Tiểu luận Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn

- Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các sản phầm may mặc - Dịch vụ chính: + Góp vốn, liên doanh liên kết, đầu tư bất động sản: Góp vốn đầu tư xây dựng và khai thác Trung tâm Giải trí Thương mại và Văn phòng cho thuê tại 107 – 107bis Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp HCM thông qua Công ty TNHH Đại thế Giới; Góp vốn đầu tư kinh doanh Cụm Công nghiệp thông qua Cty liên kết CP Phú Mỹ. + Dịch vụ quản lý doanh nghiệp: quản lý, hỗ trợ sản xuất, quản lý lao động và quản lý tài chánh cho các công ty nước ngoài đang đầu tư sản xuất tại Tp. HCM. + Dịch vụ khai thuế Hải Quan và giao nhận xuất nhập khẩu. + Đầu tư tài chính: Thông qua việc mua cổ phiếu khi doanh nghiệp cổ phần hoá. + Giặt tẩy

pdf28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11456 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN MCK: GMC GVHD: TS. Ngô Quang Huân HVTH: Nguyễn Hồng Phúc Lớp: QTKD – K21 - Đêm 2 Mã CK: GMC (STT bảng CK: 34 + 60 = 94) TpHCM, Tháng 04/2013 1 MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY......................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. Một số thông tin cơ bản: ................................................................................................................ 2 1.2. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty: ................................................................................... 2 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển: ................................................................................................ 2 1.4. Vị thế công ty: ............................................................................................................................... 3 1.5. Chiến lược phát triển và đầu tư: ..................................................................................................... 6 PHẦN 2: PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH ............................................................................................. 7 2.1. Phân tích tỷ lệ: .............................................................................................................................. 7 2.1.1. Phân tích đánh giá khả năng thanh toán: .................................................................................. 7 2.1.2. Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động: ........................................................................ 8 2.1.3. Phân tích các tỷ lệ tài trợ: ........................................................................................................ 9 2.1.4. Phân tích các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi: ...................................................................... 11 2.1.5. Phân tích các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường:............................................................... 13 2.2. Phân tích cơ cấu: ......................................................................................................................... 14 2.2.1. Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán: .................................................................................. 14 2.2.2. Phân tích cơ cấu báo cáo lời lỗ: ............................................................................................. 17 2.3. Phân tích chỉ số Z: ....................................................................................................................... 19 2.5. Phân tích đòn bảy tài chính ......................................................................................................... 20 2.6. Phân tích hoàn vốn ...................................................................................................................... 21 PHẦN 3: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN ................................................................................................. 22 3.1. Các thông số đánh giá theo góc độ thị trường: ............................................................................... 22 3.2. Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E: ................................................................................................ 