Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố:
khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu
một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức
hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người
đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
- Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa
khác nhau về nhà lãnh đạo.
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng
buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động
tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của
quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh
hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả
và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.
- Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một
người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy, mỗi chúng ta đều gây ảnh
hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo
người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại, ở một số lĩnh vực khác chúng ta được
người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là
người bị lãnh đạo.
16 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6343 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phẩm chất nhà lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------o0o-------
TI ỂU LUẬN M ÔN H ỌC
Phẩm chất nhà lãnh đạo
Sinh viên thực hiện : TRỊNH BÁ TRANG
STT : 115
Lớp : QTKD K6.2
GVHD : TS. LÊ THỊ THU THỦY
Phần 1: Nhà lãnh đạo.................................................................................................................1
1.1. Định nghĩa nhà lãnh đạo ................................................................................................1
1.2. Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp ........................................................................2
Phần 2: Các phẩm chất của một nhà lãnh đạo........................................................................4
2.1. Tự tin:...............................................................................................................................4
2.2. Tham vọng .......................................................................................................................4
2.3. Quyết đoán: .....................................................................................................................4
2.4. Tính kỷ luật......................................................................................................................4
2.5. Sự kiên trì ........................................................................................................................5
2.6. Can đảm ...........................................................................................................................5
2.6.1. Phải biết thừa nhận sai lầm của mình....................................................................5
2.6.2. Chấp nhận thách thức .............................................................................................6
2.7. Có tầm nhìn xa ................................................................................................................6
2.8. Biết lắng nghe – khiêm tốn .............................................................................................7
2.9. Khả năng đánh giá con người ........................................................................................9
2.10. Biết quan tâm, động viên, cổ vũ cấp dưới ...................................................................9
2.11. Khả năng phân công công việc và giải quyết các xung đột .....................................11
2.12. Có tính tuân thủ triệt để .............................................................................................11
Phần 3: Kết luận.......................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................14
Kỹ năng lãnh đạo 1
=================================================================
=================================================================
Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
Phần 1: Nhà lãnh đạo
1.1. Định nghĩa nhà lãnh đạo
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố:
khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu
một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức
hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người
đi theo thực hiện tầm nhìn đó.
- Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa
khác nhau về nhà lãnh đạo.
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng
buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động
tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của
quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh
hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả
và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì đ ịnh nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.
- Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một
người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy, mỗi chúng ta đều gây ảnh
hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo
người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại, ở một số lĩnh vực khác chúng ta được
người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là
người bị lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng
đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ
trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng,
nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng
đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học... Có thể thấy
lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn
Kỹ năng lãnh đạo 2
=================================================================
=================================================================
Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
đầu, có khả năng đề xướng hướn đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động
nội bộ.
- Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo”. Lãnh đạo là
động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động.
Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôi khi người
được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo. Vì vậy,
trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo
thật sự.
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ
cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người
khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa. Mọi
người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông
ta.
Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây
ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới là
những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con
người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ.
1.2. Định nghĩa nhà lãnh đạo doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động
của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám
đốc, lãnh đạo phòng có trưởng phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm...Càng
ở vị trí cao, nhà lãnh đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn.
Nhà lãnh đạo thường là người có vị trí dẫn đầu tại cấp độ lãnh đạo mà họ đảm
nhiệm trong doanh nghiệp. Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc
giám đốc. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung
của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Họ duy trì và phát
triển doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu quả
Kỹ năng lãnh đạo 3
=================================================================
=================================================================
Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và hiệu quả lao
động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng…
Khi lãnh đạo một doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thường thực
hiện những hoạt động sau:
* Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch trình để đạt được
mục tiêu đó.
* Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Nhà lãnh đạo tập trung vào
yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới
thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
* Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với hệ
thống bên ngoài.
* Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao: Xây dựng, thực thi chiến
lược, Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, lực của công ty. Kiểm tra, đánh giá mức độ
thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Kỹ năng lãnh đạo 4
=================================================================
=================================================================
Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
Phần 2: Các phẩm chất của một nhà lãnh đạo
2.1. Tự tin:
Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân
mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng.
Sự tự tin là đặc điểm đầu tiên mà mọi người thấy ở bạn. Việc phát huy sự tự tin
luôn là bước khởi đầu để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Hiểu chính bản thân mình và
tin tưởng chắc chắn vào chính mình, vào khả năng của chính mình. Thể hiện sự tự tin
trong khả năng của bạn để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hoặc đáp ứng những thử
thách. Nhưng đừng quá tự tin quá mức vì đây là bước đầu tiên dẫn tới sự kiêu ngạo.
2.2. Tham vọng
Những người lãnh đạo giỏi là những người có cái đầu chứa đầy tham vọng về
quyền lực, những người muốn tạo ra được một cái gì đó còn tồn tại lâu hơn chính bản
thân họ. Điều này khác với mong muốn làm nổi bật bản thân. Tham vọng này tạo ra
một động lực và nỗi ám ảnh không ngừng về việc phải thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ
của mình – đây là những tố chất cần thiết của người lãnh đạo.
