Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề hiểu biết sâu s ắc và đầy đủ về
nhà lãnh đạo, phong cách lãnh đạo đang đặt ra bứ c xúc. Khái niệm “nhà lãnh đạo”
đang bị ngộ nhận và nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác mà đặc biệt là với nhà
quản lý, hay chủ doanh nghiệp. Những vấn đề như: “Công việc lãnh đạo”, “Năng
lực lãnh đạo”, “Tố chất nhà lãnh đạo” là gì? Việc n gộ nhận và không có cái hiểu
sâu sắc về bản thân nhà lãnh đạo đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của không ít
tổ chức hay nhóm làm việc. Người lãnh đạo được xem là tài sản quan trọng bậc
nhất của doanh nghiệp – những người nắm giữ vai trò tiên phong và mang tính
quyết định trong sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Cho nên, hiểu rõ khái niệm “nhà lãnh đạo” là rất quan trọng. Bản chất công việc
của họ và bản chất bên trong con người họ là gì? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng
lãnh đạo, phát triển khả năng lãnh đạo góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa? Đúng là những vấn đề hóc búa đang đặt
ra trước chúng ta – những nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tìm cách thực hiện.
Với những lý do trên, em lự a chọn vấn đề : “Những phẩm chất tạo nên một
nhà lãnh đạo tài ba” làm bài tiểu luận của mình, từ đó làm rõ bản chất công việc,
các hoạt động của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp và phân tích các phẩm chất, kỹ
năng của nhà lãnh đạo cần có để có thể đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp một cách hiệu quả và thành công.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9230 | Lượt tải: 10
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Đề tài: Những phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo
Họ và tên : Trần Thị Hương Giang
SBD : 17
Lớp : Cao học QTKDK6.2
Giảng viên : TS. Lê Thị Thu Thủy
III.1.
1
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………… … ..….2
NỘI DUNG……………………………………………………… …….….3
1. Khái niệm, trách nhiệm và vai trò của nhà lãnh đạo…………..… … …..…3
1.1. Khái niệm………………………………………………………… …..…...3
1.2 Trách nhiệm của người lãnh đạo………………………………….. ……….5
1.3 Vai trò của người lãnh đạo………………………………………..… …….5
2. Bản chất của công việc lãnh đạo…………………………………….. .……..9
3. Phong cách lãnh đạo……………………………………………….… .……10
3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán…………………………………….. ….…..10
3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ………………………………………….… .11
3.3 Phong cách lãnh đạo tự do………………………………………… ..……12
4. Phẩm chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo tài ba……………………… ……..13
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...19
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...…...….20
2
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về
nhà lãnh đạo, phong cách lãnh đạo đang đặt ra bức xúc. Khái niệm “nhà lãnh đạo”
đang bị ngộ nhận và nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác mà đặc biệt là với nhà
quản lý, hay chủ doanh nghiệp. Những vấn đề như: “Công việc lãnh đạo”, “Năng
lực lãnh đạo”, “Tố chất nhà lãnh đạo” là gì? Việc ngộ nhận và không có cái hiểu
sâu sắc về bản thân nhà lãnh đạo đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của không ít
tổ chức hay nhóm làm việc. Người lãnh đạo được xem là tài sản quan trọng bậc
nhất của doanh nghiệp – những người nắm giữ vai trò tiên phong và mang tính
quyết định trong sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Cho nên, hiểu rõ khái niệm “nhà lãnh đạo” là rất quan trọng. Bản chất công việc
của họ và bản chất bên trong con người họ là gì? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng
lãnh đạo, phát triển khả năng lãnh đạo góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa? Đúng là những vấn đề hóc búa đang đặt
ra trước chúng ta – những nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tìm cách thực hiện.
Với những lý do trên, em lựa chọn vấn đề : “Những phẩm chất tạo nên một
nhà lãnh đạo tài ba” làm bài tiểu luận của mình, từ đó làm rõ bản chất công việc,
các hoạt động của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp và phân tích các phẩm chất, kỹ
năng của nhà lãnh đạo cần có để có thể đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp một cách hiệu quả và thành công.
3
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
NỘI DUNG
1. Khái niệm, trách nhiệm và vai trò của nhà lãnh đạo
1.1. Khái niệm:
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu
tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng.
Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một
tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho
những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
- Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa
khác nhau về nhà lãnh đạo.
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc
của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động
tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của
quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng,
kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và
thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.
- Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một
người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnh
hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh
đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta
được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo
hoặc là người bị lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ quan trọng
đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ
trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng,
4
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội
trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học... Có
thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người
đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướn đi cho mọi người, và quyết định cho
các hoạt động nội bộ.
- Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo”. Lãnh đạo là
động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành
động. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôi
khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh
đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và
nhà lãnh đạo thật sự.
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu
tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người
khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa. M ọi
người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của
ông ta.
Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh
hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới là
những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ
con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ.
Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động
của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu
tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc,
giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng
nhóm...Càng ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm
công việc càng lớn.
5
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
Nhà lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm
nhiệm trong doanh nghiệp. Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc
hoặc giám đốc. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích
chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Họ duy trì
và phát triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính
hiệu quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng…
1.2 Trách nhiệm của người lãnh đạo
Trách nhiệm của người lãnh đạo gồm:
o Đại diện cho các bên liên quan lãnh đạo tổ chức;
o Chỉ đạo thực hiện thông qua một sứ mệnh hoặc mục đích;
o Hình thành và thực hiện những thay đổi về chiến lược của tổ chức;
o Theo dõi và giám sát các hoạt động, đặc biệt các hoạt động liên quan đến kết
quả tài chính, năng suất, chất lượng, các dịch vụ mới và phát triển nhân lực;
o Cung cấp các chính sách và hướng dẫn thực hiện cho các cán bộ quản lý
khác tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và các thay đổi trong chiến
lược.
1.3 Vai trò của người lãnh đạo
Nhà lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp, nên vai trò của họ ảnh hưởng
rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ
sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Khi họ làm sai vai trò, họ sẽ kìm hãm sự phát
triển của doanh nghiệp.
Thực tế, nhiều doanh nhân Việt Nam đứng ở vị trí nhà lãnh đạo doanh nghiệp
nhưng lại chưa làm tốt vai trò của mình. Một trong những lý do khiến họ là một nhà
lãnh đạo tồi là họ chưa hiểu hết về vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ cần hiểu được
lãnh đạo chính là người đại diện cho doanh nghiệp, chỉ huy doanh nghiệp, là người
liên lạc của doanh nghiệp, đồng thời là một nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp.
6
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
Nhà lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệp
Là người đứng đầu doanh nghiệp, nên nhà lãnh đạo là người thay mặt doanh nghiệp
trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh
nghiệp đạt được.
Chịu trách nhiệm trước pháp lý: Trước các cơ quan chức năng, nhà lãnh đạo là
người chịu trách nhiệm hoàn toàn về quá trình thành lập, hoạt động và phát triển
của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động vi phạm pháp luật, thì người chịu
tội trước hết là lãnh đạo doanh nghiệp
Chịu trách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả cuối của doanh nghiệp: Là
người điều hành doanh nghiệp, vì vậy kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được
đều là sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp từ những quy ết định của nhà lãnh đạo
doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp kinh doanh thành công thì công đầu tiên thuộc về
lãnh đạo, và khi doanh nghiệp thua lỗ thì tội đầu tiên cũng thuộc về lãnh đạo.
Công ty ITA là một công ty thực phẩm khá nổi itếcủng của M ĩ. Mười năm trước,
lãnh đạo công ty muốn phát triển thêm ngành y dược, nên đã mua một xí nghiệp
dược phẩm với giá 5 tỷ USD. Nhưng chỉ năm sau họ đã phải bán xí nghiệp đó với
giá 3 tỷ USD, gây thiệt hại lớn cho công ty. Lãnh đạo công ty ITA đã phải từ chức
vì vụ việc này.
Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp
Với vai trò là người chỉ huy doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải xác định được tầm
nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp, xác định được lịch trình để đạt mục tiêu
đó, huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu.
- Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp: nhà lãnh đạo là người
vẽ ra đường lối, mục tiêu, viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp. Họ đảm trách
những mục tiêu mang tính thách thức liên quan tới sự thay đổi, và tập trung vào
việc thay đổi hành vi. Nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro và không ngại đương đầu với
những tình huống mạo hiểm trong quá trình đạt đến mục tiêu của mình, vì vậy họ
7
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
thường coi những việc khó khăn mà nguời khác tránh là những cơ hội tốt để mình
thử sức và chinh phục.