22 3.3 . Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập .................................................. 23 3.4. Định giá cổ phiếu theo EVA: ........................................................................................................ 24 PHẦN 4: LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ.................................................................................................... 25 2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1.1. Một số thông tin cơ bản: GARMEX SAIGON - SAIGON GARMENT MANUFACTURING TRADE JSC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN Văn phòng Công ty tại số 236/7 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Quận Gò Vấp,Thành phố Hồ Chí Minh Mã chứng khoán: GMC (HOSE) Điện thoại: +84-(0)8-984.48.22 Fax: +84-(0)8-984.47.46 Email: gmsg@hcm.fpt.vn Website: 1.2. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty: - Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các sản phầm may mặc - Dịch vụ chính: + Góp vốn, liên doanh liên kết, đầu tư bất động sản: Góp vốn đầu tư xây dựng và khai thác Trung tâm Giải trí Thương mại và Văn phòng cho thuê tại 107 – 107bis Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp HCM thông qua Công ty TNHH Đại thế Giới; Góp vốn đầu tư kinh doanh Cụm Công nghiệp thông qua Cty liên kết CP Phú Mỹ. + Dịch vụ quản lý doanh nghiệp: quản lý, hỗ trợ sản xuất, quản lý lao động và quản lý tài chánh cho các công ty nước ngoài đang đầu tư sản xuất tại Tp. HCM. + Dịch vụ khai thuế Hải Quan và giao nhận xuất nhập khẩu. + Đầu tư tài chính: Thông qua việc mua cổ phiếu khi doanh nghiệp cổ phần hoá. + Giặt tẩy 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Sản Xuất Thương Mại May Sài Gòn tiền thân là Công ty Sản Xuất-Xuất Nhập Khẩu May Sài Gòn (Garmex Saigon JS) thành lập năm 1993 từ việc tổ chức lại Liên hiệp xí nghiệp May Thành phố HCM. - Ngày 05/05/2003, công ty được chuyển đổi sang hình thức cổ phần theo quyết định số 1663/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ chí Minh và được Sở Kế họach và Đầu tư Thành phố Hồ chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002036 ngày 07/01/2004; và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 21/09/2005. 3 - Ngày 07/01/2004, công ty được thành lập và chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần (trong đó có 10% là vốn cổ đông Nhà Nước) - Ngày 19/12/2005, công ty tham gia đấu giá mua 17,49% vốn điều lệ (7,2 tỷ đồng) của Công ty Cp TMXNK quận 8 và được HĐQT Công ty Cp TMXNK quận 8 phân công làm Giám đốc công ty. - Ngày 15/06/2005, đạt chứng nhận ISO 9001:2000 theo đánh giá của tổ chức Quarcert. - Ngày 09/12/2005 trở thành thành viên liên kết với Công ty Dệt May Gia Định (hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con) theo quyết định số 6231/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh. - Ngày 12/8/2006, Công ty Cổ phần Phú Mỹ (thành viên liên kết) đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm CN – TTCN Hắc Dịch và dự kiến sẽ giao đất cho các nhà đầu tư xây xưởng vào cuối năm 2006. -Ngày 06/12/2006 Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép số 101/GPNY cho phép Công ty Cổ Phần SX-TM May Sài Gòn ñược niêm yết cổ phiếu phổ thông tại Sở Giao dịch Chứng khóan TP.HCM kể từ ngày 06/12/2006. Ngày giao dịch ñầu tiên của cổ phiếu GMC tại Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM là ngày 22/12/2006. 1.4. Vị thế công ty: - So với các doanh nghiệp trong ngành Dệt may, hoạt động kinh doanh của Garmex Saigon Js có một số lợi thế với kênh phân phối là thị trường trung cao cấp và đã đươc uỷ quyền sản xuất sản phẩm có thương hiệu tiêu biểu là: Nike, Nautica, Haggar, JC Penny, Quechua, Champion, Elleses, Northface, Estivo, Otto, Bon – prix, Tribord v.v… để xuất khẩu sang các nước Nhật, Mỹ, Châu Âu. - Để nhận được sự uỷ quyền từ những công ty có đẳng cấp, Công ty ngoài việc thường xuyên cải tiến công tác quản lý, điều hành để nâng cao năng suất lao động còn phải chú trọng chăm sóc điều kiện làm việc của người lao động, đồng thời công ty phải thoả các điều kiện về giá cả, chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng, dịch vụ hậu mãi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chính