Tiểu luận Những ứng dụng của ngân hàng trực tuyến và hiệu quả của ngân hàng cộng đồng

Nghiên cứu này ước lượng sức mạnh của ngân hàng trực tuyến (Online Banking Intensity - OBI) và những chỉ số hiệu suất ngân hàng (Bank Performance Index) sử dụng một sự kết hợp giữa dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp . Sức mạnh ngân hàng trực tuyến được xem như là một khái niệm ẩn (latent construct) và được đo lường bởi việc thu thập dữ liệu qua trang web của ngân hàng. Một hàm lợi nhuận thực nghiệm của dạng thức linh hoạt Fourier được ước lượng bằng dữ liệu tài chính của ngân hàng để có được một thang đo hiệu suất ngân hàng phù hợp. Ảnh hưởng thực sự của ngân hàng về hiệu suất được đo lường bởi phép hồi quy (Regressing) chỉ số hiệu suất lợi nhuận (Profit Efficiency Index) với một số tương quan nào đó bao gồm thang đo cường độ ngân hàng trực tuyến.

pdf25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những ứng dụng của ngân hàng trực tuyến và hiệu quả của ngân hàng cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGÂN HÀNG CỘNG ĐỒNG Abstract Purpose: Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra sự ảnh hưởng của sức mạnh ngân hàng trực tuyến lên hiệu quả tài chính của những ngân hàng cộng đồng. Design/Methodology/Approach - Nghiên cứu này ước lượng sức mạnh của ngân hàng trực tuyến (Online Banking Intensity - OBI) và những chỉ số hiệu suất ngân hàng (Bank Performance Index) sử dụng một sự kết hợp giữa dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Sức mạnh ngân hàng trực tuyến được xem như là một khái niệm ẩn (latent construct) và được đo lường bởi việc thu thập dữ liệu qua trang web của ngân hàng. Một hàm lợi nhuận thực nghiệm của dạng thức linh hoạt Fourier được ước lượng bằng dữ liệu tài chính của ngân hàng để có được một thang đo hiệu suất ngân hàng phù hợp. Ảnh hưởng thực sự của ngân hàng về hiệu suất được đo lường bởi phép hồi quy (Regressing) chỉ số hiệu suất lợi nhuận (Profit Efficiency Index) với một số tương quan nào đó bao gồm thang đo cường độ ngân hàng trực tuyến. Findings: Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng Internet như là một kênh bổ sung các dịch vụ tiếp thị ngân hàng làm cải tiến đáng kể hiệu suất tài chính của ngân hàng cộng đồng. Practical Implications: Những kết quả này cho thấy rằng việc sử dụng ngân hàng trực tuyến làm tăng hiệu suất tài chính và khuyến khích các ngân hàng cộng đồng thích ứng với các kỹ thuật thông tin mới và đề xuất các dịch vụ trực tuyến mục tiêu. Original/Value: Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên áp dụng mô hình phương trình cấu trúc (Structural Equation M odeling) để phát triển cách thức đo lường sức mạnh của ngân hàng trực tuyến toàn diện, thứ mà được tính toán cho một mảng rộng các sản phẩm/ dịch vụ được đề xuất trực tuyến bởi ngân hàng, và sử dụng chỉ số đã được ước lượng (Estimated index) trong việc đo lường ảnh hưởng của sức mạnh ngân hàng trực tuyến lên hiệu suất của ngân hàng. Keyword: Virtual Banking, Bank, Profit, Community Banking Paper Type: Research Paper INTRODUCTION Những ứng dụng Internet đã trở thành một phương tiện quan trọng cho việc tiếp thị và phân phối sản phẩm cho rất nhiều doanh nghiệp (Kotzab và M adlberger, 2001; Dixon và M arston, 2005; Tih và Ennis, 2007). M ặc dù những ngân hàng cộng đồng ở US đã khởi động chậm chạp để thích nghi các kỹ thuật tiên tiến này, hầu hết các ngân hàng thương mại đang đưa ra một chuỗi rộng các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng trực tuyến (Kolodinsky et al., 2004; Lee et al., 2005). Việc gia tăng nhu cầu cho các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng trực tuyến (Acharaya và Kagan, 2004), sự tăng cường cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại lớn (Grant Thornton, 2007), và khả năng tăng cường lợi nhuận thông qua tăng cường dịch vụ khách hàng và giảm thiểu chi phí tiếp thị sản phẩm là nguyên nhân chính cho sự thay đổi này, đằng sau tất cả các điều này là kỹ thuật mới tương thích với những ngân hàng cộng đồng (Chau và Lai, 2003; DeYoung et al., 2007). Tuy nhiên, những dịch vụ ngân hàng chứa đựng các thông tin nhạy cảm và công nghệ đảm nhiệm một vai trò quan trọng cho mỗi giai đoạn của việc thu thập, xử lý, truyền thông tin (Tan và Teo, 2000). Và kết quả là những ngân hàng thích nghi sớm với những kỹ thuật tiên tiến có thể giành được lợi thế cạnh tranh và đạt được hiệu suất sản phẩm cao hơn. M ặc dù một trong những thúc đẩy chính giữa các ngân hàng cộng đồng đối với việc chấp nhận các kỹ thuật mới là khả năng tăng cường lợi nhuận bởi giảm thiểu chi phí cung cấp những dịch vụ ngân hàng bán lẻ và thu hút một lượng khách hàng mới thông qua Internet, hầu hết các nghiên cứu đã mắc phải sai lầm khi thiết lập mối quan hệ giữa hiệu suất ngân hàng trực tuyến và doanh nghiệp. M ột ví dụ là Sullivan (2000) đã so sánh hiệu suất tài chính của ngân hàng brick- and-mortar và click-and-mortar (Ngân hàng truyền thống và ngân hàng hiện đại), quan sát thì không có sự khác biệt về mặt hiệu suất của 2 nhóm này. Tuy nhiên, Furst (2002) so sánh hệ số ROE của các ngân hàng click-and-mortar và brick-and-mortar và nhận thấy là hiệu suất của những ngân hàng truyền thống cao hơn đáng kể so với những ngân hàng hiện đại. DeYoung (2005) đã thấy rằng sự thành công của những ngân hàng chỉ sử dụng Internet được quyết định chính bởi khả năng của những ngân hàng đó có thích hợp với những công tác quản trị mạnh mẽ và có được thang đo kinh tế cần thiết. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây có những ảnh hưởng tích cực của ngân hàng trực tuyến lên hiệu suất ngân hàng bán lẻ (Hernando và Nieto, 2005; DeYoung et al., 2007). Deyoung et al. (2007) đã so sánh môt số phép đo lường hiệu suất của 424 ngân hàng hiện đại Click&M ortar với 5175 ngân hàng truyền thống brick-and-mortar và đã kết luận rằng những ngân hàng có sử dụng Internet giúp tăng cường hiệu suất của những ngân hàng ở US chủ yếu bởi việc tăng doanh thu từ những dịch vụ gởi tiền (Deposit Services). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này thất bại trong việc nhận ra tầm quan trọng của phạm vi và sức mạnh của những dịch vụ ngân hàng trực tuyến nhằm tăng cường hiệu suất toàn bộ ngân hàng. Từ góc độ của ngân hàng bán lẻ khái niệm cường độ đề cập đến độ mạnh hay độ tập trung của việc thiết lập trực tuyến. Hay nói một cách khác làm thế nào nâng cao hay giảm xuống là hỗn hợp sản phẩm/dịch vụ dựa trên web cho một ngân hàng cộng đồng cụ thể. M ặc dù nhiều ngân hàng hiện đại click-and-mortar đang tiếp thị một số lượng lớn các sản phẩm trực tuyến, có một lỗ hổng khổng lồ trong cấp độ và sức mạnh những dịch vụ dựa trên nền web được đề xuất bởi các ngân hàng này (Nielsen và Tahir 2002; Chau và Lai, 2003; Hernandez và Mazzon, 2007). Bởi vì ngân hàng trực tuyến (internet banking) được sử dụng như là một công cụ tiếp thị (marketing tool) để thu hút và giữ khách hàng, mở rộng thị trường, tăng cường chất lượng dịch vụ, quy mô và cường độ của những dịch vụ và sản phẩm ngân hàng trực tuyến giống như có một ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của toàn bộ ngân hàng (Chau and Lai, 2003; DeYoung 2007). Tuy nhiên, ngân hàng trực tuyến là một quy trình tiến triển mà không có bất kỳ sự đo lường thống nhất nào để đánh giá sức mạnh của những dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Nielsen and Tahir, 2002). Nghiên cứu này sử dụng kết hợp những phương pháp thống kê và lấy mẫu (Sampling and Statistical Procedures) để xây dựng một chỉ số ngân hàng trực tuyến toàn diện và kiểm tra độ ảnh hưởng của ngân hàng trực tuyến lên hiệu suất ngân hàng cộng đồng. Relevant Literature (Tổng quan lý thuyết) Việc giảm thiểu luật lệ trong ngành ngân hàng và những tiến bộ trong công nghệ thông tin đã khiến cho việc quản lý ngân hàng dễ dàng hơn với một số lượng lớn các chi nhánh và mở rộng dịch vụ vượt xa giới hạn về mặt địa lý hiện có (Berger et al., 2005). Rất nhiều ứng dụng phần mềm mới đã được cải tiến khả năng quản lý cũng như giảm thiểu chi phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Việc sử dụng Internet cũng như một loại phương tiện giúp những dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng vượt ra ngoài giới hạn về mặt địa lý (Bradley và Stewart, 2003). Tương tự, việc sử dụng phổ biến các “thông tin cứng” (hard information) như báo cáo tín dụng, báo cáo thu nhập cũng như là các dữ liệu liên quan tài chính trong việc ra quyết định cho vay đã đơn giản hóa quá trình phê duyệt khoản vay (Berger, 2003; Cole et al., 2004; Berger et al., 2005). Những thay đổi quy định và tiến bộ công nghệ đã tạo ra một làn sóng M &A (M erge&Acquisition) và mở rộng trong ngành ngân hàng (Avery và Samolyk, 2004; Berger et al., 2005). Và kết quả là số lượng ngân hàng đang giảm xuống nhưng kích thước và số lượng chi nhánh thì tăng lên (Petersen và Rajan, 2002). Ví dụ, một ngân hàng trung bình vào năm 2004 hoạt động với hơn 4 chi nhánh so với năm 1994. Sự mở rộng này làm tăng đáng kể cạnh tranh trong việc cho vay cũng như tiền gửi của bảng cân đối kế toán. Trong một cuộc khảo sát gần đây của các giám đốc ngân hàng cộng đồng, được thực hiện bởi Grant Thornton (2007), hơn 94% số người được hỏi cho biết rằng giữ lại khoản tiền gửi và thu hút khách hàng doanh nghiệp là thử thách chính phải đối mặt của những người làm ngân hàng cộng đồng. Tuy nhiên, việc tăng cường sử dụng các thông tin cứng trong quyết định cho vay làm giảm tầm quan trọng của mối quan hệ ngân hàng (Petersen và Rajan, 1995; Cole et al., 2004; Berger et al., 2005). Kết quả là những ngân hàng cộng đồng hoạt động hiệu quả hơn sử dụng các thông tin mềm hơn là cạnh tranh với các ngân hàng quốc gia và khu vực, có thể mất đi lợi thế tương đối của họ trong cho vay doanh nghiệp nhỏ (Cole et al., 2004; Berger et al., 2005). Ví dụ, khảo sát của Grant Thornton (2007) chỉ ra rằng 46% giám đốc ngân hàng cộng đồng xem những liên ngân hàng như là một nguồn chính của cạnh tranh trong năm 2001, tỷ lệ này tăng lên 68% vào năm 2007. Ngân hàng cộng đồng đang chịu trách nhiệm những thử thách mới sau:  M ạo hiểm vào thị trường tài chính phi truyền thống như bảo hiểm, môi giới/ đại lý, quỹ tương hỗ và các dịch vụ bất động sản (Stiroh, 2004).  Tăng cường sử dụng công nghệ để nâng cao năng suất (Kolodinsky et al., 2004; Grant Thornton, 2005; Berge và DeYoung, 2006).  