Tiểu luận Nội dung của triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần nước ta hiện nay

Từ xưa tới nay có rất nhiều trường phái triết học du nhập vào Việt Nam nước ta, nó đã có ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước, sau đây em xin trình bày về những ảnh hưởng của triết học Ấn Độ mà chủ yếu là trường phái triết học Phật Giáo nó đã được du nhập vào việt nam như thế nào và những ảnh hưởng của nó ra sao. Ấn Độ cổ - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Hồ Chí Minh cho rằng Ấn Độ là quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Văn hóa, triết học, nghệ thuật của Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật, khoa học của Ấn Độ đã lan khắp thế giới. Nền văn hóa và đạo Phật của Ấn Độ đã truyền sang Việt Nam từ thời cổ. Từ đó học tập và nghiên cứu triết học Ấn Độ không chỉ trang bị cho chúng ta một cái phông kiến thức, văn hóa nói chung như triết học Hy Lạp – La Mã, mà nó còn giúp chúng ta hiểu chúng ta hơn. Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp. Đạo phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, bên cạnh đó đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên chúa. Tuỳ từng giai đoạn lịch sử dân tộc ta đều có một học thuyết tư tưởng hoặc một tôn giáo nắm vai trò chủ đạo, có tác động mạnh nhất đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của con người, như Phật giáo ở thế kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học thuyết Mác - Lênin từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX cho đến nay. Tuy nhiên, những học thuyết này không được ở vị trí độc tôn mà song song tồn tại với nó vẫn có các học thuyết, tôn giáo khác tác động vào các khu vực khác nhau của đời sống xã hội, đồng thời cũng tác động trở lại các học thuyết chủ đạo. Ngày nay dù đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc cách mạng trong hệ ý thức, tình hình vẫn như vậy. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảng hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Vi vậy, việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ một nhân cách chính, đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần chúng nhân dân. Lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo hiện nay tương đối được mở rộng, ngoài việc nghiên cứu giáo lý, kinh điển, lịch sử . của Phật giáo ra còn đề cập đến các lĩnh vực Triết học, Sử học, Tâm lý học, Khảo cổ học, Xã hội học, Dân tộc học, Văn học, Nghệ thuật . Phật học đã trở thành một trong những khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội, trước mắt có quan hệ mật thiết với xã hội học. Hơn nữa quá trình, Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng. Tóm lại, nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Việt Nam là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai.

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10914 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nội dung của triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NỘI DUNG CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NƯỚC TA HIỆN NAY. Họ và tên: Ngô Thị Thu Hiền Mã số học viên: CB 101164 Lớp: 2010B – CNSH - KT Khoa: Công nghệ sinh học Hà Nội 2010 MỤC LỤC  Trang   PHẦN A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  1   PHẦN B: NỘI DUNG  1   I. Khái quát về Phật Giáo    1.1 Nguồn gốc ra đời    1.2 Nội dung chủ yéu của tư tưởng Triết học Phật giáo    1.3 Sự truyền bá đạo trên thế giới    1.4 Tình hình phát triển của Phật giáo    II. Một số ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội và con người Việt Nam    2.1 Phật giáo với xã hội và con người Việt Nam ngày nay    