Xã hội càng phát triển thì kéo theo đó là sự phát triển của con người và các vấn đề của xã hội như tệ nạn, ô nhiễm môi trường Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề đang nhận đựơc sự quan tâm của toàn xã hội.
Ô nhiễm môi trường sẽ kéo theo đó là sự biến đổi khí hậu, điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người không chỉ thế hệ chúng ta mà còn cả thế hệ mai sau.
Khí hậu biến đổi một cách trầm trọng như vậy là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là rác thải, con người xả rác một cách “vô tội vạ” gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khí hậu. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2010 là vào khoảng 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14456 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nhận thức của sinh viên về rác thải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: PHẦN DẪN NHẬP
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội càng phát triển thì kéo theo đó là sự phát triển của con người và các vấn đề của xã hội như tệ nạn, ô nhiễm môi trường… Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề đang nhận đựơc sự quan tâm của toàn xã hội.
Ô nhiễm môi trường sẽ kéo theo đó là sự biến đổi khí hậu, điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người không chỉ thế hệ chúng ta mà còn cả thế hệ mai sau.
Khí hậu biến đổi một cách trầm trọng như vậy là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là rác thải, con người xả rác một cách “vô tội vạ” gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khí hậu. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2010 là vào khoảng 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm.
[http: // www. eqe. edu. vn].
Để ngăn chặn được sự gia tăng của rác thải là một điều không thể, nhưng để hạn chế được vấn đề này thì chúng ta phải có những bước đi thật hiệu quả để thay đổi ngay từ trong ý thức của các thế hệ. Thế hệ mà chúng tôi muốn tìm hiểu là sinh viên. Đây là thế hệ mà có ảnh hưởng trên mọi vấn đề đến các thế hệ khác từ suy nghĩ, lối sống, hành động, việc làm.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
- Tìm hiểu thực trạng rác thải tại 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay.
- Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh rác thải.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xả rác của sinh viên.
- Tìm hiểu ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của sinh viên như thế nào.
- Tìm hiểu ý thức của sinh viên về vấn đề rác thải.
3. Mục đích nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu phục vụ cho ban lãnh đạo của các trường Đại học, giúp nhà trường có những nhìn nhận và ra những quy định đúng đắn về việc xả rác, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài cố gắng phân tích và làm rõ những vấn đề sau:
- Thực trạng thác thải hiện nay tại 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Đại học Tôn Đức Thắng.
- Nhận thức của sinh viên về vấn đề ý thức và xả rác của sinh viên.
- Các tác tố: lối sống, văn hóa, hoạt động kinh tế, vị trí địa lý…tác động như thế nào đến thực trạng rác thải tại các trường Đại học hiện nay.
- Ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống của sinh viên.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề rác thải tại 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Kỹ thuật Công Nghệ, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Tôn Đức Thắng hiện nay.
2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên, cán bộ Đoàn viên và nhân viên vệ sinh của 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Tôn Đức Thắng.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng rác thải hiện nay tại 4 trường: Đại học Văn Hiến, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Tôn Đức Thắng.
- Do hạn chế về nhân lực và tài lực, đặc biệt là thời gian và kinh phí phục vụ cho đề tài nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên tổng số mẫu là 120.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP THÔNG TIN
1. Phương pháp chung:
Phương pháp chung chủ yếu dùng để phân tích thông tin này là phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh. Đồng thời kết hợp với các phương pháp như: mô tả, giải thích, so sánh đối chiếu và quan sát.
2. Các phương pháp cụ thể:
2.1.Phương pháp chọn mẫu: Do đặc điểm của khách thể nghiên cứu là sinh viên nên đề tài này chúng tôi tiến hành chọn mẫu thuận tiện.
2.2. Phương pháp thu thập thông tin.
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sẵn có: Đây là phương pháp thu thập thông tin qua các tài liệu như: sách, báo, tạp chí, internet….
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng: Thu thập thông tin qua các cuộc phỏng vấn bằng phiếu thăm dò ý kiến. Đây là bản hỏi cấu
trúc dùng cho phỏng vấn cá nhân. Đây là phương pháp thu thập thông tin chính yếu của đề tài.
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin định tính:
- Tiến hành phỏng vấn sâu với một số sinh viên, cán bộ đoàn và nhân viên vệ sinh của đơn vị trường.
- Tiến hành quan sát không tham dự các khách thể nghiên cứu của đề tài
2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin:
- Các thông tin định lượng được thu từ bảng Anket qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS.