- Xác định lịch trình để đạt mục tiêu đó: Để thực hiện tầm nhìn, nhà lãnh đạo
phải xác định được các bước thực hiện tầm nhìn đó. Họ vạch ra chiến lược và thực
hiện những thay đổi để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu: Nhà lãnh đạo tập trung vào
yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng
tới xây dựng sự nghiệp chung của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo sử dụng uy tín, ảnh
hưởng cá nhân để thúc đẩy những nguời dưới quyền làm việc. Họ động viên những
người dưới quyền phát huy hết khả năng của mình, cùng làm việc với họ để đạt
được mục tiêu lâu dài.
Jeiny, tổng giám đốc Công ty điện thoại và điện tín quốc tế M ĩ (ITT), là một trong
những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất trong giới kinh doanh M ĩ những năm 1960,1970.
Khi lên nắm quyền lãnh đạo, Jeiny muốn ITT không còn là một công ty kinh doanh
điện thoại mà phải là một công ty liên hợp đa ngành lớn nhất thế giới. Ông đã vạch
ra các bước cụ thể để thực hiện mục tiêu này như mua lại các công ty đang làm ăn
thua lỗ và sau đó sẽ phát triển các công ty đó như thế nào để chúng trở thành nguồn
của cải mới. Ông huy động mọi nguồn lực để phát triển theo hướng kinh doanh này
và kết quả đem lại là ITT phát triển thành một doanh nghiệp đa ngành khổng lồ với
250 chi nhánh.
Nhà lãnh đạo là người thực hiện các m ối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau và giữa
doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài. Để làm tốt vai trò này, họ phải duy trì được
quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật chủ chốt trong tất cả các đơn vị trong và
ngoài doanh nghiệp, phải biết lắng nghe và thu nhận ý kiến.
- Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo phải gắn kết các phòng,
ban, chi nhánh lại với nhau trong một mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ thu
thập, phân tích xửa lý thông tin từ các chi nhánh và tạo điều kiện để các chi nhánh
8
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
hiểu tình hình hoạt động của nhau. Jeiny lãnh đạo ITT bao gồm 250 chi nhánh nằm
ở nhiều nước trên thế giới, nhưng chưa bao giờ ông mất liên lạc với bất kỳ môt chi
nhanh nào. Ông quy định mỗi tháng các giám đốc chi nhánh phải gửi cho ông một
bản báo cáo dài 20 trang trình bày và phân tích cụ thể tình hình kinh doanh của chi
nhánh mình. ITT cũng cho họp các giám đốc chi nhánh theo định kỳ. Tại cuộc họp
đó, họ thảo luận về những vấn đề chung, vấn đề thuộc chi nhánh của mình và vấn
đề thuộc chi nhánh anh me. Thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, nên các chi
nhánh ITT hoạt động, phát triển độc lập, nhưng luôn nằm trong một khối thống
nhất. Điều đó làm lên sức mạnh của ITT
- Liên kết giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài: Lãnh đạo doanh nghiệp
thường xuyên itếcp xúc với các đối tác khách hàng, các hội nghề nghiệp, các cơ
quan chính quyền. Họ cần sử dụng mối quan hệ rộng rãi của mình để nhận được
nhiều nguồn thông tin và sự ủng hộ cần thiết. Vì thế, mà nhà lãnh đạo là một nhà
hoạt động xã hội tích cực. Chẳng hạn họ tham gia các câu lạc bộ dành cho doanh
nghiệp. Ở đó họ không chỉ nắm bắt được các cơ hội thương mại mà còn kết giao với
nhiều bạn bè, tạo lập quan hệ xã hội rộng.
Nhà lãnh đạo là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo cũng phải là một nhà quản lý doanh nghiệp. Họ phải xây dựng, thực
thi các chiến lược, lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp. Với vai trò này, nhà lãnh đạo chỉ thực hiện quản lý ở
cấp cao, chứ không rơi vào quản lý tiểu itết.