2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến thế hệ trẻ    PHẦN A: MỞ ĐẦU Từ xưa tới nay có rất nhiều trường phái triết học du nhập vào Việt Nam nước ta, nó đã có ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống nhân dân cũng như sự phát triển của đất nước, sau đây em xin trình bày về những ảnh hưởng của triết học Ấn Độ mà chủ yếu là trường phái triết học Phật Giáo nó đã được du nhập vào việt nam như thế nào và những ảnh hưởng của nó ra sao. Ấn Độ cổ - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Hồ Chí Minh cho rằng Ấn Độ là quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Văn hóa, triết học, nghệ thuật của Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật, khoa học của Ấn Độ đã lan khắp thế giới. Nền văn hóa và đạo Phật của Ấn Độ đã truyền sang Việt Nam từ thời cổ. Từ đó học tập và nghiên cứu triết học Ấn Độ không chỉ trang bị cho chúng ta một cái phông kiến thức, văn hóa nói chung như triết học Hy Lạp – La Mã, mà nó còn giúp chúng ta hiểu chúng ta hơn. Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp. Đạo phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam, bên cạnh đó đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên chúa. Tuỳ từng giai đoạn lịch sử dân tộc ta đều có một học thuyết tư tưởng hoặc một tôn giáo nắm vai trò chủ đạo, có tác động mạnh nhất đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của con người, như Phật giáo ở thế kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học thuyết Mác - Lênin từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX cho đến nay. Tuy nhiên, những học thuyết này không được ở vị trí độc tôn mà song song tồn tại với nó vẫn có các học thuyết, tôn giáo khác tác động vào các khu vực khác nhau của đời sống xã hội, đồng thời cũng tác động trở lại các học thuyết chủ đạo. Ngày nay dù đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc cách mạng trong hệ ý thức, tình hình vẫn như vậy. Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảng hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này. Vi vậy, việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ một nhân cách chính, đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm tin của quần chúng nhân dân.. Lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo hiện nay tương đối được mở rộng, ngoài việc nghiên cứu giáo lý, kinh điển, lịch sử ... của Phật giáo ra còn đề cập đến các lĩnh vực Triết học, Sử học, Tâm lý học, Khảo cổ học, Xã hội học, Dân tộc học, Văn học, Nghệ thuật ... Phật học đã trở thành một trong những khoa học tương đối quan trọng trong khoa học xã hội, trước mắt có quan hệ mật thiết với xã hội học. Hơn nữa quá trình, Phật giáo phát triển, truyền bá ở Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con người. Vì vậy khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng, đạo đức Việt Nam không thể không đề cập đến Phật giáo và những mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng. Tóm lại, nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Việt Nam là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai. TRƯỚC TIÊN TA NÓI MỘT ĐÔI DÒNG VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA ẤN ĐỘ: Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm khí hậu, đất đai đa dạng và khắc nghiệt cùng sự án ngữ của vòng cung dãy Hy – Mã - Lạp – Sơn kéo dài trên hai ngàn km. Đây là yếu tố địa lý có ảnh hưởng nhất định tới quá trình hình thành văn hoá, tôn giáo và tư tưởng triết học của người Ấn Độ cổ đại. Tuy nhiên, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quá trình đó là nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông thôn”. Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh tế điển hình là chủ nghĩa Mác coi là “chiếc chìa khóa” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Chính trong mô hình này đã làm phát sinh chủ yếu không phải là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ như ở Hy Lạp cổ đại, mà là sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và giai dẳng của bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng nữ, quý tộc, bình dân tự do và tiện nô ( nô lệ). Thêm vào đó, người Ấn Độ cổ đại đã tích lũy được những tri thức rất phong phú về các lĩnh vực toán học thiên văn, lịch pháp nông nghiệp… Tất cả những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức nói trên đã hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Triết học Ấn Độ cổ đại chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: (Từ giữa thiên niên kỷ III trước Công Nguyên đến khoảng giữa thiên niên kỷ II trước Công Nguyên). Đây là giai đoạn thường được gọi là “Nền văn hóa Harappa” (hay nền văn minh sông Ấn) – Khởi đầu của nền văn hóa Ấn Độ mà cho tới nay người ta còn biết quá ít về nó ngoài những tư liệu khảo cổ học vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Giai đoạn thứ hai: (Tiếp nối giai đoạn thứ nhất tới thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên). Đây là thời kỳ có sự thâm nhập của người Arya (gốc Ấn – Âu) vào khu vực của người Dravida (người bản địa). Đây là sự kiện quan trọng về lịch sử, đánh dấu sự hòa trộn giữa hai nền văn hóa – tín ngưỡng của hai chủng tộc khác nhau. Chính quá trình này đã làm xuất hiện một nền văn hóa mới của người Ấn Độ: nền văn hóa Veda. Giai đoạn thứ ba: Trong khoảng 5 – 6 thế kỷ (Từ thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên tới thế kỷ I trước Công Nguyên). Đây là thời kỳ Ấn Độ cổ đại có những biến động lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng, cũng là thời kỳ hình thành các trường phái triết học – tôn giáo lớn. Đó là 9 hệ thống tư tưởng lớn, được chia thành hai phái: chính thống và không chính thống. Thuộc phái chính thống có Samkhya, Mimasa, Vedanta, Yoga, Nyaya và Vasesika. Thuộc phái không chính thống có Jaina, Lokayata và Phật giáo (Buddaha). Triết học Ấn Độ có nhiều nét đặc thù về tư tưởng. So với các nền triết học cổ đại khác, nền triết học Ấn Độ biểu hiện ra là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo. Trừ trường phái Lokayata, các trường phái còn lại đều có sự thống nhất giữa tư tưởng triết học và những tư tưởng tôn giáo. Ngay cả hai trường phái: Jaina và Phật giáo, tuy tuyên bố đoạn tuyệt với truyền thống văn hóa Veda (truyền thống tôn giáo) nhưng trong thực tế nó vẫn không thể vượt qua truyền thống ấy. Tuy nhiên tính tôn giáo của Ấn Độ cổ đại có xu hướng “hướng nội” mà không phải “hướng ngoại” như nhiều tôn giáo phương Tây. Cũng bởi vậy, xu hướng chú giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự “giải thoát” là xu hướng trội của nhiều học thuyết triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại. Đó chỉ là những nét đặc thù của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại trong tương quan so sánh với các nền triết học cổ đại khác, cái làm nên thiên hướng riêng của nó. Còn về nội dung tư tưởng, nền triết học Ấn Độ cũng giống như nhiều nền triết học cổ đại khác, nó đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề về triết học: Bản thể luận, nhận thức luận… Chúng ta đi xét những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Phật giáo. Phật giáo là một trường phái triết học – tôn giáo điển hình của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại và có nhiều ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới. Ngày nay, với tư