Tiểu luận Ô nhiễm không khí ( phân tích môi trường)

- Một người có thể sống nhiều ngày mà không cần thức ăn, một vài ngày không cần nước uống. Nhưng nếu không khí, con người sẽ chết trong vòng từ 5-7 phút. Không khí mà chúng ta thở là hỗn hợp khí tự nhiên không màu, không mùi chủ yếu là Nito (78%), oxy (21%) và 1% còn lại chủ yếu là khí argon, khí CO2, dạng vết các khí neon, heli, ozon, xenon, hydro, metal, kripton và hơi nước. Nhưng hiện nay các hoạt động sống của con người như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, đã và đang thải vào không khí những chất độc hại làm cho không khí ngày càng ô nhiễm. - Ô nhiễm không khí là vấn đề môi trường đang nóng bỏng và được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Bởi vì đi liền với ô nhiễm không khí là hàng loạt các hiện tượng thiên nhiên bất lợi cho con người và những bất lợi đối với sức khỏe của con người, các thành phần khác của môi trường như đất, nước.

doc24 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9669 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ô nhiễm không khí ( phân tích môi trường), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Đặt vấn đề: - Một người có thể sống nhiều ngày mà không cần thức ăn, một vài ngày không cần nước uống. Nhưng nếu không khí, con người sẽ chết trong vòng từ 5-7 phút. Không khí mà chúng ta thở là hỗn hợp khí tự nhiên không màu, không mùi chủ yếu là Nito (78%), oxy (21%) và 1% còn lại chủ yếu là khí argon, khí CO2, dạng vết các khí neon, heli, ozon, xenon, hydro, metal, kripton và hơi nước. Nhưng hiện nay các hoạt động sống của con người như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,…đã và đang thải vào không khí những chất độc hại làm cho không khí ngày càng ô nhiễm. - Ô nhiễm không khí là vấn đề môi trường đang nóng bỏng và được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Bởi vì đi liền với ô nhiễm không khí là hàng loạt các hiện tượng thiên nhiên bất lợi cho con người và những bất lợi đối với sức khỏe của con người, các thành phần khác của môi trường như đất, nước. 2. Môi trường không khí: 2.1 Khái quát chung: - Khí quyển là một lớp hỗn hợp khí: N2, O2, Ar, CO2, Ne, He, Kr, H2, O3, hơi nước,…Tuy nhiên chủ yếu là N2, O2, O3, CO2 và H2O. Chúng được phân bố trong khí quyển như sau: Nito chiếm 78% nhiều nhất trong khí quyển, nó được sinh ra dưới tác dụng của các vi sinh vật ở rễ cây họ đậu, nó dễ trở thành hợp chất được thực vật hấp thụ. Oxy chiếm 20,04% đóng vai trò chủ yếu trong các phản ứng hóa học trong khí quyển. Nó không thể thiếu trong sự hô hấp của động – thực vật, nó là sản phẩm của tác dụng quang hợp của thực vật. CO2 chiếm 0,032% được sinh ra do quá trình đốt cháy các chất hữu cơ. Nó rất cần thiết cho đời sống hữu cơ. O3 có rất ít ở tầng thấp khí quyển, chỉ sinh ra khi có sấm sét. Ở độ cao 20–30km thì hình thành ở một tầng dày, nó được hình thành từ các sản phẩm chứa oxy như SO2, NO2, aldehyde khi hấp thụ bức xạ tử ngoại. Sự sinh hủy ozon có liên quan đến việc ngăn cản sự bức xạ tử ngoại lên mặt đất và nhiệt độ tầng khí quyển lên cao. Hơi nước nơi ẩm đến 4%, nơi khô chỉ 0,01%. Lượng hơi nước trong khí quyển ít nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc biến đổi thời tiết và quá trình tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Ngoài các chất khí trong khí quyển còn có các hạt vật chất khác ở thể lỏng hoặc thể rắn có kích thước nhỏ từ 6.10 – 8nm đến 0,1mm như bụi, phấn hóa, vi khuẩn,… - Bụi được gió cuốn từ mặt đất lên, do núi lửa phun ra và do nham thạch phong hóa sinh ra. Ngoài ra nó còn được tạo ra từ sao băng. - Những hạt nước, hạt băng, hạt bụi nhỏ bay lơ lửng trong không khí tạo thành mây và sương mù. Chúng ảnh hưởng đến tầm nhìn xa nhưng giữ vai trò quan trọng trong việc ngưng kết của hơi nước trong khí quyển. - Ngoài ra trong khí quyển còn có các hạt ngưng kết, ngưng hoa, điện tử, ion,… chúng có tác dụng hút ẩm mạnh tạo điều kiện cho hơi nước ngưng kết mặc dù hơi nước trong khí quyển chưa đạt bão hòa. - Khói trong khí quyển do việc đốt nhiên liệu bằng phương pháp cổ truyền sinh ra, do cháy rừng…Khói là các hạt vật chất nhỏ chúng làm vẩn đục khí quyển và ảnh hưởng đến tầm nhìn xa. - Như vậy, khí quyển hầu như trong suốt nhưng nó là một dung dịch, trong đó không khí sạch là dung môi, còn các loại hạt khác là chất hòa tan. Hình 1: Trao đổi oxy giữa khí quyển, thủy quyển và sinh quyển - Dựa vào đại lượng vật lý đặc trưng, người ta chia khí quyển thành 4 tầng: Tầng đối lưu: tầng thấp nhất từ mặt đất đến độ cao khoảng 10km. Không khí ở tầng này luôn chuyển động theo cả chiều ngang lẫn chiều đứng với nhửng khối khí không đồng nhất do ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ mặt đất, nhiệt độ thay đổi lớn, lượng hơi nước nhiều. Các hiện tượng thời tiết như mây, mưa. Tầng bình lưu: độ cao từ 20 – 80km, lượng nước rất ít, mây do các tinh thể băng tạo thành. Ở tầng này thường xuyên có sự hình thành và phân giải O3 dưới tác dụng của tia từ ngoại và ánh sáng mặt trời nên nhiệt độ thường xuyên thay đổi. Tầng điện ly (ion): tiếp theo tầng bình lưu đến độ cao 800km không khí rất loãng. Dưới bức xạ mặt trời và tia vũ trụ các phân tử khí quyển phân ly thành các ion. Khi ion hóa có sự tăng nhiệt nên nhiệt độ tầng này rất cao khoảng 80 – 1000oC. Tầng điện ly dẫn điện mạnh, phản xạ mạnh sóng vô tuyến nhất là sóng dài. Tầng khuếch tán: là tầng trên cùng từ độ cao 800km trở lên, là tầng chuyển tiếp giữa khí quyển và không gian vũ trụ. Nhiệt độ ở tầng này rất cao, phân tử khí chuyển động rất nhanh lại chịu sức hút trái đất ít, do đó các phân tử khí không ngừng khuếch tán vào không gian vũ trụ. Nhưng do mật độ khí ở tầng này rất thấp nên số phân tử khí bị mất không nhiều, lượng khí mất đi được bù lại do núi lửa trên trái đất hoạt động phóng ra chất khí. Do đó lượng khí quyển hầu như không thay đổi. - Do địa hình mặt đất có sự phân bố của biển và lục địa nên hình thành nhiều loại khối không khí. Có 3 cách phân loại khối không khí: * Phân loại theo địa lý: Khối không khí Bắc Băng Dương Khối không khí ôn đới hay cực đới Khối không khí nhiệt đới Khối không khí xích đạo * Phân loại theo đặc tính mặt đệm: Khối không khí biển: độ ẩm lớn Khối không khí lục địa: khô, hè nóng, đông lạnh. * Phân loại theo tính chất nhiệt so với khối khí xung quanh: Khối không khí nóng Khối không khí lạnh 2.2 Không khí: - Không khí sạch và nước cùng với thực phẩm là một trong các điều kiện hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự sống của các loại động – thực vật nói chung. Người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống hàng chục ngày vẫn không chết nhưng nếu con người ngưng thở trong vài phút đã có thể dẫn đến tử vong. - Hàng ngày, một người trung bình phải hít thởkhoảng trên dưới 15kg không khí để phục vụ cho sự sống. Yêu cầu đối với không khí đó là sự trong sạch của nó. Thời xa xưa nếu không kể đến các hiện tượng thiên nhiên xảy ra như núi lửa, động đất, bão cát, sa mạc hay dịch phấn hoa thì môi trường thiên nhiên vốn là trong sạch, yên tỉnh, không bị ô uế. Nó rất thuận lợi và tiện nghi cho con người cũng như các loài sinh vật khác. Một cách tương đối, có thể coi không khí đó là “không khí sạch”. - Không khí là hỗn hợp của không khí khô và hơi nước. Người ta cũng có thể gọi không