Bến Tre là tỉnh thuần nông, từ xưa đến nay người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Xác định rõ nông nghiệp là thế mạnh, nhất là trong thời điểm hội nhập hiện nay phát triển nông nghiệp được các cấp các ngành quan tâm sâu sắc. Tìm năng, điều kiện phát triển nông nghiệp đã trở thành một đề tài nghiên cứu hấp dẫn, lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên toàn thế giới. Việc nghiên cứu về điều kiện phát triển nông nghiệp là một công việc hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp của địa phương và cả nước. Chính vì thế mà không chỉ các nhà nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam mà các nhà nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đều rất quan tâm đến vấn đề này. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến sự phát triển nông nghiệp.
29 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4842 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nông nghiệp Bến Tre: Tiềm năng và hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Bến Tre là tỉnh thuần nông, từ xưa đến nay người dân chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Xác định rõ nông nghiệp là thế mạnh, nhất là trong thời điểm hội nhập hiện nay phát triển nông nghiệp được các cấp các ngành quan tâm sâu sắc. Tìm năng, điều kiện phát triển nông nghiệp đã trở thành một đề tài nghiên cứu hấp dẫn, lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên toàn thế giới. Việc nghiên cứu về điều kiện phát triển nông nghiệp là một công việc hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp của địa phương và cả nước. Chính vì thế mà không chỉ các nhà nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam mà các nhà nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đều rất quan tâm đến vấn đề này. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến sự phát triển nông nghiệp.
Bài tiểu luận “Nông nghiệp Bến Tre tìm năng và hướng phát triển” nhằm tìm ra thực trạng về tình hình phát triển nông nghiệp ở Bến Tre hiện nay để tìm hướng phát triển trong thời gian tới, trong đó nhóm nghiên cứu tập trung vào hai ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản để làm cơ sở cho tiểu luận.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được qua sách, báo, nguồn tài liệu chủ yếu mà nhóm nghiên cứu chủ yếu được trích dẫn từ Internet, trong đó có một số hình ảnh tiêu biểu, những đánh giá khách quan ở một số trang web đáng tin cậy, chủ yếu là chuyên trang báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Sở Nông nghiệp tỉnh Bến Tre và một số bài khảo cứu của các tác giả có uy tín.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tìm hiểu thêm về những tác động, hiệu quả của ngành nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có so sánh các chỉ tiêu với các vùng, miền phát triển mạnh về nông nghiệp và các vùng miền chậm phát triển nông nghiệp.
Nhóm nghiên cứu còn tìm hiểu thêm về sự quản lý nhà nước đối với nông nghiệp cũng như những định hướng nhằm phát triển ngành nông nghiệp tỉnh nhà trong thời gian tới, qua đó có đề xuất, kiến nghị thêm đối với chính sách quản lý.
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý – lịch sử hình thành
Vị trí địa lý: Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
(Nguồn:
Lịch sử hình thành: Đời vua Minh Mạng, miền Nam Việt Nam chia làm sáu tỉnh Vĩnh Long, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Đất Bến Tre bây giờ là phủ Hoàng Trị gồm các huyện Tân Ninh, Bảo An, Bảo Hậu và trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Bến Tre vốn là một phần của dinh Hoằng Trấn lập ra năm 1803, năm sau đổi là dinh Vĩnh Trấn. Năm 1808 dinh này lại đổi là trấn Vĩnh Thanh. Tỉnh Bến Tre chính là vùng đất thuộc huyện Tân An (được nâng cấp từ tổng Tân An lên năm 1808), thuộc phủ Định Viễn (cũng được nâng cấp từ châu Định Viễn trong cùng năm), nằm trong trấn Vĩnh Thanh.
Năm 1823, huyện Tân An chia thành hai huyện Tân An và Bảo An, đặt dưới phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay). Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ trấn lập tỉnh, trấn Vĩnh Thanh chia thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ gồm 3 phủ Hoằng An (Bến Tre ngày nay), Định Viễn (Vĩnh Long ngày nay) và Lạc Hóa (Trà Vinh ngày nay).
Năm 1837, đặt thêm phủ Hoằng Trị, rồi đến năm 1851, bỏ phủ Hoằng An, các huyện trực thuộc nhập cả vào phủ Hoằng Trị.
