Tiểu luận Nhận định về tình hình lạm phát ở Việt Nam trong tương lai

Sau một thời gian dài bị lãng quên, giờ đây lạm phát ở Việt nam là một vấn đề cực kì nóng bỏng, một đề tài tranh luận gay gắt của các nhà kinh tế cũng như làm đau đầu chính phủ ta trong việc đưa ra các biện pháp kiềm chế nó lại. Năm 2008 là một năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2005-2010. Sau những thành công của năm 2007 với nền kinh tế tăng trưởng hơn 8.44%, nước ta bước vào năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng từ 8.5 – 9%, tiếp tục tăng cường giảm lạm pháp, nâng cao đời sống người lao động Nhưng ngay từ những tháng đầu năm chúng ta đã liên tiếp gặp phải những khó khăn. Một mùa đông lịch sử kéo dài trong hơn 20 chục năm qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp với số gia súc, gia cầm chết vì rét đền hàng trăm ngìn con, vụ lúa đông xuân ở miền Bắc không theo kịp vụ, lúa kém phát triển. Dịch bệnh tai xanh trên lợn, cúm gà, dịch tả- tiêu chảy trên người đang gây những thiệt hại lớn về người và của. Trong khi đó dưới tác động của nền kinh tế thế giới đang có xu hướng suy thoái, giá nhiên liệu lên trên 120USD/thùng, giá vàng cũng đạt những đỉnh điểm mới với hơn 1.9 triệu/chỉ. Tất cả những yếu tố đó đang tác động xấu đến nền kinh tế nước ta. Người dân ta đã rất cực khổ khi phải hứng chịu biết bao cơn bão do thiên nhiên gây ra, giờ đây lại càng bần cùng hơn khi đối mặt với “cơn bão giá”. Những người nghèo lại càng nghèo thêm!

doc48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nhận định về tình hình lạm phát ở Việt Nam trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU. Sau một thời gian dài bị lãng quên, giờ đây lạm phát ở Việt nam là một vấn đề cực kì nóng bỏng, một đề tài tranh luận gay gắt của các nhà kinh tế cũng như làm đau đầu chính phủ ta trong việc đưa ra các biện pháp kiềm chế nó lại. Năm 2008 là một năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2005-2010. Sau những thành công của năm 2007 với nền kinh tế tăng trưởng hơn 8.44%, nước ta bước vào năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng từ 8.5 – 9%, tiếp tục tăng cường giảm lạm pháp, nâng cao đời sống người lao động… Nhưng ngay từ những tháng đầu năm chúng ta đã liên tiếp gặp phải những khó khăn. Một mùa đông lịch sử kéo dài trong hơn 20 chục năm qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp với số gia súc, gia cầm chết vì rét đền hàng trăm ngìn con, vụ lúa đông xuân ở miền Bắc không theo kịp vụ, lúa kém phát triển. Dịch bệnh tai xanh trên lợn, cúm gà, dịch tả- tiêu chảy trên người đang gây những thiệt hại lớn về người và của. Trong khi đó dưới tác động của nền kinh tế thế giới đang có xu hướng suy thoái, giá nhiên liệu lên trên 120USD/thùng, giá vàng cũng đạt những đỉnh điểm mới với hơn 1.9 triệu/chỉ. Tất cả những yếu tố đó đang tác động xấu đến nền kinh tế nước ta. Người dân ta đã rất cực khổ khi phải hứng chịu biết bao cơn bão do thiên nhiên gây ra, giờ đây lại càng bần cùng hơn khi đối mặt với “cơn bão giá”. Những người nghèo lại càng nghèo thêm! Trước những tác động xấu của nền kinh tế chính phủ đã phải đề ra những biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế lạm pháp, bình ổn giá cả. Những biện pháp như cắt giảm chi tiêu công, tiếp tục trợ giá xăng dầu, dừng các dự án đầu tư kém hiệu quả…đã làm chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao. Kết quả của nghiên cứu này của chúng tôi nhằm làm rõ nguyên nhân của sự tăng giá ở nước ta hiện nay. Vấn đề mà chúng tôi quan tâm là làm sao để “hãm phanh” được lạm pháp, bình ổn được giả cả hàng hóa, vai trò điều hành của chính phủ đến đâu, những giải pháp dài hạn nào sẽ được đặt ra? Điều mà sinh viên chúng tôi hy vọng là mong chờ một nền kinh tế lạc quan hơn trong tương lai với tỉ lệ lạm phát vừa phải để cuộc sống của người lao động đặc biệt là những người nghèo không phải chịu cảnh cực khổ trước thời bão giá như hiện nay. