Tiểu luận Những ứng dụng của ngành dược trong việc điều chế thuốc cao áp huyết

Tăng huyết áp ngày nay vẫn đang là vấn đề thời sự. Theo ước tính của các nhà khoa học Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% (tương đương 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu) và sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 với tổng số người mắc bệnh tăng huyết áp trên toàn thế giới khoảng 1,56 tỷ người mà 3/4 trong số đó là người thuộc nước đang phát triển

docx47 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 7717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những ứng dụng của ngành dược trong việc điều chế thuốc cao áp huyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU Tiểu luận Bệnh Huyết Áp được biên soạn dựa trên những thông tin có cơ sở ,những bài luận án của các trường Đại Học đã được các giảng viên phê duyệt ; cùng các bạn dược sinh giàu tâm huyết cùng biên soạn với phương châm: Kiến thức cơ bản ,hệ thống ;thông tin chính xác , khoa học cung cấp những kiến thức cần thiết và bổ ích để hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Xin chân thành cảm ơn các dược sinh Đoàn Thị Quỳnh Như , Nguyễn Thanh Trí, Huỳnh Thị Thanh Hà, Văn Thị Thanh Thủy, Hà Văn Phương, Nguyễn Thị Mỹ Linh ,Nguyễn Tấn Thiện đã dành nhiều công sức hoàn thành cuốn tiểu luận này. Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đống góp của thầy Nghĩa và các bạn dược sinh để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn . MỤC LỤC Phần mở đầu......................................................................................2 Đặt vấn đề...........................................................................................4 Các loại thuốc.....................................................................................6 Nhóm thuốc lợi tiểu....................................................................9 Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương...................14 Nhóm thuốc chẹn alpha.............................................................17 Nhóm thuốc chẹn bet.................................................................21 Nhóm thuốc đối kháng Calci.....................................................23 Nhóm thuốc ức chế men chuyển................................................29 Nhóm thuốc mới ức chế thụ thể.................................................34 Đông Y.......................................................................................37 Lời khuyên khi sử dụng thuốc.........................................................40 LỜI NÓI ĐẦU Tăng huyết áp ngày nay vẫn đang là vấn đề thời sự. Theo ước tính của các nhà khoa học Mỹ tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% (tương đương 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu) và sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 với tổng số người mắc bệnh tăng huyết áp trên toàn thế giới khoảng 1,56 tỷ người mà 3/4 trong số đó là người thuộc nước đang phát triển [62]. Các số liệu điều tra thống kê tăng huyết áp Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp năm 1960 chiếm 1,6% dân số, 1982 là 1,9%, năm 1992 tăng lên 11,79% dân số, 2002 ở Miền Bắc là 16,3%, riêng thành phố Hà Nội có tỷ lệ 23,2%, còn năm 2004 Thành phố Hồ Chí Minh là 20,5% [1] và năm 2007 tại Thừa thiên -Huế là 22,77% [11]. Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn là yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành. Khi quần thể dân số biến đổi già hơn, cùng theo đó số người tăng huyết áp có bệnh động mạch vành càng phổ biến. Hơn nữa, hai bệnh này có quan hệ đặc biệt riêng trong bệnh sinh và điều trị. Tuy nhiên, những ứng dụng của ngành dược trong việc điều chế và điều trị bệnh huyết áp là như thế nào? Đây là vấn đề cần thiết do yêu cầu thực tiễn đặt ra. Cuốn tiểu luận này được biên soạn hiểu rõ hơn về ứng dụng ngành dược trong điều trị căn bệnh huyết áp. Nội dung của tiểu luận gồm bảy phần chính: (1) Nhóm lợi tiểu;(2) Nhóm thuốc tác động kên hệ thần kinh trung ương; (3) Nhóm thuốc chẹn alpha, một số lời khuyên khi sử dụng thuốc;(4) Nhóm thuốc chẹn beta, một số lời khuyên khi sử dụng thuốc; (5) Nhóm thuốc đối kháng calci; (6)nhóm thuốc ức chế men chuyển ;(7) nhóm thuốc mới ức chế thụ thể angiotensin. Cả bảy phần được đánh số từ 1 đến 7. Phần cuối của của tiểu luận là các phụ lục. Với nội dung như vậy , ngoài đối tượng chính là các dược sinh , cuốm tiểu luận này cũng có ích cho nhiều đối tượng khác như sinh viên đang học môn Dược liệu, Dược học cổ truyền và các dược sĩ đang công tác trong lĩnh vực điều chế thuốc huyết áp . Để cuốn tiểu luận này phể phục vụ sinh viên cũng như các đối tượng nghiên cứu khác ngày một tốt hơn, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp ý kiến để có thể sửa chữa, bổ sung cuốn tiểu luận này ngày càng hoàn thiện hơn . Đà Nẵng, tháng 03 -2016 CÁC LOẠI THUỐC Theo phân loại bệnh tăng huyết áp mới (the JNC 7 report) ta cần lưu ý đến giai đoạn tiền tăng huyết áp (prehypertension), thể hiện huyết áp trên 120-139 và huyết áp dưới 80-90, giai đoạn này cần phải thay đổi lối sống (ăn nhạt, vận động thể lực). Có nhiều thuốc trị cao huyết áp đang được sử dụng ở nước ta, chia thành nhiều nhóm với một số đặc tính như sau: 1. Nhóm thuốc lợi tiểu: Gồm có Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid, Spironolacton, Amilorid, Triamteren... Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi, dẫn đến làm hạ huyết áp. Dùng đơn độc khi bị huyết áp nhẹ, có thể phối hợp với thuốc khác khi cao huyết áp nặng thêm. Cần lựa chọn loại phù hợp do có loại làm thải nhiều kali, loại giữ kali, tăng acid uric trong máu, tăng cholesterol máu. 2. Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: Gồm có Reserpin, Methyldopa, Clonidin... Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp. 3. Nhóm thuốc chẹn alpha: Gồm có Prazosin, Alfuzosin, Terazosin, Phentolamin... Cơ chế của thuốc là ức chế giải phóng noradrenalin tại đầu dây thần kinh (là chất sinh học làm tăng huyết áp), do đó làm hạ huyết áp. Có tác dụng phụ gây hạ huyết áp khi đứng lên (hạ huyết áp tư thế đứng), đặc biệt khi dùng liều đầu tiên. 4. Nhóm thuốc chẹn beta: Gồm có Propanolol, Pindolol, Nadolol, Timolol, Metoprolol, Atenolol, Labetolol, Acebutolol... Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta - giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt lưng, ngực hoặc nhức nửa đầu. Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm. 5. Nhóm thuốc đối kháng calci: Gồm có Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin, Felodipin, Isradipin, Verapamil, Diltiazem... Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion calci không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, vì vậy gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể. 6. Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Gồm có Captopril, Enalapril, Benazepril, Lisinopril, Perindopril, Quinepril, Tradola-pril... Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzym, viết tắt ACE). Nhờ men chuyển angiotensin xúc tác mà chất sinh học angiotensin I biến thành angiotensin II và chính chất sau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. Nếu men chuyển ACE bị thuốc ức chế (làm cho không hoạt động) sẽ không sinh ra angiotensin II, gây ra hiện tượng giãn mạch và làm hạ huyết áp. Thuốc hữu hiệu trong 60% trường hợp khi dùng đơn độc (tức không kết hợp với thuốc khác). Là thuốc được chọn khi bệnh nhân bị kèm hen suyễn (chống chỉ định với chẹn beta), đái tháo đường (lợi tiểu, chẹn beta). Tác dụng phụ: làm tăng kali huyết và gây ho khan. 7. Nhóm thuốc mới ức chế thụ thể angiotensin: Những thuốc dùng trị huyết áp thuộc các nhóm kể trên vẫn còn nhiều nhược điểm về mặt hiệu quả cũng như các tác dụng phụ, vì vậy việc nghiên cứu tìm những thuốc mới vẫn tiếp tục được đặt ra. Ðặc biệt, nhóm thuốc ức chế men chuyển xuất hiện từ đầu những năm 1980 (được công nhận là thuốc không thể thiếu trong điều trị cao huyết áp) đã thúc đẩy các nhà khoa học tìm ra những thuốc mới tác động đến men chuyển ACE. Các nghiên cứu gần đây nhận thấy nếu tác dụng chính vào men chuyển ACE, làm cho men này bất hoạt thì thuốc sẽ gây nhiều tác động phụ như ho khan (là tác dụng phụ khiến nhiều người bệnh bỏ thuốc không tiếp tục dùng). Nguyên do là vì men chuyển ACE không chỉ xúc tác biến angiotensin I thành angiotensin II gây tăng huyết áp mà còn có vai trò trong sự phân hủy một chất sinh học khác có tên là bradykinin. Nếu ức chế men ACE, bradykinin không được phân hủy ở mức cần thiết, sẽ thừa và gây nhiều tác dụng, trong đó có ho khan. Thay vì ức chế men ACE, hướng nghiên cứu mới là tìm ra các thuốc có tác dụng ngăn không cho angiotensin II gắn vào thụ thể của nó (angiotensin II receptors, type 1) nằm ở mạch máu, tim, thận, do đó sẽ làm hạ huyết áp. Vì thế, hiện nay có nhóm thuốc mới trị cao huyết áp là nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (Angiotensin II receptors antagonists). Thuốc đầu tiên được dùng là Losartan, sau đó là Irbesartan, Candesardan, Valsartan... Nhóm thuốc mới này có tác dụng hạ huyết áp, đưa huyết áp về trị số bình thường, tương đương với các thuốc nhóm đối kháng calci, chẹn beta, ức chế men chuyển. Ðặc biệt, tác dụng hạ áp của chúng tốt hơn nếu phối hợp với thuốc lợi tiểu Thiazid. Lợi điểm của nhóm thuốc này là do không trực tiếp ức chế men chuyển nên gần như không gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển, hoặc không gây phù như thuốc đối kháng calci. Tác dụng phụ có thể gặp là chóng mặt, hoặc rất hiếm là gây tiêu chảy. Chống chỉ định của thuốc là không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị dị ứng với thuốc. NHÓM THUỐC LỢI TIỂU 1.Thuốc lợi tiểu là gì? Thuốc lợi tiểu là nhóm các thuốc giúp loại bỏ nước dư ra khỏi cơ thể bằng cách tăng số lượng nước tiểu. Tất cả thuốc lợi tiểu đều tác dụng lên thận, nơi giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng nước trong cơ thể. Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm lượng nước trong hệ thống tuần hoàn cũng như trong không gian bào. Thuốc lợi tiểu được sử dụng khá phổ biến trong điều trị một số bệnh tim mạch. Cụ thể loại thuốc này giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể để tim bơm máu hiệu quả hơn và kiểm soát huyết áp. 2.Phân loại -         Nóm Thiazide: Bendroflumethiazide, Chlorthalodone, Hydrochlorothiazide. -         Nhóm tác dụng lên quai thận: Ethacrynic acid, Furosemide. -         Nhóm giữ K+ : Amiloride, Spironolactone, Triamterene. Là nhóm các thuốc giúp loại bỏ nước dư ra khỏi cơ thể bằng cách tăng số lượng nước tiểu. Tát cả thuốc lợi tiểu đều tác dụng lên thận, nơi giữ vai trò quan trọng trong việc điều hoà lượng nước cơ thể. Các loại thuốc lợi tiểu khác nhau khác biệt nhau một cách rõ ràng về dược động vật học và kiểu tác dụng. -      Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide: những thuốc này gây lợi tiểu vừa (tăng sản xuất nước tiểu) và thích hợp cho việc dùng thời gian dài. -      Thuốc lợi tiểu quai thận: tác dụng lên vùng thận được gọi là quai Henle. Đây là những thuốc tác dụng nhanh – mạnh, đặc biệt khi được dùng bằng đường tiêm. Thuốc lợi tiều quai thận đặc biệt hữu dụng đối với trường hợp cấp cứu như suy tim. -     Thuốc lợi tiểu chứa K+ : thuốc này được dùng kèm với nhóm thiazide và nhóm lợi tiểu quai thận, vì cả hai làm thiếu K+. -     Thuốc ức chế men carbonic hydrase: thuốc này gây chẹn tác dụng của carbohydrase       ( một loại men tác dụng lên số lượng ion bicarbonate HCO3 trong máu); thuốc này gây lợi tiểu vừa phải nhưng chỉ tác dụng trong thời gian ngắn. -    Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: có tác dụng lợi tiểu mạnh được dùng để duy trì sự sản xuất nước tiểu sau chấn thương nặng hoặc phẫu thuật lớn. 3. Cơ chế tác dụng của thuốc lợi tiểu Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu nếu ở trong trường hợp sau: – Bị phù nề: thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm sưng phù (ở chân). – Tăng huyết áp: thuốc lợi tiểu thiazid giúp hạn chế tăng huyết áp, làm giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. – Suy tim: thuốc lợi tiểu làm giảm sưng phù và tình trạng tích tụ chất dịch (trong phổi) do ảnh hưởng của suy tim. – Một số bệnh về gan, thận và bệnh tăng nhãn áp. 3.1.Cơ chế tác dụng thuốc lợi tiểu Quá trình lọc bình thường của thận (được thực hiện trong các tiểu quản) loại bỏ nước, muối (chủ yếu K+ và Na+) và các chất thải khỏi máu. Hầu hết nước và muối được hấp thụ trở lại máu, nhưng vẫn có một lượng muối và nước được bài tiết trong nước tiêu. Thuốc lợi tiểu can thiệp vào hoạt động bình thường này của thận. Các loại thuốc lợi tiểu thuộc nhóm thẩm tháu, quai thận và thiazide làm giảm lượng Na+ và nước vào trở lại máu, do ddos làm tăng lượng nước tiểu. Các loại thuốc lợi tiểu khác làm tăng vận tốc máu qua thận và do đó tăng lượng nước lọc và thải vào nước tiểu. a.Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Tác dụng lên phần đầu tiên của tiểu thận để giảm tải hấp thụ nước vào máu b.Thuốc lợi tiểu quai thận: Tác dụng lên phần giữa của tiểu thận ngăn không cho Na+ và Cl- được tái hấp thụ c.Thuốc lợi tiểu Thiazide: Tác dụng phần cuối của tiểu thận làm giảm tái hấp thu Na+ vào máu 3.2.Cơ chế hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu: - Làm tăng đào thải nước và natri dẫn đến giảm thể tích dịch lưu hành, giảm cung lượng tim nhưng dùng lâu dài các chỉ số trở lại bình thường tuy HA vẫn giảm. Và lúc này thì tác dụng giảm HA liên quan đến giảm ion natri trong các sợi cơ trơn thành mạch dẫn đến giảm ion calci trong các tế bào đó và làm giãn mạch. - Thuốc lợi tiểu còn duy trì tác dụng các thuốc chữa bệnh THA khác nhất là loại hoạt động theo cơ chế liệt giao cảm dễ gây ứ đọng nước và natri nếu dùng thuốc lâu dài, hiện tượng này sẽ làm cho các thuốc đó mất hiệu lực dần. - Một số có tác dụng giãn mạch nhẹ : Indapamid do ức chế dòng Na+ vào tế bào cơ trơn thành mạch dẫn đến giảm ion calci nội bào. Hơn nữa Indapamid còn làm giảm phì đại thất trái 4.