Khi người Pháp đến xâm chiếm Bến Tre, có nhiều cuộc kháng cự của nhân dân địa phương. Năm 1862, Phan Ngọc Tòng (người làng An Bình Đông, quận Ba Tri) bỏ nghề dạy học, chiêu tập người yêu nước vùng lên đánh Pháp. Ông tử trận vào đêm ngày 6 rạng ngày 7 tháng Giêng (30 tháng 1 năm 1868).
Cuối năm 1867, quân Pháp đem binh chiếm ba tỉnh miền Tây là Hà Tiên, An Giang và Vĩnh Long. Phan Thanh Giản (người làng Bảo Thạnh, quận Ba Tri )giữ ba thành không nổi. Do không làm tròn mệnh vua, ông dặn dò con cháu không được làm tay sai cho Pháp, rồi uống thuốc độc tự vận. Từ năm 1867 đến 1870, các cuộc khởi nghĩa do các con của Phan Thanh Giản là Phan Liêm, Phan Tôn và Phan Ngữ vẫn diễn ra không chỉ ở Bến Tre mà còn ở Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, được nhiều người dân hưởng ứng. Pháp sai Tôn Thọ Tường và Tổng đốc Phương nhiều lần chiêu hàng không được. Năm 1870, trong một cuộc giao chiến ở Giồng Gạch, Phan Tôn và Phan Ngữ tử trận. Phan Liêm phải lui ra miền bắc. Sau khi Pháp chiếm xong Nam Kỳ, sáu tỉnh lớn được chia thành 20 tỉnh (về sau đặt thêm tỉnh thứ 21 là Vũng Tàu). Một phần đất của Vĩnh Long được tách ra để lập tỉnh Bến Tre.
Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì Bến Tre là hạt tham biện thuộc khu vực hành chính Vĩnh Long.
Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Bến Tre trở thành tỉnh Bến Tre.
Từ đó, bỏ cấp huyện mà chia thành quận. Tỉnh có 4 quận: Ba Tri, Sốc Sãi, Mỏ Cày, Thạnh Phú, với 21 tổng và 144 xã. Diện tích của tỉnh là 1501 km². Dân số năm 1910: 223.405 người, năm 1930: 286.000 người, năm 1943: 346.500 người, năm 1955: 339.000 người.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa và gồm 9 quận: Ba Tri, Bình Đại, Đôn Nhơn, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Hàm Long, Hương Mỹ, Trúc Giang, với 115 xã, 793 ấp (năm 1965), năm 1970 có 119 xã. Tỉnh lị gọi là Trúc Giang. Diện tích của tỉnh là 2085 km². Dân số năm 1965 là 547.819 người, năm 1970 là 582.900 người.
Từ năm 1975 tỉnh Bến Tre lấy lại tên cũ và chia thành các huyện.
Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là quê hương "Đồng Khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960.
Hình 1.2 Biểu tượng Đồng Khởi Bến Tre (Nguồn:
1.1.2 Khí hậu: tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C – 270C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm… Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh và du lịch của tỉnh
Bến Tre là tỉnh được hợp thành bởi 3 dãy cù lao, gồm cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hoá; địa hình bằng phẳng, được phù sa bồi đắp quanh năm, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc hình thành các khu vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản tập trung theo hướng hàng hoá, với thế mạnh chủ yếu là kinh tế vườn và kinh tế biển. Trong đó, đặc biệt với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, xoài, bưởi...(Nguyễn Văn Hiếu,2011)
1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre
Năm 2013, diện tích gieo sạ lúa đạt 72.237 ha, đạt 99,1% kế hoạch, giảm 4,8% so cùng kỳ, sản lượng ước 335.382 tấn, đạt 104,1% kế hoạch, giảm 10,6% so cùng kỳ, diện tích và sản lượng giảm so kế hoạch và năm 2012 do người dân tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời tiết không thuận lợi, xâm nhập mặn trong vụ Đông Xuân.
