Thương hiệu là khái niệm để người tiêu dùng biết về sản phẩm thông qua dấu
hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất
lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản
xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. Thương hiệu
được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất.
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): thương hiệu là một dấu
hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch
vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Theo học giả Simon Anholt: "a brand is a product, service or organization considered
in combination with its name, its identity and its reputation". Chuyên gia T hương hiệu Võ
Văn Quang có cùng quan điểm với định nghĩa trên và dịch như sau: " Thương hiệu là một
Sản phẩm, một Dịch vụ hay một Tổ chức được đánh giá trong sự kết hợp với tên gọi,
nhận diện và uy tín của nó". Theo định nghĩa này thì Sản phẩm và Nhãn hiệu là 2 yếu tố
then chốt cấu thành Thương hiệu.
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguyên nhân và hiệu ứng của tái định vị thương hiệu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - Phân tích chiến lược định vị thương hiệu tai ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Nguyên nhân và hiệu ứng của tái định vị thương hiệu tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Phân tích chiến
lược định vị thương hiệu tai NHTMCP Quốc tế VN
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thương hiệu được xem là yếu
tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ là yếu tố giúp phân biệt
doanh nghiệp này vơi doanh nghiệp khác mà còn là một tài sản vô giá, thể hiện niềm tin
của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, không ít các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm và chưa có một cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng
của thương hiệu hay lợi ích thực sự của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Đặc biệt
là trong bối cảnh Nhà nước chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế, mà mấu chốt là cơ cấu lại
ngành ngân hàng như hiện nay, các ngân hàng sẽ phải làm gì để giữ vững và nâng cao
thương hiệu của mình trong lòng khách hàng. Để làm rõ vấn đề này, nhóm 3 xin được
trình bày đề tài “ Nguyên nhân và hiệu ứng của tái định vị thương hiệu tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Phân tích chiến lược định vị thương hiệu tai
NHTMCP Quốc tế VN”.
3
I. Tái định vị thương hiệu, nguyên nhân và hiệu ứng của nó
1. Một số khái niệm cơ bản về thương hiệu
1.1. Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là khái niệm để người tiêu dùng biết về sản phẩm thông qua dấu
hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất
lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản
xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. Thương hiệu
được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất.
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): thương hiệu là một dấu
hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch
vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Theo học giả Simon Anholt: "a brand is a product, service or organization considered
in combination with its name, its identity and its reputation". Chuyên gia Thương hiệu Võ
Văn Quang có cùng quan điểm với định nghĩa trên và dịch như sau: " Thương hiệu là một
Sản phẩm, một Dịch vụ hay một Tổ chức được đánh giá trong sự kết hợp với tên gọi,
nhận diện và uy tín của nó". Theo định nghĩa này thì Sản phẩm và Nhãn hiệu là 2 yếu tố
then chốt cấu thành Thương hiệu.
Lưu ý phân biệt khái niệm thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được
đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác
nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng
hóa: Innova, Camry...
4
Thương hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên
gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở
nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Hàng hiệu hoặc đồ hiệu
được coi là những "vật phẩm văn hóa và triết lý cá nhân".
1.2. Thương hiệu ngân hàng
Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong hoạt động
marketing, thể hiện tên giao dịch của một ngân hàng, được gắn với bản sắc riêng và uy
tín, hình ảnh của chủ thể mang tên này nhằm gây dấu ấn sâu đậm đối với khách hàng và
phân biệt với các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh tiền tệ-tín dụng và cung
cấp các dịch vụ ngân hàng. Nói cách khác, thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận
thức của khách hàng về ngân hàng. Khách hàng có thể không cần biết ý nghĩa của một
tên gọi, một biểu tượng của một ngân hàng nào đó nhưng nếu khi họ có nhu cầu về tài
chính và họ đến ngân hàng một cách vô thức thì ngân hàng đó đã xây dựng được cho
mình một thương hiệu vững chắc trong tâm trí khách hàng.
1.3. Yếu tố cấu thành thương hiệu
Thương hiệu thường được cấu thành từ hai phần:
a, Phần phát âm được (phần đọc được)
- Đó là tên của ngân hàng được khách hàng nghe quen. Ví dụ: Vietcombank, ACB,
Sacombank, Citibank, HSBC, v.v….