2.3. Quyết đoán:
Quyết đoán không phải là độc đoán và quyết đoán cũng không phải là hiếu chiến
hay bắt nạt người khác... Nó chỉ đơn giản là một cách để bạn có thể đứng trên quan
điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời
quyết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác…
Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan
trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Bởi vậy, cho dù những
quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải sẵn sàng chấp nhận điều đó.
Sự do dự, cả nể trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi
tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn.
Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì
hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty.
2.4. Tính kỷ luật
Kỹ năng lãnh đạo 5
=================================================================
=================================================================
Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
Khi nói đến tính kỷ luật, nhiều người cho rằng: người có tính kỷ luật luôn cứng
nhắc và thiếu linh hoạt. Thế nhưng thực ra, kỷ luật là một trong những thuộc tính tích
cực nhất mà con người có được. Người ta cũng đã đưa ra định nghĩa về tính kỷ luật
như sau: "Kỷ luật là sự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa chữa, tạo khuôn nếp, tạo sự
mạnh mẽ hoặc giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn". Tất cả mọi người chúng ta ai cũng
có thể thử nghiệm điều này. Khi tự giác áp dụng kỷ luật với bản thân, chúng ta sẽ nhận
ra rằng mình đang kiểm soát những hành động và cả suy nghĩ của chính mình. Chính
bản thân chúng ta có thể quyết định mình sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào sẽ hoàn
thành những mục tiêu đã đặt ra. Nhà triết học Erich Fromm từng nói: “Không có tính
kỷ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung. Nếu hành động
của chúng ta tùy theo tâm trạng và ý thích của chúng ta thì tất cả những điều đó không
hơn gì một thú tiêu khiển”. Ông còn nói rằng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất
sắc nếu ta không thực hiện những điều chúng ta đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta
hướng tới với tinh thần kỷ luật tự giác cao.
Là một người lãnh đạo, để có thể “lãnh đạo” được người khác, hiển nhiên chúng
ta phải “lãnh đạo bản thân” chúng ta-điều này chỉ thực hiện được khi chúng ta có được
tính kỷ luật trong các hoạt động của bản thân. Nâng cao tính kỷ luật trong mọi hoạt
động sẽ giúp ta sống mạnh mẽ hơn, làm cho mọi người xung quanh nể phục, tin tưởng
vào chúng ta hơn.
2.5. Sự kiên trì
Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó.
Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên
bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.
2.6. Can đảm
2.6.1. Phải biết thừa nhận sai lầm của mình
Dù là người lãnh đạo tài giỏi đi nữa thì đôi khi sai lầm vẫn xảy ra. Những lúc như
vậy người lãnh đạo cần thừa nhận sai lầm của mình một cách khéo léo để không mất đi
cái uy nhưng vẫn giữ được sự chân thành. Khi đó nhân viên sẽ cảm thấy thông cảm với
sếp và nhanh chóng cùng sếp giải quyết khó khăn.
Kỹ năng lãnh đạo 6
=================================================================
=================================================================
Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
Người lãnh đạo không nên quá phụ thuộc vào nhận xét hay đánh giá của nhân
viên để điều chỉnh mình. Cần phải thể hiện rõ vai trò của mình khi đối mặt với các vấn
đề quan trọng sống còn. Điều cốt yếu là tin tưởng vào những điều đúng đắn rồi nhân
viên sẽ tự thấy họ đã không chọn lầm người lãnh đạo.
2.6.2. Chấp nhận thách thức
Người lãnh đạo luôn chấp nhận thách thức, thử thách với hiện thực. Họ tìm kiếm
những hướng đi mới, ngày càng nâng cao quy trình hoạt động của mình, chấp nhận rủi
ro và chấp nhận cả những thất bại.
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên,
nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu
sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ
công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với
thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác
chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng
được giảm bớt.
2.7. Có tầm nhìn xa
Người lãnh đạo có tầm nhìn xa là người tiên liệu được những vấn đề có tính “đón
đầu” trước khi những vấn đề này trở thành “phổ biến” trên thương trường. Họ phải là
người giỏi "thuật tính nước cờ" trong việc vạch chiến lược trên thương trường cho
doanh nghiệp.
Các nhà quản lý phải học! Phải học không ngừng nghỉ trong suốt thời gian đảm
đương vai trò nhà quản lý và trong cả cuộc đời. Việc cập nhật kịp thời những kiến thức
hiện đại và thông tin xã hội, thông tin thương trường liên quan đến công việc kinh
doanh là một đòi hỏi bắt buộc đối với các nhà quản lý trong thế giới phẳng nếu họ
không muốn bị cuộc chơi đào thải.
Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự quyết
đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội có nhiều biến chuyển,
xu thế phát triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược
thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra
Kỹ năng lãnh đạo 7
=================================================================
=================================================================
Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất
khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và
sáng suốt.
