Tiểu luận Phân bố trứng cá - Cá con ở vùng ven bờ đông Tây Nam Bộ

Quy trình thu mẫu được thực hiện theo đúng quy trình thu mẫu ngoài hiện trường của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng. - Phương pháp nghiên cứu trên mặt rộng: Dựa vào các đặc tính sinh thái và quá trình phát triển cá thểcủa một sốloài cá là khi mới nởcá sống ởtầng nước mặt, sau đó chúng chuyển xuống sống ở tầng sát đáy, nên chúng tôi dùng 3 phương pháp thu mẫu đồng thời bằng 3 loại lưới: Lưới kéo tầng mặt, tầng đáy và tầng xiên. - Lưới kéo tầng mặt: Lưới có miệng hình chữ nhật, chiều dài 1m, chiều rộng 0,5m, kích thước mắt lưới 450µm. Lưới được thiết kế hình chóp nón, chiều dài tính từ miệng lưới tới ống đáy là 3m, thu mẫu ớtầng nước 0,5-0m. Lưới được thảcách mạn tàu khoảng 30m và cố định vào mạn tàu. Cho tàu chạy theo hướng ngược sóng, với tốc độkhoảng 2 hải lý/ giờ. Thời gian vớt mẫu tính từkhi lưới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên là 5-10 phút

pdf8 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân bố trứng cá - Cá con ở vùng ven bờ đông Tây Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03/2007 Trường Đại học Nha Trang 52 PHÂN BỐ TRỨNG CÁ - CÁ CON Ở VÙNG VEN BỜ ĐÔNG TÂY NAM BỘ ThS. Phm Quc Huy Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng Báo cáo dựa trên các số liệu và mẫu vật về trứng cá - cá con (TCCC) thu được tại 60 trạm cố định (trong đó có 8 trạm thu mẫu TCCC liên tục ngày đêm, 4 giờ thu mẫu một lần) ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam bộ, bao phủ từ 08015 đến 11000 vĩ độ Bắc và 103050 đến 108030 kinh độ Đông. Độ sâu thu mẫu dao động từ 4 -30m. Phương tiện thu mẫu là tàu cá ngư dân BV 7603 TS, từ ngày 05/03 đến ngày 03/04/2007. Sử dụng 3 kiểu lưới là: lưới kéo tầng mặt, tầng xiên và tầng đáy để thu mẫu. Tổng số đã thu được 37.466 trứng cá (TC) và 23.649 cá con (CC). TC thu được ở tầng mặt cao hơn ở tầng đáy, ở vùng biển có độ sâu < 20m cao hơn ở vùng biển có độ sâu 20 - 30m và ngược lại đối với CC. TCCC thu được vào ban đêm thường nhiều hơn vào ban ngày. Đàn cá bố mẹ thường đi đẻ vào thời gian từ gần nửa đêm tới sáng. Xu thế phân bố TCCC giữa 3 tầng nước là tương đối giống nhau. Tuy nhiên, phân bố mật độ giữa 3 tầng nước có khác nhau. Tầng mặt thường xuyên có mật độ dày nhất, sau đó là tầng đáy và thấp nhất là tầng xiên. TCCC chủ yếu tập trung ở vùng ven bờ, cửa sông và xung quang các đảo. 1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu giai đoạn phát triển sớm của cá có vị trí quan trọng trong ngư loại học, từ những tài liệu về thành phần và số lượng của chúng có thể tìm hiểu được thành phần khu hệ, xác định bãi đẻ, mùa vụ sinh sản và biến động lượng bổ sung. Mặt khác, nó còn là nhân tố quan trọng cho việc phát hiện nguồn giống, quy hoạch và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản [2, 3]. Khá nhiều lĩnh vực liên quan đến TCCC đang được quan tâm nghiên cứu như đa dạng loài, đánh