cách là một tôn giáo, Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Theo truyền thuyết, người sáng lập Phật giáo là Thái tử Siddhartha (Thích – Đạt – Đa), họ Sakya (Thích ca), con vua Suddhodana (Tịnh Phan) và hoàng hậu Mada, sinh ngày 15-4 (có sách ghi 8-4) năm 563 trước Công Nguyên (Phật lịch cho là 544 trước Công Nguyên) tại vườn Lumbini thuộc kinh thành Kapilavastu (nay thuộc Nepan). Thấy đời là khổ, Ngài quyết chí đi tu. Mới đầu Ngài tu theo lối khổ hạnh ở núi Tuyết Sơn 6 năm. Thấy không kết quả, Ngài đổi hướng và đi đến giác ngộ (Buddha, Sakyamuni). Sau khi giác ngộ, Ngài đi khắp nơi giáo hóa, tùy bệnh cho thuốc, cứu khổ cứu nạn suốt 40 năm trời. Ngài thọ 80 tuổi. Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên, khi mà công cụ bằng sắt đã trở nên phổ biến, kinh tế, thương mại có bước phát triển vượt bậc, con người bon chen, khổ sở vì tham lam đa dục (lắm dục vọng). Xã hội thời kỳ này đang dần chuyển biến từ nô lệ sang phong kiến, tức đang nằm trong giai đoạn mà Các Mác gọi là phương thức sản xuất châu Á. Phật giáo xuất hiện trên cơ sở phê phán đạo Balamon về chế độ đẳng cấp khắt khe, về học thuyết linh hồn bất tử và thần tạo vật; trên cơ sở các học thuyết cũ đã trở nên lỗi thời, các học thuyết mới lại quá nhiều do đó con người không biết đi theo đường nào, khiến lòng người hoang mang, luân lý hỗn loạn. Từ đó đức Phật giương cao ngọn cờ trung đạo (tránh thái cực của Lokayata và Jaina khi đó). Sau khi qua đời, tư tưởng của Ngài vẫn chỉ được truyền miệng, mãi đến thế kỷ III trước Công Nguyên, kinh sách (Tam tạng kinh điển) mới xuất hiện bằng tiếng Pali, và bắt đầu truyền bá ra ngoài Ấn Độ. Phật giáo được phân chia thành tông phái lớn là tiểu thừa giáo và đại thừa giáo (nghĩa là “cỗ xe nhỏ” và cỗ xe lớn”). Đầu tiên là đi xuống phía Nam (Srilanca, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia…) đó là khuynh hướng mà sau này người ta gọi là Tiểu Thừa (Hinayana). Sau này có nhánh nữa lên phía Bắc (Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…) gọi là khuynh hướng Đại Thừa (Mahayana).Ông được tôn xưng với nhiều danh hiệu khác nhau: Như Lai, Phật Tổ, Đức Thế Tôn… nhưng khá phổ biến là “Thích Ca Muni” (Sakyamuni – nghĩa là “bộc hiền giả dòng Sakya”). Kinh điển của Phật giáo gồm: Kinh – Luật – Luận (gọi là “Tam tạng” – tức “ba kho kinh điển”). Mà về mặt triết học thì quan trọng nhất là “kinh” và “luận”. “Tam tạng” kinh điển của Phật giáo được ghi bằng hai hệ Pali và Sankrit (Ngữ bộ Nam và Bắc Ấn) có tới trên 5000 quyển. - Về mặt triết học Phật giáo được chia làm 3 giai đoạn: + Từ Đức Phật cho đến 100 năm sau khi Phật nhập diệt, được gọi là Phật giáo nguyên thủy (Therevada). + Từ 100 năm sau khi Phật nhập diệt đến thế kỷ I, được gọi là Phật giáo Tiểu thừa. + Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, được gọi là Phật giáo Đại thừa. Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo nguyên thủy (sơ kỳ) gồm mấy vấn đề lớn sau: Thứ nhất: Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật và vô thần, đồng thời có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc. Trong Phật giáo, thế giới quan không tách rời nhân sinh quan, bởi lẽ khảo sát thế giới, nghiên cứu vũ trụ mà tách rời khỏi con người thì đức Phật không chấp nhận. Cách khảo sát thế giới của Đức Phật. Theo Phật, mọi sự vật hiện tượng đều phải xem xét đến cái chân tướng, cái thực tướng (gần với khái niệm bản chất trong triết học) của chúng, tránh tưởng tượng, phải như thị kiến (Yathatatha) và như thực kiến (Yathabhutam) (gần với khái niệm khách quan trong triết học). Với cách khảo sát này, ông đã phát hiện ra mọi sự vật hiện tượng đều do nhân duyên sinh, các