Bên cạnh đó, mô hình “cánh đồng mẫu” tiếp tục được triển khai thực hiện và nhân rộng ở một số địa phương thuộc các huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại bước đầu đạt kết quả khá, người dân tích cực tham gia, tổng diện tích đạt 605 ha, năng suất bình quân khoảng 55 tạ/ha. Năm nay, rau, đậu các loại tăng cả về diện tích lẫn sản lượng so năm 2012 và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân tích cực tham gia đưa cây màu xuống ruộng với hình thức chuyên canh hoặc luân canh lúa - màu.
Diện tích dừa toàn tỉnh 61.252ha, đạt 101,2% kế hoạch tăng 4,8% so cùng kỳ, sản lượng đạt 480,2 triệu trái, đạt 103% kế hoạch, tăng 2,1% so cùng kỳ. Diện tích và sản lượng dừa tăng so kế hoạch và năm 2012 là do nông dân chuyển đổi từ diện tích lúa, mía năng suất thấp và một số diện tích cây có múi, cây nhãn bị ảnh hưởng dịch bệnh sang trồng dừa; ngoài ra, do giá dừa tăng đã cải thiện thu nhập cho người trồng dừa, cùng với chính sách hỗ trợ phân bón cho người trồng dừa nên nông dân đã quan tâm hơn trong việc chăm sóc vườn dừa; bên cạnh đó, tình hình bọ cánh cứng hại dừa đã giảm rõ rệt, nhưng bọ vòi voi, sâu đục trái dừa đang là dịch hại mới. Mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm dừa tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm bước đầu có hiệu quả được người dân đồng tình ủng hộ và địa phương đang nhân rộng trên địa bàn toàn xã; hiện nay tổng diện tích được nhân rộng đạt 1.195 ha, với 29 tổ liên kết sản xuất và có 1.755 hộ dân tham gia.
Diện tích mía tiếp tục giảm do người dân chuyển sang trồng dừa và các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; để đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất đường, Công ty CP mía đường Bến Tre đã hỗ trợ nông dân xây dựng vùng nguyên liệu 430 ha ở Bình Đại và Thạnh Phú để đầu tư giống mới có năng suất, chữ đường cao và bao tiêu sản phẩm để người dân an tâm sản xuất. Diện tích mía trong năm ước đạt 4.468ha, bằng 88,8% so cùng kỳ
Diện tích cacao trồng xen trong vườn dừa giảm do giá bán thấp và ảnh hưởng của nước mặn xâm nhập, ước còn khoảng 6.000ha, trong đó khoảng 4.000 ha đang cho trái; sản lượng thu hoạch giảm so năm 2012. Mặc dù có biến động về diện tích và giá cả nhưng cây ca cao trồng xen trong vườn dừa vẫn là mô hình có tính bền vững góp phần gia tăng thu nhập cho người trồng dừa. Đến nay, có 79 CLB sản xuất cacao chứng nhận UTZ, 1.800 hộ tham gia với khoảng 1.000 ha.
Cây ăn trái phát triển thuận lợi, diện tích và sản lượng tăng nhẹ so với năm trước. Toàn tỉnh hiện có 28.917ha diện tích cây ăn quả, tăng 1,7% so cùng kỳ, sản lượng đạt 303.387 tấn, tăng 2% so cùng kỳ. Giá bán sản phẩm cũng tăng nên người dân có thu nhập khá; diện tích các loại cây đặc sản có năng suất và chất lượng cao như: bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng được mở rộng; cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn GAP được tiếp tục nhân rộng; đến nay toàn tỉnh có 9 mô hình sản xuất được cấp giấy chứng nhận GAP và đang tiếp tục hỗ trợ chứng nhận cho 4 tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh, chôm chôm, sầu riêng tại huyện Chợ Lách và Châu Thành.
Chăn nuôi heo với quy mô trang trại, gia trại có tăng nhưng chưa nhiều, trong 6 tháng đầu năm tổng đàn heo bị sụt giảm do giá giảm, hiện nay giá đã tăng trở lại nên khả năng tổng đàn sẽ phát triển hơn; đàn gia cầm phát triển khá; chăn nuôi bò phát triển thuận lợi, giá đầu ra cao, ổn định nên nông dân mạnh dạn đầu tư nâng chất đàn bò. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm động vật và thuốc thú y được tăng cường; công tác tiêm phòng và vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi được thực hiện tốt nên không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm; đến nay có 02 trang trại và khoảng 50 hộ nuôi ứng dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học, đây là mô hình chăn nuôi giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững. Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 152.000 con bò, tương đương so cùng kỳ; 425.611 con heo, giảm 1,2%; 6,2 triệu con gia cầm, tăng 4,8% so cùng kỳ.