Ứng dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp Việc lựa chọn liệu pháp điều trị chống cao huyết áp ban đầu thường dựa trên tuổi và sắc tộc của bệnh nhân. Liệu pháp lợi tiểu hoặc CCB nói chung hiệu quả trong cao huyết áp không do renin, phụ thuộc thể tích. Cao huyết áp không do renin, phụ thuộc thể tích thường gặp nhất ở bệnh nhân già và bệnh nhân người Mỹ gốc Phi. Các chất chẹn beta và chất ức chế ACE nói chung hiệu quả ở thể cao huyết áp phụ thuộc renin thường gặp ở những bệnh nhân trẻ và da trắng. Thuốc lợi tiểu thường được dùng trong cao huyết áp thứ phát sau bệnh thận vì huyết áp tăng có thể là do tăng thể tích. Nhìn chung, các thiazid không có hiệu quả ở những bệnh nhân có CrCl<30ml/phút. Các thuốc lợi tiểu quai Henle, indapamid và metolazon có thể dùng cho nhóm bệnh nhân này. Vì bệnh nhân suy thận có thể bị tăng kali huyết, tránh dùng chất ức chế ACE và các thuốc lợi tiểu giữ kali. Chất ức chế ACE và CCB (đặc biệt là diltiazem và nicardipin) làm giảm protein niệu trong bệnh thận do đái đường và có thể có tác dụng bảo vệ thận. Các chất ức chế ACE có thể thúc đẩy suy thận ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận 1 bên hoặc 2 bên và ở những bệnh nhân bị bệnh thận từ trước. Các thuốc lợi tiểu có thể xử trí các triệu chứng liên quan tới phù phổi hoặc suy tim trong thời kỳ thai nghén nhưng sử dụng dài ngày các thuốc lợi tiểu có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, hoặc những tác dụng phụ nguy hiểm khác đối với thai nhi. Các chất ức chế men chuyển angiotensin làm chết thai và những rối loạn khác ở bào thai. 5.Những điều cần lưu ý Bị bệnh tăng huyết áp: Thuốc làm tăng đào thải nước tiểu, làm giảm khối lượng nước trong cơ thể nên gián tiếp làm hạ huyết áp. Trong một số trường hợp, thuốc lợi tiểu có thể dùng duy nhất nhưng thường được kết hợp làm tăng thêm tác dụng của các thuốc hạ huyết áp. Có nhiều thuốc lợi tiểu mà việc chọn lựa sẽ tuỳ theo vào sự chỉ định điều trị, vào nồng độ thải natri mong muốn, vào thời gian tác dụng của thuốc, vào tác dụng phụ đặc hiệu của mỗi loại thuốc và vào tình trạng chức năng thận của người bệnh. Chỉ có thầy thuốc là người am hiểu cơ chế tác động của từng nhóm thuốc mới chọn thuốc thích hợp. Trong điều trị tăng huyết áp thường chọn thuốc có tác dụng thải natri vừa phải và kéo dài (như nhóm thiazid). Còn điều trị phù, sự lựa chọn thuốc sẽ tuỳ thuộc vào mức độ cần thải muối. Muốn có tác dụng nhanh, đặc biệt trong phù phổi các nhà điều trị thường dùng thuốc có tác động ở quai Henlé uống và cả tiêm tĩnh mạch. Trong suy thận, người ta chỉ có thể dùng thuốc tác động ở quai chứ không dùng các nhóm thuốc khác. Khi đã dùng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng liệu trình dùng thuốc do bác sĩ chỉ định, không được tự ý ngưng, bỏ thuốc nửa chừng dù cảm thấy khỏe hơn. Có người cho rằng dùng thuốc lợi tiểu đi tiểu nhiều là "thoát dương", giảm kỷ, yếu thận và liệt dương nên đã không tuân thủ điều trị, bỏ thuốc nửa chừng. Điều này không nên, chỉ có spironolacton dùng liều cao và lâu ngày có thể gây tình trạng "yếu sinh lý" nhưng ngưng thuốc sẽ hồi phục. Vì vậy, người bệnh nên báo cho thầy thuốc biết tác dụng ngoại ý để thầy thuốc xử trí bằng cách thay thuốc khác chứ không nên tự ý bỏ thuốc. Giống như mọi trường hợp cần điều trị kéo dài, khi đang dùng thuốc lợi tiểu cần tránh dùng các thuốc có tương tác bất lợi. Tức là khi đang dùng thuốc lợi tiểu không nên tự