Tiểu luận Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái

Có thể thấy trong giai đoạn hiện nay, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là lực lượng to lớn trong việc tạo ra giá trị gia tăng (GDP) cho nền kinh tế, nhất là góp phần quan trọng trong việc ổn định phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu. - Tính đến thời điểm 31/12/2011, cả nước có trên 500.000 DNNVV chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với vốn đăng lý lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). - Trong năm 2011, các DNNVV đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và các hộ linh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới gần 60% GDP. - Cũng trong năm này, các DNNVV không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước mà còn tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm (trên 50% lao động xã hội); góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội, Tuy nhiên một trong những khó khăn lớn nhất của các DNNVV hiện nay là vấn đề Vốn. Theo nghiên cứu của VCCI, có đến 75% doanh nghiệp muốn tìm vốn bằng hình thức vay ngân hàng nhưng thực tế không phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. Đây là một trong những rào cản chính cho khu vực DNNVV vì không đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng khi vay vốn. Mặt khác, mức lãi suất trần huy động vốn của Ngân hàng Nhà nước là 14%/năm nhưng một số trưởng hợp đã phá rào nâng lãi suất lên 15%-19%/năm, kéo theo lãi suất cho vay lên 20-22%. Thậm chí một số ngân hàng còn đặt ra nhiều lọai phí khiến lãi suất có thể lên tới 25% gây ra khó khăn cho các DNNVV muốn vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Thực tế điều tra cơ cấu nguồn vốn của 200 DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương:

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ~~~~~~*~~~~~~ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái Nhóm thực hiện : Nguyễn Thị Phương Dung – CH210378 Trịnh Hồng Kông – CH210436 Nguyễn Thị Mai Nga – CH210485 Lớp : CH21E Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Anh Tuấn HÀ NỘI - NĂM 2013 0 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................... 3 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI .................................................. 5 1.1. Thông tin chung về Công ty CP TM Tổng hợp & Dịch vụ An Thái..... 5 1.1.1. Thông tin chung: .................................................................................. 5 1.1.2. Quá trình thành lập và phát triển: .................................................... 5 1.1.3. Quy mô vốn chủ sở hữu: .................................................................... 7 1.2. Hoạt động kinh doanh của Công ty................................................................ 7 1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh: .......................................................................... 7 1.2.2. Hoạt động cụ thể .................................................................................. 8 1.2.1.1. Trụ sở kinh doanh, nhà xưởng: ................................................. 8 1.2.1.2. Các nhà cung cấp:........................................................................ 9 1.2.1.3. Khách hàng:................................................................................. 10 1.2.1.4. Thị trường cạnh tranh và vị trí của Công ty ........................ 11 1.2.1.5 Kênh phân phối, chính sách giá bán:..................................... 11 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI .......................................................................................... 12 2.1. Định hướng phát triển ngành và xu hướng phát triển ngành ................. 12 2.2. Phân tích thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế của Công ty:..... 12 2.3. Phân tích nhu cầu vay vốn tài trợ của Cty: ................................................ 14 2.3.1. Đánh giá tổng nhu cầu vốn .............................................................. 14 2.3.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của phương án kinh doanh .......... 15 1 2.3.2.1. Tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua: ......................................................................................................... 