- Đó là câu khẩu hiệu như: HDBank có “Ngân hàng của bạn – Ngôi nhà của bạn”, HSBC
có “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”, ACB có “Ngân hàng của mọi nhà”, Ngân
5
hàng Phương Đông có “Cùng bạn thực hiện ước mơ”, VPBank có “Cuộc sống
mới”, Habubank có“Giá trị tích lũy niềm tin” v.v…,
- Đó cũng có thể đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác: ví dụ bài hát
của ACB
b, Phần không phát âm được : Là những phần cấu thành nên điểm khác biệt của
Ngân hàng, đó là:
Biểu tượng (Logo) của Ngân hàng mà những yếu tố này không đọc được, nó chỉ có thể
cảm nhận được bằng thị giác.
Màu sắc
Kiểu dáng thiết kế
Và các yếu tố nhận biết khác.
Các yếu tố cấu thành thương hiệu ngân hàng
Trước đây, thương hiệu được biểu diễn dưới hình thức bao gồm các yếu tố sau:
Vốn lưu động + Nhà xưởng + Thiết bị + Sức lao động.
Trong thời đại mới hay thời kỳ kinh tế tri thức, bao gồm các yếu tố: Tri thức +
Thương hiệu + Quảng cáo + Vốn lưu động + Nhân tài + Thị trường.
Đứng trên góc độ khách hàng, các yếu tố cấu thành thương hiệu ngân hàng như
sau: Chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cùng độ ổn định của nó + Chủng loại
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng + Tiện ích sản phẩm dịch vụ của ngân hàng + thái độ
phục vụ của ngân hàng + Danh tiếng và uy tín của ngân hàng.
Trong thực tế các yếu tố đó không có sự phân định rõ rệt mà có sự giao thoa, lồng
ghép lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau.
6
Các tập đoàn lớn kinh doanh nói chung, các tập đoàn ngân hàng nói riêng chuyển
dần từ đầu tư trực tiếp bằng vốn sang đầu tư bằng tri thức và thương hiệu. Thương hiệu
có ý nghĩa trong chiến lược toàn cầu hoá về kinh tế. Thương hiệu là quyền lực kinh tế
toàn cầu với sự phát triển không ngừng của những sản phẩm liên quốc gia như: Citibank,
Hongkong and Shanghai Banking Coporation, Deutsche bank, Standard Chartered
Bank,…
Có thể nêu lên một số yếu tố góp phần tạo nên thương hiệu ngân hàng như sau:
– Tăng hình ảnh: Không phải tất cả các ngân hàng đều biết tạo dựng hình ảnh chuyên
nghiệp, gần gũi đối với khách hàng của mình. Điều này đòi hỏi cả bộ máy phải chú ý đến
từng chi tiết: từ hành vi ứng xử, đồng phục nhân viên, phong cách giao tiếp, bảng thông
báo. Một số ngân hàng trong nước thậm chí không giữ được vệ sinh tối thiểu: bàn ghế bụi
bẩn, giấy tờ lộn xộn… Họ lấy lý do đông khách hoặc đó chỉ là những tiểu tiết. Nhưng
thực tế những điều được coi là tiểu tiết đó ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của họ.
– Tăng giá trị cá nhân: Ngân hàng muốn thành công phải tối đa hóa giá trị cá nhân của
khách hàng. Một trong những biện pháp đó là quản lý thông tin khách hàng. Các ngân
hàng chi nhiều tiền hơn để có thể quản lý khách hàng theo độ tuổi, thu nhập, địa bàn…
nhằm theo sát và giữ chân khách hàng lâu hơn.
Các ngân hàng quốc tế xem khách hàng như vị khách “của cả cuộc đời”, với chu kỳ 40-
60 năm. Khách hàng sẽ nghĩ gì khi ngân hàng này gửi thiệp chúc mừng sinh nhật họ còn
ngân hàng khác thì không? Câu trả lời là ngân hàng nào từ chối chăm sóc những giá trị cá
nhân của khách hàng, ngân hàng đó tất sẽ thua cuộc.
– Tăng giá trị dịch vụ: Ngân hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy, giá trị của dịch vụ vô
cùng quan trọng. Các ngân hàng chạy đua khốc liệt để đưa ra những “Dịch vụ hoàn hảo”,
“Dịch vụ trọn gói”, “Dịch vụ thân thiện”… đều nhằm lọt vào danh sách các ngân hàng có
dịch vụ tốt nhất.
7
- Tăng giá trị sản phẩm: Sản phẩm của ngân hàng nhất thiết phải đem lại cho khách
hàng một giá trị. Ví dụ: sở hữu tấm thẻ của ngân hàng là sở hữu tài sản có giá trị. Giá trị
đó có thể giúp họ đạt được những mục tiêu nhất định: tiện trong thanh toán, đẹp trong
thẩm mỹ, thể hiện “tầm”, “giá trị” cá nhân…
– Giảm chi phí về tiền bạc: Ngoài việc bổ sung và nâng cao những giá trị khách hàng
nhận được, các ngân hàng luôn nỗ lực giảm thiểu các chi phí cho khách hàng: miễn phí
gửi xe, miễn phí đồ uống, miễn phí dịch vụ tư vấn qua điện thoại…
– Giảm thiểu các chị phí về thời gian: Giảm thời gian giao dịch bằng công nghệ kiểm
tra tài khoản qua mạng, qua điện thoại, giảm thời gian đi lại bằng cách mở nhiều đơn vị
giao dịch, giảm thủ tục giao dịch…
– Giảm chi phí về năng lượng: Có thể hiểu đó là năng lượng mà khách hàng phải tốn
khi giao dịch với ngân hàng như nhiên liệu, phải leo quá nhiều tầng để đến bàn giao dịch,
đổ mồ hôi do thủ tục không hợp lý…
– Giảm chi phí về tâm lý: Chúng ta nói đến việc cạnh tranh với các ngân hàng ngoại.
Nhưng quyết tâm và hành động là hai việc khác nhau. Chẳng hạn, tại một số ngân hàng,
người ta vẫn thấy cảnh khách hàng đứng chen chúc như thể chờ ngân hàng ban phát ân
huệ. Nhiều ngân hàng thường đóng cửa giao dịch sớm hơn quy định.
Nói tóm lại, thương hiệu không chỉ là logo, quảng cáo. Thương hiệu là những giá trị
được khách hàng cảm nhận và ghi nhận. Thương hiệu nằm trong trái tim, trí óc của khách
hàng và sẽ trường tồn nếu ngân hàng dày công xây dựng.
2. Định vị thương hiệu
2.1. Khái niệm
Định vị thương hiệu là tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong môi trường
cạnh tranh để bảo đảm bảo khách hàng mục tiêu có thể phân biệt được thương hiệu ấy với
8
các thương hiệu cạnh tranh khác. Việc định vị thương hiệu mang tính chất quan trọng là
do nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và nhận định của người tiêu dùng.
Chiến lược định vị thương hiệu, nhằm chọn cho nhãn hiệu của mình một đặc tính
riêng biệt, phù hợp với tính chất của sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của nhóm
khách hàng. Làm được điều này thương hiệu có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng, thương hiệu trở nên thân thiết và gần gũi với khách hàng hơn, thấu hiểu khách hàng
hơn từ đó sẽ giữ chân được tập khách hàng trung thành của mình cũng như lôi kéo thêm
được các khách hàng mới.