sách đối với người lao động. Nhờ tích cực điều chỉnh theo thông lệ quốc tế mà công ty đã tạo được nguồn khách hàng phong phú, chuyên môn hoá được sản xuất, đã được tổ chức Quacert cấp chứng nhận ISO:9001 – 2000 và Hiệp hội dệt may Việt nam kết hợp Thời báo kinh tế Sài Gòn bình chọn là doanh nghiệp tiêu biểu năm 2006, khách hàng NIKE hai năm liên tục tặng cúp “NIKE QUẢN LÝ TOÀN DIỆN” 2004 4 – 2005, riêng quý 3/2006 khách hàng NIKE đánh giá chất lượng nhà máy tuyệt đối 100% khi giao hàng. - Ngoài ra để chuẩn bị cho hội nhập, Công ty đã tích cực xây dựng bộ máy để chuyển đổi phương thức kinh doanh phù hợp tập quán các công ty xuyên quốc gia là “Mua nguyên liệu – bán thành phẩm”. Phương thức FOB giúp Công ty tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, đem lại tỷ suất lợi nhuận cao gấp 4 lần so với gia công. Sản xuất theo phương thức FOB hiện nay chiếm 30% năng lực sản xuất của công ty nhưng đạt hơn 60% doanh thu, 80% lợi nhuận. Năm 2003, doanh thu FOB chỉ đạt 5 tỷ đồng thì đến thời điểm hiện nay đã đạt khoảng 120 tỷ đồng. PHÂN TÍCH PORTER’S FIVE FORCES 5 PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH ĐIỂM MẠNH • Sở hữu một lực lượng nhân công giá rẻ, được thừa nhận là có kỹ năng và tay nghề cao. Mức thu nhập bình quân của lao động Dệt may Việt Nam hiện nay thấp hơn một chút so với con số tương đương của Trung Quốc. Điều nay góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Dệt may của Việt Nam. • Chính phủ Việt Nam có những biện pháp ưu tiên phát triển ngành Dệt may như ưu đãi đầu tư FDI hay miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu thô với mục đích sản xuất các sản phẩm may tái xuất khẩu trong vòng 3-4 tháng. • Sản phẩm may mặc của Việt Nam đã thiết lập được chỗ đứng trên thị trường thế giới và được các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản chấp nhận. ĐIỂM YẾU • Năng lực sản xuất nguyên liệu đầu vào và phụ trợ còn yếu, không đáp ứng được nhu cầu của ngành may mặc. Do đó, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm Dệt may của Việt Nam còn rất cao và phụ thuộc lớn vào điều kiện thị trường thế giới về nguyên liệu. Nếu tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm may mặc của Việt Nam chỉ đạt khoảng 30% thì con số này của Trung Quốc đã đạt đến 90%. Đây là yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh tương đối của sản phẩm may mặc Việt Nam với sản phẩm của Trung Quốc. • Chất lượng nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam chưa đạt được chất lượng yêu cầu, đồng thời giá thành cao hơn nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó sản phẩm của ngành không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc. CƠ HỘI • Triển vọng kinh tế thế giới về dài hạn có xu hướng cải thiện làm tăng nhu cầu sản phẩm Dệt may nói chung cũng như nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cao cấp nói riêng. • Việc chuyên môn hóa trong sản xuất các sản phẩm Dệt may giữa các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tăng tỷ lệ lợi nhuận. • Gia nhập SAFSA được kỳ vọng tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. • Các thị trường mới như Trung Đông và Nga đang được thử nghiệm và hứa hẹn các cơ hội kinh doanh mới cho ngành Dệt may Việt Nam. 6 THÁCH THỨC • Ngành Dệt may Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh trên thị trường nội địa từ các sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái lan. • Trên thị trường thế giới, Trung Quốc cũng là một đối thủ có sự cạnh tranh rất lớn mà Việt Nam rất khó có thể vượt qua. Trong khi đó, một số đối thủ cạnh tranh đang nổi lên với lợi thế giá nhân công ở mức thấp hơn Việt Nam như Campuchia, Lào, Myanmar có thể sẽ đe dọa thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới. • Xu hướng tăng cường bảo hộ mậu dịch, đặc biệt tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như Mỹ và EU có thể sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngành. 