15 2.3.2.2. Kế hoạch kinh doanh trong năm 2012 .................................. 15 2.3.2.3. Tổng nhu cầu vốn lưu động và cơ cấu vốn của Công ty... 17 2.4. Phân tích khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ ........................................... 18 2.4.1. Tăng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty .................................... 18 2.4.2. Tăng cường nguồn tín dụng thương mại: .................................... 19 2.4.3. Nguồn vốn vay Ngân hàng .............................................................. 19 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI .................................................................................... 23 3.1. Khó khăn tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng của Công ty: ......................... 23 3.1.1. Khó khăn chung: ................................................................................ 23 3.1.2. Khó khăn riêng: .................................................................................. 23 3.2. Giải pháp tiếp cận vốn vay Ngân hàng của Công ty................................ 24 3.2.1. Giải pháp từ phía Chính phủ:............................................................. 24 3.2.2. Giải pháp từ phía Ngân hàng: ............................................................ 24 3.2.3. Giải pháp từ phía do anh nghiệp: ...................................................... 25 KẾT LUẬN....................................................................................... 26 2 LỜI MỞ ĐẦU Có thể thấy trong giai đoạn hiện nay, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là lực lượng to lớn trong việc tạo ra giá trị gia tăng (GDP) cho nền kinh tế, nhất là góp phần quan trọng trong việc ổn định phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu. - Tính đến thời điểm 31/12/2011, cả nước có trên 500.000 DNNVV chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với vốn đăng lý lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD). - Trong năm 2011, các DNNVV đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và các hộ linh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới gần 60% GDP. - Cũng trong năm này, các DNNVV không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước mà còn tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm (trên 50% lao động xã hội); góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội,… Tuy nhiên một trong những khó khăn lớn nhất của các DNNVV hiện nay là vấn đề Vốn. Theo nghiên cứu của VCCI, có đến 75% doanh nghiệp muốn tìm vốn bằng hình thức vay ngân hàng nhưng thực tế không phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. Đây là một trong những rào cản chính cho khu vực DNNVV vì không đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng khi vay vốn. Mặt khác, mức lãi suất trần huy động vốn của Ngân hàng Nhà nước là 14%/năm nhưng một số trưởng hợp đã phá rào nâng lãi suất lên 15%- 19%/năm, kéo theo lãi suất cho vay lên 20-22%. Thậm chí một số ngân hàng còn đặt ra nhiều lọai phí khiến lãi suất có thể lên tới 25% gây ra khó khăn cho các DNNVV muốn vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Thực tế điều tra cơ cấu nguồn vốn của 200 DNNVV tại Tp. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương: 3 STT Nguồn vốn Tỷ trọng (%) 1 Vốn chủ doanh nghiệp 33,9 2 Lợi nhuận giữ lại 21,9 3 Vay ngân hàng 18,9 4 Vốn chiếm dụng 12,1 5 Vay gia đình, họ hàng, bạn bè 6,7 6 Vay công nhân viên trong doanh nghiệp 2,3 7 Nguồn khác 4,3 Qua kết quả điều tra trên thì nguồn vốn sản xuất kinh doanh trong các DNNVV được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu (vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp và vốn tích lũy từ lợi nhuận để lại) chiếm gần 55%, vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 18,9%, vốn chiếm dụng chiếm 12,1 % còn lại là các nguồn vốn khác. Như vậy từ số liệu thống kê khảo sát trên cho thấy các DNNVV ở Việt Nam có quy mô quá nhỏ về vốn, trong đó chủ yếu là vốn tự có, vốn chiếm dụng, vốn từ bạn bè người thân, còn nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Từ thực tế về vai trò to lớn của các DNNVV cũng như nhu cầu vốn của các DNNVV