giá nguồn lợi, phân loại học, đa dạng nguồn gen; đặc điểm sinh học như cấu trúc tuổi, chuỗi thức ăn, vòng đời, các đặc điểm sinh sản, dinh dưỡng, sự di cư, sự phát triển của cá thể; cấu trúc quần thể, mối quan hệ giữa chúng với các quần xã khác; môi trường sống và sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới sự phát triển của chúng; nghiên cứu chuyên sâu về những loài đặc sản và sinh sản nhân tạo nhằm hỗ trợ cho việc khôi phục số lượng các loài cá có giá trị về khoa học và kinh tế [1, 5]. Việc vắng mặt hầu như hoàn toàn của một số loài cá đặc sản vốn ở vùng nước ven bờ đang là thực trạng cần xem xét và đánh giá [4]. Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng phân bố và sự biến động của TCCC, điều kiện môi trường và các ngư cụ ảnh hưởng đến nguồn lợi TCCC ở vùng biển ven bờ cần được đặt ra, nhằm góp phần rất quan trọng cho việc quy hoạch, định hướng phát triển các ngành nghề khai thác cho phù hợp với lợi ích bền vững của nguồn lợi đầy tiềm năng này. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động nghiên cứu về hiện trạng và vai trò của TCCC, nhằm tăng cường ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi sinh vật ở vùng biển ven bờ nói chung và TCCC nói riêng. Từ nguồn số liệu của Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá - cá con và ấu trùng tôm - tôm con ở ven bờ Đông Tây Nam Bộ” phân bố mật độ TCCC ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ, sẽ được trình bày trong báo cáo này. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03/2007 Trường Đại học Nha Trang 53 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đi tng và vt liu nghiên cu Đối tượng nghiên cứu là TCCC ở vùng ven bờ Đông Tây Nam Bộ thu được qua chuyến khảo sát tháng 3-4 năm 2007 của đề tài. 2.2. Phơng pháp nghiên cu Quy trình thu mẫu được thực hiện theo đúng quy trình thu mẫu ngoài hiện trường của Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng. - Phương pháp nghiên cứu trên mặt rộng: Dựa vào các đặc tính sinh thái và quá trình phát triển cá thể của một số loài cá là khi mới nở cá sống ở tầng nước mặt, sau đó chúng chuyển xuống sống ở tầng sát đáy, nên chúng tôi dùng 3 phương pháp thu mẫu đồng thời bằng 3 loại lưới: Lưới kéo tầng mặt, tầng đáy và tầng xiên. - Lưới kéo tầng mặt: Lưới có miệng hình chữ nhật, chiều dài 1m, chiều rộng 0,5m, kích thước mắt lưới 450µm. Lưới được thiết kế hình chóp nón, chiều dài tính từ miệng lưới tới ống đáy là 3m, thu mẫu ớ tầng nước 0,5-0m. Lưới được thả cách mạn tàu khoảng 30m và cố định vào mạn tàu. Cho tàu chạy theo hướng ngược sóng, với tốc độ khoảng 2 hải lý/ giờ. Thời gian vớt mẫu tính từ khi lưới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên là 5-10 phút. - Lưới kéo xiên: Lưới có miệng hình tròn, đường kính 0,8m. Lưới có cấu tạo giống như lưới kéo tầng mặt. Khi thu mẫu lưới được thả theo phương thẳng đứng, sao cho miệng lưới vừa chạm đáy, tốc độ kéo khoảng 