Tiểu luận Nội dung Hiệp định Paris

Nội dung hiệp định được chia thành chín "chương", nói về các chủ đề về cơ bản giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã thống nhất với nhau vào tháng 10 năm 1972. Đó là: 1. Hoa Kỳ tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva. Đây là lập trường có tính nguyên tắc mà phía Bắc Việt Nam kiên quyết giữ vững. Phía Việt Nam Cộng Hòa coi đây là điều khoản nguy hại cho mình nên đã ra sức bác bỏ. Hoa Kỳ thuyết phục tổng thống Thiệu rằng điều khoản này chỉ có tính nguyên tắc trên lý thuyết, thực tế không trực tiếp gây nguy hại cho an ninh của Việt Nam Cộng hoà; rằng ngoài ra trong hiệp định còn có điều khoản quy định Nhân dân Miền Nam Việt Nam có quyền tự định đoạt chế độ chính trị của mình thông qua bầu cử có giám sát quốc tế, là điều khoản vô hiệu hoá được mối đe doạ của điều khoản thứ nhất này. Năm 1973, sau khi ký chính thức hiệp định trong một chuyến đi hội đàm đến Hà Nội ông Kissinger có đến thăm Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, Khi nghe cán bộ bảo tàng dịch nghĩa các câu thơ chữ Hán của bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt trên tường nhà bảo tàng, ông Kissinger nhận xét: "Điều 1 khoản 1 của Hiệp định Paris!" [1] 2. Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Việt Cộng. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa. Các bên không được tăng cường binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc một-đổi-một. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào "các vấn đề nội bộ" của Nam Việt Nam. Đây là vấn đề quan trọng số một là thực chất của hiệp định nó quy định quân đội Hoa Kỳ và đồng minh phải rút hết khỏi Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, trong khi đó quân đội Bắc Việt Nam tiếp tục được ở lại trên chiến trường miền Nam đây là nhượng bộ lớn nhất mà qua 4 năm đấu tranh trên chiến trường và bàn hội nghị cuối cùng Hoa Kỳ đã thoả hiệp. Đây là điều khoản mà Việt Nam Cộng hoà cương quyết bác bỏ vì thấy trước là mối hiểm hoạ nhất định nổ ra sau khi Hoa Kỳ rút hết quân. Trong chương này có điều khoản về thay đổi quân số và binh bị theo nguyên tắc một-đổi-một: đây là nhượng bộ của phía Bắc Việt Nam nhưng thực ra điều khoản này trên thực tế sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hoá vì không có một lực lượng nào có thể kiểm chứng số lượng, trang bị của quân Bắc Việt Nam trên chiến trường và trên đường tiếp tế.

pdf9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3779 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nội dung Hiệp định Paris, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Nội dung Hiệp định Paris Hiệp định Paris Nội dung hiệp định được chia thành chín "chương", nói về các chủ đề về cơ bản giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã thống nhất với nhau vào tháng 10 năm 1972. Đó là: 1. Hoa Kỳ tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva. Đây là lập trường có tính nguyên tắc mà phía Bắc Việt Nam kiên quyết giữ vững. Phía Việt Nam Cộng Hòa coi đây là điều khoản nguy hại cho mình nên đã ra sức bác bỏ. Hoa Kỳ thuyết phục tổng thống Thiệu rằng điều khoản này chỉ có tính nguyên tắc trên lý thuyết, thực tế không trực tiếp gây nguy hại cho an ninh của Việt Nam Cộng hoà; rằng ngoài ra trong hiệp định còn có điều khoản quy định Nhân dân Miền Nam Việt Nam có quyền tự định đoạt chế độ chính trị của mình thông qua bầu cử có giám sát quốc tế, là điều khoản vô hiệu hoá được mối đe doạ của điều khoản thứ nhất này. Năm 1973, sau khi ký chính thức hiệp định trong một chuyến đi hội đàm đến Hà Nội ông Kissinger có đến thăm Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, Khi nghe cán bộ bảo tàng dịch nghĩa các câu thơ chữ Hán của bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt trên tường nhà bảo tàng, ông Kissinger nhận xét: "Điều 1 khoản 1 của Hiệp định Paris!"[1] 2. Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Việt Cộng. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa. Các bên không được tăng cường binh lính, nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến tranh vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc một-đổi-một. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào "các vấn đề nội bộ" của Nam Việt Nam. Đây là vấn đề quan trọng số một là thực chất của hiệp định nó quy định quân đội Hoa Kỳ và đồng minh phải rút hết khỏi Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, trong khi đó quân đội Bắc Việt Nam tiếp tục được ở lại trên chiến trường miền Nam đây là nhượng bộ lớn nhất mà qua 4 năm đấu tranh trên chiến trường và bàn hội nghị cuối cùng Hoa Kỳ đã thoả hiệp. Đây là điều khoản mà Việt Nam Cộng hoà cương quyết bác bỏ vì thấy trước là mối hiểm hoạ nhất định nổ ra sau khi Hoa Kỳ rút hết quân. Trong chương này có điều khoản về thay đổi quân số và binh bị theo nguyên tắc một-đổi-một: đây là nhượng bộ của phía Bắc Việt Nam nhưng thực ra điều khoản này trên thực tế sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hoá vì không có một lực lượng nào có thể kiểm chứng số lượng, trang bị của quân Bắc Việt Nam trên chiến trường và trên đường tiếp tế. 3. Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả không điều kiện trong vòng 60 ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó theo thoả thuận chi tiết của các phía Việt Nam. Điều khoản trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày có tầm quan trọng rất lớn và cực kỳ nhạy cảm đối với chính phủ của Tổng thống Nixon. Uy tín chính quyền Nixon trong con mắt người dân Mỹ phụ thuộc lớn vào việc có nhanh chóng đưa được các tù binh Mỹ về nước như đã hứa khi bầu cử tổng thống hay không và điều rất quan trọng nữa là điều này tạo ra được ấn tượng tâm lý "ra đi trong danh dự". Việc giải phóng tù binh không điều kiện, còn tù nhân dân sự sẽ được giải quyết sau phản ánh nguyên tắc của phía Hoa Kỳ là tách các vấn đề thuần tuý quân sự ra khỏi các vấn đề rất phức tạp về chính trị. Chính vì vấn đề tù binh Mỹ quá quan trọng với chính quyền của Tổng thống Nixon nên đây cũng là một lý do giải thích cho phản ứng rất dữ dội của Nixon bằng chiến dịch Linebacker II khi phía Bắc Việt Nam đặt lại vấn đề phóng thích tù binh phải gắn liền với vấn đề tù chính trị. 4. Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng. Nhân dân Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế". Điều khoản này phản ánh thực tế hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Phía Mỹ yêu cầu phải có điều khoản bảo đảm cho quyền của nhân dân miền Nam quyết định tương lai chính trị của mình thông qua bầu cử tự do dân chủ dưới sự giám sát quốc tế là để ngăn ngừa về mặt pháp lý sự thôn tính bằng vũ lực của Bắc Việt Nam đối với Nam Việt Nam. Đối với yêu cầu này Bắc Việt Nam không có phản đối gì đặc biệt. 5. Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình. Chương này khẳng định ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời theo như quy định tại Hiệp định Genève. Hai bên Việt Nam sau này tiến hành đàm phán để đi đến thống nhất Việt Nam... cụ thể vấn đề thống nhất chỉ mang tính nguyên tắc không có cơ chế thi hành: các biện pháp đó là gì, tiến hành như thế nào thì hiệp định chưa xem xét đến. 6. Để giám sát việc thực hiện hiệp định, một uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên (gồm Bắc Việt, Hoa Kỳ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được thành lập. Cơ chế giám sát thi hành này trong thực tế không có hiệu lực gì đáng kể. 7. Lào và Campuchia giữ vị trí trung lập và tự chủ, không cho nước ngoài được phép giữ các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của hai nước này. Đây là trói buộc của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đối với các căn cứ và tuyến vận chuyển của Bắc Việt Nam và cộng sản miền Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào và Campuchia. Đây là một nhượng bộ của phía cộng sản nhưng trên thực tế thì phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa không có cách gì để bắt buộc đối phương thi hành điều khoản này một phần vì ngay tại các nước này cũng đang nội chiến không có một chính quyền trung ương mạnh. 8. Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh. Điều khoản tái thiết sau chiến tranh sau này không được thi hành. Sau này trong thập niên 1990 khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước thì một yêu cầu của phía Hoa Kỳ là Việt Nam phải chấm dứt đòi hỏi Hoa Kỳ nghĩa vụ tái thiết sau chiến tranh mà như hiệp định đã quy định. 9. Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam. Điều khoản cuối của hiệp định và cũng không có điều khoản cưỡng chế: hiệp định không đưa ra được biện pháp và lực lượng cưỡng chế nếu một bên vi phạm hiệp định. Vai trò và kết quả Hiệp định Paris là hiệp định được Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh. Đối với Hoa Kỳ đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hoà thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hoà trước một nguy hiểm trong một tương lai gần. Để trấn an Việt Nam Cộng hoà, Tổng thống Nixon đã hứa riêng bằng lời với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp Bắc Việt Nam phát động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng Hòa thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng bằng cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Tất nhiên lời hứa này sẽ không có giá trị thực tế vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Với các áp đặt như vậy thì dù không có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng không thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được. Đối với người Mỹ họ thực sự muốn đóng lại cuộc chiến, quên nó đi và mở sang một trang sử mới. Chính vì vậy trong hiệp định có những điều khoản có vẻ là nhượng bộ của Bắc Việt Nam nhưng chẳng có ai có thể kiểm chứng và cưỡng chế được; ví dụ điều khoản quy định quân đội Bắc Việt Nam được quyền thay quân và trang bị vũ khí theo nguyên tắc một- đổi-một. Số quân Bắc Việt trên chiến trường lúc đó, số quân của họ trên đường mòn Hồ Chí Minh, số vũ khí họ mang vào và mang ra là những dữ liệu không thể