hiện nay ở Việt Nam, nhóm em chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu huy động vốn tài trợ của Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: - Chương I: Khái quát về Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái. - Chương II: Phân tích khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ của Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái - Chương III: Giải pháp tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng của Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái. 4 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI 1.1. Thông tin chung về Công ty CP TM Tổng hợp & Dịch vụ An Thái 1.1.1. Thông tin chung: - Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái. - Loại hình Công ty : Cổ phần - Hoạt động kinh doanh chính : Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa - Vốn điều lệ : 1.000.000.000 đồng - Trụ sở chính : Phòng 303 - D9 Tập thể Thành Công - Phường Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội 1.1.2. Quá trình thành lập và phát triển: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với 03 cổ đông góp vốn, thành lập tháng 02/2009 theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103397420 do Phòng Đăng ký kinh doanh số 01 - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 20/02/2009, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 01/10/2010. Tuy được thành lập từ tháng 02 năm 2009 nhưng đến tháng 9 năm 2010 Công ty mới chính thức hoạt động theo tên giao dịch là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái. Theo Giám đốc Công ty cho biết từ thời điểm tháng 09/2010 trở về trước do quy mô hoạt động nhỏ nên Công ty đã có đơn xin tạm ngừng hoạt động gửi tới Chi cục thuế quận Ba Đình và mọi hoạt động liên quan đến việc nhập, xuất hóa đơn đều thông qua Công ty cổ phần in Quốc Gia. Cổ đông sáng lập Công ty gồm: 5 - Bà Trịnh Thị Nhung, - Ông Nguyễn Quốc An; - Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Các cổ đông đều là người trong 1 gia đình: Bà Nhung và Ông An là vợ chồng, còn Bà Nhàn là em gái Ông An. Cơ cấu cấp quản trị của công ty khá gọn nhẹ, Ban Giám đốc của công ty là Bà Trịnh Thị Nhung – Giám đốc và chồng là Ông Nguyễn Quốc An – Phó Giám đốc. Cơ cấu cấp quản trị khá gọn, lại có mối quan hệ gia đình nên chủ động trong việc điều hành, quản lý. Chức Họ và tên Năm Số năm Thời gian danh sinh công tác bổ nhiệm Giám đốc Trịnh Thị Nhung 1974 13 năm 02 năm Phó Giám Nguyễn Quốc An 1975 13 năm 02 năm đốc Ban Giám đốc Công ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý, giám sát, bán hàng cho các Công ty lớn; có khả năng nắm bắt thị trường tốt và có định hướng phát triển Công ty rõ ràng. Ngoài ra, vợ chồng Ông An và Bà Nhung cũng đang giữ những chức vụ quan trọng trong các Công ty lớn: Bà Nhung là Giám đốc bán hàng trên kênh siêu thị của Công ty CP thực phẩm One- One Việt Nam (Công ty sở hữu nhãn hiệu sản phẩm Bánh gạo One- One); còn Ông An hiện đang giữ chức Giám đốc bán hàng khu vực miền Bắc của Công ty Cp sản xuất hàng gia dụng quốc tế (Công ty đang sở hữu các sản phẩm mang nhãn hiệu dầu gội đầu cao cấp X-men). Số lượng nhân viên: 25 người, trong đó số lượng do Công ty Cp thương mại tổng hợp và dịch vụ An Thái quản lý là 15 nhân viên, còn lại là nhân vien kinh doanh do nhà sản xuất quản lý và trả lượng. Nhân viên của công ty bao gồm: 05 nhân viên kế toán kiêm thủ kho, 10 nhân viên giao hàng và thu tiền. Các chính sách nhân sự: nhân viên của công ty được hưởng đầy đủ chế độ lương thưởng, bảo hiểm y tế xã hội theo các chính sách, quy chế của doanh nghiệp và nhà nước hiện hành. 6 1.1.3. Quy mô vốn chủ sở hữu: Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu hiện tại gồm có 3 cổ đông là: Bà Trịnh Thị Nhung, Ông Nguyễn Quốc An và Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Đơn vị/ Cá nhân có sở hữu tại Tỷ lệ % trong tổng Số tiền (đồng) Khách hàng vốn chủ sở hữu Trịnh Thị Nhung 500.000.000 50% Nguyễn Quốc An 300.000.000 30% Nguyễn Thị Thanh Nhàn 200.000.000 20% Cộng 100% Qua bảng tỷ lệ cơ cấu vốn chủ sở hữu thì vợ chồng Bà Nhung, Ông An có tỷ lệ vốn góp lên tới 80%. Điều này cho thấy sự chủ động rất cao trong việc quản lý, điều hành Công ty. 1.2. Hoạt động kinh doanh của Công ty 1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái đang là nhà phân phối cho các sản phẩm của 02 Công ty là: - Công ty CP thực phẩm One- One Việt Nam với các sản phẩm như Bánh gạo One- One các loại, Potago; - Công ty TNHH mỹ phẩm LG Vina với các sản phẩm mang nhãn hiệu Double rich. Công ty cũng đã ký kết được hợp đồng làm nhà phân phối cho các sản phẩm mang nhãn hiệu nước uống C2 của Công ty TNHH URC Hà Nội và bắt đầu kinh doanh sản phẩm này vào tháng 11 năm 2010. Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái thành lập ngày 20/02/2009, là nhà phân phối các sản phẩm mang nhãn hiệu One- One, Doulbe rich và sản phẩm mang nhãn hiệu C2. Những sản phẩm Công ty phân phối đều là những sản phẩm của những Công ty lớn và được ưa chuộng trên thị trường tiêu dùng của Việt nam hiện nay. 7 Tuy được thành lập từ năm 2009 nhưng đến tháng 9 năm 2010 Công ty mới chính thức đi vào hoạt động với tên giao dịch là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái dù vậy doanh thu của Công ty đã là hơn 4 tỷ mang lại lợi nhuận sau thuế gần 200 triệu. Sang năm 2011 với năng lực lãnh đạo, mối quan hệ của Ban giám đốc Công ty, chính vì vậy Công ty đã tiến một bước dài trong hoạt động kinh doanh. Tuy mới chỉ 11 tháng đầu năm 2011 nhưng Doanh thu của Công ty đã là gần 7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1,7 tỷ đồng. Tỷ lệ doanh số của các mặt hàng mà Công ty phân phối và thị trường phân phối của Công ty hiện tại như sau: Các nhãn hiệu % Quốc gia hay khu vực nơi KH đặt Các sản phẩm của Quận Ba Đình, quận Đống Đa, Cầu 60% One- One Giấy Các sản phẩm của LG Quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm, 2/3 40% Vina quận Ba Đình, 1/4 quận Đống Đa Dự kiến sau khi làm nhà phân phối của Công ty TNHH URC Hà Nội thì tỷ trọng cơ cấu doanh thu của các mặt hàng này sẽ chiếm tới 40% doanh thu dự kiến của cả năm 2010- tương đương khoảng 3 tỷ đồng. Và mặt hàng này Công ty sẽ được phân phối tại khu vực: quận Đống Đa và quận Thanh Xuân. 1.2.2. Hoạt động cụ thể 1.2.1.1. Trụ sở kinh doanh, nhà xưởng: Với đặc thù là kinh doanh, phân phối các sản tiêu dung chính vì vậy ngoài trụ sở chính của Công ty tại P 303-D9 tập thể Thành Công (nhà riêng của Giám đốc Công ty), Công ty còn có thêm 02 kho chứa hàng tại: + Số 9, ngõ 376 Đường Bưởi, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình- đây là nhà của bố mẹ chồng Giám đốc. Kho này chứa hàng của Công ty One- One, phục vụ bán hàng cho quận Ba Đình và Cầu Giấy. + Số 06 Nguyên Hồng, Phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội - Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái thuê lại của Công ty Cp in quốc gia. Kho này chứa toàn bộ các mặt hàng của Công ty TNHH LG 8 Vina và một phần sản phảm của Công ty One- One phục vụ bán hàng ở quận Đống Đa. + Số 15 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội- Công ty CPTM TH và DV An Thái thuê lại của Công ty Giầy Thượng Đình làm kho chứa hàng, ở kho này Công ty chủ yếu chứa toàn bộ mặt hàng là nước giải khát C2, và hiện tại là những mặt hàng phục vụ tết nguyên đán. + Ngoài ra để làm nhà cung cấp cho Công ty TNHH URC Hà nội thì Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái đã ký kết hợp đồng thuê kho với Công ty CP Kinh Tây, theo đó Công ty An Thái sẽ được sử dụng 01 kho hàng có diện tích là 396 m2 tại khu Hồ điều hòa- Khuất Duy Tiến- Thanh Xuân- Hà Nội với mức giá là 25.740.000 đồng/ tháng. 1.2.1.2. Các nhà cung cấp: Chính thức đi vào hoạt động dưới tên là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái từ tháng 09 năm 2010, hiện nay Công ty đã ký kết 03 hợp đồng làm nhà phân phối cho các Công ty: Công ty CP thực phẩm Việt Nam; Công ty TNHH mỹ phẩm LG Vina và Công ty TNHH URC Hà Nội, Công ty CP Thực Phẩm Á Châu, Công ty TNHH Đại Dương Xanh Việt Nam. Đây đều là những nhà sản xuất các mặt hàng tiêu dùng được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam như: Bánh gạo One- One; các sản phẩm mang nhãn hiệu Double rich và trà chanh C2, Mì tôm, Bánh kẹo,…Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái luôn nhận được những sự hỗ trợ về đặt hàng và mua những chủng loại hàng hóa tiêu thụ nhanh trên thị trường. Đặc biệt hiện nay Bà Nhung là giám đốc kênh bán hàng siêu thị của nhãn hàng bánh gạo One- One của Công ty CP thực