2.8. Biết lắng nghe – khiêm tốn
Trên thực tế, lắng nghe là một trong những điều quan trọng nhất mà tất cả các nhà
lãnh đạo đều cần phải có. Khả năng này còn quan trọng hơn các kỹ năng khác mà song
hành với diễn thuyết, phát biểu. Bởi vì lắng nghe chứng tỏ một hình thức tổ chức khá
thuận lợi cho việc phát biểu trước quần chúng. Nếu biết cách lắng nghe thì bạn sẽ nhận
được ý kiến phản hồi từ rất nhiều người mà bạn có thể quan tâm đến trong công việc
hay chính cương vị lãnh đạo mà bạn đang gánh vác.
Dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp lãnh
đạo thể hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên. Đó cũng là
cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới. Biết là thế nhưng
không phải ông sếp nào cũng làm được.
Lắng nghe tích cực
Trước hết, bạn phải hiểu rằng mọi người đều có nhu cầu được lắng nghe, và bạn là
lãnh đạo bạn càng cần phải lắng nghe. Bởi vì, khi bạn lắng nghe tích cực và tham gia
vào câu chuyện thì bạn sẽ biết chuyện gì đang xảy ra, hơn nữa nhân viên của bạn sẽ
không có cảm giác rằng bạn là người cái gì cũng biết và không chịu nghe ai cả. Vậy
làm thế nào để có thể lắng nghe tích cực?
Kỹ năng lắng nghe có thể học hỏi dần dần. Trước hết, bạn hãy khuyến khích nhân
viên của bạn nói. Khi họ kết thúc câu chuyện của họ, bạn đừng vội quay câu chuyện về
phía mình mà t iếp tục câu chuyện của nhân viên bằng ánh mắt, nụ cười, thái độ, nét
mặt của bạn, hỏi những câu hỏi xung quanh câu chuyện mà hai người đang trao đổi. Cử
chỉ thân thiện, ánh mắt nhìn thẳng vào người đang nói chuyện, hay đặt câu hỏi là thể
hiện sự quan tâm của bạn, là cách nghe hiệu quả nhất. Người đối diện sẽ biết rằng bạn
thực sự quan tâm tới những gì mà họ đang trình bày. Rất có thể trong khi họ đang nói
hay đang tranh luận về một vấn đề những ý tưởng chợt loé lên trong đầu bạn, bạn cần
Kỹ năng lãnh đạo 8
=================================================================
=================================================================
Trịnh Bá Trang- Cao học QTKD K6.2
phải kiểm soát được những ý nghĩ này. Tốt nhất là tập trung được 100% vào những gì
mà nhân viên nói, nếu không cũng phải kiểm soát những ý nghĩ trong đầu của bạn. Bạn
có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách nói : "điều đó nghe có vẻ thú vị đấy, hãy nói cho
tôi nghe về vấn đề đó sâu hơn một chút được không, tôi rất quan tâm tới những trình
bày của bạn, nói chuyện với anh lúc nào cũng thú vị, tại sao bạn nghĩ họ sẽ đưa ra
quyết định như vậy?... "
Trở thành người lắng nghe tích cực là bạn đồng thời thể hiện qua lời nói, cử chỉ và
cảm xúc trên khuôn mặt bạn. Bạn không thể nói bạn quan tâm tới câu chuyện của ai đó
mà khuôn mặt bạn căng thẳng và cau có, hay lơ đễnh.
Tuy nhiên lắng nghe tích cực cũng có nghĩa là bạn biết điểm dừng của cuộc nói
chuyện. Một khi bạn đã nổi tiếng là người lắng nghe tích cực thì nhân viên sẽ xếp hàng
dài để trình bày những ý tưởng của họ, thậm chí là đơn giản chỉ cần một người lắng
nghe họ mà thôi. Có nhiều phương pháp để lắng nghe mà vẫn không bị quá tải, không
tiêu tốn nhiều thời gian và không làm ảnh hưởng tới công việc trong bộ phận của bạn.
Bạn có thể nói với nhân viên :
- Cảm ơn anh đã trao đổi vấn đề này với tôi!
- Thật hay là anh đã cho tôi biết điều đó, xin cảm ơn anh!
- Tôi sẽ suy nghĩ về đề xuất của anh và sẽ báo lại với anh sớm nhất có thể.
Đôi khi bạn thấy cấp trên của bạn đang trao đổi với bạn về một vấn đề gì đó, họ
đưa tay đặt lên chiếc điện thoại mặc dù không có tín hiệu cuộc gọi nào cả, hành động
này là một cách nói gián tiếp: "Tôi sẽ phải gọi điện thoại ngay khi bạn rời khỏi văn
phòng của tôi“. Một cách khác là trong quá trình chuyện trò thỉnh thoảng bạn cứ cầm
một tờ giấy lên xem, như vậy cũng ngầm nói với người nhân viên nên kết thúc câu
chuyện, bởi vì lãnh đạo còn có việc khác cần giải quyết.
Cách nữa là bạn có thể kéo ghế và gần như chuẩn bị đứng dậy. Nếu nhân viên quá
nhiệt tình hứng thú với câu chuyện bạn có thể kéo ghế và đứng lên. Hành động này có
vẻ như rất thẳng thắn và hơi bất nhã, song bạn không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu tất
cả các cách trên vẫn chẳng có tác dụng gì, bạn nên nói thẳng với nhân viên của mình:
"Tôi thực sự vui khi trao đổi với anh/chị về