a.Khái niệm : Rào cản thương mại có thể hiểu là biện pháp hay hành động gây cản trở đối
với thương mại quốc tế. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định
bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng
không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ.
b.Theo WTO : Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 2 loại là các biện pháp thuế quan
và các biện pháp phi thuế quan
c.Theo Hoa Kỳ : Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 9 nhóm cơ bản : Ch ính sách
nhập khẩu; Tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận; Mua sắm của chính phủ; Trợ cấp
xuất khẩu; Bảo hộ sở hữu trí tuệ; Các rào cản dịch vụ; Các rào cản đầu tư; Các rào cản chống
cạnh tranh; Các rào cản khác(tham nhũng, hối lộ, )
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4265 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nội dung hàng rào kỹ thuật trọng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Nội dung hàng rào kỹ thuật trọng thương mại
1
Chương 1: Khái niệm, phân loại, xu hướng rào cản thương mại :
1.1. Rào cản thương mại là gì ?
a.Khái niệm : Rào cản thương mại có thể hiểu là biện pháp hay hành động gây cản trở đối
với thương mại quốc tế. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định
bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng
không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ.
b.Theo WTO : Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 2 loại là các biện pháp thuế quan
và các biện pháp phi thuế quan
c.Theo Hoa Kỳ : Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 9 nhóm cơ bản : Chính sách
nhập khẩu; Tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận; Mua sắm của chính phủ; Trợ cấp
xuất khẩu; Bảo hộ sở hữu trí tuệ; Các rào cản dịch vụ; Các rào cản đầu tư; Các rào cản chống
cạnh tranh; Các rào cản khác(tham nhũng, hối lộ, …)
1.2 Phân loại rào cản
Dựa trên cách tiếp cận của tổ chức WTO rào cản trong thương mại quốc tế được chia
thành 2 loại : Rào cản thuế quan (TARIFF) và Rào cản phi thuế quan (Non TARIFF)
1. Rào cản thuế quan : có 3 loại thuế quan phổ biến
như sau.
a. Thuế phần trăm : Được đánh theo tỉ lệ phần trăm giá trị giao dịch của hàng hóa nhập
khẩu.Đây là loại thuế được sử dụng rộng rãi nhất nhưng nhìn chung còn ở mức cao.
b. Thuế phi phần trăm : Bao gồm 3 loại, được áp dụng chủ yếu cho hàng nông sản.
Thuế tuyệt đối : Thuế xác định bằng một khoản cố định trên một đơn vị hàng nhập
khẩu.
Thuế tuyệt đối thay thế : Quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần trăm hay thuế
tuyệt đối.
Thuế tổng hợp : Là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối
Thuế quan đặc thù :
+Hạn ngạch thuế quan : là một biện pháp quản lý nhập khẩu với 2 mức thuế suất
nhập khẩu. Hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan thì có mức thuế suất thấp còn ngoài
hạn ngạch thuế quan thì chịu mức thuế suất cao hơn
+Thuế đối kháng (thuế chống trợ cấp xuất khẩu) : đánh vào sản phẩm nhập khẩu
2
để bù lại việc nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ
cấp.
+Thuế chồng bán phá giá : nhằm ngăn chặn và đối phó với hàng nhập khẩu được bán
phá giá vào thị trường nội địa.
+ Thuế thời vụ : là loại thuế với mức thuế khác nhau cho cùng một loại sản phẩm.
Thường được áp dụng cho hàng nông sản, khi vào thời vụ thu hoạch trong nước thì áp dụng
mức thuế suất cao nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
+ Thuế bổ sung : được đặt ra để thực hiện biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp.
***Hiện tại có một số loại thuế cụ thể được áp dụng trong Thương mại quốc tế như
sau :
c. Thuế phi tối huệ quốc : là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với những nước
chưa phải là thành viên của WTO và chưa kí kết hiệp định thương mại song phương với
nhau.
d. Thuế tối huệ quốc : là thuế mà các nước thành viên WTO áp dụng cho nhau hoặc theo các
hiệp định song phương về ưu đai thuế quan. Nó thấp hơn nhiều so với thuế phi tối huệ quốc.
e. Thuế quan ưu đai phổ cập : nhằm ưu đai cho một số hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang
phát triển được các nước công nghiệp phát triển cho hưởng.