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẠM PHÁT. 1.1. Các quan điểm về lạm phát. 1.1.1. Lý thuyết của K.Marx về lạm phát. Theo K.Marx, “Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân”. Như vậy theo Ông lạm phát chỉ xuất hiện khi lượng tiền giấy trong lưu thông vượt quá nhu cầu tiền tệ của lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế. 1.1.2. Lý thuyết của học thuyết hiện đại về lạm phát. Có nhiều trường phái nghiên cứu và đưa ra các khái niệm khác nhau về lạm phát. Trường phái Keynes cho rằng “việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài với tỉ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát”. Theo quan điểm này, một nhân tố nào khác ngoài tiền tệ không thể gây nên lạm phát cao được: “hiện tượng về phía cung cũng không phải là một nguồn gốc của lạm phát cao” Ngược lại, Paul A. Samuelson lại cho rằng: “lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát là tỉ lệ thay đổi của mức giá chung..”Trên cơ sở đó ông đưa ra các phương pháp cụ thể để tính tỉ lệ lạm phát, như phương pháp tính theo chỉ số giá tiêu dung (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giảm phát GDP. Trái với quan điểm của trường phái Keynes, Ông cho rằng lạm phát có thể do nguyên nhân cầu kéo hoặc nguyên nhân chi phí đẩy, tức là lạm phát có thể xảy ra ngoài nguyên nhân tiền tệ. Vào những năm 70 của thế kỉ 20, trước những tranh cãi kéo dài về nguyên nhân của trình trạng giá cả tăng cao ở Mỹ và các nước phương Tây do cuộc khủng hoảng dầu lửa, Milton Friedman đã nổi tiếng với tuyên bố: “lạm phát dù lúc nào và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ông còn nhấn mạnh: “Lạm phát ở bất kì nơi nào luôn là một hiện tượng tiền tệ với nghĩa là, nó được và có thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng tiền nhanh hơn so với tăng sản lượng”. Như vậy theo ông một sự tăng giá cả tạm thời có thể có nhiều nguyên nhân nhưng không thể xảy ra lạm phát cao mà không có một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ nhanh được. Tuy vậy cũng có một khái niệm thận trọng được nhiều nhà kinh tế chấp nhận như sau: “Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung trong nền kinh tế tăng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Mức chung của giá hàng hoá tức là mức trung bình của giá cả các hàng hoá trong nền kinh tế, nó thể hiện được xu thế biến động chung của mức giá cả - biểu thị sức mua của tiền tệ đối với các hàng hoá khác. Nhưng cần lưu ý rằng mức giá chung phải tăng một cách vững chắc và kéo dài trong một thời gian nhất định, thường là từ vài tháng trở lên mới có thể coi là đã xảy ra lạm phát. 1.2. Phép đo lường lạm phát. Để đo lường được mức độ lạm phát, người ta sử dụng phương pháp chỉ số nhằm thể hiện được sự biến động của mức giá hàng hoá chung trong nền kinh tế. Có nhiều phương pháp tính chỉ số giá cả, sau đây là những chỉ số giá cả thường được sử dụng: 1.2.1. Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng – CPI. Chỉ sổ giá cả tiêu dùng xã hội là chỉ số được tính theo một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ chính trên thị trường ( ví dụ ở Mỹ giỏ hàng này gồm 265 nhóm hàng hoá chính ở 85 thành phố; ở Việt Nam chỉ số này được tính trên 10 nhóm mặt hàng, được chia thành 86 phân nhóm, gồm 236 mặt hàng tiêu dùng chính và 64 dịch vụ. Dưới đây là bảng cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình ở Việt Nam theo kết quả điều tra của 10 nhóm hàng hoá, dịch vụ năm 1995. STT  Nhóm hàng hoá, dịch vụ  Tỷ trọng (%)   1  Lương thực, thực phẩm  60,86   2  Đồ uống và thuốc lá  4,09   3  May mặc, mũ nón và dày dép  6,63   4  Nhà ở và vật liệu xây dựng  2,9   5  Thiết bị và đồ dùng gia đình  4,6   6  Dược phẩm và y tế  3,53   7  Phương tiện đi lại và bưu điện  7,23   8  Giáo dục  2,5   9  Văn hoá, thể thao và giải trí  3,79   10  Đồ dùng và dịch vụ khác  3,86    Cộng chỉ số chung:  100   Chỉ số CPI được người ta sử dụng một cách rất phổ biến trên thế giới để đánh giá mức độ lạm phát xảy ra. Công thức tính như sau: Trong đó: : tỷ lệ lạm phát năm t ( tính theo CPI). Pt : chỉ số giá cả hàng hoá năm t so với năm gốc. Pt-1 : chỉ số giá cả hàng hoá năm (t-1) so với năm gốc. Ví dụ: Giả sử rổ hàng hoá, dịch vụ có ba loại là gạo, vải và muối với mức giá trên thị trường và sản lượng qua các năm như sau: Đơn vị tính: 1000 đ. Hàng hoá  Năm 1991 (năm gốc)  Năm 1992  Năm 1993    Sản lượng (1)  Đơn Giá (2)  Tổng giá cả (3=1x2)  Đơn giá (4)  Tổng giá cả (5=1x4)  Đơn giá (6)  Tổng giá cả (7=1x6)   Gạo  15  2  45  4  60  6  90   Vải  5  10  50  12  60  17  85   Muối  10  3  10  1  10  1,2  12   Tổng cộng    105   130   187   Chỉ số giá cả hàng hoá năm gốc là: P91 = = 100% Chỉ số giá cả hàng hoá năm 1992 là: P92 = = 123,8% Chỉ số giá cả hàng hoá năm 1993 là: P93 = = 178,09% Do đó, tỷ lệ lạm phát của các năm 1992, 1993 như sau: = x 100 = 23,8% = x 100 = 43,85% 1.2.2. Chỉ số giá sản xuất – PPI. Tỷ lệ lạm phát tính theo PPI cũng có cách tính tương tự như tính tỷ lệ lạm phát theo CPI, nhưng PPI được tính trên một số lượng hàng hoá nhiều hơn CPI và tính theo giá bán buôn (giá trong lần bán đầu tiên), ở Mỹ PPI được tính trên 3400 sản phẩm. 1.2.3. Chỉ số giảm phát trong tổng sản phẩm quốc nội – GDP. Ngoài việc xác định tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng (CPI) như trên, người ta còn sử dụng chỉ số “giảm phát GDP” ( còn gọi là chỉ số giá toàn bộ), là chỉ số giá cả cho toàn bộ hàng hoá, dịch vụ trong GDP để xác định tỷ lệ lạm phát. Chỉ số “giảm phát GDP” được xác định bằng tỷ lệ của GDP danh nghĩa và GDP thực tế theo công thức sau: PGDP = Trong đó: - PGDP : Chỉ số “giảm phát GDP” - GDPd : GDP doanh nghĩa ( đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm hiện tại) - GDPt : GDP thực tế ( đo lường sản lượng hiện tại theo giá gốc) Trên cơ sở xác định được chỉ số “ giảm phát GDP”, tỷ lệ giảm phát được xác định tương tự như khi xác định tỷ lệ lạm phát theo CPI. Trong đó: - : tỷ lệ lạm phát theo năm t ( tính theo GDP). - PGDP(t) : Chỉ số “ giảm phát theo GDP năm t”. - PGDP(t-1): Chỉ số “ giảm phát theo GDP năm t-1”. Hạn chế của phương pháp tính theo các loại chỉ số là: việc cố định sản lượng ở một kỳ nào đó ( kỳ 0 hoặc kỳ 1 ) sẽ không hợp lý khi cơ cấu sản phẩm giữa các thời kỳ có khác nhau; hơn nữa nó không phản ánh được chính xác sự thay đổi về chất lượng sản phẩm qua các thời kỳ do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh được sự thay đổi mức giá hàng hoá bình quân của một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc. 1.3. Các loại lạm phát. Có nhiều cách phân loại lạm phát, tuy nhiên có một phương pháp phân loại khá phổ biến đó là căn cứ vào tốc độ và tác động của nó. Theo cách phân loại này, người ta chia thành 3 loại lạm phát: 1.3.1. Lạm phát thấp (hay lạm phát vừa phải). Lạm phát vừa phải là loại hàng hoá xảy ra với giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được, thường được giới hạn ở mức một con số một năm. Khi giá cả hàng hoá tương đối ổn định, người dân vẫn tin tưởng vào tiền tệ và vì vậy các chức năng của nó vẫn được thực hiện một cách bình thường. Thông thường ở các nước do loại lạm phát thấp có thể dự đoán trước và người ta có thể chỉ số hoá và các chính sách của nhà nước hoặc các hoạt động kinh tế nên đã hạn chế được các tác động tiêu cực của nó. Thậm chí, loại lạm phát này còn có thể có tác dụng mở rộng tín dụng một mặt kích cầu, một mặt gia tăng đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. 1.3.2. Lạm phát phi mã. Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá tăng nhanh ở mức từ 2 đến 3 con số một năm. Như lạm phát ở Ý năm 1970 là 25% năm, ở Israel năm 1980 là 200%/ năm và ở Việt Nam thời kỳ 1985-1990. Khi lạm phát phi mã xảy ra, do tiền bị mất giá rất nhanh nên người dân không còn muốn nắm giữ tiền mà chuyển sang săn lùng mua hàng hoá, vàng, ngoại tệ cất giữ. Tình trạng này càng làm cho giá cả tăng nhanh và biến động bất thường. Thị trường tài chính sẽ tàn lụi vì dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lãi suất thực có thể giảm bằng không hoặc âm, hiệu quả kinh tế suy giảm, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, thu nhập thực tế của người lao động bị xoá mòn nghiêm trọng, thất nghiệp tăng cao. 1.3.3. Lạm phát siêu tốc (hay siêu lạm phát). Lạm phát siêu tốc là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá tăng rất nhanh với tốc độ từ 4 con số trở lên một năm. Ví dụ ở Bolivia năm 1985 là 11.800%/năm, Nhật Bản năm 1949 là 23.700%/năm, Balan năm 1922 là 560.000/năm và nghiêm trọng nhất là Đức thời kỳ 1922-1923: từ tháng Giêng năm 1922 đến tháng 11-1923 chỉ số giá tăng từ 1 đến 10.000.000.000. Biểu hiện đặc trưng cơ bản của lạm phát siêu tốc là giá cả hàng hoá tăng nhanh quá mức, và biến động bất thường không thể dự đoán trước được. Xuất hiện hiện tượng “củ khoai tây nóng”-người dân phải chạy trốn khỏi tiền và chuyển sang cất trữ “mọi thứ”. Nền kinh tế có thể bị biến dạng và rơi vào khủng hoảng trầm trọng, thất nghiệp tràn lan, đời sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng. Trong số ba loại lạm phát trên thì lạm phát phi mã và lạm phát siêu tốc là hai loại lạm phát ảnh hưởng rất tiêu cực đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Do vậy người ta luôn cảnh giác và phòng ngừa các loại lạm phát này. II. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG 20 NĂM ĐỔI MỚI KINH TẾ. 2.1. Giai đoạn 1986-1990: Giai đoạn đầu đổi mới. Đây là giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới với việc chủ yếu là đổi mới cơ chế quản lý. Trong thời gian này đã ban hành nhiều nghị quyết và quyết định của Đảng và Chính phủ nhằm cải tiến quản lý kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách nông nghiệp... Tuy nhiên trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm này cơ chế cũ chưa mất đi, cơ chế mới chưa hình thành nên Đổi mới chưa có hiệu quả đáng kể. Và đến những năm cuối của thập kỷ 80, tình hình bắt đầu biến chuyển. Tỷ lệ phát triển kinh tế tăng mạnh và lạm phát bước đầu giảm: Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu dưới: Năm  Tăng trưởng (%)  Lạm phát (%)   1986  2,84  774,7   1987  3,63  223,1   1988  6,01  349,4   1989  4,68  36,0   1990  5,09  67,1   2.2 Giai đoạn 1991-1996: Đổi mới đạt kết quả quan trọng. Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1991 đã đưa ra chiến lược "Ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000" đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm 1991-1995. Khó khăn lớn lúc này là nền kinh tế vẫn bị bao vây, cấm vận trong bối cảnh các nước Đông Ấu và các nước thuộc Liên Xô (cũ) rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam với khu vực này giảm sút đột ngột, năm 1991 chỉ bằng 15,1% năm 1990. Song, thuận lợi lúc này là Đổi mới đã phát huy tác dụng, các cơ sở kinh tế thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Tỷ lệ phát triển kinh tế và lạm phát: 1991  5,81  67,5   1992  8,7  17,5   1993  8,08  5,2   1994  8,83  14,4   1995  9,54  12,7   1996  9,34  4,5   2.3. Giai đoạn từ 1996 đến nay: tiếp tục tăng cường đổi mới. Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996) đã đưa ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 đưa Việt Nam "trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh." 1997  8,25  3,6   1998  5,76  9,2   1999  4,77  0,1   2000  6,75  -0,6   2001  6,8  0,8   2002  6,76  4,0   2003  7,34  3,0   2004  7,67  9,5   2005  8,43  8,4   2006  8,17  6,6   2007  8,4  12,36   III. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT. 3.1. Nguyên nhân về phía cầu. Đây là nguyên nhân khi tổng cầu hàng hoá tăng nhanh vượt quá khả năng cung ứng hàng hoá của nền kinh tế: đường AD1 dịch chuyển sang AD2, kéo giá cả hàng hoá tăng lên theo: từ P1 đến P2.  Tổng cầu tăng dẫn tới lạm phát ở Việt Nam do các nguyên nhân sau: 3.1.1. Thứ nhất là do chi tiêu của chính phủ. Tỷ lệ bội chi ngân sách ở mức 5% được giữ liên tục trong nhiều năm trong khi GDP tăng hàng năm đã tích luỹ nguy cơ bất ổn về tiền tệ. Cụ thể là bội chi ngân sách năm 2006 là 48613 tỉ đồng, bằng 5% tổng sản phẩm trong nước. Năm 2007, tổng thu ngân sách là 287000 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 368000 tỷ đồng, như vậy bội chi là 81000 tỷ đồng. Khi ngân sách nhà nước bị bội chi, chính phủ sẽ xử lý bù đắp thiếu hụt bằng cách thứ nhất là đi vay của công chúng thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ, và ảnh hưởng làm mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, đe doạ đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, buộc ngân hàng trung ương phải can thiệp để duy trì mức lãi suất ban đầu bằng cách cung ứng tiền và làm giá cả hàng hoá tăng lên. Thứ hai là chính phủ đi vay của nước ngoài hoặc vay của ngân hàng trung ương làm cho lượng tiền mặt trong lưu thông cũng tăng lên. Chi đầu tư từ khu vực nhà nước còn lớn và hiệu quả thấp. Các doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực lớn được ưu đãi nhiều, đầu tư lớn từ phía nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, năng lực cạnh tranh kém. Theo số liệu thống kê, đến nay cả nước còn gần 3.000 doanh nghiệp nhà nước các loại, đang nắm giữ 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước...Thế nhưng, hàng năm khối doanh nghiệp nhà nước mới chỉ đóng góp 40% thu nhập trong GDP của cả nước. Một trong những chương trình đầu tư lớn mà không mang lại hiệu quả nhất phải kể đến là chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường. Theo kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng, tính đến năm 2002, cả nước đã xây dựng 44 nhà máy đường (chủ đầu tư hầu hết là các DNNN địa phương), tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Tổng