khí nêu trên là không khí ẩm vì thành phần của chúng ngoài các chất khí ra, chúng còn chứa hàm lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất của khí quyển. - Lượng hơi nước chứa trong không khí có ảnh hưởng rất lớn đến vần đề ô nhiễm môi trường. Cùng với các yếu tố ảnh hưởng của khí quyển, chúng có thể là môi trường tạo nên các phản ứng hóa học giữa các chất ô nhiễm với nhau đặc biệt là với các chất khí có tính “háo nước” dễ tạo thành các axit, đây là nguyên nhân tạo nên các trận mưa acid. - Bên cạnh các thành phần chính của không khí, bất kỳ các chất nào ở dạng rắn, lỏng, khí được thải vào môi trường không khí với nồng độ vừa đủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng, phát triển của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường đều gây ô nhiễm môi trường, hay nói khác đi là không khí đó đã bị ô nhiễm. - Ô nhiễm không khí có thể là pha trộn các thể rắn, lỏng, khí. Những thể mà chúng được phân tán rất nhanh nhờ các điều kiện về khí hậu. Khi xảy ra hiện tượng giảm áp các khối không khí chuyển động làm cho các chất gây ô nhiễm trở nên đậm đặc, thảm họa ô nhiễm có thể xảy ra. Tương tự như vậy, các chất vô hại dưới tác dụng của áp suất sẽ bốc lên và có thể trở thành chất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường không khí khi chúng kết hợp với chất khác cùng có trong môi trường không khí. - Các nhân tố góp phần tạo nên ô nhiễm không khí bao gồm cả nhân tố tự nhiện và do con người. Các nhân tố tự nhiên bao gồm các quá trình tự nhiên như: động đất, núi lửa, bão cáy sa mạc cháy rừng, sóng thần hay dịch phấn hoa và quá trình thối rữa của động – thực vật. Thông thường, các nhân tố tự nhiên thường xảy ra ở xa ngoài tầm kiểm soát của con người. - Các nhân tố ô nhiễm do con người tạo ra thì dễ kiểm soát hơn. Chất gây ô nhiễm do con người tạo ra thường phát sinh từ quá trình công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, dịch vụ thương mại, phá rừng và kể cả các hoạt động trong chiến tranh gây ra. Chất ô nhiễm không khí do con người tạo ra về tổng quan có thể chia làm các dạng sau: ô nhiễm do bụi, hơi khí độc, nhiệt thừa, chất phóng xạ và các vi sinh vật. 3. Hiện trạng ô nhiễm không khí: 3.1 Hiện trạng ô nhiễm không khí trên thế giới: - Lịch sử nhân loại đã xảy ra khá nhiều hiểm họa về ô nhiễm không khí. Những hiểm họa này nó không chỉ có những ảnh hưởng to lớn đến khí quyển mà nó còn có tác động mạnh mẽ đến đời sống và sức khỏe của con người. - Ô nhiễm không khí cùng với việc khai thác tài nguyên không hợp lý, chặt phá rừng bừa bãi…, làm cho tầng ozon bị thủng, gây nên hiệu ứng nhà kính và đặc biệt là thay đổi khí hậu toàn cầu gây nên hiện tượng Elnino và Lanina kèm theo những trận mưa lụt, bão khủng khiếp và hạn hén kéo dài. Kết quả cuối cùng là dẫn đến thiệt hại nhân mạng và tài sản của cộng đồng cùng nạn cháy rừng nghiêm trọng như đã xảy ra tại Bangladesh, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Indonesia và các nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Kèm theo các hiện tượng này là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí không chỉ trên phạm vi một nước mà nó có thể ảnh hưởng tới các nước lân cận. - Trên thế giới hàng năm khí quyển phải đón nhận: 20 tỉ tấn CO2; 1,53 triệu tấn SiO2; hơn 1 triệu tấn Niken; 700 triệu tấn bụi; 1,5 triệu tấn asen; 900 tấn coban; 600000 tấn Zn, hơi thủy ngân, hơi chì; và các chất độc hại khác. Khiến cho không khí trở nên ngột ngạt và sương mù, gây bệnh cho nhiều người. Bên cạnh đó nó còn gây ra các cơn mưa acid làm hủy hoại các khu rừng và các cách đồng. - Điều đáng lo ngại nhất kà con người thải vào không khí các loại khí độc như CO2, NOx, CH4, CFC… gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào thời gian sắp tới đẩy nhanh quá trình nóng lên của Trái Đất, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng lên khoảng 3,6oC, nếu như con người không có những biện pháp thích hợp để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. 