f. Thuế áp dụng đối với các khu vực thương mại tự do : là loại thuế có mức thuế suất thấp
nhất hoặc có thể bằng không đối với nhiều mặt hàng.
g. Thuế quan ưu đai khác : một số nước dành cho nhau các ưu đai thuế quan đặc biệt đối với
một số sản phẩm, ví dụ một số nược tham gia kí kết hiệp định thương mại máy bay dân
dụng…
2. Rào cản phi thuế quan :
a. Các biện pháp cấm : như là cấm vận toàn diện, cấm vận từng phần, cấm xuất khẩu hoặc
nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nào đó.
b. Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu : là hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị được phép xuất
khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kì nhất định(thường là 1 năm)
c. Cấp giấy phép xuất nhập khẩu : có 2 loại
+ Giấy phép về quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Giấy phép xuất nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa hoặc phương thức kinh
doanh xuất nhập khẩu nào đó.
3
d. Các thủ tục hải quan : khi nó quá phức tạp, chậm chạp thì sẽ trở thành các rào cản, như là
quy định về kiểm tra trước khi xếp hàng, quy định về cửa khẩu thông quan…
e. Rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế : là các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật, các quy
định về phòng thí nghiệm và quy định về công nhận hợp chuẩn.
f. Các biện pháp vệ sinh động thực vật : bao gồm tất cả luật, nghị định, quy định, yêu cầu, và
thủ tục, kể cả các tiêu chí sản phẩm cuối cùng, các quá trình và phương pháp sản
xuất thử nghiệm… liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm.Đây là một trong những loại
rào cản phổ biến nhất hiện nay và mức độ của nó ngày càng tinh vi.
g. Các quy định về thương mại dịch vụ : như quy định vềthanh toán và kiểm soát ngoại tệ,
quy định về quảng cáo và xúc tiến thương mại… đều có thể trở thành rào cản trong
thương mại quốc tế nếu chúng không minh bạch và có sự phân biệt đối xử.
h. Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại như lĩnh vực không hoặc chưa cho
phép đầu tư nước ngoài… nhằm phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước
với doanh nghiệp nước ngoài.
i. Các quy định chuyên ngành về các điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối
các sản phẩm được xác định trong các hiệp định của WTO như : Hiệp định nông
nghiệp, Hiệp định về hàng dệt may và may mặc…
j. Các quy định về sở hữu trí tuệ : như là quy định về xuất xứhàng hóa, thương hiệu hàng
hóa, kiểu dáng công nghiệp…
k. Các quy định về bảo vệ môi trường bao gồm :
+ Quy định về môi trường bên ngoài biên giới theo hiệp ước hoặc công ước quốc tế.
+Quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh thổ quốc gia
+ Quy định liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng thuộc mục tiêu đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm
l. Các rào cản về văn hóa : sự khác biệt về văn hóa và cách nhìn nhận, đánh giá về giá trị đạo
đức xã hội…
m. Các rào cản địa phương : ở một số nước, luật lệ của Chính phủ trung ương cũng có sự
khác biệt so với các quy định mang tính địa phương.
1.3 Xu hướng áp dụng rào cản trong Thương Mại Quốc Tế
4
1.Hiện nay trên nền kinh tế Thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa, do đó việc áp dụng các
rào cản trong Thương mại quốc tế cũng có rất nhiều sự thay đổi, nhưng chủ yếu là theo hai
xu hướng cơ bản:
+Một là thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan.
+ Hai là xu hướng cắt giảm thuế quan của các quốc gia.
2.Tuy nhiên bản thân mỗi quốc gia đều muốn bảo hộ sản xuất trong nước mình,chính vì vậy
các rào cản trong thương mại quốc tế ngày càng trở nên tinh vi hơn,những biện pháp chủ yếu
thường được sử dụng như là: Hàng rào kĩ thuật (TBT), rào cản về môi trường ( Mỹ quy định
không nhập khẩu những mặt hang thủy hải sản mà khi đánh bắt nó ảnh hưởng đến nguồn
thức ăn cho cá Heo), vệ sinh dịch tể (SPS), các rào cản về văn hóa (người theo đạo Hồi
không ăn thịt bò,nên loại hàng này bị cấm nhập khẩu)…Do đó,trong phần trình bày tiếp theo
chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về TBT và SPS.
1.4 Khái niệm TBT:
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT) là một loại
hàng rào phi thuế quan, được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để
ngăn chặn hàng xuất khẩu. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật
như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng
hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển,
bảo quản hàng hóa... Chúng là các rào cản hợp lý và hợp pháp, cần được duy trì. Rào cản
thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc
tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các quốc gia và
vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, còn có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế thương
mại của nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa
hàng hóa trong nước hoặc nhập khẩu.
Hàng rào kỹ thuật (hay rào cản kỹ thuật) là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo
vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước song có thể gây
trở ngại cho thương mại quốc tế do việc đưa ra những quy định quá mức cần thiết hoặc
không phù hợp với các định chế của Hiệp định TBT.
1.5 Phân loại TBT và hệ thống TBT:
5
*** Phân loại:
1. Rào cản phi thuế quan:
Là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt
đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước. Các
nước công nghiệp phát triển thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan để
giảm thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu.
Nhật Bản quy định cấm nhập khẩu đậu lạc có chứa Apflatoxin, Pháp không cho nhập
khẩu thịt bò mà trong quá trình chăn nuôi có sử dụng chất tăng trọng. Tháng 2/2002 EU loại
Trung Quốc ra khỏi danh sách các nước được phép xuất khẩu thuỷ sản vào khu vực do nước
này không đáp ứng được yêu cầu kiểm soát dư lượng kháng sinh Cloramphenicol.
2. Rào cản kỹ thuật TBT (Technological Barrier to Trade):
Đây là hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất lượng, môi trường, đạo đức kinh
doanh, điểm kiểm soát tới hạn..., đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường.
*** Hệ thống TBT gồm có:
Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000
Hệ thống này đã được trên 140 quốc gia áp dụng. ISO 9001:2000 đề cập chủ yếu đến
các lĩnh vực về chất lượng, theo Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc
(UNIDO) các doanh nghiệp áp dụng hệ thống này sẽ:
Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Nâng cao tinh thần làm việc và đoàn kết của nhân viên trong doanh nghiệp.
Vượt qua rào cản trong thương mại quốc tế.
Gia tăng thị phần, diện tích, lợi nhuận và phát triển bền vững.
Trong thực tế, sản phẩm của doanh nghiệp nào được cấp giấy chứng nhận phù hợp
với ISO 9001:2000 sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường các nước phát triển.
Hệ thống quản trị môi trường ISO 14001:2000
6
Hệ thống này xem xét khía cạnh bảo vệ môi trường của tổ chức và của sản phẩm. thị
trường thế giới hiện nay rất chú trọng đến vấn đề môi trường, tổ chức Môi trường thế giới đã
khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “xanh và sạch”. Mức độ ảnh
hưởng đến môi trường của 1 sản phẩm có vai trò lớn tới sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên
thị trường.
Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practices).
Đây là 1 hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là dược
phẩm. Các nước lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia... đều yêu cầu các sản phẩm là thực
phẩm và dược phẩm khi nhập vào thị trường nước họ phải được công nhận đã áp dụng GMP.
Bộ Y tế Việt Nam quy định đến năm 2005 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nào không đạt
GMP sẽ không được cấp số đăng ký sản xuất thuốc.
Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP (Hazard Analysis
Critical Control Point):
Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản nếu muốn
thâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, NB, Australia, Canada..., Bộ Thuỷ sản Việt Nam quy
định các doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản phải áp dụng HACCP kể từ năm 2000.
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000:
Đây là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên công ước quốc tế về lao động của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhân quyền. Các nước Mỹ, EU,
Nhật Bản, Canada... quy định cấm nhập khẩu hàng hoá mà trong quá trình sản xuất có sử
dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, bắt người lao động làm việ quá
thời hạn cho phép của Luật lao động.
Ngoài ra còn 1 số hệ thống khác như QS 9000: áp dụng cho các doanh nghiệp sản
xuất ôtô; Q-Base: áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.6 Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT)
Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là Hiệp định TBT) là một trong
18 hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được xây dựng và thực thi. Theo Hiệp
định TBT, hàng rào kỹ thuật được thể hiện dưới các hình thức như Tiêu chuẩn và Văn bản
quy phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật; quy trình đánh giá sự phù hợp. Đây là
7
hàng rào quy định về hệ thống quản trị chất lượng, môi trường, đạo đức kinh doanh, điểm
kiểm soát tới hạn..., đối với các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường.
