dân phải sử dụng một số lượng lớn khi mua hàng. Do đó rất bất tiện khi phải mang một số lượng lớn những đồng tiền sắt nặng nề nên chính phủ đã cho in những giấy biên nhận. Người ta mang các biên nhận này đến ngân hàng để đổi ra tiền xu. Đây là ví dụ đầu tiên ta có được về việc phát hành và sử dụng tiền giấy. Ngày nay, hầu hết các nước đều sử dụng cả tiền xu lẫn tiền giấy. Ở Mỹ, các loại tiền giấy đều có cùng kích cỡ và màu sắc như nhau. Chẳng hạn, tờ một đô la có cùng kích cỡ và màu sắc y như tờ một trăm đô la. Ở nhiều quốc gia khác, tiền giấy được in dưới nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Tờ có kích thước nhỏ hơn thì có giá trị thấp hơn. Việc này tạo điều kiện cho chúng ta chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể xác định được giá trị của chúng. Nếu như trước kia tiền thường được kiên kết với các phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị thí dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Điều đó đồng nghĩa là bản thân tiền không có giá trị gì cả nếu xét về vật liệu làm ra tiền nhưng bó mang giá trị bởi giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Trước kia ở Châu Âu đã sử dụng Vàng và Bạc làm giá trị đối ứng của tiền, đó là chế độ bản vị vàng và bản vị bạc. Tuy nhiên chế độ bản vị này đã góp phần gây nên cuộc Đại khủng hoảng 1929 gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Thế giới nên ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được.  ~CHƯƠNG II~ CÁC CHỨC NĂNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA TIỀN TỆ Tính chất cơ bản của tiền tệ Để có thể thực hiện các chức năng của mình, tiền tệ phải có những đặc điểm cơ bản sau đây: Tính được chấp nhận rộng rãi: đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ, người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi. Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng cao nào khác. Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mênh giá khác nhau sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: nếu một người mang một con bò đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại không có được những thứ khác cũng cần thiết không kém. Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc. Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ như khổ A4. Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay ngân hàng trung ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu. Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong trao đổi. Các chức năng của tiền tệ Theo K.Marx, tiền tệ có 5 chức năng bao gồm: Thước đo giá trị, Phương tiện lưu thông, Phương tiện cất trữ, Phương tiện thanh toán và Tiền tệ thế giới. Năm chức năng này có sự quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển của các chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Chức năng phương tiện cất trữ Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ, tạm thời trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền một hình thức cất trữ của cải. Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật, hìn thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và it sinh lời. Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ. Một nhà kinh tế học đã đưa ra ví dụ: một người nông dân thu hoạch được rất nhiều cà chua và thị trường chập nhận trao đổi cà chua lấy hàng hoá khác, tuy nhiên cà chua không thể lưu trữ lâu dài nên giá trị trao đổi của chúng rất thấp và trong thời gian ngắn, bởi vậy người nông dân đã bán cà chua lấy tiền. Bởi vì số tiền bán cà chua có giá trị tương đương cà chua và có thơi gian sử dụng lâu hơn rất nhiều nên thể hiện được chức năng cất trữ giá trị của tiền. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền tệ thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Hình thái tích luỹ dưới dạng tiền tệ có nhiều ưu điểm như dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên, tích lũy dưới hình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện tích lũy đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua. Chức năng thước đo giá trị Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau quyết định: Giá trị hàng hoá Ảnh hưởng của quan hệ cung-cầu hàng hoá Cạnh tranh Giá trị của tiền Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Để thấy vì sao chức năng này lại quan trọng, chúng ta nhìn vào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền không thực hiện chức năng này. Nếu nền kinh tế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải, gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi thứ này với thứ khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kilogram gạo, giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng bao nhiêu kilogram muối. Nếu có mười mặt hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặt hàng này với mặt hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta có đến 4950 giá, với 1000 mặt hàng có 499.500 giá. Hãy tưởng tượng ra sự khó khăn đến thế nào nếu ta đi mua sắm trong một siêu thị với 1000 mặt hàng khác nhau. Chắc chắn rằng bạn có thể so sánh giá của tất cả các mặt hàng, bảng giá của một mặt hàng sẽ phải kê ra 999 giá khác nhau và thời gian dùng để đọc chúng rất lâu làm cho chi phí giao dịch tăng đáng kể. Giải pháp cho vấn đề này là đưa tiền vào nền kinh tế và dùng tiền để thể hiện giá cho tất cả các mặt hàng, như vậy chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá gạo, vải hay muối. Nếu chỉ có 3 mặt hàng trong nền kinh tế thì điều này sẽ không có‎ nghĩa lớn so với nền kinh tế đổi chác vì chúng ta chỉ có 3 giá khi giao dịch. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa lớn hơn thì tầm quan trọng của tiền lúc này sẽ rất lớn, với 10 mặt hàng bây giờ chúng ta chỉ cần 10 giá, 100 mặt hàng chỉ cần 100 giá. Tại siêu thị có 1000 mặt hàng thì nay chỉ cần 1000 giá để xem chứ không phải 499.500 giá. C.Mác đã cho rằng để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ phải là tiền thực – tiền có đủ giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa, có thể sử dụng tiền trong ‎ niệm và cần phải có tiêu chuẩn giá cả, tiêu chuẩn giá cả là đơn vị đo lường tiền tệ của mỗi quốc gia bao gồm hai yếu tố: tên gọi của đơn vị tiền tệ và hàm lượng kim loại ‎ trong một đơn vị tiền tệ. Chức năng phương tiện lưu thông Tiền đóng vai trò là một phương tiện lưu thông khi được dùng làm môi giới trong trao đổi hàng hoá. Khi ấy, trao đổi hàng hoá vận động theo công thức H – T – H’. Đây là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn, đông thời tiền xuất hiện đã làm hành vi mua và bán tách rời nhau cả không gian và thời gian. Với chức năng này, tiền xuất hiện dưới các hình thức vàng thoi, bạc nén, tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy; trong đó, tiền giấy là kí hiệu giá trị do Nhà Nước ban hành buộc XH công nhận nhưng không có giá trị thực. Tiền tệ là phương tiện làm trung gian trao đổi dần dần trở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được ưa chuộng. Chính sức mua (Purchasing power) của tiền tệ đã quyết định điều này. Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá, nó phục vụ cho sự vận động của hàng hoá. Lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau, lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hoá. Ở mỗi thời kì nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ. K.Marx cho rằng, số lượng tiền tệ cho lưu thông do ba nhân tố quyết định: số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hoá, tốc độ lưu thông của những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến: “Tổng số giá cả của hàng hoá chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định…”. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Dựa vào tình hình đó, khi đúc tiền Nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó, dần dà dẫn đến sự ra đời tiền giấy. Nhà nước có thể in tiền giấy đưa vào lưu thông. Nhưng vì tiền giấy bản thân không có giá trị mà chỉ là kí hiệu của tiền vàng nên Nhà nước không thể in bao nhiêu tiền giấy cũng được mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: “Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng hay bạc do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự”. Khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị tiền tệ sẽ bị giảm xuống, lạm phát sẽ xuất hiện. Chức năng phương tiện thanh toán Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa-tiền tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán. Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa. Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau. Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định, tương đối bền vững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín nhiệm tiền tệ. Khi trình độ trao đổi hàng hoá phát triển đến một mức nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng là vì mua bán chịu nên đến kì hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Trong quá trình phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt (tiền vàng, bạc,…) như: kí sổ, séc, chuyển khoản, thẻ điện từ,… Chức năng tiền tệ thế giới Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ. Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng. tieu luan ktvm.doc
Luận văn liên quan