số vốn đầu tư, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy lên tới 10.050 tỉ đồng, trong đó có hơn 6.677 tỉ đồng thiết bị và hơn 3.372 tỉ đồng xây lắp. Tổng sản lượng đường đạt trên một triệu tấn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn quốc là hết sức thê thảm với số nợ khoảng trên 5.000 tỉ đồng và đa số mất khả năng chi trả. Nhiều nhà máy chỉ sau một vài năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tư, thậm chí có những nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tư. Nhà máy đường Quảng Bình lỗ 136,6 tỉ/141,1 tỉ đồng vốn; Nhà máy đường Kiên Giang lỗ 170,6 tỉ/161,1 tỉ đồng vốn đầu tư; Nhà máy đường Sơn Dương lỗ 119,6 tỉ/107,8 tỉ đồng vốn đầu tư. Bên cạnh đó tình trạng mua sắm xe công, đầu tư xây dựng trụ sở vượt định mức, xây xong để lãng phí, chi thường xuyên… còn diễn ra ở khá nhiều địa phương, nhiều ngành. Ví dụ như việc xây quá nhiều sân golf…. Tình trạng này giống như bơm một khối tiền lớn A vào nền kinh tế (đầu tư lớn) rồi thu về 1 lượng a nhỏ hơn A nhiều, thậm chí a<0 (tình trạng lỗ vốn) và chính điều này đã làm cho lượng tiền lưu thông tăng lên, giá cả hàng hoá tăng lên gây ra lạm phát. 3.1.2. Vốn đầu tư nước ngoài lớn. Luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh: bắt đầu từ cuối năm 2006 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với những cải cách về cơ chế chính sách và môi trường đầu tư đã tạo điều kiện cho các luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Năm 2007 luồng vốn FDI đăng ký là 21,3 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp gia tăng mạnh mẽ khoảng trên 6 tỷ, gấp 5 lần con số của năm 2006 mà chủ yếu đổ vào thị trường chứng khoán, trái phiếu, đặc biệt là đổ vào IPO (chứng khoán được phát hành lần đầu ra công chúng) các doanh nghiệp nhà nước lớn. Có thể nói năm 2007 là năm đạt kỷ luật về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với số vốn thực hiện đạt 8.03 tỷ USD. Bảng trên cho thấy sự gia tăng vượt bậc về lượng vốn đầu tư nước ngoài kể từ năm 2006, và cơ bản đã mang tới những thuận lợi đáng kể cho sự phát triển kinh tế cũng như những lợi ích từ nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thu được tại Việt Nam. Cụ thể là các dự án ĐTNN đã khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương, tạo cơ hội đẩy mạnh hợp tác, liên kết kinh tế trong phạm vi tỉnh, thành phố. Ngoài ra, dòng vốn ĐTNN còn có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường tài chính; nhờ có dòng vốn FDI mà TTCK Việt Nam có thêm động lực để phát triển vượt bậc từ năm 2006. Ngoài ra dự án ĐTNN đã tạo công ăn việc làm cho gần 700.000 lao động trong nước. Tuy nhiên với lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn như vậy, ngân hàng nhà nước đã phải cung ứng một lượng lớn tiền VND để mua ngoại tệ vào nhằm mục tiêu ổn định và phá giá nhẹ tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và điều này làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng cao, tổng cầu tăng, tác động làm lạm phát gia tăng. 3.1.3 Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng. Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001-2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích tiêu dùng của hộ gia đình, kích thích mở rộng đầu tư và từ đó làm tổng cầu và giá cả tăng lên. Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu này đã khuyến khích cho “chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ”, đây là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh
Luận văn liên quan