3.2 Hiện trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam: - Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam khá nghiêm trọng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. - Hiện nay ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và kể cả ở các vùng nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh dẫn tới các nguồn gây ô nhiễm không khí cũng gia tăng nhanh, gây biến đổi xấu về chất lượng môi trường không khí. - Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở Việt Nam: Hoạt động của các khu công nghiệp Giao thông vận tải Xây dựng Các làng nghề tiểu – thủ công nghiệp Cháy rừng Sinh hoạt đun nấu của người dân. - Tại các khu đô thị: Ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn nguyên nhân từ các hoạt động giao thông thường bộ (chiếm 70%), các hoạt động xây dựng và sinh hoạt đun nấu của các hộ gia đình. Bình quân số lượng xe máy ở các đô thị Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 15-18%, số lượng xe ô tô mỗi năm tăng khoảng 8-10%, tuy nhiên chất lượng các loại phương tiện không đảm bảo nên đã gây ra ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Mỗi năm, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải sử dụng tới 1,5 triệu tấn xăng và dầu Diezel, tương ứng với lượng khí thải thoát ra như sau: Chất ô nhiễm Lượng thải (Tấn) CO2 6.000.000 CO 61.000 NO2 35.000 SO2 12.000 CmHn 22.000 (Source: Báo cáo hiện trạng môi trường 2003) Theo báo cáo hiện trạng môi trường 2003 có thể thấy trong khoảng vài năm gần đây, số lượng xe ôto và xe máy ở các khu đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng đáng kể: Năm Số lượng xe ôto tại Hà Nội 1990 34.222 1995 60.231 2000 130.746 Năm Số lượng xa máy tại Hà Nội Số lượng xe máy tại TP Hồ Chí Minh 1996-1997 600.000 1.200.000 2001 1.000.000 2.000.000 2002 1.300.000 2.500.000 - Các khu công nghiệp: các nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, luyện kim và các nhà máy hóa chất cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Trong các năm gần đây nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp nằm trong nội thành có phần giảm bớt do các tỉnh, thành đã tích cực thực hiện chỉ thị xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Công nghệ sản xuất và xử lý khí thải còn lạc hậu là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khí thải từ các nhà máy tuy đã được xử lý nhưng vẫn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. - Tại các khu vực nông thôn: ô nhiễm khói, bụi và một số khí độc hại như CO, NO2, SO2,… sinh ra chủ yếu do hoạt động đun nấu của các hộ gia đình và hoạt động của các làng nghề. - Nhìn chung tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam thường tập trung ở một số thành phố lớn và các khu công nghiệp. Các thành phố lớn và khu công nghiệp của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới tuy quy mô và tầm cỡ chưa bằng, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nói riêng đang có nguy cơ ngày một tăng, có nơi ở mức độ nghiêm trọng. Công tác điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường mới được các cơ quan chức năng thực hiện trong những năm gần đây vì thế chưa có đủ số liệu đánh giá một cách chính xác tình hình ô nhiễm không khí của nước ta. Mặt khác, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên diện mạo khu đô thị và công nghiệp thay đổi rất nhanh, do vậy phải thường xuyên cập nhật thông tin, điều tra, giám sát bổ sung thì mới có cơ sở để đánh giá và đề xuất các chính sách quản lý và giám sát thích hợp. 4. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí và tác động của chúng: 4.1 Chất ô nhiễm: 4.1.1 Khái niệm về chất ô nhiễm: - Chất ô nhiễm không khí là những chất được thải vào không khí với nồng độ đủ để ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu đến dự phát triển, sinh trưởng của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường,…đều là các chất ô nhiễm. - Ví dụ các loại bụi, hơi khí độc, mùi hôi các chất ô nhiễm thải ra từ các nguồn ô nhiễm thường rất đa dạng, chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (dạng hạt, khí, hơi dung môi…), với các nồng độ khác nhau tùy theo các quá trình công nghệ, việc sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất, tình trạng máy móc thiết bị và tay nghề của công nhân…Có thể phân loại các chất ô nhiễm theo các cách sau: Dựa vào nguồn gốc sử dụng nguyên vật liệu Dựa vào nguồn gốc phát sinh Phân loại theo tính chất vật lý 4.1.2 Phân loại các chất ô nhiễm: 4.1.2.1 Dựa vào nguồn gốc sử dụng nguyên vật liệu: Theo cách phân loại này các chất ô nhiễm được chia làm 2 loại: - Chất ô nhiễm từ quá trình đốt: khí thiên nhiên, dầu, củi, trấu phục vụ cho các quá trình cung cấp nhiệt cho máy phát điện, nồi hơi, các quá trình sưởi ấm, sấy nóng và các quá trình khác. - Các chất ô nhiễm sinh ra từ các quá trình công nghệ khác nhau: do sử dụng các loại nguyên liệu có sinh ra các chất ô nhiễm trong quá trình sản zuất hoặc sản phẩm của chúng là các chất dễ gây ô nhiễm không khí. 4.1.2.2 Dựa vào nguồn gốc phát sinh: Có thể chia làm 2 loại: - Chất ô nhiễm sơ cấp: là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp từ nguồn ô nhiễm. Các chất có chứa lưu huỳnh (S): SO2 có nhiều trong các lò luyện gang, lò rèn, lò gia công nóng, lò đốt than có S, kết quả cuối cùng của SO2 trong khí quyển là chuyển hóa thành các muối sunfat và các axit. H2S được đưa vào khí quyển với lượng rất lớn từ các nguồn tự nhiên: chất hữu cơ và rau có phân hủy, vết nứt của núi lửa, các cống rãnh, các hầm lò khai thác than, trong công nghiệp do có sử dụng nhiên liệu có chứa sunfua Các cacbonmono oxyt (CO): CO là chất gây ô nhiễm phổ biến ở phần dưới của tầng khí quyển, CO được tạo do sự cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu hóa thạch. Nồng độ CO trong không khí không ổn định, biến thiên nhanh, chứng tỏ ngoài nguồn nhân tạo còn có nguồn CO tự nhiên lớn. Các hợp chất chứa nito (N): N2O và NH3 được sinh ra từ những nguồn tự nhiên. NO được tạo ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu ở nhiệt độ (>1100oC) và hiện tượng phóng điện trong không khí (sét). Các muối nitrat và amoni chủ yếu được sinh ra trong khí quyển do sự chuyển hóa của NO, NO2 và NH3. Các hydro cacbon: Quá trình nhiên liệu cháy không an toàn, quá trình sản xuất, khai thác, vận chuyển xăng dầu, sự rò rỉ đường ống dẫn khí đốt,…sinh ra khí hydro cacbon. Nồng độ hydro cacbon tổng cộng không phải là chỉ thị chính xác về khả năng ô nhiễm không khí, do khả năng phá hoại của các hydro cacbon trong khí quyển lại do các sản phẩm tạo ra từ các phản ứng của chúng; mà tốc độ phản ứng của các hydro cacbon khác nhau trong khí quyển rất khác nhau. Các hợp chất halogen và kim loại nặng: Clo và HCl có nhiều ở nhà máy hóa chất, việc đốt than, giấy, chất dẻo và nhiên liệu rắn; Chì là nhiên liệu dùng trong công nghiệp khi chống kích nổ cho các động cơ người ta thường pha chì vàp xăng với tỉ lệ 1%, nó tạo