Tiểu luận Những mặt tích cực và hạn chế của thuyết Z và khả năng vận dụng trong quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người, xét từ những phạm vi cá nhân, tập đoàn, đến quốc gia hoặc nhóm quốc gia.Đây cũng là một hoạt động có tính quyết định, mang tính chất sống còn của các chủ thể tham dự vào các hoạt động xã hội và nhân loại. Quản lý đúng thì dẫn đến thành công, tồn tại, ổn định và phát triển bền vững, còn quản lý sai dẫn đến thất bại, suy thoái, lệ thuộc, biến chất và đổ vỡ. Với tầm quan trọng như vậy, Khoa Học Quản Lý đã trở thành đề tài được nhiều người quan tâm, suy ngẫm, tổng kết và vận dụng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.Khoa học quản lý có lịch sử lâu đời và phong phú với nhiều trường phái khác nhau có thể quy tụ thành hai xu hướng:Một là coi trọng các yếu tố kỹ thuật, kỷ luật, coi nhẹ yếu tố con người. Hai là coi trọng yếu tố con người, coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Thuyết Z-phương thức quản lý Nhật Bản, nằm trong xu hướng thứ hai. Thành công “thần kỳ” về kinh tế của Nhật Bản sau Đại chiến II đã khiến các nhà quản lý và khoa học quản lý phương Tây từ chỗ miệt thị đi đến kinh ngạc, sùng bái mô hình và phương pháp quản lý độc đáo đó, để đến ngày nay cả thế giới nhắc đến Nhật Bản như một hình mẫu của sự phát triển kinh tế mà nhiều nước trên thế giới phải tìm tòi học hỏi, trong đó có Việt Nam.