Tiếp thị những dịch vụ và sản phẩm ngân hàng thông qua những kênh phân phối mới chẳng hạn như ngân hàng trực tuyến để thu hút và giữ chân khách hàng cũng như để cải thiện chất lượng dịch vụ tổng thể (Howcroft et al., 2002; Kolodinsky et al., 2004; Acharya và Kagan, 2004; Joseph et al., 2005; Lee et al., 2005; Ndubisi và Wah, 2005; Camarero, 2007; Hernandez và Mazzon, 2007; Roberts và Campell, 2007; Sayar và Wolfe, 2007; Gill, 2008). Mặc dù nhấn mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay, rất ít nghiên cứu có kiểm tra mối quan hệ giữa hiệu suất ngân hàng trực tuyến và ngân hàng. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đã quan sát thấy rằng dấu hiệu hạn chế của việc tăng cường hiệu quả do ngân hàng ngân hàng trực tuyến (Sullivan, 2000; Furst et al., 2002; DeYoung, 2005). Gần đây, DeYoung (2005) đã so sánh hiệu suất của những ngân hàng click-and-mortar và brick-and-mortar và quan sát thấy rằng các ngân hàng click-and-mortar hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng brick-and-mortar. Nghiên cứu này cố gắng để giảm thiểu lỗ hổng trong tổng quan lý thuyết bằng cách xây dựng một chỉ số cường độ ngân hàng trực tuyến toàn diện và đánh giá tầm ảnh hưởng của nó trong hiệu suất ngân hàng cộng đồng. Methodology (Phương pháp) Phân tích khung (framework) được sử dụng trong nghiên cứu này được dựa trên hai phương pháp thống kê khác nhau - mô hình phương trình cấu trúc (phân tích nhân tố bậc 2) và phân tích hồi quy bội. Trong sự vắng mặt của thang đo thống nhất, ngân hàng trực tuyến được định nghĩa như một cấu trúc ẩn bậc 2 và ước tính bằng cách sử dụng ứng dụng web thu thập dữ liệu từ các trang web ngân hàng cộng đồng. M ặt khác, một phương pháp toán kinh tế được phát triển bởi Jondrow (1982) được sử dụng để khôi phục các thừa số hiệu suất từ một biên hiệu quả lợi nhuân ước tính bằng cách sử dụng các dữ liệu tài chính ngân hàng tải về từ FDIC (tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang) ( Với 2 chỉ số này, tác động của ngân hàng trực tuyến lên hiệu suất ngân hàng cộng đồng được kiểm tra bởi việc hồi quy hiệu suất lợi nhuận đo được đối với một số tương quan bao gồm chỉ số ngân hàng trực tuyến (Mitchell và Onruval, 1996; DeYoung và Hasan, 1998; Akhigbe và M cNulty, 2003; DeYoung et al., 2007). Khung khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này minh họa trong Hình 1. Ngân hàng trực tuyến được định nghĩa như nhân tố bậc 2 và được ước tính bằng cách sử dụng dữ liệu trang web tập hợp trên 38 biến quan sát (items) đại diện cho 9 tính năng web và dịch vụ ngân hàng chính. (Cột 3 trong Bảng I cho các danh sách biến). Đặc biệt, các ngân hàng cộng đồng sử dụng ngân hàng trực tuyến như là một cơ chế cung cấp quan trọng giống như các dịch vụ ngân hàng cốt lõi (core banking services) như là các ứng dụng ngân hàng cá nhân, vay thương mại, các khoản vay bất động sản (core banking services varible) trực tuyến thông qua trang web của họ. Bởi vì mức độ gia tăng cạnh tranh, các ngân hàng cộng động có thể đa dạng hóa các nguồn thu nhập bằng cách đầu cơ vào các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phi truyền thống như môi giới, quản lý tiền mặt, tài khoản sweep và các dịch vụ khai thuế (financial services varible). Hơn nữa, bởi vì một sự gia tăng trong tỷ lệ khách hàng bắt đầu sử dụng Internet như là một nguồn thông tin, các ngân hàng cũng có khả năng sử dụng trang web như là một phương tiện phổ biển thông tin về chính sách ngân hàng địa phương và các vấn đề quan trọng khác (general information variable). Hầu hết tất cả các ngân hàng với ứng dụng ngân hàng trực tuyến sử dụng các trang web của mình để giải