kiểm chứng được. Còn vũ khí Mỹ vào Việt Nam qua các cảng và cầu hàng không thì dễ dàng được quản lý. Tương tự, điều khoản về ngăn cấm các bên lập căn cứ quân sự trên đất Lào và Campuchia trung lập là nhượng bộ của Bắc Việt Nam nhưng phía đối phương không thể có biện pháp áp chế hữu hiệu gì. Điều khoản uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế cũng chỉ là hình thức vì quyền lực của uỷ ban này không có đủ để can thiệp gì vào các tiến trình sự việc. Các điều khoản về quy chế chính trị như thành lập chính phủ hoà hợp dân tộc tiến tới thống nhất cũng không có cơ chế thi hành mà chỉ là ý tưởng đẹp... Nói chung hiệp định này chỉ được thi hành nghiêm chỉnh ở những điều khoản rút quân Mỹ (cùng các đồng minh khác) và trao trả tù binh Mỹ mà thôi. Hoa Kỳ thực sự muốn rút khỏi cuộc chiến và miền Bắc sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đó. Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Bắc Việt Nam và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng hoà, còn Việt Nam Cộng Hòa cố gắng xoay trở chống đỡ chẳng kể gì đến hiệp định. Vai trò của Hiệp định Paris, trên thực tế, đến đây là đã hết. Thuyết domino Một cách hiểu khác về hiệu ứng domino là khi có một lực tác động lên một vật mà vật đó là một bộ phận trong một hệ thống thì sẽ đưa đến một tác động lên toàn bộ dây chuyền. Cách giải thích này dựa theo nguyên tắc của các quân cờ domino khi được xếp thẳng đứng liên tục với nhau, dưới tác động bên ngoài làm các quân cờ đổ lần lượt lên nhau. Thuyết domino là một học thuyết chính trị – đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ trong cao trào của Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống cộng sản để ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại châu Á. Thuật ngữ "thuyết domino" (domino theory) lần đầu tiên xuất hiện dưới thời của Tổng thống Dwight D. Eisenhower để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương mà trọng tâm là tại Miền Nam Việt Nam, theo đó: nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản chiếm cứ Nam Việt Nam thì đó sẽ là quân bài domino chìa khóa làm cho Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện sụp đổ rơi vào tay cộng sản và sẽ tạo lợi thế lớn cho phong trào cộng sản tại châu Á đe dọa các khu vực sống còn còn lại của "thế giới tự do" như Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Úc, New Zealand... Do đó, theo hệ quả của thuyết domino, Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải giúp đỡ các đồng minh bản địa chặn đứng chủ nghĩa cộng sản tại Miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đó là tiền đề để giải thích cho sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam và sau này dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Đông Dương. Hiệp định Genève 1954 Là hiệp định về khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp ước bãi bỏ quyền cai trị của người Pháp trên bán đảo Đông Dương, công nhận nền độc lập của các quốc gia bản xứ, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Nguyên ủy, Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận. Lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. 2. Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế. 3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước. 4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó. 5. 3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng cố. 6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh. 7. Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh 8. Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đình chỉ chiến sự. Nội dung cơ bản của Hiệp ước Genève về Việt Nam  Các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.  Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.  Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam.  300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa 2 miền.  Hai năm sau, tức ngày 20 tháng 7 năm 1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước Việt Nam.  Thành lập Ủy ban Quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành hiệp định gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, do Ấn Độ làm chủ tịch. Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954 1. Các đại biểu tham dự hội nghị đã ký hiệp định đình chiến tại Việt Nam, Lào và Campuchia; tổ chức cơ quan quốc tế giám sát việc thực hiện các điều khoản trong hiệp định. 2. Hội nghị bày tỏ sự hài lòng trước việc chấm dứt chiến sự tại 3 nước Việt Nam, Lào và Cạmpuchia. Hội nghị tin rằng việc thực hiện những điều khoản trình bày trong tuyên bố này và trong những hiệp định đình chiến sẽ tạo điều kiện giúp Việt Nam, Lào, Campuchia có được nền độc lập, tự chủ hoàn toàn. 3. Tại hội nghị, chính phủ Lào và Campuchia đã đưa ra các tuyên bố về việc áp dụng quy tắc cho phép công dân tham gia kỳ tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức trong năm 1955 phù hợp với hiến pháp của mỗi nước, thông qua hình thức bỏ phiếu kín và với điều kiện tôn trọng quyền tự do cơ bản. 4. Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam, cấm các nước đưa quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt Nam. Hội nghị cũng ghi nhận các tuyên bố chung của chính phủ Lào và Campuchia về việc không yêu cầu viện trợ nước ngoài, cả thiết bị chiến tranh, nhân viên hay người hướng dẫn, trừ trường hợp yêu cầu được đưa ra vì mục đích phòng thủ lãnh thổ của họ. 5. Hội nghị ghi nhận những điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam: không thiết lập căn cứ quân sự mới tại vùng tập kết, mỗi bên có trách nhiệm canh chừng những khu vực tập kết của mình để đảm bảo không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào và không sử dụng khu tập kết vì mục đích tiếp tục chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách hiếu chiến. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Lào và Campuchia về việc không tham gia bất kì hiệp định nào với nước khác nếu hiệp định này bao gồm điều khoản phải tham gia liên minh quân sự trái với Hiến chương Liên hiệp quốc. 6. Hội nghị công nhận mục đích chính của hiệp định liên quan tới Việt Nam là để giải quyết vấn đề quân sự theo hướng chấm dứt xung đột và các bên không nên coi đường ranh giới quân sự là biên giới lãnh thổ hay chính trị. Hội nghị bày tỏ sự tin tưởng rằng việc thực hiện những điều khoản đề ra trong hiệp định đình chiến sẽ tạo cơ sở cho việc đạt được một giải pháp chính trị tại Việt Nam trong tương lai gần. 7. Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do. 8. Những điều khoản trong hiệp định đình chiến nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân và tài sản phải được tuân thủ một cách nghiêm túc và phải cho phép mỗi người dân Việt Nam được quyền tự do quyết định nơi họ sinh sống. 9. Các bên không được phép trả thù những cá nhân đã hợp tác với đối phương trong thời chiến cũng như gia đình của những người này. 10. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia theo yêu cầu của chính phủ những nước liên quan trong thời gian do các bên lựa chọn. 11. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về giải pháp khôi phục và củng cố hoà bình tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng sự tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước. 12. Trong quan hệ với Việt Nam, Lào, Campuchia, mỗi thành viên tham dự Hội nghị Genève sẽ tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước. 13. Các thành viên tham dự hội nghị đồng ý hỏi ý kiến nhau về bất kỳ vấn đề nào Uỷ ban Giám sát quốc tế đưa ra. Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt Là một hiệp định được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của cả hai bên nhằm mưu đồ lợi ích riêng. Nguyên nhân Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng khối Đồng Minh, Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền, nhanh chóng kiểm soát đất nước, giành độc lập và thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo thỏa thuận của các nước Đồng Minh, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng tiến vào miền Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Ở miền Nam Việt Nam, quân Anh tiến vào với nhiệm vụ tương tự. Tuy người Việt Nam đã tự thành lập chính quyền và tuyên bố độc lập, chính phủ Pháp vẫn quyết tâm tái lập quyền cai trị Đông Dương. Rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, người Pháp, dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực, chính quyền người Việt ở miền Nam phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp. Tuy nhiên, chính quyền người Việt đã thực hiện cuộc chiến tranh du kích để chống lại. Ở miền Bắc, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng vẫn công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho mưu đồ chính trị của họ. Tuy nhiên, người Pháp cũng đã thương lượng với chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng để có cớ đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam. Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Hiệp ước Hoa–Pháp được ký kết, với 2 điểm chính:  Pháp nhường cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng một số quyền lợi ở Trung Quốc  Chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung Hoa Quốc dân đảng tại miền Bắc Việt Nam. Về cơ bản, hiệp ước này cho phép quân đội Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế cho quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại, Pháp cũng đã trả lại các tô giới của mình trên đất Trung Quốc cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng. Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt Trước sức ép của chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng, chính phủ Việt Nam buộc phải công nhận việc quân Pháp vào Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng cố lợi dụng cơ hội này để ký với Pháp một hiệp định để tranh thủ những điều kiện có lợi. Ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký kết giữa Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, và Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:  Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị
Luận văn liên quan