Hình 1.3: Trang trại chăn nuôi heo
(Nguồn:
Tình hình nuôi và khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm gặp khó khăn, do xảy ra dịch bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm biển nuôi, đã gây thiệt hại khoảng 1.342 ha, chiếm 17,7% diện tích thả nuôi. Tuy nhiên trong quí 3/2013 tình hình dịch bệnh trên tôm đã giảm đáng kể, nên diện tích nuôi thủy sản các loại đạt 43.861 ha, tăng 1,9% so cùng kỳ; sản lượng nuôi thủy sản ước 194.764 tấn, tăng 1,7% so cùng kỳ.
Diện tích nuôi tôm biển ước đạt 32.068 ha, trong đó tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh 5.480 ha, giảm 3,9% so cùng kỳ. Đến nay, diện tích nuôi tôm biển đã thu hoạch ước khoảng 31.675 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ước 4.264 ha tăng 67,74% tăng 1.722 ha so cùng kỳ; diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh 1.102 ha, giảm 21,1% so cùng kỳ do người dân có xu hướng chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, vì có thời gian nuôi ngắn ngày, năng suất cao.
Diện tích nuôi cá tra thâm canh ước 665 ha, giảm 2,9% so cùng kỳ, sản lượng thu hoạch ước 129.853tấn, giảm 4,3% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do người nuôi thiếu vốn đầu tư, chi phí đầu vào tăng cao, giá bán cá tra thương phẩm không ổn định luôn ở mức thấp dao động từ 21.000 đến 22.000 đồng/kg. Nhìn chung cá nuôi phát triển tốt, nhưng giá cá nguyên liệu vẫn ở mức thấp, đa số người nuôi bị lỗ, nên tiến độ thả giống chậm. Tình hình dịch bệnh vẫn còn xuất hiện rải rác, một số bệnh xảy ra như: gan thận có mủ, xuất huyết, trắng mang tập trung ở cá có trọng lượng dưới 200 gram/con. Hiện tại, trên địa ab2n tỉnh có 08 công ty nuôi cá tra thương phẩm được chứng nhận GlobalGAP, 02 khu nuôi đạt chứng nhận ASC và 01 khu nuôi đạt chứng nhập VietGAP. Nuôi cá rô đồng, cá điêu hồng, cá sặc rằn, cá rô phi,...tiếp tục được người dân đầu tư phát triển, do giá bán tương đối ổn định
Diện tích nuôi nhuyễn thể ước 4.695 ha, sản lượng thu hoạch ước 9.380 tấn, giảm 10,7% so cùng kỳ; đã xảy ra nghêu chết cục bộ khoảng 290 ha, đến nay, tình hình nuôi đã ổn định trở lại; các HTX đã thực hiện san thưa và theo dõi các chỉ số môi trường nhằm phát hiện các biến động bất lợi để có giải pháp xử lý kịp thời.
Hoạt động khai thác thuỷ sản không thuận lợi, số phương tiện tạm ngừng hoạt động tăng do thua lỗ kéo dài, nhất là nghề cào đơn ở Ba Tri. Tuy nhiên, lượng tàu có công suất lớn đang có sự chuyển biến theo hướng phát triển, giảm tàu công suất nhỏ. Hiện toàn tỉnh có 3.717tàu hoạt động khai thác thủy sản, công suất bình quân 206 CV/chiếc, trong đó 1.759 tàu khai thác xa bờ, công suất bình quân 377 CV/chiếc; sản lượng khai thác ước đạt 106.147 tấn, so cùng kỳ giảm 2,5%. Hiện đã xây dựng được 103 tổ đội khai thác trên biển với 831 tàu tham gia.Hoạt động của các cảng cá ổn định, lượng hàng qua cảng trong 9 tháng đầu năm ước 23.374 tấn.