1m/giây. - Lưới kéo tầng đáy: Lưới có hình chữ nhật, chiều dài 1,00m, chiều rộng 0,75m, kích thước mắt lưới 2a = 1mm. Lưới được thiết kế hình chóp nón. Lưới được thả ở phía sau tàu, chiều dài dây thả tùy thuộc vào độ sâu nơi thu mẫu. Cho tàu chạy theo hướng ngược sóng, với tốc độ khoảng 2 hải lý/ giờ. Thời gian thu mẫu tính từ khi lưới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên là 5-10 phút. Lưới cho phép thu được cá và tôm con ở giai đoạn hậu ấu trùng (postlarvae) và con non (juvenile). - Phương pháp thu mẫu theo nhịp điệu thời gian: Các trạm nghiên cứu theo nhịp điệu thời gian đối với TCCC, được xác định là các trạm đại diện và đặc trưng cho khu vực nghiên cứu bao gồm 08 trạm (04 trạm ở dải độ sâu < 20m nước và 04 trạm ở dải độ sâu từ 20-30m nước), việc thu mẫu được tiến hành liên tục trong 24 giờ, 04 giờ thu mẫu một lần (Hình 1). - Phương pháp phân tích và bảo quản mẫu: Các giai đoạn phát triển của TCCC được xác định theo Rass T. S (1965). Số lượng TCCC được tính trên 1000m3 nước biển và mẫu vật được bảo quản trong dung dịch formalin 5-7%. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03/2007 Trường Đại học Nha Trang 54 Hình 1. Sơ đồ trạm vị khảo sát ở vùng ven bờ Đông Tây nam bộ tháng 3 năm 2007 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. S lng TCCC Đối với TC: Đã xác định được 18% tổng số TC thu được. Trong đó, họ cá Trỏng - Engraulidae có số lượng nhiều nhất (2.289 TC-6,1% tổng số). Tiếp đó là các họ cá Bơn lưỡi - Cynoglossidae (2.152 TC-5,7% tổng số); họ cá Mối - Synodontidae (980 TC-2,4% tổng số); họ cá Trích - Clupeidae (598 TC- 1,6% tổng số); họ cá Hố - Trichiuridae (441 TC-1,2% tổng số)... So sánh số lượng TC ở hai vùng biển Đông và Tây Nam Bộ cho thấy: Họ cá Trỏng, tỷ lệ TC thu được ở vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ chênh lệch nhau không nhiều. Nhưng các họ cá Bơn lưỡi, cá Mối, cá Trích thì tỷ lệ TC thu được ở vùng biển Đông Nam Bộ lại cao hơn so với vùng biển Tây Nam Bộ và ngược lại đối với họ cá Hố ở vùng biển Tây Nam Bộ lại cao hơn vùng biển Đông Nam Bộ. Số lượng TC thu được ở vùng biển có độ sâu < 20m, cao hơn ở vùng biển có độ sâu từ 20 đến 30m (20.720TC, chiếm 55,3% tổng số và 16.461TC, chiếm 44,7% tổng số). Ở cả hai độ sâu số lượng TC thu được bằng lưới kéo tầng mặt lại nhiều hơn số lượng TC thu được ở lưới kéo tầng xiên và tầng đáy (Bảng 1). Bảng 1. Số lượng và tỉ lệ % của TCCC theo dải độ sâu < 20m 20 - 30m Số lượng % so với tổng số Số lượng % so với tổng số Lưới thu mẫu TC CC TC CC TC CC TC CC Kéo đáy 9.058 7.094 43,72 75,01 5.288 8.820 31,58 61,28 Thẳng đứng 343 139 1,65 1,47 1.138 439 6,80 3,05 Tầng mặt 11.319 2.224 54,63 23,52 10.320 5.133 61,63 35,67 Tổng: 20.720 9.457 100,00 100,00 16.746 14.392 100,00 100,00 Tây Nam bộ Đông Nam bộ Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03/2007 Trường Đại học Nha Trang 55 Đối với CC: Đã xác định được 99% tổng số mẫu thu được. Trong đó, họ cá Bống trắng - Gobiidae thu được số lượng nhiều nhất (4.292 CC-18,0% tổng số). Tiếp theo là các họ cá Đàn lia - Callionymidae (4.194 CC- 17,6% tổng số); họ cá Đù - Sciaenidae (2.266 CC-9,5% tổng số); họ cá Liệt - Leiognathidae (2.090 CC-8,8% tổng số); họ cá Trỏng - Engraulidae (1.606 CC-6,7% tổng số); họ cá Khế - Carangidae (1.573 CC-6,6% tổng số); họ cá Trích - Clupeidae, (1.151 CC-4,8% tổng số); họ cá Tuyết tê giác - Bregmacerostidae (1.038 CC-4,4% tổng số); họ cá Chai - Platycephalidae (719 CC-3,0% tổng số); họ cá Phèn - Mullidae (655 CC- 2,8% tổng số); họ cá Căng - Teraponidae (650 CC-2,7% tổng số); họ cá Sơn - Apogonidae (565 CC-2,4% tổng số); họ cá Bơn lưỡi - Cynoglossidae (476 CC-2,0% tổng số); họ cá Bò một gai - Monacanthidae (354 CC-1,5% tổng số); họ cá Thu Ngừ - Scombridae (352CC-1,5% tổng số)... Các họ cá Đàn lia, cá Khế, cá Trích thì tỷ lệ CC thu được ở vùng biển Đông Nam Bộ thường cao hơn ở vùng biển Tây Nam Bộ, và ngược lại với các họ cá Bống trắng, cá Đù, cá Trỏng, cá Tuyết tê giác thì tỷ lệ CC thu được ở vùng biển Tây Nam Bộ lại cao hơn ở vùng biển Đông Nam Bộ; các họ cá còn lại, tỷ lệ CC thu được ở vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ là tương đương nhau. Số lượng CC thu được ở vùng biển có độ sâu < 20m lại thấp hơn ở vùng biển có độ sâu từ 20 đến 30m (9.457CC, chiếm 39,7% tổng số, và 14.392CC, chiếm 60,6% tổng số). Điều này phù hợp với phân bố chung: vùng biển gần bờ TC thường có phân bố mật độ tập trung hơn vùng biển xa bờ, còn đối với CC thì quy luật này có xu hướng ngược lại (Bảng 1). 3.2. Phân b mt đ TCCC Xu thế phân bố TCCC trong tháng 3-4 năm 2007 là rải rác khắp vùng. Tuy nhiên, vùng biển gần bờ, nơi có các cửa sông đổ ra và xung quanh các đảo lớn thường có mật độ TCCC phân bố dày hơn vùng biển xa bờ. Đối với TC: Tập trung chủ yếu ở vùng ven bờ, gần cửa sông và quanh các đảo lớn. Ở tầng mặt, mật độ TC phân bố dày hơn cả, có trạm mật độ TC đạt tới 43.782 TC/1000m3 nước biển; sau đó là tầng đáy, mật độ đạt tới 26.338 TC/1000m3 nước biển và tầng xiên mật độ cũng đạt tới 20.058 TC/1000m3 nước biển (Hình 2, 3, 4). Đối với CC: Xu thế phân bố CC ở tầng đáy, tầng xiên và tầng mặt cũng rất giống nhau và cũng trùng với xu thế phân bố TCCC chung. Tuy nhiên, những vùng biển có mật độ phân bố CC tập trung so với TC thì ra xa bờ hơn. So với TC, phân bố mật độ CC thấp hơn nhiều lần (khoảng 5 đến 9 lần). Ở tầng mặt, mật độ CC phân bố dày hơn cả, có những trạm mật độ CC đạt tới 5.873 CC/1000m3 nước biển, sau đó là tầng xiên, mật độ đạt 3.654 CC/1000m3 nước biển, và tầng đáy có mật độ CC thấp nhất, khoảng 2.782 CC/1000m3 nước biển (Hình 5, 6, 7). Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03/2007 Trường Đại học Nha Trang 56 Hình 2. Phân bố mật độ TC ở tầng đáy Hình 3. Phân bố mật độ TC tầng xiên Hình 4. Phân bố mật độ TC ở tầng mặt Hình 5. Phân bố mật độ CC ở tầng đáy Hình 6. Phân bố mật độ CC ở tầng xiên Hình 7. Phân bố mật độ CC ở tầng mặt 3.3. Phân b mt đ TCCC theo nh p điu th i gian Qua phân tích thành phần loài theo nhịp điệu ngày - đêm, cho thấy: Tỷ lệ TC chết tự nhiên (CTN) rất cao, chiếm trên 50% tổng số TC thu được, đối với cả ba tầng nước. Số lượng TC thu được nhiều hơn vào thời điểm từ 22 giờ đến 06 giờ ngày hôm sau. Tỷ lệ TC thu được ở giai đoạn I và II với số lượng lớn, thường xảy ra vào thời điểm 22 giờ đến 02 giờ ngày hôm sau, đối với giai đoạn III thường xảy ra vào thời điểm từ 06 giờ đến 10 giờ. Từ đó có thể suy đoán rằng: Đàn cá bố mẹ thường đi đẻ vào thời Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03/2007 Trường Đại học Nha Trang 57 điểm gần nửa đêm kéo dài đến sáng. Số lượng CC thu được bằng cả 3 loại lưới, vào ban đêm thường cao hơn vào ban ngày, nhưng TC thì ngược lại ban ngày lại nhiều hơn ban đêm (Bảng 2). Bảng 2. Tỉ lệ % ở các giai đoạn của TCCC theo thời gian, tháng 3-4 năm 2007 Giai đoạn phát triển của trứng cá Giai đoạn của cá con Tầng thu mẫu Thời gian CTN I II III IV Cá bột Cá hương Cá con Ngày 36,48 1,19 6,58 17,74 - 39,30 1,19 0,11 Đêm 25,14 6,88 5,43 0,56 - 54,27 4,60 0,54 Tầng đáy Tỉ lệ: Ngày/Đêm : 0,62/0,38 Ngày/Đêm : 0,41/0,59 Ngày 27,27 0,30 1,00 25,37 1,60 24,12 - - Đêm 21,58 0,90 18,08 3,40 - 75,49 0,39 - Tầng xiên Tỉ lệ: Ngày/Đêm : 0,56/0,44 Ngày/Đêm : 0,24/0,76 Ngày 22,50 0,02 0,84 27,97 0,02 18,19 1,65 0,05 Đêm 37,02 5,08 6,47 0,08 - 77,88 1,83 0,41 Tầng mặt Tỉ lệ: Ngày/Đêm : 0,51/0,49 Ngày/Đêm : 0,20/0,80 (Chú thích: Ngày: từ 6 giờ đến 17 giờ ; Đêm : từ 18 giờ đến 5 giờ) Hình 8. TC tầng đáy theo ngày - đêm Hình 9. CC tầng đáy theo ngày - đêm Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03/2007 Trường Đại học Nha Trang 58 Hình 10. TC tầng xiên theo ngày - đêm Hình 11. CC tầng xiên theo ngày - đêm Hình 12. TC tầng mặt theo ngày - đêm Hình 13. CC tầng mặt theo ngày - đêm Từ hình 8, 9, 10, 11, 12 và 13 cho thấy: Nhìn chung số lượng TCCC thu được vào ban ngày thường ít hơn vào ban đêm, đặc biệt đối với những trạm ven bờ và phía Mũi Cà Mau. Tuy nhiên, tại trạm số 45 ở vùng biển Tây Nam Bộ, số lượng TC có xu hướng ngược lại với xu hướng chung là cao vào ban ngày và ít vào ban đêm. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Đối với TC: Họ cá Trỏng - Engraulidae thu được số lượng nhiều nhất. Sau đó là các họ cá Bơn lưỡi - Cynoglossidae; họ cá Mối - Synodontidae; họ cá Trích - Clupeidae; họ cá Hố - Trichiuridae… 4.2. Đối với CC: Họ cá Bống trắng - Gobiidae thu được số lượng nhiều nhất. Sau đó là các họ cá Đàn lia - Callionymidae; họ cá Đù - Sciaenidae; họ cá Liệt - Leiognathidae; họ cá Trỏng - Engraulidae; họ cá Khế - Carangidae; họ cá Trích - Clupeidae; họ cá Tuyết tê giác - Bregmacerostidae; họ cá Chai - Platycephalidae; họ cá Phèn - Mullidae; họ cá Căng - Teraponidae; họ cá Sơn - Apogonidae; họ cá Bơn lưỡi - Cynoglossidae; họ cá Bò một gai - Monacanthidae; họ cá Thu Ngừ - Scombridae... 