pháp do nhân duyên sinh. Nhân duyên ở đây chỉ mối liên hệ, điều kiện. Như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ chằng chịt, không có gì là tồn tại độc lập tuyệt đối. Phật giáo cho rằng, bản thể (thực tướng) của vũ trụ là chân như (chân tâm) không thể mô tả được, bởi vậy, thái độ đúng đắn nhất để trực nhận bản thể là im lặng (vô ngôn). Thế giới, vạn vật xuất hiện như thế nào, nguyên nhân biến chuyển nó ra sao, để trả lời câu hỏi này có 5 thuyết: +Nghiệp cảm duyên khởi: Con người tạo nghiệp tức đã tạo nhân thì phải chịu quả báo (kết quả đáp trở lại). Báo có chính báo (ví dụ ta gieo nghiệp nhân làm người thì chính báo đời sau ta lại có thân người) và y báo (cảnh, thế giới xung quanh). Như vậy nghiệp (nhân) có là có một cách tương đối đối với thân ta. Nếu nghiệp (nhân) dữ, chính báo là con bò thì cảnh (vạn vật xung quanh) dưới mắt còn bò cũng thay đổi không giống như dưới mắt người, nghĩa là vũ trụ, vạn vật biến đổi theo tầm mắt và sự hiểu biết của các loài. Nghiệp cảm nghĩa là nghiệp thế nào thì cảm thọ cái thân và cảnh như thế ấy. Do nghiệp mà có thân cảnh. Thân cảnh tốt hay xấu do nghiệp lành hay dữ. Nhưng còn nghiệp là còn thế giới hiện tượng. Dứt trừ được nghiệp là trở về với chân Như, Niết bàn. Như vậy, nghiệp (do mê hoặc, vô minh mà có) – nguyên nhân xuất hiện con người và thế giới hiện tượng, do đó muốn giải thoát phải diệt nghiệp. +Alaida duyên khởi: Manas – chủ thấy biết, tự nhận có cái ngã và giữ gìn nó. Nhưng làm sao giữ được cái vô thường – ngã. Vậy dưới Manas phải có cái khác, đó là Alaya (tạng thức) chứa mầm các sự vật hiện tượng (pháp). Gây nghiệp tức ghi tất cả những hành động, cử chỉ, hành vi, suy nghĩ… vào trong tạng thức, đủ nhân duyên thì mầm đó phát ra hiển lộ (chẳng hạn, người có mầm tham, không có điều kiện ăn trộm cứ tưởng mình là lương thiện, người có mầm ngoại tình, không có điều kiện cứ tưởng mình là người chung thủy). Khi một cá nhân xuất hiện, Alaya đã bao hàm mầm của mọi sự vật, hiện tượng. Thế giới bên ngoài phong phú, đa dạng là do Alaya tác động mà ra. Từ đó ta thấy Alaya là cái căn bản của thế giới hiện tượng. Mầm và thế giới hiện tượng làm nhân quả cho nhau mãi làm xuất hiện vạn vật, nền móng của luân hồi. Trong Alaya có: Mầm phát sinh thiên sai vạn biệt, tức thế giới hiện tượng (hữu lậu) và mầm không để tâm vọng động, tức mầm đi đến giải thoát (vô lậu). Do mầm (hữu lậu) làm phát sinh ra thế giới hiện tượng, muốn giải thoát thì phải làm sinh sôi nhiều mầm (vô lậu). +Chân như duyên khởi: Chân như bằng chân tâm tùy duyên sinh ra vạn vật (nhất thiết duy tâm tạo). Tâm gồm có: Động – cửa của sinh diệt từ đó xuất hiện thế giới hiện tượng (vạn tượng), (chân như, chân tâm) vì duyên bởi vô minh mà vọng động, sinh ra thế giới vạn vật. Tịnh – cửa của chân như, con người đi vào Niết bàn (chân như). Như vậy, vạn vật không phải ngoài tâm mà tồn tại được. +Lục đại duyên khởi: Gồm 6 yếu tố không tách rời nhau: “Địa, thủy, hỏa, phong, không (sắc, vật)và thức (tâm)”. Sắc và tâm là hai phương diện của bản thể. Sáu yếu tố này liên thông, tùy duyên, kết hợp với nhau sinh ra vũ trụ, vạn vật. Còn mất chỉ là hợp tan của lục đại. Vạn vật, vũ trụ là sự hoạt động không ngừng của lục đại. Chân như và lục đại, bản thể và hiện tượng không tách rời nhau. +Pháp giới duyên khởi: Vũ trụ, vạn vật tự làm nhân duyên cho nhau, nương tựa tương phản, dung thông nhau mà thành lập. Pháp giới vô tận duyên khởi, trùng trùng duyên khởi. Vũ trụ, vạn vật là một cuộc đại hoạt động của hiện tượng từ vô thủy đến vô chung nối tiếp tràn lan vô cùng tận như những đợt sóng bởi vậy chúng có sinh diệt. Tóm lại, vạn vật xuất hiện và biến đổi, theo Phật giáo, là