quyết các mối quan tâm chính của khách hàng về vấn đề liên quan đến sự riêng tư và bảo mật của giao dịch trực tuyến. Ngoài ra, trong một nỗ lực làm cho tổ chức trang web hấp dẫn và hữu ích hơn, các ngân hàng cũng cung cấp một loạt các thông tin liên quan đến ngân hàng như vị trí ngân hàng, giờ hoạt động, dữ liệu liên lạc cũng như thông tin liên quan cộng đồng. Với một cấu trúc chung của những dịch vụ/sản phẩm ngân hàng trực tuyến, ngân hàng trực tuyến (online banking variable) có thể được định nghĩa như một nhân tố bậc 2 và được đo lường bởi các nhân tố bậc nhất – thông tin chung, những dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng cốt lõi. Trong khung này tất cả 3 trọng số nhân tố bậc 2 được mong đợi là dương. Chú ý quan trọng là mô hình phương trình cấu trúc có thể xử lý những vấn đề của biến ẩn cũng như lỗi đo lường. Vấn đề này đặc biệt quan trọng cho nghiên cứu bởi vì hầu hết các biến web là các chỉ số nhị phân đo lường sự hiện diện hay vắng mặt của một dịch vụ cụ thể có sẵn trên một trang web của ngân hàng. Structural equation model (Mô hình phương trình cấu trúc) M ô hình phương trình cấu trúc gồm 2 phần - mô hình đo lường và mô hình phương trình cấu trúc. Thông thường, những mô hình đo lường được đặc tả như (Muthen, 2002; Muthen and M uthen, 2004): y  y   (1) x  x   (2) và mô hình phương trình cấu trúc được mô tả trong hình 1 Figure 1. Conceptual Frame work Lưu ý: Mẫu bao gồm tất cả những ngân hàng cộng đồng với các trang web đang hoạt động, và có tổng tài sản dưới 1 tỷ USD (tính đến tháng 12 năm 2003), và đang hoạt động ở 1 trong những bang ở T rung Tây của Iowa, Minnesota, Montana, North Dakota, and South Dakota. Một trang web tìm kiếm phạm vi lớn đã chủ động xác minh và bổ sung những thông tin web được báo cáo bởi những ngân hàng về thu nhập định kì và những báo cáo hoạt động đã tìm ra 615 trang web đang hoạt động. Tất cả 615 web này đã được phân định để quyết đinh bao nhiêu trong 38 yếu tố được liệt kê ở cột 3 của bảng 1 được chọn. Cronbach’s alpha (a), kí tự được dùng phổ biến để đo lường độ đồng nhất nội bộ giữa những yếu tố được sử dụng trong việc đo lường những khái niệm tiềm ẩn và được báo cáo ở cột 1. Cả 3 giá trị a đều tốt hơn thông thường khi được sử dụng giới hạn điểm 0.7          (3) trong đó y là một vector của sự hồi đáp được quan sát hoặc biến kết quả và x là một vector của việc dự đoán, sự biến thiên, hoặc biến đầu vào. Vector ε và δ là những lỗi đo lường của y và x. Bởi vì cả hai biến ẩn ( và ) không được quan sát, sự hồi đáp được quan sát từ biến y và x được dùng để ước lượng sự tương quan ( y và x ) trong những biến ẩn này. M ô hình cấu trúc của tham số α là mộ vector trong mặt phẳng, β là một ma trận của những hệ số cho việc hồi quy giữa những biến nội, với đường chéo bằng 0 và ma (I – β) là không suy biến; là một ma trận của những hệ số của những biến ẩn ngoại ( ) trong mối quan hệ cấu trúc; và  là một vector tùy ý của thặng dư. Tuy nhiên, nếu chỉ có lỗi xảy ra trong biến y, dạng rút gọn của mô hình phương trình cấu trúc từ phương trình (1) và (3) như sau: 1 y y ( I  B ) (    )   (4) Trong thuật ngữ LISREL (một chương trình phần mềm về mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng rộng rãi), phương trình (4) là mô hình cận 3A (Joreskog and Sorbom, 1996). Mô hình phân tích nhân tố bậc 2 là một trường hợp đặc biệt của mô hình cận 3A khi B = 0. y  y (    )   (5) M ô hình phân tích nhân tố bậc 2 (phương trình 5) được dùng trong nghiên cứu này để thiết lập chỉ số ngân hàng trực tuyến (Hình 1) bao gồm 3 nhân tố bậc 1, 1(thông tin chung),  2 (các dịch vụ tài chính), và  3(các dịch vụ ngân hàng cốt lõi) và một nhân tố bậc 2,  (ngân hàng trực tuyến). Mỗi một trong 3 nhân tố bậc 1 này được đo lường sử dụng 3 số biểu thị (Bảng I). Ví dụ, cấu trúc ẩn những dịch vụ ngân hàng cốt lõi,3 , được do lường dựa trên cho vay thương mại, cho vay thế chấp, và ngân hàng cá nhân là những số biểu thị ẩn. Nhân tố bậc 2 được xem như là cấu trúc ẩn cơ sở được dùng như là một thước đo tổng quan các hoạt động của ngân hàng trực tuyến. Trong những phân tích toán kinh tế tiếp theo, sự ảnh hưởng của ngân hàng trực tuyến lên hiệu suất của ngân hàng cộng đồng được đo đạc sử dụng những giá trị dự đoán của nhân tố bậc 2 (hệ số nợ - factor scores) như là một thước đo gần đúng của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Profit efficiency (Hiệu quả lợi nhuận) Cả phương pháp tiếp cận hiệu quả lợi nhuận tiêu chuẩn và lợi nhuận thay thế đã được dùng trong những nghiên cứu trước để đánh giá hiệu suất của khu vực tài chính. (Berger and M ester, 1997). Với một loạt giá đầu vào và đầu ra, lợi nhuận tiêu chuẩn đo lường mức độ gần kề mà một ngân hàng cộng đồng đang tạo ra lợi nhuận cực đại. Mặt khác, hiệu quả lợi nhuận thay thế đo lường mức độ gần kề mà một ngân hàng cộng đồng đang tạo ra lợi nhuận cực đại có thể đạt được từ mức độ đầu ra và giá cả đầu vào. Với những giả thiết dưới đây, hàm lợi nhuận tiêu chuẩn có thể đo gần đúng sự hiệu quả của một ngân hàng trong việc cung cấp một dịch vụ kết hợp so sánh với một doanh nghiệp tốt nhất. Tuy nhiên, việc đo lường hiểu quả lợi nhuận thay thế được ưa thích hơn (Berger and M ester, 1997; Akhigbe and M cNulty, 2003). vì phương pháp dự đoán này cung cấp một sự đo lường nhanh chóng hơn của hiệu quả lợi nhuận thậm chí kể cả khi một vài giả thiết không được đáp ứng. Đặc biêt, hiệu quả lợi nhuận thay thế được mong đợi cung cấp thông tin tốt hơn khi có những điều kiện sau:  Khi chất lượng khác nhau không đo đạc được trong những sản phẩm ngân hàng được hiện diện.  Đầu ra bấp bênh và ngân hàng không thể luôn cung cấp một sản phẩm kết hợp tối ưu.  Thị trường sản phẩm không cạnh tranh hoàn toàn và những ngân hang có thể có những kiểm soát vượt ngoài giá cả.  Giá đầu ra không được đo đạc chính xác (Berger and M ester, 1997). Trong dạng logarit tuyến tính, một hàm lợi nhuận thay thế có thể được biểu diễn như là một hàm của giá đầu vào ( wi ), đầu ra ( yi ) và đầu ra thực ( zi ): lnf (w, y , z )  ln u  ln   (6) trong đó u biểu thị một nhân tố hiệu suất thấp, có thể làm cho lợi nhuận doanh nghiệp duy trì dưới mức lợi nhuận tiềm lực tối đa, và  biểu thị cho lỗi đo lường và ngẫu nhiên trong hệ thống. Sự thiết lập thực nghiệm của mô hình này đòi hỏi một sự trình bày chi tiết và linh hoạt hơn như dạng khai triển Fourier linh hoạt. Dạng Fourier linh hoạt loại bỏ độ chênh lệch vốn có trong đặc tính hàm chuyển đổi logarit và cũng cấp một sự gần đúng tốt hơn của hàm thực tế dưới đây bằng các tăng hàm chuyển đổi logarit với những thừa số lượng giác. (Gallant, 1981). Berger and M ester (1997) thấy rằng dạng Fourier linh hoạt cung cấp mô hình thực nghiệm tốt nhất bởi vì mỗi sự thêm vào của những thừa số lượng giác trực giao lẫn nhau làm cho hàm gần đúng với đường dữ liệu thực tế. Bởi vì hiệu suất lợi nhuận thấp của ngân hàng được đo đạc bằng độ lệch từ biên được ước lượng, một mô hình phù hợp tốt hơn sẽ cung cấp một ước lượng thích hợp của hiệu suất t
Luận văn liên quan