2.2. Điểm tương đồng và sự khác biệt
Sự tương đồng và điểm khác biệt đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng
quyết định đến sự thành bại của một thương hiệu. Đối với những thương hiệu "sinh sau,
đẻ muộn" thì càng cần có sự khác biệt so với các sản phẩm hay thương hiệu cạnh tranh
khác đang có mặt trên thị trường
Sự khác biệt trong định vị thương hiệu
Sự khác biệt là lợi thế để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và là yếu tố để
thuyết phục người tiêu dùng chuyển đổi từ sản phẩm đang dùng sang sản phẩm
mới. Những ý tưởng chứa đựng sự khác biệt rõ ràng là lợi thế để thuyết phục
khách hàng
Sự khác biệt được đánh giá khi người tiêu dùng cảm thấy khác biệt trong đánh giá
khi sử dụng sản phẩm. Vì thế nó cần được “truyền “đến người tiêu dùng để nhận
biết và cảm nhận.sự khác biệt dễ nhìn như tép cam, dễ cảm nhận bằng các giác
quan như mùi, vị, màu sắc, hình dáng... cũng cần nhấn mạnh để cho dễ thấy, dễ
biết, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thì mới "thấm" vào tâm trí của người tiêu
dùng). Những khác biệt khó hoặc không thể cảm nhận được bằng giác quan thông
thường (dược tính, độ dinh dưỡng,...) phải được thông tin một cách công phu và tỉ
mỉ hơn.
9
Sự khác biệt phải được minh chứng cụ thể, đó chính là chất lượng của sản phẩm.
Điểm tương đồng
Sự kết hợp giữa điểm tương đồng và điểm khác biệt sẽ làm nổi bật ưu thế của sản
phẩm mới, thương hiệu mới. Các điểm tương đồng có vai trò cân bằng, triệt tiêu
hoặc phủ nhận điểm khác biệt của sản phẩm cạnh tranh.
Ví dụ: chai nước cam có sự khác biệt là những tép cam bên trong , nhưng nó vẫn là một
loại nước giải khát chứ không phải là chai thuốc bổ, nếu những tép cam này được tuyên
truyền như một loại thuốc bổ thì có mấy ai mua để dùng thử, điểm tương đồng ở đây là
tác dụng giải khát, thỏa mãn cơn khát, giống các loại thức uống tương tự
3. Tái định vị thương hiệu
3.1. Khái niệm
Tái định vị thương hiệu là công việc làm mới hình ảnh của thương hiệu, tạo một
sức sống mới cho thương hiệu nhằm đáp ứng được sự thay đổi của thị trường cũng như
của người tiêu dùng hay một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tái định vị là một
chiến lược thay đổi vị trí cảm nhận về thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
3.2. Nguyên nhân tái định vị thương hiệu
Tái định vị thương hiệu là cần thiết khi một hay nhiều điều kiện sau đây được thỏa mãn:
Hình ảnh nhàm chán, không còn phù hợp;
Hình ảnh mờ nhạt;
Thay đổi đối tượng khách hàng mục tiêu, hoặc thay đổi trong nhu cầu và mong
muốn của khách hàng mục tiêu;
Thay đổi trong định hướng chiến lược;
Cần sức sống mới cho thương hiệu;
10
Thay đổi trong xác định đối thủ cạnh tranh;
Xảy ra những sự kiện quan trọng;
Tìm lại những giá trị đã mất.
Một vài ví dụ về tái định vị thương hiệu
- Khi thâm nhập thị trường Việt Nam với công nghệ CDMA hiện đại, các nhà quản trị
Sfone tin vào sự thành công. Ban đầu Sfone xuất hiện với slogan: Nghe là thấy cùng
màu xanh trên logo. Họ kỳ vọng hình ảnh thương hiệu cùng slogan trên sẽ phù hợp
nhóm khách hàng trẻ. Nhưng kết quả ngược lại, khách hàng không đón nhận. Slogan
khá khó hiểu với đa số khách hàng. Màu xanh cũng không làm Sfone nổi bật, khác
biệt. Sfone đã xây dựng hình ảnh mới. Họ tung ra hệ thống nhận diện mới với màu
cam khá lạ mắt. Về nguyên tắc, màu cam là màu nóng, mạnh, giúp liên tưởng đến
nhiệt huyết, sự trẻ trung, năng động… Sfone còn tung ra các chiến dịch truyền thông
nhắm vào đối tượng: người trẻ đang yêu, bạn bè. Những dịch vụ: Forever, nhạc
chuông, tin nhắn, game… thể hiện điều đó. Sfone cố gắng đem lại nhiều tiện ích cho
khách hàng. Tỏ ra “biết mình, biết người”, họ nhắm vào đối tượng khách hàng trẻ.