Hiệp định này ra đời nhằm đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn, các trình tự đánh giá
chất lượng, hợp chuẩn mà các thành viên WTO tiến hành không tạo ra các trở ngại không
cần thiết đối với hoạt động thương mại.
Hiệp định này thừa nhận rằng các nước có quyền chấp thuận các quy định kỹ thuật có
mô tả các tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm (trong đó có các yêu cầu về đóng gói và ghi
nhãn). Ngoài một số mục đích khác, các quy định này được ban hành để đảm bảo chất lượng
của hàng hóa xuất khẩu bảo vệ sức khỏe và an toàn của con người, động vật và thực vật.
Hiệp định này yêu cầu các nước thành viên phải đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật của họ
đáp ứng được một số yêu cầu sau:
- Các quy định kỹ thuật cần phải áp dụng trên cơ sở MFN đối với hàng hóa nhập khẩu
từ tất cả các nguồn;
- Các quy định kỹ thuật không được đối xử đối với hàng hoá nhập khẩu kém ưu đãi
hơn so với các hàng hóa được sản xuất trong nước (nguyên tắc đối xử quốc gia);
- Các quy định kỹ thuật không được xây dựng và áp dụng bằng cách thức có thể gây ra
“trở ngại không cần thiết cho thương mại”
- Các quy định kỹ thuật cần phải dựa trên các thông tin và chứng cứ kỹ thuật.
Hiệp định này cung cụ thể hóa các tiêu chuẩn mà các cơ quan quản lý phải đáp ứng
trong quá trình xây dựng các quy định kỹ thuật, để đảm bảo các quy định này không tạo ra
các cản trở không cần thiết đối với thương mại.
***Mục tiêu của Hiệp định
- Thúc đẩy các mục tiêu của hiệp định chung về hàng rào thuế quan
8
- Khẳng định vai trò quan trọng trong các tiêu chuẩn và các hệ thống quốc tế về đánh
giá sự phù hợp trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh thương mại
- Bảo đảm các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù
hợp, không gây trở ngại cho thương mại quốc tế.
- Không ngăn cản các nước áp dụng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm chất
lượng hàng xuất khẩu, bảo vệ sức khỏe, an toàn cuộc sống con người, động thực vật, bảo vệ
môi trường, chống gian lận thương mại và đảm bảo an ninh quốc gia.
*** Các nguyên tắc chính của Hiệp định TBT
Khi ban hành các quy định về kỹ thuật đối với hàng hoá, mỗi nước thành viên WTO
đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy định này là:
Không phân biệt đối xử;
Tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế (nếu có thể dùng
các biện pháp khác ít hạn chế thương mại hơn)
Hài hoà hoá: Các thành viên WTO có nghĩa vụ dùng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan
làm cơ sở cho các quy định về kỹ thuật
Có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế chung :Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế thông
dụng hiện nay do các tổ chức sau đây ban hành:
+ Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO)
+ Uỷ ban Kỹ thuật Điện tử quốc tế (IEC)
+ Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU)
+ Uỷ ban dinh dưỡng (CODEX)
Đảm bảo nguyên tắc tương đương và công nhận lẫn nhau (với các nước khác);
Minh bạch; nghĩa là bình luận của nước thứ ba về dự thảo các quy định kỹ thuật và
các thủ tục đánh giá hợp chuẩn gửi tới Uỷ ban TBT phải được xem xét
Đây là những công cụ quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để bước đầu nhận
biết một biện pháp kỹ thuật có tuân thủ WTO hay không để từ đó có biện pháp khiếu nại,
khiếu kiện hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
***Nội dung chính của Hiệp định TBT
9
Gồm có 15 điều khoản và 3 phụ lục
Điều 1 : Các điều khoản chung
Điều 2 : Soạn thảo, thông qua và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật do các cơ
quan chính phủ trung ương ban hành
Điều 3 : Xây dựng, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật do các cơ
quan nhà nước địa phương và tổ chức phi Chính phủ ban hành