1.5. Chiến lược phát triển và đầu tư: - Khai thác mọi cơ hội để tạo nguồn khách hàng phong phú, ổn định, hiệu quả và đa dạng về thị trường cũng như chuyên môn hoá sản phẩm trên cơ sở phát huy tối ưu nguồn lực của công ty để thiết lập qui mô sản xuất thích hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thường trường quốc tế với mức tăng trưởng sản xuất bình quân 12%/năm . - Vận dụng chính sách tái cơ cấu kinh tế của Tp HCM để xây dựng chương trình chuyển đổi mục đích sử dụng các cơ sở sản xuất của công ty trong khu vực nội thành nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất và tăng tích luỹ đầu tư. - Hệ quả 2 mục tiêu trên là Công ty hình thành được một bộ máy hoạt động chuyên nghiệp, thích hợp với tiến độ phát triển sản xuất kinh doanh của công ty và qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo. - Nhằm phục vụ phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh đến 2008, Công ty đã thành lập Ban quản lý dự án và phát triển dịch vụ để khai thác lợi thế nhà xưởng, xúc tiến kinh doanh trên lĩnh vực bất động sản và dịch vụ cung ứng khách hàng nước ngoài khi hội nhập qua các dự án cụ thể, tạo điều kiện cho công ty phát triển kinh doanh trên lĩnh vực mới. - Phấn đấu đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân 15%/năm. Cụ thể đến năm 2013, doanh số công ty về hàng may mặc sẽ ≥ 600 tỷ/năm. Lợi nhuận trước thuế bình quân đạt 5% doanh thu sản xuất. Cổ tức 10 - 15%/năm - Tái cơ cấu lại sản xuất theo hướng tập trung hóa và nâng cao năng lực sản xuất, để đến 2013 công ty sẽ đạt doanh thu sản xuất hàng may mặc trên 600 tỷ/năm. - Xúc tiến hợp tác khai thác quỹ đất công ty sau khi sắp xếp lại sản xuất. Cụ thể năm 2011 7 phải tiến hành khởi công dự án 213 Hồng Bàng, sau khi hợp đồng hợp tác kinh doanh với Bệnh viện đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh chấm dứt vào cuối năm 2010 PHẦN 2: PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2.1. Phân tích tỷ lệ: 2.1.1. Phân tích đánh giá khả năng thanh toán:  Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tỷ số thanh toán hiện hành 136% 123% 124% 117% Tỷ số thanh toán hiện hành TB ngành 151% 156% 140% Tỷ số thanh toán nhanh 74% 71% 57% 58% Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) Trung bình ngành 91% 85% 70% Tỷ số thanh toán hiện hành : Tỷ lệ thanh toán hiện hành cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của GMC có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của GMC giảm từ 136% của năm 2009 xuống 117% năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể, tài sản ngắn hạn của GMC từ năm 2009 đến 2012 tăng gần 182.62% nhưng nợ ngắn hạn lại tăng gần 227.13% nên khả năng thanh toán giảm xuống 8 Có thể thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của GMC ở mức thấp hơn trung bình ngành, tuy nhiên vẫn đạt hơn giá trị > 1. Tức là vẫn có khả năng thanh toán tốt. Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) : là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn trừ đi giá trị hàng tồn kho và giá trị nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn của GMC có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn thanh khoản cao có thể huy động ngay để thanh toán. Khả năng thanh toán nhanh của GMC giảm từ năm 2009 đến năm 2012từ mức 74% xuống còn 58%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn cao lên đến 227.13% , trong khi đó chỉ số hàng tồn kho tăng 187.6% từ năm 2009 đến 2012. Chúng ta cũng thấy rằng, khả năng thanh toán nhanh của GMC đạt ở mức thấp so với TB ngành. 2.1.2. Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động: Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Kỳ thu tiền bình quân 37.89 54.57 46.66 44.49 Vòng quay hàng tồn kho 5.51 6.69 5.51 5.42 Vòng quay tổng tài sản 178.39% 235.64% 245.05% 245.63% Vòng quay tổng tài sản Trung bình ngành 89% 100% 106%  a. Kỳ thu tiền bình quân : dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để GMC có thể thu hồi được khoản phải thu. 9 - Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 kỳ thu tiền bình quân là 37.89 ngày/năm, trong đó tăng lên 54.57 ngày/năm trong năm 2010 và có hướng giảm xuống 44.49 ngày/năm trong năm 2012. Như vậy, tốc độ vòng quay khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 2010 đến 2012 làm hạn chế được tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng. Một dấu hiệu của việc sử dụng vốn tốt hơn có hiệu quả hơn. b. Vòng quay tồn kho : Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu và ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày - Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 quay được 5.51 vòng/ năm, và tăng ở năm 2010 là 6.69 vòng/năm và có xu hướng giảm xuống ở 2011, 2012 lần lượt là 5.51, 5.42 vòng/năm. Như vậy, tốc độ vòng quay tồn kho hầu như không thay đổi nhiều qua các năm. Điều này cho thấy tốc độ quay vòng tồn kho của công ty khá nhanh. Tuy nhiên tỷ lệ giảm dần là khá tốt. c. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) : tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của GMC tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. - Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 mỗi đồng tài sản tạo ra được 1.7839 đồng doanh thu, tương tự vậy cho năm 2010, 2011, 2012 là 2.3564 và 2.4505 và 2.4563 đồng. Như vậy, hiệu quả sử dụng tổng tài sản có sự tăng trưởng về mặt thời gian. Tuy nhiên khi nhìn trong hiệu quả sử dụng tài sản trong ngành, thì GMC có con số ấn tượng, tăng gấp đôi so với chỉ số của ngành. Điều này cho thấy mỗi đồng vốn tài sản sẽ tạo ra được đồng doanh thu cao so với tài sản mang lại. 2.1.3. Phân tích các tỷ lệ tài trợ: Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tỷ số nợ / Tổng tài sản 0.42 0.57 0.59 0.62 Tỷ số nợ / Tổng tài sản Trung bình ngành 0.47 0.47 0.51 Khả năng chi trả lãi vay 37.69 9.35 9.41 9.24 Tỷ số khả năng trả nợ 1.232 0.672 0.193 0.566  10 a.Tỷ lệ nợ / Tổng tài sản (D/A): đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản và cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn. - Theo kết quả trong bảng cho thấy tỷ lệ Nợ / Tổng Tài Sản có sự tăng dần qua các năm từ 2009 là 42% và đến năm 2012 lả 62%..Qua đó cho ta thấy GMC đang dần có cơ cấu chuyển dịch trong cấu trúc nguồn vốn trong những năm gần đây. - Tuy nhiên, so với mức trung bình ngành thì GMC cũng đang ở mức tỷ lệ nợ/ vốn cao hơn so với các năm. b.Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR):phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. - Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ thanh toán lãi vay của GMC có mức thay đổi lớn từ năm 2009 là 27.69 sang năm 2010 là 9.35, nguyên nhân là so sự tăng đột biến của các khoảng vay trong các năm, làm cho chi phí phải trả lãi vay tăng cao hơn gấp đôi so với năm 2009, trong khi đó phần lợi nhuận thu được không tăng theo tỷ lệ đó. - Khả năng trả nợ của GMC đạt ở 9.35 đến 9.24 trong các năm 2010, 2012, không có sự thay đổi lớn, do phần tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay và lãi vay của các năm này không có sự thay đổi lớn. c.Tỷ lệ khả năng trả nợ : dùng để đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế. - Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ khả năng trả nợ của GMC < 1. Điều này có nghĩa là nguồn tiền GMC có thể sử dụng để trả nợ nhỏ hơn nợ gốc và lãi phải trả. Kết quả 11 tính toán ra năm 2011 là 0.193, chứng tỏ khả năng trả nợ gốc của GMC là rất thấp, tuy nhiên con số này được cải thiện ở năm 2012 lên mức 0.566. 2.1.4. Phân tích các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi: Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất lợi nhuận gộp 22.72% 20.45% 21.18% 15.96% Tỷ suất sinh lợi sau thuế (NPM) 9.83% 5.69% 4.97% 4.89% Sức sinh lợi cơ bản (BEP) 20.62% 14.46% 14.82% 14.80% ROA 16.5% 11.27% 10.85% 11.11% ROE 28.47% 26.02% 26.5% 29.24%   a.Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM) : cho biết lợi nhuận bán hàng và dịch vụ bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. - Theo kết quả trong bảng ta thấy, Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ của GMC chiếm khoảng 22.72% doanh thu của năm 2009, 20.45% năm 2010, 21.18% 2011, và giảm xuống 15.96% vào năm 2012. - Tỷ số GPM có xu hướng giảm do ảnh hưởng của biến động của thị trường khó khăn chung trong ngành may mặc năm 2012 nói chung. b.Doanh lợi ròng (NPM) : cho biết lợi nhuận sau thuế bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. 12 - Với kết quả trong bảng, năm 2009 lợi nhuận sau thuế chiếm 9.83% doanh thu và có xu hướng giảm dần qua các năm, đến năm 2012 còn 4.89% doanh thu. Điều này có nghĩa là 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 4.89 đồng lợi nhuận ròng. - Nguyên nhân của sự sụt giảm ở các năm 2010 đến 2012 của tỷ số này là do một phần chi phí lãi vay tăng cao, cộng với
Luận văn liên quan