Tiểu luận Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay

Từ thiên niên kỷ thứ VIII trước Công nguyên, Ấn độ và Trung hoa cổ đại đã trở thành trung tâm văn minh lớn của xã hội loài người lúc bấy giờ và từ đó các hệ thống lý luận xuất hiện, triết học đã ra đời và tồn tại cho đến tận ngày nay Trung Quốc là nơi hình thành và phát triển của nhiều trường phái triết học lớn của Châu Á cũng như toàn thế giới, trong đó gồm có các học thuyết như: Nho giáo, Đạo lão, Âm dương gia, Pháp gia, Trong đó Nho giáo do Không Tử sáng lập, từ khi xuất hiện đến cuối thời phong kiến, Nho Giáo luôn là một trong những trường phái triết học đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng một cách sâu sắc tới đời sống tinh thần của người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Triết học Nho giáo chủ yếu bàn về các vấn đề chính trị, đạo đức luân lý. Người Việt đã rất thông minh nắm lấy cơ hội kế thừa và tiếp biến quá trình truyền bá Nho giáo của người Trung Hoa vào Việt Nam theo tinh thần thực tiễn của dân tộc. Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc kiến tạo bộ mặt văn hoá, xây dựng đời sống tinh thần Việt Nam. Đặc Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 4 biệt, chúng ta lại không thể không nói tới con người Việt với phương châm sống có phép tắc, khuôn mẫu đạo đức nhất định theo tinh thần “Nho giáo”, đồng thời còn là biểu tưởng tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, là nguyên khí tinh thần độc lập, từ cường của một dân tộc, đó chính là bản sắc riêng của con người Việt Nam. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài "Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho tiểu luận của mình

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9463 | Lượt tải: 9download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 1 Tiểu luận Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 2 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... .2 Chương I. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO ..................................................................................... .2 1.Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo (Khổng tử và Nho giáo) .................. .3 2.Một số quan điểm cơ bản của Nho giáo ........................................................................ .5 2.1 - Quan điểm về bản chất con người: ...................................................................... .5 2.2 - Quan điểm về xã hội học:........................................................................................ .7 2.3 - Quan điểm về giáo dục: ........................................................................................... .7 2.4 - Quan điểm về quản lý xã hội (trị quốc) ............................................................... .8 Chương II. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM.................................................................................................... 11 1.Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam ........................................................................ 11 2.Ảnh hưởng của nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam................... 12 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 17 Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1/ Nho Giáo, www.Wikipedia.com; 2/ TS Nguyễn Ngọc Thu & TS Bùi Văn Mưa, Phần 1: “Đại cương về lịch sử triết học”, Nhà xuất bản TH Tp.HCM, 2011; 3/ Nho giáo xưa và này – Nhiều tác giả (Vũ Khiêu chủ biên), viện khoa học xã hội Việt Nam; 4/ Ban biên tập trang web dân luận, Văn hóa Việt Nam: Sự hấp thu và sử dụng Nho giáo ở Việt Nam, 5/ Trần Đình Hượu (1927-1995). Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1996. Theo bản điện tử của 6/ Các tham luận về Nho giáo như: Trần Đình Hượu (1927-1995) - “Mấy ý kiến bàn về vấn đề nghiên cứu Nho giáo”; GS. Nguyễn Đình Chú -“Hôm Nay với Nho giáo”. LỜI MỞ ĐẦU Từ thiên niên kỷ thứ VIII trước Công nguyên, Ấn độ và Trung hoa cổ đại đã trở thành trung tâm văn minh lớn của xã hội loài người lúc bấy giờ và từ đó các hệ thống lý luận xuất hiện, triết học đã ra đời và tồn tại cho đến tận ngày nay…Trung Quốc là nơi hình thành và phát triển của nhiều trường phái triết học lớn của Châu Á cũng như toàn thế giới, trong đó gồm có các học thuyết như: Nho giáo, Đạo lão, Âm dương gia, Pháp gia,…Trong đó Nho giáo do Không Tử sáng lập, từ khi xuất hiện đến cuối thời phong kiến, Nho Giáo luôn là một trong những trường phái triết học đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng một cách sâu sắc tới đời sống tinh thần của người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Triết học Nho giáo chủ yếu bàn về các vấn đề chính trị, đạo đức luân lý. Người Việt đã rất thông minh nắm lấy cơ hội kế thừa và tiếp biến quá trình truyền bá Nho giáo của người Trung Hoa vào Việt Nam theo tinh thần thực tiễn của dân tộc. Trong quá trình du nhập, tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc kiến tạo bộ mặt văn hoá, xây dựng đời sống tinh thần Việt Nam. Đặc Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 4 biệt, chúng ta lại không thể không nói tới con người Việt với phương châm sống có phép tắc, khuôn mẫu đạo đức nhất định theo tinh thần “Nho giáo”, đồng thời còn là biểu tưởng tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, là nguyên khí tinh thần độc lập, từ cường của một dân tộc, đó chính là bản sắc riêng của con người Việt Nam. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài "Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay" làm đề tài cho tiểu luận của mình. Chương I: TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO 1. Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo (Khổng tử và Nho giáo): Hệ tư tưởng của Nho giáo trải qua hơn 2000 năm phát triển và biến đổi. Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Nho giáo được Khổng Tử, tên thật là Khâu, hay còn gọi là Trọng Ni, người nước Lỗ (551 - 479 trước Công nguyên, thời Xuân Thu - Chiến quốc) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo . Khổng Tử là người mở đường vĩ đại của lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại. Ông là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung quốc cổ đại. Ông đã hệ thống những tri thức tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức chính trị riêng, gọi là Nho giáo. Học thuyết của ông được hai nhà tư tưởng là Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển. Mạnh Tử theo hướng duy tâm, Tuân Tử theo hướng duy vật. Trong lịch sử sau này dòng Khổng Mạnh có ảnh hưởng lâu dài nhất. Từ nhà Hán trở đi, Nho giáo được nhiều nhà tư tưởng phát triển và sử dụng theo môi trường xã hội của nó. Từ đời Hán đến đời Thanh, Khổng học chủ yếu dùng hình thức kinh truyện để lưu truyền. Đường Thái Tông sau khi hoàn thành toàn diện thống nhất quốc gia, liền cho kinh Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 5 học gia Khổng Dĩnh Đạt chú giải, hiệu đính lại năm kinh Nho gia là Dịch, Thi, Thư, Tà tuyên, Lễ ký thành bộ Ngũ kinh chính nghĩa gần như tổng kết toàn diện kinh học từ đời Hán đến đó. Ngũ kinh chính nghĩa trở thành sách giáo khoa dùng cho thi cử đời Đường. Khổng học càng được giai cấp thống trị tín nhiệm, Đường Thái Tông nói rất rõ “Nay trẫm yêu thích nhất là đạo của Nghiêu Thuấn và đạo của Chu Không coi như chim thêm cánh, như cá gặp nước, không thể không có được”. Từ đó, Khổng Tử với đế vương, với chính phủ các triều đại đều có quan hệ như Đường Thái Tông hình dung. Khi lịch sử phức tạp của Trung Quốc tiến vào thời kỳ phát đạt - thời kỳ nhà Tống, vị hoàng đế khai quốc là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn lập tức chủ trì nghi lễ long trọng tế tự Khổng Tử để biểu dương lòng thiếu đễ, vua còn thân chủ trì khoa thi tiến sĩ mà nội dung hoàn toàn theo Nho học. Đối với Nho học mới bột hưng ở thời Tống, chúng ta thường gọi đó là Lý học. Nội dung và kết cấu của Lý học hết sức rộng lớn, bắt đầu từ Hàn Dũ đời nhà Đường, trải