- Dựa trên những tư liệu thu thập được từ các sách, báo, tạp chí…Chúng tôi có trích dẫn những ý và số liệu có liên quan từ các tư liệu trên để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Tiến hành gỡ băng, gom lại theo ý các câu hỏi được phỏng vấn sâu và đưa vào bài.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I.TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về địa bàn quận Bình Thạnh.
- Quận Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Bình Thạnh được cho là điểm đầu mối giữa quốc lộ 1A và 13, nơi có Bến xe Miền Đông, là cửa ngõ tuyến Đường sắt Bắc-Nam vào thành phố này.
- Bình Thạnh nằm ở hướng Đông của thành phố, phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp các quận 3, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, phía Đông giáp sông Sài Gòn (bên kia sông là quận Thủ Đức). Diện tích là 2.056 ha.
- Dân số là 451.526 người (1/4/2009), gồm 21 dân tộc, đa số là người Kinh.
2. Tổng quan về địa bàn các trường được chọn làm nghiên cứu.
2.1. Trường Đại học Văn Hiến.
Trường Đại học Văn Hiến được thành lập theo quyết định số 517/TTg ngày 11- 7- 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Đến tháng 11-1999, Trường chính thức đi vào hoạt động khi Bộ Giáo Dục và Đào tạo ra quyết định số 4833/QĐ-BDG&ĐT/Đh cho phép mở nghành đào tạo. Địa điểm tại AA2, đường D2, Văn Thánh Bắc, P.25, Q.Bình Thạnh.
[]
2.2.Trường Đại học Giao Thông Vận Tải.
Tháng 3 – 1984. Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ký quyết định sáp nhập Trường Đại học Giao Thông Đường Thủy vào Đại học Hàng Hải lấy tên là Trường Đại học Hàng Hải.
Ngày 26/4/2001, căn cứ vào năng lực của Phân hiệu Đại học Hàng Hải sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Thủ tướng Chính Phủ có quyết định số 66/2001/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Giao Thông Vận Tải trên cơ sở phân hiệu Đại học Hàng Hải.
Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Tp.Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải lớn nhất phía nam Việt Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho các ngành Giao thông Vận Tải như Hàng hải, Đường bộ, Đường sắt, Đường sông và hàng không dân dụng. []
2.3. Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ. Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City
University of Technology - HUTECH) được thành lập ngày 26/4/1995 theo quyết định số 235/TTg của Thủ tướng Chính phủ. . []
2.4. Đại học Tôn Đức Thắng.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1997. Trường hoạt động theo cơ chế trường đại học công lập và hiện trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trụ sở chính của Trường được đặt tại phường 19, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Tiền thân của Trường Đại học Tôn Đức Thắng là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng, được thành lập theo quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 28/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 18/2003/TTg-QĐ chuyển đổi pháp nhân của Trường thành trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng, trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 22 tháng 6 năm 2006, với quyết định số 146, Chính phủ Việt Nam đã cho phép trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng chuyển sang loại hình trường đại học công lập tự chủ tài chính .
Ngày 11/06/2008 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 747/QĐ-TTg về việc đổi tên trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. []
V. ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM
1. Thực trạng: Tình trạng đúng với sự thật.
(Vi. Oldict. Com)
2. Rác thải: nói chung những vật dơ bẩn, không dùng được bị vứt bỏ. (Từ điển Tiếng Việt)
3. Môi trường: Hoàn cảnh trong đó sinh vật sống và phát triển.
(Từ điển Tiếng Việt).
4. Khí hậu: Tình hình chung và quy luật diễn biến thời tiết của một nơi, một vùng
- Chế độ thời tiết trên mặt đất ở một miền chịu sự tác động của vĩ độ, địa hình và vị trí đối với biển. (Vi. Oldict. Com)
5. Sức khỏe: Trạng thái không có bệnh tật, cảm thấy thoải mái về thể chất, thư thái về tinh thần.
Theo WHO, sức khỏe là sự khỏe mạnh về thể xác và tinh thần và không loại trừ sự vắng mặt của bệnh tật.
6. Rác sinh hoạt: Là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người.
7. Nhận thức:
- Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó.
- Nhận thức là quá trình nhận ra và biết được hiểu được.
[Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1995, trang 953].
8. Sinh viên:- Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là người làm việc học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai sáng kiến thức.
9. Thức ăn nhanh:
- Ở Việt Nam, cứ theo định nghĩa của từ điển Merriam-Webster - thức ăn nhanh là thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và đem soạn ra, phục vụ một cách rất nhanh - chúng ta cũng có khá nhiều thức ăn nhanh (fast food) đúng nghĩa, hợp khẩu vị, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và đặc biệt giá cả cực kỳ hợp lý.
10. Ý thức:
- Khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
[ệ]
Rác ăn uống: gồm các loại phế phẩm từ thức ăn, nước uống.
