Tiểu luận Những biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam

MỞ ĐẦU Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thời kỳ công nghiệp phát triển, việc khai thác các nguồn tài nguyên quá mức, gây nạn ô nhiễm môi trường, phá rừng, làm suy thoái lớp thổ nhưỡng, gây ra những tai hoạ và tổn thất lớn lao cho con người. Rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trường trở thành vấn đề thời sự cấp bách đối với mọi quốc gia, của toàn nhân loại. Ở Việt Nam trong những năm gần đây cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, nâng cao đời sống xã hội thì môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, môi trường bị ô nhiễm ở mọi nơi mọi chỗ, từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Thực trạng đang diễn ra ngày càng cấp bách và nan giải, chính vì vậy chúng ta cần có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, bảo vệ môi trường sống của chúng ta xanh sạch đẹp hơn.

docx29 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 31106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA HÓA – LÝ KỸ THUẬT BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG CHỦ ĐỀ: NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM MỤC LỤC MỞ ĐẦU.3 NỘI DUNG.4 Môi trường và vai trò của môi trường4 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.....5 2.1.Ô nhiễm môi trường nước.5 2.2.Ô nhiễm không khí...6 2.3.Ô nhiễm đất..7 Nguyên nhân gây ô nhiễm11 3.1.Ý thức của người dân...12 3.2.Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ...12 3.3.Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường....13 Một số hậu quả của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam...14 4.1.Khí hậu biến đổi...15 4.2.Biến đổi hệ sinh thái.15 4.3.Ảnh hưởng đến sức khỏe con người15 Những biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam.16 5.1.Nâng cao ý thức, tuyên truyền giáo dục, hoàn thiện luật môi trường, tăng cường quản lí, xử phạt hiệu quả những hành vi phá hoại môi trường...16 5.2.Phát triển kinh tế xanh, bền vững kết hợp bảo vệ môi trường.17 5.3.Tăng cường dự báo thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu,ứng dụng công nghệ tiên tiến, hạn chế công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm..17 KẾT LUẬN...18 TÀI LIỆU THAM KHẢO....20 MỞ ĐẦU Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước phát triển mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thời kỳ công nghiệp phát triển, việc khai thác các nguồn tài nguyên quá mức, gây nạn ô nhiễm môi trường, phá rừng, làm suy thoái lớp thổ nhưỡng, gây ra những tai hoạ và tổn thất lớn lao cho con người. Rõ ràng vấn đề bảo vệ môi trường trở thành vấn đề thời sự cấp bách đối với mọi quốc gia, của toàn nhân loại. Ở Việt Nam trong những năm gần đây cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, nâng cao đời sống xã hội thì môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm, môi trường bị ô nhiễm ở mọi nơi mọi chỗ, từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Thực trạng đang diễn ra ngày càng cấp bách và nan giải, chính vì vậy chúng ta cần có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, bảo vệ môi trường sống của chúng ta xanh sạch đẹp hơn. NỘI DUNG Môi trường và vai trò của môi trường Môi trường là gì ? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, sông núi, biển cả, động thực vật, đất, nước, không khí Vai trò của môi trường : Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các đô thị, công viên Ô nhiễm môi trường là gì ? Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam:” Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải và năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí(khí thải), lỏng(nước thải), rắn(chất thải rắn) chứa hóa chất và các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ 2.Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay 2.1.Ô nhiễm môi trường nước . Hình 1.Nước sông ô nhiễm chuyển màu đen, rác thải trôi lềnh bềnh - nguy cơ gây bệnh cho con người rất cao. Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên trái đất. Thực tiễn chỉ ra rằng quốc gia nào quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, thường xuyên bảo đảm cho nguồn nước trong sạch, thì hạn chế được nhiều dịch bệnh, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Bởi vậy, ở nước ta, một mặt khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, xây dựng, nhưng mặt khác cần coi trọng việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt sạch. Hiện nay, hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt(khoảng 600.000m³ mỗi ngày,với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp(khoảng 260.000 m³ và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ,sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông.  Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ, các khu công nghiệp, làng nghề và ngay cả bệnh viện(khoảng 7000 m³ mỗi ngày,và chỉ có 30% là được xử lý)cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.... Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, là trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Nước ngầm do khai thác quá mức, vượt khả năng tự lạp lại, làm suy thoái về lượng và chất của nước. Dung lượng nước trong các giếng giảm dần, có giếng mới chỉ khải thác chưa được 10 năm mà mức nước trong giếng đã hạ thấp hàng chục mét. Hậu quả này sẽ dần tới sự xâm nhập của nước mặn, nước thải sinh hoạt, công nghiệp, thậm chí gây ra lún đất. Tại Hà Nội, phân tích 660 mẫu nước lấy tại 106 giếng khoan đang khai thác cho thấy nước đã có biểu hiện nhiễm bẩn NH4+ và NO2- 2.2.Ô nhiễm không khí Hình 2.Toàn cảnh ô nhiễm không khí tại Việt Nam được Forbes Việt Nam minh họa. Ở Việt Nam, chỉ số chất lượng không khí vẫn duy trì ở mức tương đối cao, hơn 50% số ngày trong năm có chất lượng không khí kém; trong đó, Hà Nội là một trong những thành phố có mức độ ô nhiễm cao hơn thế giới. Giai đoạn từ 2011 – 2015 số ngày Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí kém chiếm tới 40-60% tổng số ngày quan trắc và có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng xấu. Chất lượng không khí ở khu vực nông thôn, các làng nghề đang có chiều hướng suy giảm, nhất là ở các làng nghề tái chế chất thải, tái chế nhựa, kim loại, giấy, sản xuất vật liệu xây dựng Kết quả khảo sát những năm gần đây cho thấy, nồng độ bụi ở những làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng tại một số địa phương vượt quy chuẩn từ 3 đến 8 lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt ngưỡng 6,5 lần. Trong 3 năm gần đây, do việc đốt rơm rạ sau thu hoạch cũng dẫn tới tình trạng “khói mù” ảnh hưởng đến giao thông công cộng và bầu không khí trong khu vực. Hình 3. Khói mù do đốt rơm rạ sau thu hoạch Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí phổ biến nhất là ô nhiễm khói bụi, sau đó là ô nhiễm CO2 và một số loại khí khác như SO2, NOx... Hai tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí là khí thải từ các phương tiện cơ giới và hoạt động sản xuất công nghiệp. Theo một số nghiên cứu, hiện tại khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới chiếm 70% tác nhân gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Lượng khí thải lớn như vậy đến từ 43 triệu xe máy và 2 triệu ô tô đang lưu hành trên đường phố Việt Nam mỗi ngày, theo thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam. Nồng độ bụi trong các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần các đường giao thông lớn vượt chỉ số cho phép từ 1,5-3 lần; tại những nơi đang xây dựng nhà cửa, đường xá vượt mức cho phép từ 10-20 lần. Tại các nút giao thông lớn, nồng độ chì, khí CO khá cao. Hình 4. Khói bụi do phương tiện giao thông 2.3.Ô nhiễm đất Trên thế giới, cùng với ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất cũng đang là vấn đề đáng báo động hiện nay. Tại Việt Nam, môi trường đất cũng đang phải chịu tác động từ nhiều nguồn gây ô nhiễm. Hình 5. Phế thải từ các khu công nghiệp một trong những tác nhân gây ô nhiễm đất. Ô nhiễm từ phân bón hóa học tăng cao Báo cáo môi trường Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy, phân bón hóa học được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp do ưu thế về chi phí và hiệu quả nhanh đối với cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu, cây trồng hấp thụ trung bình khoảng 40 - 50% lượng phân bón (hấp thụ phân đạm khoảng 30 - 45%, phân lân 40 - 45%, phân kali 50 - 60%). Lượng phân bón còn lại được thải ra môi trường. Tại một số vùng chuyên canh nông nghiệp, mức độ sử dụng phân bón khá cao, vượt so với mức khuyến cáo nhiều lần, điều đó dẫn đến dư lượng phân bón tồn đọng trong đất khá lớn, làm ô nhiễm môi trường đất. Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp được sử dụng phổ biến ở tất cả các vùng nông thôn và có xu hướng tăng qua các năm. Cùng với đó là việc sử dụng phân bón tùy tiện hoặc không tuân thủ quy trình kỹ thuật vẫn chưa được quản lý, kiểm soát... Kết quả đánh giá chất lượng đất ở nhiều vùng canh tác trong cả nước cho thấy, hệ quả của việc sử dụng phân bón không hợp lý là đất bị chua hóa. Kết cấu đất suy giảm, có sự tích đọng hàm lượng các chất Nitrat, Amoni và một số kim loại nặng. Hình 6. Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc trừ sâu Tại một số vùng chuyên canh nông nghiệp ở cả khu vực phía Bắc và phía Nam qua quan trắc nhiều năm có phản ứng chua đến trung tính, giá trị PhKCI dao động trong khoảng 4,56 - 6,62. Ô nhiễm đất bởi phân bón hóa học trong những năm gần đây có xu hướng tăng do việc gia tăng liều lượng, tần suất sử dụng. Đất ở nhiều vùng nông nghiệp có hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép đối với đất nông nghiệp. Bên cạnh phân bón hóa học, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh dịch hại đối với cây trồng khiến dư lượng hóa chất BVTV ở một số vùng nông thôn đã có những dấu hiệu gia tăng. Gia tăng nguồn thải Một trong những tác nhân gây ô nhiễm đất thường do chất thải từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt. Môi trường đất chịu tác động do các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh họat thể hiện rõ nhất ở các vùng ven các đô thị lớn như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc các vùng tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng như: Thái Nguyên, Đồng Nai,... Trên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 114 KCN đang hoạt động tập trung ở 4 địa phương: Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ có 79/114 KCN có hệ thống xử lý nước thải. Sự gia tăng nước thải từ các KCN các tỉnh phía Nam trong những năm gần đây là rất lớn. Theo thống kê mới nhất từ Sở TN&MT TP. HCM, mỗi ngày các KCN trên địa bàn TP thải ra 6.700 tấn chất thải rắn. Trong đó có 1.500 - 2.000 tấn chất thải rắn công nghiệp và nguy hại. Chính điều này đã và đang làm cho môi truờng đất ngày càng ô nhiễm. Tại các khu vực chịu tác động của nước thải chất thải làng nghề đặc biệt làng nghề tái chế, chất lượng đất bị suy giảm. Các điều tra cho thấy các mẫu đất bị tác động bởi hoạt động tái chế sắt của làng nghề tái chế Châu Khê - Bắc Ninh có hàm lượng kim loại nặng trong vùng xấp xỉ hoặc vượt ngưỡng cho phé 1,2 - 1,4 lần so với QCVN 03:2008/BTNMT đối với đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, môi trường đất của Việt Nam còn bị tác động bởi các điểm ô nhiễm chất độc hóa học tồn lưu do hậu quả của chiến tranh để lại. Theo Danh mục điểm tồn lưu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, hiện nay, toàn quốc có 240 điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại 15 tỉnh/thành. Đất bị nhiễm các loại hợp chất có hàm lượng các chất độc cao, thời gian tồn lưu trong môi trường lâu, khó phân huỷ, khó xử lý hoặc cải tạo. Tại các điểm tồn lưu hóa chất BVTV thuộc loại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng các chất tồn lưu chủ yếu gồm: Lindan vượt từ 37,4 đến 3.458 lần, ĐT vượt từ 1,3 đến 9.057,8 lần, Aldrin vượt 218,9 lần, DD vượt 98,4 lần... so với QCVN 15:2008. Hiện các Bộ, ngành, địa phương đã thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua các Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), đã thu gom được hơn 500 tấn hóa chất BVTV và đất ô nhiễm nặng tại các khu vực: Núi Căng thuộc địa phận Phú Bình, Thái Nguyên; khu vực Thạch Lưu thuộc địa phận Thạch Hà, Hà Tĩnh ... Chính từ những nguyên nhân này, theo ông Bùi Cách Tuyến – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, vấn đề ô nhiễm đất cần phải nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía xã hội và người dân. 3.Nguyên nhân gây ô nhiễm 3.1.Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Hình 7. Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. 3.2.Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể.  Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên.   Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường.   Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. 3.3.Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Quyền hạn pháp lý của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường về các loại tội phạm còn hạn chế chưa đủ mạnh. Cụ thể, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự, còn các biện pháp xử lý khác như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp "lỳ đòn" cũng không có hiệu quả. Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế. 4. Một số hậu quả của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 4.1 .Khí hậu biến đổi Một trong những ảnh hưởng của môi trường đó là làm biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, người dân Việt Nam chúng ta kinh nghiệm rất rõ về sự biến đổi khí hậu. Khảo sát của Viện Khoa Học Khí Tượng Thuỷ Văn cho biết, tại Bến Tre, mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm so với cách đây 10 năm. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều. Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng thiên tai tại nhiều nơi ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nét qua hiện tượng bão lụt xảy ra liên miên trong những năm gần đây, đặc biệt là tại miền trung. Thậm chí, những vùng trước đây không hề có bão, nhưng những năm gần đây cũng đã có. Chỉ tính riêng tại Huế, từ năm 1952 đến 2005 đã có 32 cơn bão; đồng thời cường độ mưa cũng tăng lên rõ rệt (chúng ta có thể thấy rõ điều này trong mấy tháng vừa qua). Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của ông Chritophe Bahuet cảnh báo rằng nếu nhiệt độ tăng lên từ 3-4 độ C, các quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi mực nước biển dâng lên 1m, Việt Nam sẽ có khoảng 22 triệu người bị mất nhà cửa. 4.2. Biến đổi hệ sinh thái Việt Nam là một trong mười quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất thế giới, trong đó có các hệ sinh thái đặc thù với nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao, nhiều nguồn gien quí hiếm. Ngoài ra, một số loài động vật trên thế giới lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự đa dạng về sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới việc thu hẹp dần nơi cư trú của các loài, việc buôn bán trái phép động thực vật quí hiếm và ô nhiễm môi trường. Trong 50 năm qua, diện tích rừng ngập mặn đã bị giảm đến 80%, 96% các rạn san hô đang trong nguy cơ bị huỷ hoại nghiêm trọng, nhiều giống loài hoang dã đã bị biến mất vĩnh viễn. 4.3. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người Theo đánh giá của tiến sĩ Trần Hồng Hà, hiện nay Việt Nam chúng ta đang bắt đầu phải trả giá về mặt sức khoẻ con người do một thời gian dài chưa thật sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường. Cụ thể là ngày càng xuất hiện nhiều điểm “nóng” về ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như những “làng ung thư” ở Hà Tây, Phú Thọ, Hải Phòng Theo thống kê của Bộ Y Tế, hàng năm, cả nước có gần 200 ngàn người bị mắc bệnh ung thư mới phát hiện. Riêng bệnh viện K Hà Nội, trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm tiếp nhận trung bình khoảng 150 ngàn người bị ung thư mới phát hiện. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư ngày càng tăng, theo đánh giá tổng hợp của bộ Y Tế và bộ Tài Nguyên Môi Trường, chính là do môi trường sống ngày càng xuống cấp trầm trọng. Trong khi đó, tổ chức y tế thế giới ghi nhận, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có trên 9 ngàn ca tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Số người chết vì nguyên do ô n
Luận văn liên quan