qua nỗ lực của Tôn Phục, Thạch Giới, Hồ Viên, Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Thương Tái, Trình Di, Trình Hạo đời Bắc Tống cho đến Chu Hi đời Nam Tống là người tập đại thành hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng Lý học. Lý học trình Chu nhấn mạnh Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín như lễ trời (thiên lý) dùng học thuyết Khổng Mạnh làm nguồn gốc, hấp thu thêm các học thuyết tư tưởng của Phật giáo, Đại giáo cung cấp sự nhu yếu cho xã hội quân chủ chuyên chế. Chu Hi tập chú giải thích các kinh điển Nho gia như Luận ngữ, Mạnh Tử trở thành những sách giáo khoa bắt buộc của sĩ tử trong xã hội phong kiến và là tiêu chuẩn pháp định trong khoa cử của chính phủ. . Ngoài Lý học của Trình Chu có địa vị chi phối, phái Công học của Trần Lượng, Diệp Thích, phái Tâm học của Vương Dương Minh cũng đều tôn sùng Khổng Tử, hấp thu một phần tư tưởng cơ bản của ông. Những học thuyết này đều được lưu truyền rộng rãi và tạo ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội văn hoá Trung Quốc. Vì Nho học được các sĩ đại phu tôn sùng, được các vương triều đua nhau đề xướng nên Nho học thuận lợi thẩm thấu trong mọi lĩnh vực trong mọi giai tầng xã hội, từ rất sớm nó đã vượt qua biên giới dân tộc Hán, trở thành tâm lý của cộng đồng dân tộc Trung Quốc, là cơ sở văn hoá của tín ngưỡng và tập tính. Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 6 Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị k iểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh. Nhìn chung hệ tư tưởng Nho giáo khi hình thành và phát triển đã là hình thái ý thức của giai cấp thống trị trong xã hội phong k iến ở Trung Quốc. Đối với nó thì ngũ luân, ngũ thường, hay tam cương ngũ thường là những cái tuyệt đối. Đối với nó xã hội phong kiến không phải chỉ là một giai đoạn trong lịch sử loài người, luân lý phong kiến không chỉ là một hình thái ý thức của giai đoạn ấy, như họ nói: “Quân thần chi nghĩa vô sở đào ư thiên địa chi gian” Hay là: “Thiên bất biến, đạo diệc bất biến” (Đổng Trọng Thư) Đạo ở đây tức là tam cương, ngũ thường. 2. Một số quan điểm cơ bản của Nho giáo: Tựu trung lại tư tưởng trung tâm của Nho giáo là những giá trị tinh thần về chính trị, đạo đức của con người và xã hội. 2.1 - Quan điểm về bản chất con người: Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 7 Nho giáo đặt vấn đề đi tìm một bản tính có sẵn và bất biến của con người. Đức Khổng Tử và Mạnh Tử đều quan niệm bản tính con người ta sinh ra vốn thiện. Bản tính "Thiện" ở đây là tập hợp các giá trị chính trị, đạo đức của con người. Xuất phát từ quan niệm cho rằng bản tính của con người là thiện, Khổng Tử đã xây dựng phạm trù "Nhân" với tư cách là phạm trù trung tâm trong triết học của ông. Theo ông, một triều đại muốn thái bình thịnh trị thì người cầm quyền phải có đức Nhân, một xã hội muốn hoà mục thì phải có nhiều người theo về điều Nhân. Chữ Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội. Nếu Khổng Tử cho rằng chữ Nhân là cái gốc đạo đức của con người, thì theo ông, để trở thành một con người hoàn thiện, một điều kiện tất yếu khác là phải "hiểu biết mệnh trời" để sống "thuận mệnh". Ông viết: "Không biết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử", nhưng ông kêu gọi mọi người trước hết phải tìm sức mạnh vươn lên ở trong chính bản thân mỗi người, đừng trông chờ vào trời đất quỷ thần: "Đạo người chưa biết thì làm sao biết được đạo quỷ thần". Con người phải chú trọng vào sự nỗ lực học tập, làm việc tận tâm, tận lực, còn việc thành bại như thế nào, lúc đó mới tại ý trời. Trong triết học Nho giáo, nếu Khổng Tử và Mạnh Tử cho rằng con người vốn có bản tính thiện thì Tuân Tử đưa ra lý luận bản tính con người là ác: "Tính người là ác, thiện là do người làm ra"; nhưng trong quan điểm sai lầm đó cũng có nhân tố hợp lý như: hành vi đạo đức của con người là do thói quen mà thành, phẩm chất con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và kết quả của sự học tập, giáo dục lâu ngày mà nên, từ đó ông cho rằng có thể giáo dục, cải hoá con người từ ác thành thiện được. Nếu ra sức tu dưỡng đạo đức thì bất cứ người nào cũng đều có thể đạt được địa vị "người quân tử". Tuân Tử đề cao khả năng và vai trò của con người. Ông khẳng định trời không thể quyết định được vận mệnh của con người. Ông cho rằng con người không thể chờ đợi tự nhiên ban phát một cách bị động mà phải vận dụng tài trí, khả năng của mình, dựa vào quy luật của tự nhiên mà sáng tạo ra những của cải, sản vật để phục vụ cho đời sống con người. Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 8 Như vậy, Nho giáo thể hiện là một học thuyết có tính nhân văn rất cao, nhìn thấy nét đẹp của con người và rất tin tưởng vào con người, tin tưởng vào khả năng giáo dục con người. Tuy nhiên quan niệm về Nhân của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ ràng, ông cho rằng chỉ có người quân tử, tức kẻ cai trị mới có được đức nhân, còn người tiểu nhân, tức nhân dân lao động, không thể có được đức nhân. Đạo nhân chỉ là đạo của người quân tử, tức giai cấp thống trị. Đây chính là điểm hạn chế bởi lập trường giai cấp trong quan điểm của Khổng Tử khi ông cho rằng Tiểu nhân và Quân tử là hai loại người đối lập nhau không phải chủ yếu về địa vị xã hội mà chủ yếu là về phẩm chất đạo đức. 2.2 - Quan điểm về xã hội học: Nho giáo đứng trên quan điểm duy tâm để giải quyết những vấn đề xã hội bởi vì khi giải quyết những vấn đề xã hội. Nho giáo là hình thái ý thức của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến ở Trung Quốc. Đối với nó thì “ngũ luân, ngũ thường, hay tam cương ngũ thường” là những cái tuyệt đối, bao gồm: - Quan hệ vua - tôi. - Quan hệ cha - con. - Quan hệ chồng - vợ. Quan hệ thứ nhất thuộc quan hệ quốc gia, còn hai quan hệ sau thuộc quan hệ gia đình. Điều này nói lên rằng trong quan niệm về xã hội, Nho giáo đặc biệt quan tâm tới những quan hệ nền tảng của xã hội là quan hệ gia đình. Quan hệ gia đình ở đây mang tính chất tông tộc, dòng họ. Xã hội trị hay loạn trước hết thể hiện ở chỗ có giữ vững được ba quan hệ ấy hay không: “Xã hội là tam cương - tam cương là quốc gia. Mỗi cương thay đổi xã hội loạn”. Vì vậy , muốn cải loạn thành trị, muốn thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh lại ba quan hệ đó. Để chấn chỉnh lại ba quan hệ đó, Nho gia nguyên thủy lấy giáo dục đạo đức làm cứu cánh. Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 9 2.3 - Quan điểm về giáo dục: Trước hết, Nho giáo có nêu quan điểm về một xã hội lý tưởng. Lý tưởng cao nhất của đức Khổng Tử cũng như các tác giả sau này của Nho giáo là xây dựng một xã hội "Đại đồng". Khái niệm xã hội đại đồng của Nho giáo không phải là một xã hội đặt trên nền tảng của một nền sản xuất phát triển cao mà là một xã hội "an hoà", trong đó sự an hoà được đặt trên nền tảng của sự công bằng xã hội. Để thực hiện xã hội lý tưởng, xã hội đại đồng, xã hội an hoà trên, Nho giáo không đặt vấn đề về một cuộc cách mạng, không cầu cứu ở bạo lực, mà tìm cứu cánh ở một nền giáo dục. Đức Khổng Tử là người đầu tiên lập ra trường tư, mở giáo dục ra toàn dân. Có giáo dục và tự giáo dục thì mỗi người mới biết phận vị của mình mà nhìn nhận hành động trong cuộc sống cho đúng. Nội dung của giáo dục Nho giáo, giáo dục và tự giáo dục, hướng vào việc giáo dục những chuẩn mực chính trị - đạo đức đã hình thành từ ngàn xưa, được nêu gương sáng trong cổ sử mà thôi nên cách dạy của Nho giáo là chỉ dạy làm người nói chung, không hềđề cập đến khoa học, kinh tế, nghề nghiệp, tức không hướng vào phương diện kỹ nghệ và kinh tế. Thừa thời gian mới học đến lục nghề. Đây là một nền giáo dục thiên lệch. Đồng thời, nguyên tắc giáo dục trong Nho giáo là nguyên tắc tự giác: nguyên tắc tự nguyện làm sáng tỏ, thường dùng phương pháp nêu gương. 