do nghiệp, Alaya, tâm, lục đại và do bản thân pháp giới (thế giới). Có những quan điểm với những yếu tố hợp lý, nhưng nhìn chung là duy tâm thần bí. Theo Sherbatxki, có thể tóm tắt triết học Phật giáo thành hai hướng lớn sau: Hinayna (Tiểu thừa): Sautrantika (Kinh lượng bộ) và Vaibhasika (Hữu bộ), Mahayana (Đại thừa): Sunyavada (Madhyanika, không luận, trung quán luận), Yoyacara (Vijnanavada, Duy thức luận). Có một thực thể (bản thể) nào đó tồn tại hay không? Có 3 cách trả lời: 1/ Sunyavada phủ nhận sự tồn tại cả vật chất lẫn tinh thần. Tất cả là Sunya (không). 2/ Vynanavada cho chỉ có thức (tâm, tinh thần) là tồn tại, còn vật chất là không tồn tại. 3/ Hinayana cho cả vật chất lẫn tinh thần đều tồn tại một cách thực tại. Thừa nhận tính thực tại của mọi khách thể. Thực tại bên ngoài có nhận thức được không? Có 2 cách trả lời: 1/ Sautrantika cho có thể nhận thức được bằng suy lý. 2/ Vaibhasika cho có thể nhận thức được bằng tri giác trực tiếp. Cách nhìn nhận của Phật giáo đối với thế giới bên ngoài có quan niệm vô thường, tức mọi cái không thường hằng mà luôn thay đổi trong từng satatsna, bởi vậy chúng là vô ngã. Điều này khiến Phật giáo nhìn nhận sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài chỉ là ảo ảnh, có đấy nhưng không thực. Tính duy vật và vô thần thể hiện rõ nét nhất ở quan niệm về tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định của một lực lượng thần linh hay thượng đế tối cao nào. Trái lại vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân – quả. Điều này được quán triệt trong việc lý giải những vấn đề của cuộc sống nhân sinh như: Hạnh phúc, đau khổ, giàu, nghèo, thọ, yểu… Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận chứng về tính chất “vô ngã” và “vô thường” của vạn vật. Phạm trù “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ vốn không có tính thườn hằng, nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực tế con người chẳng qua cũng là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội hợp lại: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). Theo cách phân loại khác – “lục tại”: địa (chất khoáng), thủy (chất nước), hỏa (nhiệt năng), phong (hơi thở), không (khoảng trống) và thức (ý thức). Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là sự “hội hợp” của hai loại yếu tố là vật chất “sắc” và tinh thần “danh”. Như vậy thì không có cái gọi là “tôi” (vô ngã). Phạm trù “vô thường” gắn liền với phạm trù “vô ngã”. Vô thường nghĩa là vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh – Trụ - Dị - Diệt… (hay: Sinh – Trụ - Hoại – Không). Vậy thì “có có” – “không không” luân hồi (bánh xe quay) bất tận: “thoáng có”, “thoáng không” cái còn mà chẳng còn, cái mất mà chẳng mất. Thứ hai:Nhân sinh quan Phật giáo là phần trọng tâm của triết học này. Cũng như nhiều trường phái khác của triết học Ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự “giải thoát” (Moksa) khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana). Tính quần chúng của luận điểm nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nêu cao tinh thần “bình đẳng giác ngộ”, tức là quyền thực hiện sự giải thoát là cho tất cả mọi người mà cao hơn nữa là của mọi “chúng sinh”. Điều này mang tính nhân bản sâu sắc, vượt qua giới hạn đẳng cấp khắc nghiệt vốn là một truyền thống chính trị Ấn Độ cổ đại. Nó nói lên khát vọng “tự do cho tất cả mọi người”, không thể là độc quyền của một đẳng cấp nào, dù đó là đẳng cấp tăng nữ hay quý tộc, bình dân hay tiện nô. Nhưng đó không phải kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng về mặt chính trị mà là bình đẳng trong sự mưu cầu cứu cánh giác ngộ. Có th
Luận văn liên quan