4.3. TC thu được ở tầng mặt thường cao hơn ở tầng đáy và ngược lại đối với CC. 4.4. TC thu được ở vùng biển có độ sâu < 20m thường cao hơn ở vùng biển có độ sâu từ 20 - 30m và ngược lại đối với CC. 4.5. TCCC thu được vào ban đêm thường nhiều hơn vào ban ngày. Đàn cá bố mẹ thường đi đẻ vào thời gian từ gần nửa đêm và kéo dài tới sáng. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 03/2007 Trường Đại học Nha Trang 59 4.6. Xu thế phân bố TCCC giữa 3 tầng nước là tương đối giống nhau, nhưng phân bố mật độ giữa 3 tầng nước có khác nhau. Tầng mặt thường xuyên có mật độ dày nhất, sau đó là tầng đáy và thấp nhất là tầng xiên. 4.7. TC phân bố gần bờ hơn, còn CC phân bố ra xa bờ hơn một chút. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Văn Nguyên, 1999, Thành phần, mật độ và phân bố trứng cá - cá con ở vùng biển Việt Nam thu trên tàu M,V SEAFDEC, Báo cáo khoa học, Viện Nghiên cứu Hải sản 2. Nguyễn Hữu Phụng, 1991, Trứng cá cá con ở vùng biển Việt Nam; Tuyển tập nghiên cứu biển, Tập III, trang 5-20, Viện Hải Dương học Nha Trang. 3. Nguyễn Hữu Phụng, 1994, Trứng cá cá con ở vùng biển Việt Nam, Chuyên khảo biển Việt Nam, tập IV, phần 1, trang 55-68, Viện Hải Dương học Nha Trang. 4. Nguyễn Thị Thu, 1985, Tình hình trứng cá - cá bột đầm nước lợ Hải Phòng - Quảng Yên, Báo cáo chuyên đề, Phân Viện Hải Dương Học tại Hải Phòng. 5. Yoshinobu Konishi and ect, 2005, Recruiment processes of jack mackerel (Trachurus japonicus) in the East China Sea (ECS) in relation to enviromental conditions, Southaest Asean Fisheries Development Center (SEAFDEC). ABSTRACT This report based on fish egg and larvae data collected from 60 stations (including 8 day - night stations with sampling frequency of every 4 hours) in near shore East - West of Southern seawaters, from 08015-11000 N and 103050-10803 E, at the depth of 4 to 30 m. The survey was executed on board the vessel named BV7603TS of a fisherman in Vung Tau from March - April, 2007. Fish egg and larvae samples collected by three types of net: surface, vertical and bottom nets. Total number of sampled fish eggs and larvae were 37,466 and 23,694, respectively. The quantity of fish eggs collected in surface is observed larger than the one collected from bottom; and at the depth of less than 20 m is larger than at 20-30m. This is contrary to the observations of larvae. The quantity of fish egg and larvae collected at nighttime was observed larger than at daytime. This shows the fact that the adult fish join the reproducing in the time from midnight to early morning. Fish eggs and larvae at three water levels are observed similar in the trend of distribution but different in density. The density of fish egg and larvae was observed most dominant at surface, followed by the one at bottom, and then vertical level. The density of fish egg and larvae in inshore, estuary and around of islands was observed higher than that in offshore.
Luận văn liên quan