Thậm chí, họ chấp nhận bù lỗ với cước phí thấp, giá điện thoại rẻ để tạo ra xu hướng
mới cho khách hàng tiềm năng.Còn quá sớm để nói rằng Sfone đã thành công từ việc
tái định vị thương hiệu. Nhưng quá trình này tạo ra một Sfone khác biệt, ấn tượng…
làm tiền đề cho sự bứt phá trong tương lai. -> tái định vị tập trung vào phân khúc thị
trường khách hàng trẻ mà định vị hiện tại không hiệu quả
- Một ví dụ khác là Ngân hàng Công thương Việt Nam (vietinBank). Trước đây, khách
hàng biết đến họ như là một trong những ngân hàng nhà nước với lối quản lý nặng
nề, cũ kỹ. Đứng trước vận hội mới, các nhà quản trị VietinBank quyết định thay đổi
hình ảnh, hệ thống nhận diện. Với ba màu xanh, trắng, đỏ và logo là hình ảnh đồng
tiền cổ, VietinBank gửi gắm thông điệp: Tin cậy, hiệu quả và hiện đại… Họ kết hợp
với slogan: Nâng giá trị cuộc sống. Bằng hình ảnh mới, VietinBank muốn khẳng định
mình đi cùng khách hàng. Đồng tiền biểu tượng cho kinh doanh và là phương tiện
11
giao dịch. Đây là hình ảnh cần thiết để VietinBank chuyển thành ngân hàng thương
mại và hướng đến tập đoàn tài chính mạnh. -> tái định vị để thay đổi chiến lược kinh
doanh, mở rộng thương hiệu
- Cà-phê Việt của Nestlé. Trên toàn cầu, Nestlé có nhãn cà-phê nổi tiếng Redcup. Đây
là nhãn hiệu được đầu tư khá bài bản. Các nhà quản trị của Nestlé hy vọng chất lượng
cà-phê tinh chất, sự bài bản về công nghệ chế biến sẽ giúp Redcup chinh phục người
tiêu dùng Việt. Tuy nhiên, kỳ vọng này mang lại thất vọng, Redcup có thể phù hợp
với thị trường khác nhưng tại Việt Nam, cái tên đó không chút ấn tượng. Mới đây,
Nestlé tiến hành tái định vị Recup khi cho ra đời nhãn hiệu mới “Cà-phê Việt”.Với
thành phần và công thức pha chế không khác biệt nhiều so với Redcup, nhưng khi
khoác chiếc áo mới, Cà-phê Việt để lại ấn tượng. Cùng hình ảnh nhãn hiệu là chàng
trai mạnh mẽ, hiện đại và sự xuất hiện đầy khiêu khích, Cà-phê Việt đã tạo dấu hiệu
nhận biết tốt trong tâm trí khách hàng. Hơn thế, tên của nhãn hiệu được người tiêu
dùng Việt chấp nhận dễ dàng. Rõ ràng, việc Nestlé thay đổi chiến lược chứng tỏ: Dù
là nhãn hiệu hàng đầu, nhưng nếu nó xa lạ với người tiêu dùng địa phương thì cách
tốt nhất là thay đổi. -> tái định vị để phù hợp nhu cầu khách hàng.
3.3. Tác động của tái định vị thương hiệu
Nếu doanh nghiệp có nghiên cứu chu đáo trong quá trình thực hiện tái định vị thì
hiệu quả mang lại rất lớn. Doanh nghiệp sẽ làm hài lòng khách hàng về những hình ảnh
cảm nhận. Khách hàng sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp rất quan tâm đến họ. Đáp ứng được
nhu cầu mong đợi của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ có được một lượng khách hàng mới
thông qua việc tái định vị thương hiệu: nhiều khách hàng trước đây chưa hiểu, chưa thích
thì bây giờ lại thích thú khi doanh nghiệp tái định vị.
Nếu việc định vị thực hiện tốt thì chúng ta sẽ có được trái tim khách hàng, ngăn ngừa
việc thâm nhập vào tâm trí khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thể hiện sức mạnh đổi
mới và sức sống mãnh liệt của thương hiệu,….