ý dùng đồng thời các thuốc khác mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Hoặc phải kể cho bác sĩ rõ các thuốc đang dùng khi được chỉ định thuốc lợi tiểu để bác sĩ chỉ định thuốc thích hợp. Ví dụ: thuốc lợi tiểu tác động ở quai Henlé nếu dùng đồng thời với kháng sinh cephalosporin sẽ làm tăng độc tính của cephlosporin và bác sĩ sẽ tránh cho dùng thuốc kiểu phối hợp này. Khi bác sĩ chỉ định kết hợp thuốc lợi tiểu "bài tiết" kali và thuốc lợi tiểu "tiết kiệm" kali vẫn phải theo dõi tình trạng kali máu của người bệnh vì cân bằng của cơ thể vẫn có thể nghiêng về hoặc tăng hoặc giảm kali quá mức. Trong cơ thể, chất điện giải natri và kali đồng hành khăng khít với nhau. Các thuốc lợi tiểu thông dụng (nhóm thiazid và tác động ở quai Henlé) có tác dụng thải natri đồng thời làm mất kali. Trong khi đó kali lại đóng vai trò rất quan trọng trong co bóp tim và duy trì thể trạng tốt. Vì vậy, người dùng thuốc lợi tiểu nên ăn nhiều chuối, uống nhiều nước cam để được bổ sung kali. Hoặc dùng thuốc lợi tiểu mà lại có triệu chứng vọp bẻ (chuột rút), yếu cơ, mệt mỏi, khát nhiều, bất an, mạch nhanh phải đến bác sĩ khám ngay. Có khi bác sĩ cho dùng thêm thuốc bù kali mới giải quyết được tình trạng mất kali do dùng thuốc lợi tiểu. Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương -Gồm có reserpin, methyldopa, clonidin Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp. RESERPIN +Reserpin làm cạn kiệt dự trữ catecholamin và serotonin ở đầu tận cùng dây thần kinh giao cảm ngoại biên và làm cạn kiệt catecholamin và serotonin ở não, tim và nhiều cơ quan khác. +Trên người tăng huyết áp, huyết áp giảm ở mức độ vừa phải, huyết áp tâm thu giảm nhiều hơn huyết áp tâm trương, ở tư thế đứng giảm nhiều hơn so với tư thế nằm. Tác dụng giảm huyết áp xuất hiện chậm vì cần có thời gian để làm giảm norepinephrin dự trữ; sau khi ngừng thuốc cũng cần một thời gian đủ để phục hồi dự trữ norepinephrin, lúc đó tác dụng của thuốc mới hết. +Reserpin cũng làm chậm nhịp tim, không làm thay đổi hoặc chỉ làm giảm nhẹ cung lượng tim, không làm thay đổi cung lượng thận và độ lọc cầu thận. METHYLDOPA + Methyldopa làm giảm huyết áp cả ở tư thế đứng và tư thế nằm. Thuốc không có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận và tim. Cung lượng tim thường được duy trì; không thấy tăng tần số tim. + Methyldopa là một thuốc hạ huyết áp có cấu trúc liên quan đến các catecholamin và tiền chất của chúng. Tác dụng chống tăng huyết áp của methyldopa có thể do thuốc được chuyển hóa ở hệ thống thần kinh trung ương thành alpha methyl norepinephrin, chất này kích thích các thụ thể alpha adrenergic dẫn đến giảm trương lực giao cảm và giảm huyết áp. Vì vậy methyldopa được coi là thuốc liệt giao cảm có tác động trung ương. +Methyldopa làm giảm huyết áp cả ở tư thế đứng và tư thế nằm. Thuốc không có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận và tim. Cung lượng tim thường được duy trì; không thấy tăng tần số tim. CLONIDIN + Clonidin là thuốc chủ vận chọn lọc alpha2 - adrenergic. Khác với hoạt hóa thụ thể alpha1 - adrenergic gây tăng huyết áp rõ rệt, hoạt hóa chọn lọc thụ thể alpha2 - adrenergic do clonidin gây tác dụng hạ huyết áp. +Clonidin là thuốc chủ vận chọn lọc alpha2 - adrenergic. Khác với hoạt hóa thụ thể alpha1 - adrenergic gây tăng huyết áp rõ rệt, hoạt hóa chọn lọc thụ thể alpha2 - adrenergic do clonidin gây tác dụng hạ huyết áp. +Tác dụng dược lý chủ yếu của clonidin bao gồm những thay đổi về huyết áp và nh