Hình 1.4: Đánh bắt thủy hải sản
(Nguồn:
1.3 Tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp
1.3.1 Về tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất: Bến Tre là tỉnh có nguồn tài nguyên đất phong phú, với nhiều loại đất như: đất cát, đất phù sa, đất phèn, đất mặn. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng mở rộng, nhu cầu thâm canh, tăng vụ ngày càng được chú trọng. Hơn 20 năm qua, bằng những nổ lực của mình, nhân dân Bến Tre cũng như cả vùng đồng bằng Nam Bộ đã tiến hành nhiều công trình tháu chua rửa mặn, cải tạo đất đai nhằm khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này có hiệu quả hơn.
- Tài nguyên nước: tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua là: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Những con sông này giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân trong tỉnh như: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu. Hệ thống sông, rạch trong tỉnh còn là điều kiện thuận lợi cho Bến Tre phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và thủy lợi.
1.3.2 Về tài nguyên động vật, thực vật:
Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật, thực vật miền Tây Nam Bộ. Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có nhiều loại thủy sản như: cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá cơm, nghêu, cua biển và tôm,…đây là nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản của tỉnh phát triển. Là tỉnh có 3 huyện giáp biển: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, rừng phòng hộ ở các huyện đang được bảo vệ nhằm ổn định vành đai rừng phòng hộ ven biển, thông qua việc trồng mới và quản lý lâm sản xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Năm 2010, Bến Tre đã trồng mới 72 ha rừng, chăm sóc 336 ha và bảo vệ 3.461 ha.
Hình 1.5: Sầu riêng Bến Tre
(Nguồn:
Bến Tre có nhiều loại cây ăn trái như cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa,bưởi da xanh, ... trồng nhiều ở huyện chợ lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài ra huyện chợ lách còn là nơi trồng các loại hoa kiểng, Bonsai nổi tiếng Trong thời gian gần đây cây táo hồng đang được phát triển rất mạnh tại một số huyện như Mỏ Cày, Chợ Lách,... Thời gian đầu, loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các nhà vườn. Tuy nhiên trong thời gian một năm nay thì thị trường tiêu thụ bắt đầu gặp khó khăn. Nguyên nhân chính là do thị trường tiêu thụ chính (chủ yếu tiêu thụ quả tươi) đã bão hòa nhưng không tìm được hướng thị trường mới và chứa chế biến để có thể bảo quản lâu dài.
Nằm bên bờ sông Tiền thuộc xã Tiên Thuỷ, huyện Châu Thành, là quê hương của Trương Vĩnh Ký. Có thể nói đây là cái nôi cây ăn trái vùng Nam Bộ.
Ðến đây mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề Cái Mơn hàng năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các lọai như sầu riêng, măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi.
Cái Mơn cũng là nơi có nhiều nghệ nhân, nhân giống triết cành tạo nên các loại cây cảnh và hình bó nai hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt. Sản phẩm được bán nhiều ở Thủ Ðức, Biên Hòa ...và xuất sang các nước khu vực Đông Nam Á.
Hình 1.6: Tạo hình hoa kiểng ở làng nghề Cái Mơn
(Nguồn:
1.3.3 Về kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội:
- Kinh tế:
+ Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể…Đây còn là vùng đất phù sa trù phú, sản sinh ra vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long và nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.Ngoài kẹo dừa, Bến Tre có các sản phẩm nổi tiếng như bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn, huyện Chợ Lách, hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Nơi đây cũng có nghề rang trầu và làm "cau tầm vung" (cau để chín khô trên cây, không xắt ra) rất nổi tiếng.
+ Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn- Chợ Lách hàng năm cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây và hàng triệu giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Bến Tre- xứ sở dừa Việt Nam, nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước khoảng 51.560 ha. Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương.
- Đường bộ: hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có vị trí đặc biệt trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Bến Tre nối liền thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được đầu tư nâng cấp, cầu Rạch Miễu đã khánh thành và đưa vào sử dụng, rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Cầu Hàm Luông hoàn thành nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh, cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh đang được xây dựng khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế của địa phương, gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tiềm năng kinh tế- văn hóa- xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
- Đường thủy: Bến Tre là tỉnh có hệ thống sông ngòi khá phát triển, với 4 con sông lớn chảy qua. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền nhau đã tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện.
- Bưu chính viễn thông: thời gian qua, Bưu chính viễn thông Bến Tre đã xây dựng cơ sở hạ tầ