12
Tuy nhiên, việc tái định vị phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng. Nếu chúng ta làm không
tốt thì có thể có nhiều rủi ro xảy ra: Mất khách hàng trung thành, khách hàng cũ, chi phí
tăng cao, hình ảnh không đồng bộ, thiếu sự kế thừa,… Nếu không đủ ngân sách cho vị
thay đổi sẽ rất nguy hiểm làm cho hình ảnh cũ và mới sẽ bị tranh chấp, không rõ ràng,
thiếu nhất quán… Thời điểm để tái định vị thương hiệu cũng là vấn đề cân nhắc, lựa
chọn.
3.4. Cách thức để tái định vị thương hiệu
Tái định vị thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp khẳng định được giá trị thương hiệu
của mình, trở nên mạnh mẽ hơn và giành được nhiều ưu thế trong cuộc đua giữ thị phần,
khách hàng. Thế nhưng, để việc tái định vị thương hiệu mang lại hiệu quả như vậy không
hề đơn giản. Tái định vị thương hiệu không chỉ làm mới toàn bộ hệ thống nhận diện,
phương thức giao diện, hình ảnh và thông điệp mà còn phải tạo ra sự khác biệt cùng với
những cam kết mới với khách hàng.
Tùy theo từng mục tiêu chiến lược của chương trình tái định vị mà quyết định có
phải thay đổi sản phẩm không. Doanh nghiệp có thể không thay đổi sản phẩm nếu chiến
lược của doanh nghiệp chỉ đơn giản tạo một cảm giác mới lạ thông qua thông điệp truyền
thông bằng hình ảnh mới. Nhưng nếu sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp chưa tốt, điều
này được người tiêu dung cảm nhận được thì hình ảnh thương hiệu có đẹp đến đâu cũng
vô nghĩa.
Các bước tiến hành tái định vị thương hiệu:
- Xác định rõ mục tiêu chiến lược của việc tái định vị: Tái định vị có hai mục đích
chính là tạo thêm giá trị cho thương hiệu; thay đổi đối tượng khách hàng mục tiêu.
Chỉ nên chọn một mục đích và làm thật tốt, không nên nhắm đến cả hai mà làm nửa
vời.
- Triển khai nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện nhằm giảm thiểu rủi ro: cần cân
nhắc vị trí của thương hiệu trên thị trường và vị trí của thương hiệu trong lòng khách
13
hàng. Không nên nghĩ khi đang dẫn đầu thị trường hoặc có thị phần tốt thì không cần
thay đổi. Ngoài ra, “Liệu khách hàng có phản ứng tích cực với định vị mới không?”
là câu hỏi cần được trả lời xuyên suốt quá trình tái định vị. Định vị mới cũng không
được thay đổi tính cách đặc trưng của thương hiệu, nếu tính cách này đã được chấp
nhận.
- Cân nhắc giữa tái định vị thương hiệu và làm mới hình ảnh cũ ( cần giữ lại gì và đổi
mới, thêm vào những gì)
- Chuẩn bị tinh thần thay đổi và sẵn sàng thay đổi cho tất cả mọi thành viên từ trên
xuống
- Chuẩn bị tài chính cho việc tái định vị, không thực hiện nửa vời sẽ tạo ra những hậu
quả khó lường: phải chấp nhận rằng tái định vị là cần thiết và bắt buộc trong quá
trình phát triển thương hiệu. Tái định vị sẽ thay đổi nhận thức của khách hàng, vì thế
nếu không mạnh tay đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, quảng bá… thì hiệu quả sẽ
không như mong muốn. Nguy hiểm hơn, khách hàng sẽ mơ hồ giữa định vị cũ và
định vị mới của sản phẩm.
- Kết hợp các công cụ Marketing, PR để việc triển khai tái định vị đạt hiệu quả cao và
giảm chi phí đầu tư. Thực hiện chiến dịch truyền thông để người tiêu dùng hiểu và
cảm nhận thông điệp mới một cách chính xác. Việc tái định vị phải được thực hiện
một cách đồng bộ, hoạt động phải được diễn ra liên tục và triệt để, phục vụ cho định
vị mới của thương hiệu để khách hàng biết được việc tái định vị của thương hiệu,
đồng thời để tranh thủ sự đồng tình của khách hàng với quá trình này tránh gây ra
hiểu lầm dẫn đến việc khách