Rác học tập: gồm có giấy loại, viết hết mực…
VI. CÁC GIẢ THUYẾT
- Hiện nay, sinh viên các trường Đại học ở quận Bình Thạnh xả rác tùy tiện còn nhiều.
- Ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên chưa cao.
- Vấn đề xả rác ở các trường Đại học hiện nay đang còn phổ biến.
- Hầu như chưa có các quy chế - hình phạt đối với việc xả rác của sinh viên hiện nay.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Rác thải là một vấn đề mà ngày nay đang được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Nó là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Vì thế , khi môi trường biến đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi trong cuộc sống của con người và thường là thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Người ta cho rằng: các điều kiện sinh học (như sự di truyền) hay các điều kiện vật lý (như khí hậu) là những yếu tố quyết định chủ yếu đến hoạt động của con người.
Thật vậy! Khi chúng ta sống trong một xã hội mà hiện tượng ô nhiễm môi trường đang ngày một cao như hiện nay thì việc bảo đảm cho hoạt động và sức khỏe là một vấn đề mà ta phải cân nhắc.
Với sự hạn chế về năng lực và thời gian, nên khi thực hiên nghiên cứu đề tài về rác thải, chúng tôi chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp đó là tại bốn trường Đại học ở quận Bình Thạnh. Chúng tôi xem đây như là một bước đầu tiên để gióng lên một hồi chuông cảnh báo về thực trạng rác thải tại các trường Đại học và đánh vào ý thức của sinh viên về vấn đề này, cụ thể có một số vấn đề đang nổi lên như sau:
Môi trường đang ngày bị ô nhiễm. Thế nhưng địa phương vẫn chưa quan tâm lắm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện ở việc kêu gọi thanh niên tham gia bảo vệ môi trường chỉ ở mức độ thỉnh thoảng và chiếm 41%.
Biểu đồ 1: Mức độ kêu gọi thanh niên tham gia bảo vệ môi trường của phường hoặc tổ
Nguồn: khảo sát nghiên cứu khoa học, tháng 5 – 2010
Sự kêu gọi thanh niên tham gia chỉ thỉnh thoảng, chiếm tỉ lệ 40.8%, với tỉ lệ như vậy thì thể hiện được sự quan tâm của địa phương là rất thấp, chính điều này đã góp phần làm gia tăng sự thờ ơ của sinh viên đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
Bảng 1.3: Mức độ tổ dân phố kêu gọi thanh niên tham gia bảo vệ môi trường
Mức độ
n
%
Rất thường xuyên
4
3.3
Thường xuyên
16
13.3
Thỉnh thoảng
49
40.8
Ít khi
29
24.2
Chưa bao giờ
22
18.3
Tổng
120
100
Nguồn: Khảo sát nghiên cứu khoa học, tháng 5 – 2010
Thực trạng rác thải tại các trường vẫn còn nhiều, cho dù đây là một môi trường giáo dục nhưng vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên chưa được nâng cao.
Mức độ
Sinh viên trường
ĐH VH
ĐH GTVT
ĐH KTCN
ĐH TĐT
n
%
n
%
n
%
n
%
Rất nhiều
3
10
1
3.3
1
3.3
Nhiều
14
46.7
8
16.7
3
10
2
6.7
Ít
9
30
10
33.3
13
43.3
10
33.3
Rất ít
4
13.3
10
33.3
7
23.3
13
43.3
Không có
1
3.3
7
23.3
4
13.3
Tổng
30
100
30
100
30
100
30
100
Nguồn: Khảo sát nghiên cứu khoa học, tháng 5 – 2010
Rác thải tại trường chủ yếu là rác ăn uống và rác học tập, đây là những loại rác được thải ra từ các phế phẩm sau nhu cầu sử dụng của sinh viên.
Ý thức của sinh viên về vấn đề rác thải trong mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao, 95% các bạn trả lời là bỏ rác vào thùng, nhưng thực trạng rác thải tại trường vẫn còn nhiều. Vì vậy nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm để giải thích rõ cho sự nghịch lý này.
Bảng 3.1: Nơi thường bỏ rác trong trường
Nơi vứt rác
n
%
Thùng rác
114
95
Vứt bừa bải
1
0.8
Trong ngăn bàn
3
2.5
Khác
2
1.7
Tổng
120
100
Nguồn: Khảo sát nghiên cứu khoa học, tháng 5 – 2010.