Điều 4 : Xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn
Điều 5 : Các quy trình đánh giá sự phù hợp do các cơ quan nhà nước trung ương thực
hiện
Điều 6 : Thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp bởi các cơ quan nhà nước trung ương
Điều 7 : Quy trình đánh giá sự phù hợp do các cơ quan nhà nước địa phương thực
hiện
Điều 8 : Các quy trình đánh giá sự phù hợp do các tổ chức phi chính phủ thực hiện
Điều 9 : Các hệ thống quốc tế và khu vực
Điều 10 : Các thông tin về các văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình
đánh giá sự phù hợp
Điều 11 : Trợ giúp kỹ thuật cho các Thành viên khác
Điều 12 : Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước thành viên đang phát triển
Điều 13 : Uỷ ban về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
Điều 14 : Tham vấn và giải quyết tranh chấp
Điều 15 : Điều khoản cuối cùng
- Bảo lưu
- Soát xét
Phụ lục 1 (của Hiệp định TBT) : Thuật ngữ và định nghĩa của Hiệp định này
1. Pháp quy kỹ thuật
2. Tiêu chuẩn
10
3. Các quy trình đánh giá sự phù hợp
4. Tổ chức hoặc hệ thống quốc tế
5. Tổ chức hoặc hệ thống khu vực
6. Cơ quan Chính phủ trung ương
7. Cơ quan Chính phủ ở địa phương
8. Tổ chức phi chính phủ
Phụ lục 2 (của Hiệp định TBT) : Các nhóm chuyên gia kỹ thuật
Phụ lục 3 (của Hiệp định TBT) : Quy chế thủ tục đối với việc soạn thảo chấp nhận
và áp dụng các tiêu chuẩn
- Các quy định chung
- Các quy định bổ sung
1,7 Hiệp định về vệ sinh dịch tễ (SPS):
Hiệp định về việc áp dụng Các biện pháp Vệ sinh dịch tễ được đàm phán tại Vòng
Uruguay cụ thể hoá các nguyên tắc và quy tắc mà các thành viên phải sử dụng trong khi
quản lý các sản phẩm nhập khẩu. Hiệp định này định nghĩa các biện pháp vệ sinh dịch tễ là
các biện pháp được tiến hành để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, động và thực
vật:
- Khỏi những rủi ro do sự thâm nhập, hình thành hoặc lan truyền côn trùng, bệnh dịch,
các sinh vật mang bệnh hoặc gây bệnh;
- Khỏi những rủi ro do các chất phụ gia, các chất ô nhiễm, chất độc hoặc các sinh vật
gây bệnh có trong thực phẩm, đồ uống hoặc thực ăn gia súc gây ra;
Hiệp định SPS yêu cầu các nước:
- Áp dụng các quy định về SPS dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn hoặc
khuyến nghị;
11
- Tham gia đầy đủ vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Uỷ ban về
tiêu chuẩn Thực phẩm (Code x Alimentarius Commision), Văn phòng quốc tế về Bệnh dịch
Động vật (International Office Epizootics) và Công ước về Bảo vệ Thực vật quốc tế
(International Plant Protection Convention) để xúc tiến việc hài hòa hóa các quy định của
SPS trên cơ sở quốc tế;
- Tạo cơ hội cho các bên quan tâm ở các nước khác bình luận về các tiêu chuẩn dự
thảo khi các tiêu chuẩn này không dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn quốc
tế không được coi là thích hợp; và
- Công nhận các biện pháp về SPS của các thành viên xuất khẩu là tương đương với
các biện pháp của mình nếu các biện pháp đó đạt được mức độ bảo vệ vệ sinh dịch tễ tương
đương.
Ngoài ra, Hiệp định SPS còn có một số yêu cầu quan trọng khác, trong đó đáng chú ý
là:
- Thứ nhất, Hiệp định SPS cho phép các tiêu chuẩn được áp dụng trên cơ sở phân biệt
đối xử nếu chúng “không phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện và không chính đáng giữa các
thành viên có các điều kiện giống hoặc tương tự như nhau”. Lý do của quy tắc này là do có
sự khác nhau về khí hậu, tỷ lệ xuất hiện của côn trùng hoặc bệnh tật và các điều kiện về an
toàn thực phẩm, không phải lúc nào cung có thể áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ như
nhau cho các sản phẩm động và thực vật có xuất xứ từ các nước khác nhau.
- Thứ hai, Hiệp định SPS dành cho các nước mức độ linh hoạt để tránh né việc áp
dụng các tiêu chuẩn quốc tế cao hơn mức mà một số hiệp định như H