thành hợp chất tetraetin Pb(C2H5)4 và tetrametin chì Pb(CH3)4 là chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ thấp, có mùi thơm, Khi cháy các hợp chất này làm không khí ô nhiễm Pb; Hg bay hơi ở nhiệt độ thường, Hg có trong công nghiệp chế biến muối Hg, làm thuốc diệt giun, thuốc lợi niệu, thuốc diệt sâu và diệt nấm bệnh trong nông nghiệp. Các loại thuốc diệt sâu bọ, côn trùng, diệt cỏ: DDT, 666 và các hợp chất Clo hữu cơ, các hợp chất lân hữu cơ: đã tổng hợp trên 2000 chất loại này. Các chất dạng hạt: còn gọi là chất Sol khí, người ta phân loại các chất dạng keo theo thành phần hóa học và kích thước dạng hạt. Người ta còn phân thành sol sơ cấp và thứ cấp. Sol khí sơ cấp là những sol được phát tán dưới dạng hạt trực tiếp từ các nguồn: bụi, khói,…Sol thứ cấp là sol được tạo ra trong khí quyển. Ví dụ : do các phản ứng hóa học trong pha khí, các chất có khả năng ngưng tụ thành dạng hạt được tạo ra. - Chất ô nhiễm thứ cấp : là các chất được tạo thành từ các chất ô nhiễm sơ cấp do các quá trình biến đổi hóa học trong khí quyển. - Quá trình lấy mẫu và phân tích khí thải tại nguồn cho phép xác định chủng loại và nồng độ của chất ô nhiễm sơ cấp. Còn quá trình lấy mẫu và phân tích các chất ô nhiễm trong khí quyển cho phép xác định chủng loại và nồng độ của chất ô nhiễm thứ cấp. Các chất ô nhiễm thứ cấp thường có tính độc cao hơn các chất ô nhiễm sơ cấp. Tuy nhiên, cũng có những chất ô nhiễm thứ cấp lại có tác động tốt đến môi trường. (Ví dụ : sản phẩm của quá trỉnh phản ứng giữa NH3 với H2O và NO2 trong khí quyển tạo thành NH4NO3 là chất làm « giàu » cho đất. 4.1.2.3 Phân loại theo tính chất vật lý: Theo tính chất vật lý có thể phân ra các loại chất ô nhiểm không khí như sau : - Chất ô nhiễm không khí ở thể rắn: ví dụ các loại bụi. - Chất ô nhiễm không khí ở thể khí: ví dụ các loại hơi khí độc. - Chất ô nhiễm không khí ở thể lỏng: ví dụ các loại hơi dung môi. 4.2 Nguồn ô nhiễm không khí: 4.2.1 Khái niệm về nguồn ô nhiễm không khí: - Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm. Ví dụ: khí thải từ các ống khói, khí từ xe cộ, bụi từ các máy mài, khí độc bốc lện từ các bể xi mạ...Khi nghiên cứu nguồn gốc gây ô nhiễm cần phải hiểu biết kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất, các nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng và kiến thức cơ bản về thiết kế thiết bị. - Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển chất ô nhiễm từ nguồn gốc gây ô nhiễm tới nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm. Để hiểu được quy luật vận chuyển và chuyển hóa chất ô nhiễm trong khí quyển cần có kiến thức cơ bản về khí tượng học, cơ học chất lỏng, hóa học, vật lý, toán học,.. - Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm: là con người, động – thực vật và các đồ vật, công trình và cảnh quan môi trường... Để có biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm đến nguồn tiếp nhận cần có kiến thức cơ bản về toán học, hóa học, sinh lý học, sinh vật học và y tế,... 4.2.2 Phân loại nguồn ô nhiễm không khí: 4.2.2.1 Dựa vào nguồn gốc phát sinh: - Nguồn tự nhiên: là khí thoát ra từ các hoạt động tự nhiên của núi lửa, động đất, bụi tạo thành do bão cát, sự phân tán của phấn hoa, mùi hôi của các quá trình phân hủy sinh học. - Nguồn nhân tạo: là các nguồn ôn nhiễm do con người tạo nên. Nó bao gồm các nguồn cố định và nguồn di động. Nguồn cố định: bao gồm các nguồn từ các quá trình đốt khí thiên nhiên, đốt dầu, đốt củi, trấu...; các nhà máy công nghiệp... Nguồn di động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbc Ptmt.doc
  • docbiaptmt.doc
  • docmuclucptmt.doc
Luận văn liên quan