Các hoạt động do nhà trường tổ chức chưa thu hút được sự tham gia nhiệt tình của sinh viên, vì vậy chưa thể tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho sinh viên về vấn đề rác thải. Dưới đây là một phần nội dung của cuộc phỏng vấn cán bộ Đoàn trường Giao Thông Vận Tải tình hình tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thấy rằng thực trạng rác thải hiện nay ở các trường Đại học vẫn còn cao. Điều này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan của trường và sức khỏe của những ai đang theo học và làm việc tại trường. Do đó, cần phải có những biện pháp tích cực hơn để giảm thiểu tối đa lượng rác thải trong trường học góp phần vào bảo vệ môi trường.
Để hạn chế rác thải trong trường học, ngoài việc sinh viên phải ý thức cao trong việc xả rác, thì phía lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa về vấn đề rác thải.
So với những giả thuyết ban đầu mà chúng tôi đưa ra:
- Hiện nay, sinh viên các trường Đại học ở quận Bình Thạnh xả rác tùy tiện còn nhiều.
- Vấn đề xả rác ở các trường đại học hiện nay đang còn phổ biến.
Vậy đúng với kết quả mà chúng tôi nghiên cứu.
Nguyên nhân là do ý thức của sinh viên về vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao, các phong trào do nhà trường tổ chức chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của sinh viên, hình thức kỷ luật đối với những sinh viên vi phạm vẫn chưa nghiêm khắc.
Tóm lại, như đã nói ở trên, việc nghiên cứu của chúng tôi còn nhiều giới hạn nên đề tài chưa thể lý giải hết được thực trạng rác thải tại các trường Đại học hiện nay. Nhưng qua đó cũng có thể kết luận được rằng: để giảm thiểu được rác thải thì tất cả mọi người trong môi trường Đại học nói riêng và trong toàn xã hội nói chung phải cùng nhau chung tay để góp phần bảo vệ môi trường.
KHUYẾN NGHỊ
Sau những vấn đề được chúng tôi đưa ra trong phần kết quả, chúng tôi thấy rằng thực trạng rác thải tại các trường Đại học hiện nay đang là một vấn đề đáng quan tâm. Trước những vấn đề trên, chúng tôi có thu thập được ý kiến của sinh viên đưa ra một số giải pháp sau:
Tăng cường nhân viên vệ sinh quét dọn, đặt thêm nhiều thùng rác cho sinh viên thuận lợi bỏ rác khi cần. Sinh viên và nhân viên vệ sinh phải thường xuyên dọn vệ sinh phòng học sau mỗi giờ học.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sinh viên, sinh viên phải có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, thực hiện các công trình thanh niên về vấn đề bảo vệ môi trường. Nhà trường cần tập trung các buổi hội thảo cho sinh viên, giảng viên về vấn đề rác thải, cho các bạn thấy những hình ảnh về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của con người. Có giám thị nhắc nhở và kêu gọi mọi người cùng nhau tham gia giữ vệ sinh chung.
Khi phát động và tuyên truyền phải làm sao cho mọi người hiểu được tác hại của rác thải đối với môi trường như: Tổ chức những game show nói về thực trạng rác thải hiện nay để thu hút được sự tham gia của thanh niên cũng như sinh viên, qua đó phát huy được ý thức của từng cá nhân.
Cần tiết kiệm, và tái sử dụng những loại rác như túi nilong sạch, chai nước. Cần phân loại rác để dễ xử lý, lọc ra những loại rác có thể tái chế.
Phải đặt ra những quy định cụ thể về vấn đề rác thải ví dụ như: Cấm không cho sinh viên mang thức ăn, nước uống vào trong lớp học; có các biện pháp chế tài khi sinh viên vi phạm, tăng mức xử phạt những sinh viên vi phạm kỹ luật, nếu cần có thể phạt tiền.
Với những khuyến nghị trên chúng tôi hy vọng là vấn đề rác thải trong trường học sẽ được giảm thiểu tối đa, góp phần vào vấn đề bảo vệ môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Quang Hà, 2002, Lý thuyết Xã hội học: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Thị Oanh, 2008, Nhận diện quan niệm hiện đại của sinh viên hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh và các yếu tố ảnh hưởng: Luận văn tốt nghiệp khoa Xã Hội Học, Trường Đại học Văn Hiến
Nhóm sinh viên trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, 2009, vấn đề rác thải quanh khu vực bệnh viện Chợ Rẫy: bài tập cuối khóa.
Thời báo Tuổi Trẻ ngày 23 – 29/3/2010.
Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, 1995: Nhà xuất bản Đà Nẳng, trang 953.
VI LêNin – Toàn tập, 1981, tập 29: Nhà xuất bản tiến bộ, trang 179
Internet
www.goole.com.vn
Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Mận
email: seabird1990@gmail.com
điện thoại: 01665261996