- Xây dựng, thực thi chiến lược nhằm làm doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
tốt hơn, phát triển quy mô và vị thế trên thị trường. Nhà lãnh đạo đưa ra con đường
cụ thể để thực hiện hóa mục tiêu cho doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được bản kế hoạch
phù hợp với tình hình phát triển, với nguồn lực của doanh nghiệp. Họ biết điểm
mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp là gì để có một kế hoạch chung với toàn doanh
nghiệp. Từ đó, họ đưa ra hướng phân bổ, sử dụng các nguồn lực của công ty.
9
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
- Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: Là người
chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được, vì vậy nhà lãnh
đạo cần thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp tới
đâu. Họ phải có những quyết định thay đổi kịp thời để điều chỉnh mục tiêu.
2.Bản chất của công việc lãnh đạo
Thực chất công việc lãnh đạo là khả năng tạo ra tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng
trong tổ chức. Ba nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên sự khác biệt của một nhà
lãnh đạo với bất kỳ ai. Người nhìn xa trông rộng không phải là người lãnh đạo nếu
anh ta không thể truyền cảm hứng. N gười tạo ra và duy trì được ảnh hưởng không
phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể tạo ra một tầm nhìn. Tầm nhìn, cảm
hứng và ảnh hưởng cần phải được thực hiện một cách khéo léo và bài bản, đòi hỏi
nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất và kỹ năng riêng biệt. Vì vậy, công việc lãnh
đạo vừa mang tính chất nghệ thuật, lại vừa mang tính chất khoa học.
Tầm nhìn: là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi người trong
tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực. Tạo ra tầm nhìn là
công việc chính của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức mình
đi tới đâu, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức.
Cảm hứng: Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và truyền
được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện. Nếu tầm nhìn không
được truyền đạt tới mọi người và không được thực hiện thì tầm nhìn trở nên vô
nghĩa. Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi người.
Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu tả lại tầm nhìn một cách đơn
giản, mà nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn một cách lôi cuốn, hấp dẫn nhất.
Truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạo động lực cho những người đi theo mình.
Khi thiếu động lực thì ngay cả công việc vô cùng đơn giản cũng trở thành những
chướng ngại vật. Nhưng khi có động lực, chúng ta sẽ thấy một tương lai xán lạn,
chướng ngại chỉ còn là chuyện nhỏ và những rắc rối chỉ còn là tạm thời. Và công
việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động lực để cuốn hút mọi người.
10
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
Ảnh hưởng: Trong cuốn “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”, John G. Maxw ell nêu ra
định nghĩa “lãnh đạo là gây ảnh hưởng.” Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu
không có ảnh hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quy ền lực của nhà lãnh đạo. Nói
cách khác, tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền lực.
Quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị, từ các mối quan hệ, từ bản thân mỗi cá
nhân. Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền lực này với nhau trong khi thực
hiện công việc, tuy nhiên mức độ sử dụng mỗi loại quyền lực lại khác nhau. Trong
công việc quản lý, nhà quản lý thường sử dụng quy ền lực chức vị để buộc các nhân
viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra. Quyền lực đó mang tính cưỡng chế, sử dụng
hình phạt để phát huy tác dụng. Còn trong công việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo lại sử
dụng quy ền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát từ phẩm chất, năng lực của
mình. Quyền lực đó mang tính cuốn hút, lôi kéo người khác đi theo mình.
Chính sự khác nhau trong việc sử dụng quyền lực giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý
đã tạo ra sự khác nhau giữa công việc của hai nhóm người này. Chẳng hạn nhà quản
lý sử dụng quyền lực chức vị của mình để tập trung, duy trì, giữ vững hệ thống, tiến
trình sản xuất. Họ khó áp đặt mọi người đi theo một thay đổi nào đó. Ngược lại, nhà
lãnh đạo lại là người tạo ra những thay đổi, vì bằng sức ảnh hưởng của mình họ có
thể đưa mọi người tới một định hướng mới.
3. Phong cách lãnh đạo
3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quy ền lực
vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn
áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính
xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ
lời khuyên hay hướng dẫn nào cả
Đặc điểm:
11
Tiểu luận Kỹ năng lãnh đạo Trần Thị Hương Giang – Cao học QTKD K6.2
Nhân viên ít thích lãnh đạo.
Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo.
Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân
3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ:
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền
lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo
các quyết định.
Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới
được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch,
đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.
Đặc điểm:
Nhân viên thích lãnh đạo hơn