2.4 - Quan điểm về quản lý xã hội (trị quốc): Để theo đuổi mục tiêu lý tưởng xây dựng xã hội đại đồng, Nho giáo nêu nguyên tắc quản lý xã hội như sau: - Nguyên tắc 1: Thực hiện nguyên tắc tập quyền cao độ (Chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ). Trong phạm vi quốc gia, toàn bộ quyền lực tập trung vào một người là Hoàng đế. - Nguyên tắc 2: Thực hiện "chính danh" trong quản lý xã hội. "Chính danh" nghĩa là mỗi người cần phải nhận thức và hành động theo đúng cương vị, địa vị của mình: vua phải ra đạo vua, tôi phải ra đạo tôi, cha phải ra đạo cha, Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 10 con phải ra đạo con, chồng phải ra đạo chồng, vợ phải ra đạo vợ... Nếu như mọi người không chính danh thì xã hội ắt trở nên loạn lạc. Không thể có một xã hội trị bình mà nguyên tắc chính danh bị vi phạm. Trong Nho giáo, Khổng Tử đặc biệt đề cao giữa danh và thực. Thực do học, tài và phận quy định. - Nguyên tắc 3: Thực hiện Văn trị - Lễ trị - Nhân trị. Đây là nguyên tắc có tính chất đường lối căn bản của Nho giáo. Văn trị: Đề cao trị bằng hiểu biết. Tạo ra vẻ đẹp của một nền chính trị để mọi người tự giác tuân theo. Lễ trị: Dùng tổ chức, thiết chế xã hội để trị quốc. Đề cao nghi lễ giao tiếp trong trị quốc. Nhân trị: Trị quốc bằng lòng nhân ái, mở rộng ân trạch của hoàng cung tới bốn phương. Khổng Tử cho rằng trị quốc là việc rất khó, nhưng cũng rất dễ làm nếu đức Minh quân biết sử dụng ba loại người: Cả quyết can đảm, Minh đản (trí thức) và Nghệ tinh. Nhà vua muốn trị vì đất nước và muốn có đức nhân phải biết dùng người và thực hiện ba điều: + Kính sự: Chăm lo đến việc công. + Như tín: Giữ lòng tin với dân. + Tiết dụng: Tiết kiệm tiêu dùng. Ngược lại, dân và bề tôi đối với vua phải như đối với cha mẹ mình, phải tỏ lòng trung của mình đối với vua. Tiếp tục thuyết " Nhân trị" của Khổng Tử, Mạnh Tử đề ra tư tưởng " Nhân chính". Theo Mạnh Tử, việc chăm dân, trị nước là vì nhân nghĩa, chứ không phải vì lợi và Mạnh Tử chủ trương một chế độ "bảo dân", trong đó người trị vì phải lo cái lo cho dân, vui cái vui của dân, tạo cho dân có sản nghiệp riêng và cuộc sống bình yên, no đủ, như thế dân không bao giờ bỏ vua. Đồng thời ông cũng khuyên các bậc vua chúa phải giữ mình khiêm cung, tiết kiệm, gia huệ cho dân, thu thuế của dân có chừng mực. Đặc biệt Mạnh Tử có quan điểm hết sức mới mẻ và sâu sắc về nhân quyền. Ông nói: "Dân vi quý, Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 11 quân vi khinh, xã tắc thứ vi", vì theo ông, có dân mới có nước, có nước mới có vua. Thậm chí ông cho rằng dân có khi còn quan trọng hơn vua. Kẻ thống trị nếu không được dân ủng hộ thì chính quyền sớm muộn cũng sẽ phải sụp đổ, nếu vua tàn ác, không hợp với lòng dân và ý trời thì sẽ có thể bị truất phế. - Nguyên tắc 4: Đề cao nguyên lý công bằng xã hội. Đức Khổng Tử đã nói: "Không lo thiếu mà lo không đều, Không lo nghèo mà lo dân không yên". Sự không công bằng là đầu mối của loạn xã hội. Cơ sở công bằng trong tôn giáo: + Theo phái Mặc gia: Công bằng theo kiểu cào bằng. + Theo phái Nho giáo: Công bằng trên cơ sở danh của mình. Tức là công bằng theo danh (địa vị xã hội) trong hưởng quyền lợi phân phối theo chức vụ, địa vị. Trên đây là những quan điểm cơ bản của Nho giáo mà sau khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam thì những quan điểm này sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần, chính trị, xã hội của người Việt Nam. Và thực tế thì cho đến nay Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo, chi phối dời sống tinh thần người Việt. Ảnh hưởng của Nho giáo, do thực tế lịch sử rất lớn. Tiểu luận môn Triết Học GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Thu 12 Chương II: ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 1. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam : Nho giáo truyền nhập vào Việt Nam khoảng 2000 năm nhưng nó có vị trí chi phối cao nhất là từ thế kỷ 15 về sau. Trước đó, vào thời Trần, ảnh hưởng của Nho giáo chưa sâu đậm. Có thể có một bộ phận quan chức cao cấp còn áp dụng ít nhiều lễ giáo, còn trong dân gian và kể cả quan chức cấp thấp thì ảnh hưởng của Nho giáo chưa đáng kể. Sự hình thành và phát triển Nho giáo ở Tru
Luận văn liên quan