phẩm One- One Việt Nam nên Công ty An Thái luôn nhận được những chính sách ưu đãi về các chương trình khuyến mại, nợ gối đầu 01 đơn hàng nhưng không tối đa 200 triệu đồng. Hiện nay Công ty đang nhận được mức chiết khấu là 6% trên tổng doanh thu tháng, với mức khoán doanh thu trung bình khoảng 1 tỷ đồng tùy vào từng thời điểm trong năm. 9 Đối với các sản phẩm của Công ty TNHH mỹ phẩm LG Vina thì Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái đang nhận mức khoán doanh số trung bình là: 400.000.000 đồng được mức chiết khấu là 6% trên đơn đặt hàng đối với các loại dầu gội và 5.5% với các sản phẩm khác. Ngoài ra Công ty còn nhận được nhiều mức thưởng khác về thanh toán đúng hạn 0.5%, đạt 90% doanh số tháng thưởng 0.5% và nhiều chính sách hỗ trợ khác… Đối với sản phẩm của Công ty TNHH URC Hà Nội: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái vừa ký kết hợp đồng là nhà phân phối vào 01/11/2010, hiện nay Công ty đang xúc tiến đặt những đơn hàng đầu tiên. Doanh số khoán trung bình là 3 tỷ đồng, với mức chiết khấu là 10% với các sản phẩm nước mang nhãn hiệu C2 và 8% đối với các mặt hàng bánh kẹo. Để dảm bảo yêu cầu làm nhà phân phối Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái đã thuê 01 kho hàng với diện tích là 396 m2 tại khu Hồ điều hòa- Khuất Duy Tiến- Thanh Xuân- Hà Nội với giá là 25.740.000 đồng/ tháng. Đối với sản phẩm của Công ty CP Thực Phẩm Châu Á thì Công ty CP Thương mại tổng hợp và dịch vụ An Thái chủ yếu phân phối là Mì tôm như Gấu đỏ, Hello,… 1.2.1.3. Khách hàng: Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái là nhà phân phối cho các đại lý, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng nước giải khát trên các địa bàn đã được quy định, chính vì vậy số lượng khách hàng của Công ty tương đối nhiều: số lượng khách hàng của nhãn hàng mỹ phẩm của Công ty LG Vina là khoảng 1.050 khách hàng; của Công ty CP One- One VN là 700 khách hàng và dự kiến số lượng khách hàng của nhãn hàng nước uống của Công ty URC VN là 1.000 khách hàng. Số lượng khách hàng trên đều là những khách hàng đã và đang kinh doanh các sản phẩm mà Công ty An Thái phân phối và có doanh số mua hàng hàng tháng tương đối ổn định. Theo Giám đốc Công ty cho biết thì nhân viên bán hàng và giám sát bán hàng sẽ là nhân viên do các Công ty cung cấp sản phẩm quản lý và trả 10 lương, còn nhân viên giao nhận và thu hồi công nợ sẽ do Công ty An Thái quản lý. Nhìn chung số lượng khách hàng tương đối lớn, tuy nhiên với đội ngũ nhân viên bán hàng của các Công ty và nhân viên giao hàng của Công ty An Thái thì hoàn toàn có thể bao phủ hết số lượng khách hàng trên. Về công nợ: do phải trực tiếp thu hồi công nợ bán hàng nên Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ An Thái áp dụng nhiều chính sách khác nhau đối với từng loại cửa hàng, có những cửa hàng Công ty có thể cho nợ gối một đơn hàng, có cửa hàng phải thanh toán tiền ngay khi giao hàng… 1.2.1.4. Thị trường cạnh tranh và vị trí của Công ty Đối với những mặt hàng Công ty làm nhà phân phối thì Công ty được độc quyền bán trong khu vực đã được quy định. Còn đối với các sản phẩm cạnh tranh: hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với các loại sản phẩm mà Công ty đang phân phối như các nhãn hàng của Công ty TNHH IPC Việt Nam- sản xuất sản phẩm có nhãn hiệu Xmen, các sản phẩm của Công ty TNHH Tân Trường Phát- sản xuất sản phẩm có nhãn hiệu trà Dr Thanh… Tuy phải chịu áp lực lớn trong hoạt động kinh doanh nhưng với địa bàn hoạt động là những quận nội thành Hà Nội, mức độ tiêu dùng rất cao, cùng với nhãn hàng Công ty phân phối là những nhãn hàng nổi tiếng nên Công ty đã tạo được cho mình một vị trí nhất định trên thị trường 1.2.1.5 Kênh phân phối, chính sách giá bán: Hầu hết các mặt hàng Công ty bán đều phân phối thông qua kênh bán lẻ tại các đại lý, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng giải khát trên địa bàn Công ty quản lý. Công ty thực hiện đúng chính sách giá, chính sách khuyến mại theo quy định của nhà sản xuất. 11 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VÀ DỊCH VỤ AN THÁI 2.1. Định hướng phát triển ngành và xu hướng phát triển ngành Những năm gần đây Việt Nam được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. K
Luận văn liên quan