Tiểu luận Những thành tựu và hạn chế về văn hoá xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Đã 33 năm trôi qua kể từ đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn thành công cuộc thống nhất, bước vào tời kỳ xây dựng và phát triển. Từ năm 1975 đến năm 1985 nền kinh tế đất nước lâm vào tình trạng trì trệ , yếu kém do những hệ quả của cơ chế quan liêu, bao cấp. Những tư tưởng quan liêu dường như đã in sâu, bám rễ vào suy nghĩ của đại bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, cũng như cung cách làm ăn của mỗi người dân. Mô hình kinh tế cũ với đặc trưng là cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, những nhược điểm đó đã trở thành sức cản lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến khủng hoảng kinh tế- xã hội sâu sắc. Đời sống nhân dân cực khổ với chế độ tem phiếu. Vì vậy tình hình văn hoá xã hội cũng phần nào bị xuống cấp. Trước tình hình đất nước phải đứng trước những khó khăn ngày càng ngay ngắt, phức tạp, đã đặt ra một yêu cầu khách quan có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng. Đó là phải tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, phải đổi mới tư duy mà trước hết là trong lĩnh vực kinh tế, từ đó tạo ra bước phát triển trong lĩnh vực văn hoá xã hội. Vì văn hoá- xã hội cũng là một trong những mặt không thể tách rời của đời sống người dân, của sự phát triển của đất nước. Song song với sự phát triển kinh tế trình độ văn hoá xã hội phát triển sẽ phản ánh trình độ phát triển chung của một quốc gia. Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (12/1986) đã mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam. Với sự chuyển đổi cơ chế quản lí đất nước từ cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước. Đường lối đổi mới của đại hội Đảng lần VI đã mang đến cho đất nước ta một nguồn sức mạnh to lớn để tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ khủng hoảng, thu hẹp khoảng cách so với các nước khác trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã đạt được thi vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Trong phạm vi của bài viết này nhóm chúng tôi xin đề cập đến những thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực văn hoá- xã hội của Việt Nam kể từ sau công cuộc đổi mới đát nước (1986) với mong muốn rằng sau khi nhìn lại một chặng đường mà Đảng và nhân dân ta đã trải qua, chúng ta sẽ thấy được những thành quả để tự hào với bạn bè năm châu, đồng thời cũng để khắc phục những hạn chế, thiếu xót từ đó đúc kết lại những kinh nghiệm cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội của đất nước trong tương lai.